GHẾ CỦA TÙ KHỔ SAI

 

GHẾ CỦA TÙ KHỔ SAI.

 

Nhận được giấy mời đến dự một buổi gặp mặt giữa các dịch giả các nước và các nhà văn, các cộng tác viên và những người có liên quan đến công việc  dịch thuật, tôi và mấy bạn dịch vội vă ra đi từ sớm. Vậy mà suưt đến muộn bởi cuộc diễu hành tầm cỡ quốc gia của đám đua mô tô qua cái thành phố đẹp nhất nh́ vùng biển hồ này.

C̣n gần chục cây số nữa th́ đến nơi, nhưng chiếc xe con chở chúng tôi nằm „chịu chết” bên đường, cùng một hàng dài dằng dặc các xe con khác, trong tiếng gào rú hết cỡ của các loại mô tô lớn bé đủ kiểu vèo vèo lượn qua vun vút. Điều khiển những chiếc mô tô „đắt” hơn giá một căn nhà hoặc một xe hơi „xịn” là các h́nh thù người béo gầy, cao thấp đủ kiểu, bó trong những bộ quần áo da đen bóng và những chiếc mũ che kín sụp đầu cũng đen bóng lấp lánh cặp với những chiếc kính râm chiếm già nửa mặt.

Chờ đợi chưa đủ, theo phép lịch sự, cả lũ sốt ruột bực ḿnh đến mấy vẫn phải hạ cửa kính xe tḥ tay vẫy vẫy, miệng phải cười hoan hỉ để đám tài tử đua mô tô đen ś như những con bọ hung cùng  dân chúng từ đâu túa ra hai bên đường chiêm ngưỡng cùng hỉ hả…Thế mới biết tại sao con người không chịu nổi cô đơn! Một ḿnh hớn hở chia xẻ niềm vui khoe người khoe của với ai?dù cái niềm vui này rồi cũng trôi qua nhanh như mọi loại niềm vui. Làm ǵ để quên nhanh ngày tháng bây giờ nếu không bày ra các cuộc vui ? hahahaha….

Cái ǵ rồi cũng đến hồi kết thúc, may quá, lũ xế của dăy xe con thở phào, quay cửa kính lên, nổ máy lăn bánh tiếp lúc tiếng gầm rú và bóng áo da lấp lánh dưới nắng hè chang chang xa dần, xa dần.

Chúng tôi đến ngôi nhà dịch thuật lúc cuộc gặp gỡ mới bắt đầu, h́nh như quan khách đến cùng một lúc? ai nấy hớn hở rút khăn tay lau trán, nhận ra nhau, đầu gật lấy gật để chào, hỏi thăm. Cờ của nhà dịch được kéo lên trong tiếng vỗ tay rào rào từ các dăy ghế…nhựa trong vườn, dưới những lùm cây, gốc cây lớn vang lên. Không gian nơi đây bao giờ cũng mang đến cho tôi một nỗi xúc động khó tả, lúc bước chân lên bậc thềm đá ṃn, lúc vuốt ve những chiếc lá ḷa x̣a rủ bên thềm, lúc bước vào căn pḥng khách tràn ngập từ điển, sách. Bao giờ ư nghĩ đầu tiên của tôi cũng là: chào nhé các linh hồn văn học Hungary từng sống nơi đây!

 Không nghẹn thở sao được khi chợt nghĩ: Szabó Lőrinc từng ngồi ở đúng chiếc ghế mày đang ngồi đây này, biết đâu lúc đó trong đầu ông đang vang lên những tứ thơ tuyệt tác, mà giờ đây ngồi dịch, mày tắc thở v́…đau đớn. Đúng, cái thế gian này không thể hiểu nổi nếu không có t́nh yêu con người, xúc cảm con người tràn qua, thẩm thấu, như lá cây xanh biếc bởi ánh sáng mặt trời và nước rễ hút lên từ nước nguồn ḷng đất…

Ông giám đốc đọc diễn văn: cảm tạ một loạt, khai báo một loạt hoạt động, tŕnh bày khó khăn và sự dũng cảm cứ… đi tiếp „của chúng ta” một loạt, lại cảm tạ quan khách và để kết thúc bài diễn văn, ông giới thiệu sự khác nhau của các mảng dịch  bằng… âm thanh, trong tiết mục tiếp theo mà các diễn viên không là ai khác ngoài chính các dịch giả.

 Nhà văn trẻ G. bước lại gần mikro, đọc mẩu truyện ngắn của ḿnh bằng  tiếng mẹ đẻ.  Một loạt dịch giả nước ngoài nối nhau bước lên đứng cạnh anh ta trong tiếng vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt của đám quan khách ngồi rải rác trong vườn. Mỗi dịch giả cầm lăm lăm trong tay  tập san tháng của trung tâm dịch thuật, in truyện ngắn của nhà văn nước chủ nhà và mười sáu bản dịch bằng các thứ tiếng khác nhau.

Cô gái người Szlovák đọc mở màn bản dịch của ḿnh. H́nh như phụ âm nhiều hơn nguyên âm ? nghe cứ như tiếng chạm nhau lách cách của các viên sỏi, tôi vừa nghĩ thầm vừa ngước nh́n ṿm lá xanh x̣a mơn mởn trước hiên nhà,  nh́n đám khách khứa vừa uống rượu, nước ngọt, ăn bánh, vừa lắng nghe rất chăm chú. Mấy người hiểu nhỉ? Chắc thượng đế là kẻ ngơ ngác đầu tiên sau lúc ngài xóa sự đồng nhất ngôn ngữ trên tháp Babel?

Bên cạnh tôi là dịch giả tiếng Ư, cô ta mang một cậu con trai kháu khỉnh khoảng ba bốn tuổi đến cùng người chồng trẻ dáng người mảnh khảnh. Cậu bé Ư nắm tay một cô bé lai khác, bố Á mẹ Âu, hai đứa trẻ tách ra từ dăy bàn, kéo nhau lên đứng giữa sân, mắt tṛn xoe ngắm đám người đọc từ những trang giấy thứ tiếng ǵ kỳ quặc chúng không hiểu?

Đến lượt tôi bước tới gần mikro. Cảm giác buồn cười lạ lùng chợt xâm chiếm nỗi ḷng, khi  tôi đọc to cái công tŕnh ban đêm hỳ hục một ḿnh gơ phím dưới ánh đèn ! Chữ viết và tiếng nói cái nào chạm đến ḷng người nhanh hơn hoặc sâu hơn nhỉ? Quan khách vỗ tay rào rào khi tôi dứt giọng và đi về phía tay trái, nơi cậu bạn dịch giả người Trung Quốc đang đợi đến lượt. Cậu ta vừa cười vừa th́ thào:” Trời ơi cái tiếng Việt của mày ngữ điệu giống hệt bọn Quảng đông! Tao mê muội thứ âm thanh giọng mũi của xứ Quảng đông, h́,h́,h́…” Tôi ngớ ra:” Thế mày ở đâu?” cậu ta cười ph́:”Mày hỏi tao biết bao nhiêu lần rồi: ở Bắc Kinh chứ ở đâu.”

Tôi cũng cười, chợt nhớ ra một kỷ niệm vui : cách đây nhiều năm, nhờ một người bạn giới thiệu, chúng tôi hẹn gặp nhau qua điện thoại. Chiều hôm đó ngồi trong một quán cafe bên ḍng sông Đanuưp, tôi và chàng trai Trung quốc da ngăm ngăm, tóc dài phủ vai, có nụ cười và đôi mắt vui vẻ tṛ chuyện rất nhiều. Chỉ mới kể lại quảng đời Á trước khi cập bến Âu của từng đứa, đă đủ tàn chiều tà hoàng hôn, chuyển sang buổi tối. Cô hầu bàn mang lần thứ hai cốc nước quả cho chúng tôi, quay đi, c̣n cố th́ thào với cậu hầu bàn khác đang dọn dẹp gần đấy: „Nh́n ḱa! hai đứa Trung quốc dở hơi nói chuyện với nhau bằng tiếng Hung!”

Cả tôi và cậu bạn đều nghe thấy, hai đứa nh́n nhau, phá ra cười: tội nghiệp những đôi mắt châu Âu! Nhưng giờ đây ngẫm lại quả cũng đúng: tao và mày không chỉ nói mà c̣n chỉ đọc tiếng Hung, ai hiểu cho hai ư thích dở hơi này?

Cậu bạn Trung quốc đọc xong bản dịch của ḿnh cũng là lúc hai diễn viên opera từ pḥng khách bước xuống bậc thềm: người đàn bà khoác hờ hững tấm khăn lụa trắng, che bờ vai để trần, người đàn ông cao lớn vạm vỡ mặt vuông chữ điền với hàng râu quai nón mới cạo xanh ŕ. Cả hai vừa bước xuống vừa cất giọng hát ngay,  rất khỏe, không cần mikro, ḥa tan cùng tiếng piano rộn ră vẳng ra từ chiếc dương cầm đặt trên bậc thềm cao nhất.

„Đây là vở Cuộc hôn nhân của Figaro của Mozart”- diễn viên nam giới thiệu khi cả hai kết thúc tiếng hát cao vút và bay bổng ḥa vào nhau trong tiếng vỗ tay rào rào của đám quan khách hào hứng. Anh ta nói tiếp:” Mozart được dịch ra các ngôn ngữ trên thế gian bằng âm thanh, có thể biểu diễn Mozart ở bất kỳ đâu, không chỉ trên sân khấu- hóm hỉnh chỉ tay ra phía chiếc  cổng mở toang, ập vào là tiếng mô tô gào rú xa gần, anh ta nói tiếp- dù trộn giữa muôn loại âm thanh, người ta vẫn nhận ra Mozart, đúng không các vị?”( lại tiếng vỗ tay rào rào hưởng ứng).Diễn viên nam lại tiếp: „ chúng ta sẽ lần lượt nghe trích đoạn của các vở opera nổi tiếng nhất của Mozart, với điều kiện xin mời các vị hăy kéo ghế xích lại gần đây, giữa cái sân này,  nghe cho trọn vẹn”

Thế là buổi diễn opera gần tiếng đồng hồ diễn ra trên mấy bậc tam cấp, dưới mấy gốc cây ḷa x̣a rủ bóng với hai diễn viên bận trang phục ngày thường, không mikro, chỉ tiếng piano trầm bổng vang dội đưa hai giọng hát trong vắt len lỏi bay vào không gian. Rồi hai đứa trẻ ban năy: bé  trai người Ư và bé gái lai Á-Âu nắm tay nhau tiến đến trước mặt hai nghệ sĩ opera, chúng bắt đầu bắt chước các động tác của họ.

 Tất cả đám khán giả cười ồ lên vui vẻ: khi hai diễn viên opera gục vào nhau hát, hai đứa trẻ cũng gục vào nhau, hai diễn viên dựa lưng vào nhau hát, chúng cũng quay lưng dựa vào  nhau. Thật khó có cảnh tượng nào vui thích hơn cái sân khấu kép người lớn trẻ em bắt chước nhau giữa thiên nhiên đầy lá xanh trầm bổng tiếng nhạc tiếng hát mênh mông này. Mọi người thi nhau rút máy ảnh lượn lờ rón rén xung quanh cố gắng không gây ra tiếng động, trông như những người thợ săn đi ŕnh thú. Nắng chiều hắt nốt những vệt sáng cuối cùng trên ngọn cây, vương từng mảng trên các bậc thềm, trên vai trên đầu người hát.

Sau phần biểu diễn opera là bữa tối. Xúp thịt ḅ đỏ sóng sánh được nấu trong những chảo sâu, lớn ngay trên đống lửa củi một góc sân. Trên các bàn nhanh chóng dọn ra đầy ắp các món sà lách, thịt nguội, xúc xích, pho mát, bánh các loại. Những chiếc ghế đầy lùi sang một bên, mọi người đứng dậy, đi lại nhường nhau, mời nhau, giúp nhau lấy thức ăn vào bát, đĩa, và bắt đầu x́ xụp. Mùi thơm ngon của xúp thịt ḅ cay, mùi bánh mùi thịt xông vào mũi,  mắt  vui sướng ngắm rượu sủi tăm,  ŕ rào tiếng tṛ chuyện bắt đầu nổi lên nổi lên. Người ta quây quần bên cạnh bàn, xúc, bẻ bánh, nâng cốc, xuưt xoa, cười chúc tụng nhau vui vẻ.

Tôi ăn xong, bắt đầu thơ thẩn trong vườn, nhập vào các đám người tṛ chuyện sau bữa ăn, lúc này là lúc người mới người cũ làm quen nhau tốt nhất đây, tôi nghĩ thầm.

Tôi nhận ra Svetlana, đă một lần làm việc và sống cùng nơi với tôi hai tuần lễ. Cạnh Svetlana là một người phụ nữ thấp, dáng người gọn gàng, có khuôn mặt bừng sáng bởi một nụ cười rất sáng. Tôi bước tới gần, chúng tôi giới thiệu lẫn nhau.

-         A, Rose, rất nhiều phụ nữ mang tên đẹp hoa hồng- cô bạn mới lên tiếng

-         Chị người nước nào?-tôi hỏi, sau khi quay sang Svetlana- Cậu người Bun, tớ biết rồi.

-         Tôi người Hung, nhà văn và dịch giả- cô bạn mới trả lời

-         A! thế à, trông chả Hung tẹo nào- tôi nói.

-         Hung đấy!- cô ta bảo, cười cười- có cái tên Hung chính cống:  N. Zita. Chúng ta mày tao với nhau được chứ, Rose?

-         Hẳn rồi, tao thích nhất được xưng mày tao, tiếng mẹ đẻ của tao khó mày tao lắm, không thể mày tao với người đàn ông ta đang yêu được.

Ba đứa cười. Buổi liên hoan hôm ấy  trở thành một kỷ niệm khó quên chính bởi việc tôi quen biết người đàn bà này. Khi mới quen nhau, hầu như trước hết người ta  nói về ḿnh, và nhiều nhất, v́ chưa cần phải giữ ư và chưa…nảy sinh t́nh cảm với người kia chăng? Đến lần thứ mấy gặp nhau, người ta trở nên dè dặt? v́ không c̣n ǵ để nói hay v́ quá…quen gu nhau rồi?

May quá, ngay từ câu chuyện đầu tiên, câu chuyện cuốn hút chúng tôi nhất lại là chuyện dịch sách. Zita kéo tôi ra một dăy ghế đặt sát tường:

-         Chúng ḿnh hăy cùng nhau ngồi xuống dăy ghế của tù khổ sai này!

-         Sao mày nói thế?- tôi bật cười-

-         Tất cả bọn dịch sách đều là lũ tù khổ sai dính chặt vào gályapad- mày hiểu không, tiếng Đức cũng đúng như thế đấy: gályapad- ghế dài của tù khổ sai.

-         C̣n từ khổ sai trong tiếng Việt của tao mày biết nghĩa là ǵ không: dịch đă khổ lại c̣n sợ sai!

Chúng tôi cười phá lên. Lúc này, một chương tŕnh văn nghệ mới bắt đầu: các nghệ sỹ nhạc jazz chuyển bóng tối đang sập xuống những bậc thềm, mảnh sân, những bụi cây mờ tỏ dưới ánh đèn, vào nét ghi ta bập bùng cùng tiếng kèn hoang dă, lửng lơ…

Chúng tôi lắng nghe, rồi quay sang nhau tṛ chuyện tiếp:

-         Mày dịch lần đầu tiên cái ǵ? văn xuôi? thơ?

-         Truyện cổ tích- tôi trả lời- thế c̣n mày?

-         Thơ. V́ tao nghĩ thơ chính là linh hồn. Nhưng rồi tao bỏ không dịch thơ nữa.- Zita bảo.

-         Sao thế? tao ngược lại, dịch văn xuôi một hồi, tao nhảy vào dịch thơ và không rút chân ra khỏi cái cùm của nó được nữa. Mày nói đúng: thơ là linh hồn. Có lúc tao dịch thơ Szabó Lơrinc mà tưởng ông ấy lấy mất linh hồn của ḿnh.

-         Szabó Lơrinc?- Zita kêu lên kinh ngạc- một trong những linh hồn đă bỏ đi vĩnh viễn của tao. Nhưng- nó hạ giọng nho nhỏ- tao không dịch thơ nữa khi tao đă không đủ sức mạnh để truyền tải cái giống nhau giữa tao và bài thơ tao dịch.

-         Nghĩa là mày chỉ dịch cái ǵ mày thích?

-         Tất nhiên- rồi nó vội vàng sửa lại- không hẳn, tao có lúc vẫn dịch những thứ người ta yêu cầu, nhưng sau đó tao nộp và không bao giờ nh́n đến lần nào nữa.

-         Đúng là tao cũng chỉ dịch những ǵ tao thích- tôi thú nhận- hay nói chính xác: những ǵ tao cảm nhận nó hợp với tao. Nhưng điều này không hề vĩnh viễn. Có tác giả, sau tác phẩm thứ ba là tao chán, v́ thấy ông ta không có ǵ mới, không có ǵ nói thêm với tao nữa…

-         Thế là mày đi t́m tác giả mới? Mày giống tao ở chỗ tao đọc nhiều kinh khủng, đọc không ngừng trong lúc vẫn dịch như một tù khổ sai ngày ngày miệt mài dính vào cái ghế gályapad.

-         Tao đọc nhiều không phải để t́m tác phẩm dịch- tôi chữa lại- tao đọc nhiều v́ chẳng có ǵ làm tao ham nữa ngoài sách.

-         Dịch sách, giống như mọi hoạt động khác trên đời- Zita nói- đôi khi bắt chúng ta phải trả giá một cách vô lư. Chúng ta thành nạn nhân một cách ngớ ngẩn, cho những kẻ không đáng để ta hy sinh.

-         Sao?-tôi phản đối- ai bắt mày dịch đâu? để kiếm tiền bằng dịch sách th́ quá ít, chỉ có ḷng đam mê mới làm ta t́nh nguyện thành nạn nhân, nếu như mày định nói đến từ nạn nhân theo nghĩa negativ.

-         Mày chưa gặp sự vô ơn?- Zita sôi nổi kêu lên- tao vừa bảo nhà văn trẻ G. vừa đọc truyện ngắn mà các dịch giả đă dịch ra bằng mười sáu thứ tiếng đấy.

-         Mày bảo anh ta cái ǵ?- tôi hỏi.

-         Tao bảo: anh, một tác giả, đang c̣n trẻ, hăy học cách biết ơn các dịch giả, và biến ḷng biết ơn này thành một thứ đạo đức hiến dâng phải thực hành thường xuyên trong con người. Chả lẽ chỉ bọn dịch giả mới đúng là một lũ biết hiến dâng?

Tôi trầm ngâm: sao? lại phải nghe từ một người khác cái từ không hay ho tư nào này: sự vô ơn.

-         Ai vô ơn với mày?- tôi hỏi.

-         Một vài người, tác giả. Rose, mày biết không, sau vụ đó tao bao giờ cũng t́m cách gặp mặt tác giả bằng được, rồi mới quyết định dịch sách của họ. Nhân cách của tác giả phải để chính tao duyệt.- Zita nói, giọng bỗng cứng rắn không ngờ.

-         Zita, tao phần lớn dịch những người đă mất. Có lẽ như vậy tốt hơn chăng? Mày có muốn kể cho tao nghe những vụ vô ơn đó không? Tao sẵn ḷng nghe.

-         Không, Rose, tao chôn họ cùng sự vô ơn của họ, họ không đọng lại trong ḷng tao, tao chỉ muốn nhắc nhở mày, đừng để mất thời gian và đau đớn vô ích.

Hai đứa ngồi lặng thinh nghe nhạc, lác đác có những người ra về. Rồi Zita bảo:

-         Mày có sáng tác không?

-         Có. Tao lúc đầu viết truyện ngắn, sau đó làm thơ, rồi từ khi mê thích tiểu luận của Hamvas Béla, tao thấy chỉ thể loại tiểu luận có lư nhất, tao không bao giờ thích tiểu thuyết.

-         Thế à? một tháng rưỡi nay tao đi trốn thế gian để viết tiểu thuyết đấy. Tao hiểu và đồng ư hoàn toàn với mày, thậm chí tao biết là người ta chỉ làm thơ được khi yêu thôi, yêu bất kỳ cái ǵ. C̣n viết tiểu thuyết là những kẻ đang diễn, làm tṛ với đời

-         Thế sao mày viết?- tôi thốt lên

-         V́ h́nh như tao đang khủng hoảng, Rose, tao thử tập diễn xem sao, phóng đại những nỗi đau của ḿnh- Zita trầm ngâm.

Tôi nh́n người đàn bà ḿnh mới quen mấy tiếng đồng hồ này. H́nh như cô ta c̣n tuyệt vọng hơn tôi, kẻ luôn luôn dấu diếm những chán chường tỉnh táo vào những cơn mơ mộng lang thang vô hướng như mây.

Bỗng Zita quay sang tôi và cười, nụ cười sáng làm khuôn mặt nhỏ nhắn sáng rạng hẳn lên.

-         Nhưng, dịch mới là niềm vui và nỗi an ủi lớn nhất, khi mày chán tất cả mọi thứ rồi. Dịch là lúc mày vùi đầu vào t́m những từ ngữ mới diễn tả cho một sáng tạo đúng nhất với tâm trạng của mày lúc ấy. Tin không Rose? Chúng ḿnh đi về chứ?

Chúng tôi cùng quay về thành phố rồi chia tay nhau, sau khi đă trao đổi số điện và địa chỉ thư từ cho nhau.

Trở về nhà lúc gần nửa đêm, tôi mở net, t́m tên cô bạn dịch giả mới.

Và bật ngược người ngă vào thành ghế: Zita đă dịch gần sáu mươi nhăm tác phẩm. Trời! trong ngần ấy năm vỏn vẹn, cô ta không ăn, không ngủ hay sao?

Làm thế nào để dính xuống cái ghế tù khổ sai kiên tŕ đến như vậy?

Tôi mở mail, gơ luôn cho Zita mấy chữ:

 „Le a kalappal!-Xin ngả mũ! „

                                                                       Nguyễn Hồng Nhung

                                                                         (Bp. 2011.06.12)