NguyenMongGiacDocMieng

ĐỌC MIÊNG

Nguyễn Mộng Giác

 

 

Mỗi lần đọc được một tác phẩm hay mới xuất bản của văn chương hải ngoại, tôi mừng rỡ, sau dó bần thần khôn nguôi.

 

Mừng rỡ, v́ kho tàng văn học của người Việt có thêm một báu vật. và bần thần khi nghĩ trong hoàn cảnh lưu vong thất tán hiện nay của chúng ta, tác phẩm giá trị ấy trong tương lai sẽ ra sao, tác giả và tác phẩm có được định vị xứng đáng trong văn học sử của dân tộc hay mất hút trong đống lưu niệm bề bộn của không biết bao nhiêu sắc dân di cư trên thế giới. Người Việt chúng ta có kinh nghiệm di dân thua xa người Hoa, người Do Thái, người Ư, người Đức.

 

Trong số những người Hoa được mộ qua Hoa Kỳ làm phu đường sắt trên một trăm ba mươi năm trước, tôi đoán thế nào cũng có những người có tài làm thơ. Đời kham khổ quá, cô đơn trên xứ lạ, quê hương mịt mù, thân nhân ṃn mơi chờ đợi bên kia đại dương mà hy vọng hồi hương mong manh, bấy nhiêu t́nh ư ấy tất nhiên phải kết tụ thành thơ. Và thơ ấy nhất định phải hay. Đau khổ tột cùng thường đi đôi với Thi ca tuyệt vời. Những phu đường sắt người Hoa thời ấy lại bị người da trắng cấm bước chân tới những nơi tương đối sạch sẽ như hàng quán, công viên… nên càng mê những vần thơ «cám cảnh, ngôn chí» của bạn thơ đồng hương. Chưa có máy Xerox, chưa có Internet, không có báo cộng đồng, họ chép tay những bài thơ ấy chuyền cho nhau, số bản sao có lẽ không nhỏ. Những bài thơ ấy nay về đâu?

 

Những câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi, sau khi đọc tuyển tập truyện ngắn của Miêng (bút hiệu của nhà văn nữ Nguyễn Thị Xuân Sương, hiện ở Paris), do nhà Văn Mới vừa xuất bản.

 

Từ lâu tôi đă đọc truyện ngắn của Miêng trên các tạp chí văn chương như Thế Kỷ 21, Văn, Hợp Lưu, Văn Học, và khâm phục lối viết truyện ngắn độc đáo của chị. Nhưng cái hay, cái độc đáo hiện rải rác từng mảng đây đó không giúp cho tôi thấy hết giá trị văn chương của Miêng. Phải chờ đến lúc chị tuyển 21 truyện ngắn để nhà Văn Mới xuất bản thành sách, rồi sách in ra với mẫu b́a khác thường (chỉ có một chữ  Miêng to tướng và tên nhà xuất bản, người mua sách b́nh thường không thể biết sách thuộc loại ǵ, của ai…), tôi mới nhận thức được hết tài năng văn chương của tác giả.

 

Về nhân vật : Trong bài Tựa, Nguyễn Nam Trân viết: «Tôi có cảm tưởng nhân vật của Miêng phần lớn như mang một vết thương chưa lành hay chưa biết bao giờ lên sẹo». Trước đó, Nguyễn Nam Trân có giải thích tính cách nhân vật truyện của Miêng: «(Tác phẩm) ghi lại bao nỗi thăng trầm của những đời người trong đó có bạn, có tôi. Chúng ḿnh vẫn là những kẻ sống sót của một thời máu lửa, và vẫn c̣n là nhân chứng của một thời hỗn mang, đến nay mỗi ngày vẫn c̣n như đi trên dây xiếc để giữ một thế quân b́nh cho tâm hồn».

 

Tôi hoàn toàn đồng ư với ghi nhận của Nguyễn Nam Trân, chỉ xin thêm điều này: hầu hết những nhân vật bị thương của Miêng đều là phụ nữ. Nhà văn bày ra trước mắt chúng ta những mẫu đời phụ nữ bị đày đoạ, bị đẩy tới những hoàn cảnh nghiệt ngă đến nỗi điên loạn, hoặc phải chọn cái chết v́ không có lối thoát. Bi kịch được tác giả đẩy lên tới cùng cực, và số phận (hay định mệnh) không nương tay cho bất cứ ai, từ một người mẹ quê chất phác nhận tiền tử của con mà cứ hí hửng tưởng con «hi sinh» chịu sống cần kiệm để gửi tiền về cho mẹ già (Hi sinh) cho đến người con gái già héo hắt cả đời v́ mẹ và t́m không ra lẽ sống lúc mẹ chết đi; từ người mẹ điên loạn v́ mất con trên đường vượt biển (Lạc) cho đến người phụ nữ trí thức ngoại t́nh trầm ḿnh xuống sông Seine chẳng khác nào nhân vật của Tolstoï trong Anna Karénine (Nhân Chứng).

 

Tác nhân của bao nhiêu thảm kịch ấy có nhiều: gần nhất là đàn ông. Dưới ng̣i bút của Miêng, bọn đàn ông đều lố bịch, giả dối, ngoại t́nh như máy, và vô tâm trước những đau khổ họ gây ra cho vợ con. Thử đọc những truyện ngắn như Ai Thương, Nhân Chứng, Nghịch Cảnh, N.Y., Ỡm Ờ, Quá Khứ. Truyện nào cũng khiến giới mày râu phải xấu hổ.

 

A ṭng với bọn đàn ông là chế độ cộng sản (như trong các truyện Điêu Thuyền, Cái Giếng) và Định mệnh. Có nhiều truyện mang dáng dấp những bi kịch Hy lạp (Quá Khứ, Nghịch Cảnh, Nhân Chứng). Trong cơn lốc cuồng nộ thảm khốc là bối cảnh thông thường của truyện ngắn Miêng, nhân vật nào cũng bị chấn thương, mê sảng, điên dại, hăi hùng. Tôi nghĩ chưa có nhà văn nữ Việt Nam nào dựng một không khí tiểu thuyết thảm khốc như thế, trước Miêng. Chị đẩy nhân vật tới tận cùng của mọi thử thách, không cho những nhân vật cùng giới tính của chị được sống cuộc đời b́nh thường. Miêng thích những mẫu đời dị thường, những hoàn cảnh cực đoan.

 

Về lối viết : Tác giả tự làm khó ḿnh. Tôi có cảm tưởng Miêng muốn tự thử thách ḿnh khi chọn nhiều mẫu sống, nhiều mẫu nhân vật, nhiều mẫu bối cảnh khác nhau để viết truyện. Chị bắt đầu viết vào lứa tuổi  không c̣n đem đời ḿnh làm mẫu cho bao nhiêu tác phẩm mang dáng tự truyện. nhưng cũng chưa tới lứa tuổi viết hồi kư hay di chúc. Tạm gọi là những nhà văn có tác phẩm đầu tay ở tuổi trung niên, một hiện tượng đặc thù của văn chương hải ngoại.

 

Ở vào tuổi đó, tích lũy của kinh nghiệm sống (nhất là kinh nghiệm qua một thời tao loạn khốc liệt như Việt Nam nửa thế kỷ qua), cộng với kiến thức, đă khiến cho những nhà văn trung niên của hải ngoại có một cách viết đầy tự tín. Họ đă qua cái tuổi mê ḿnh, và biết nh́n tới những thân phận khác để thấy cuộc đời đa diện và mênh mông hơn ḿnh tưởng. Nhân vật truyện thường ở ngôi thứ ba. Trong tập truyện của Miêng, đôi khi  nhân vật cũng xưng «tôi», nhưng qua t́nh tiết diễn tiến câu chuyện, ai cũng thấy nhân vật ở ngôi thứ nhất ấy không phải là tác giả.

 

Tuổi đời và kiến thức cũng giúp cho những nhà văn trung niên tránh được cái thói  mù quáng chạy theo thời trang, những kiểu làm dáng vụ h́nh thức, ưa biểu diễn bằng những quái chiêu gây sốc. Giống như những người viết cùng thế hệ ḿnh, Miêng có lối viết chừng mực, trầm tĩnh, đơn giản.  Chị không vặn vẹo chữ nghĩa bắt chúng làm tṛ phù thủy . Chị cũng không trấn áp bạn đọc bằng những thủ pháp gây sững sờ. Chị viết truyện như một đạo diễn tài năng và tự tin, nắm vững bí quyết của nghề đến nỗi truyện cứ diễn tiến trôi chảy tự nhiên, cho đến một lúc bất ngờ nhất, từ trong tự nhiên, bi kịch xuất đầu lộ diện, và đời sống tưởng là b́nh thường mới trở lại chân tướng uyên nguyên đầy bất thường của nó.

 

Trong 21 truyện ngắn tác giả viết từ 1992 đến 1999, những truyện dài trên mười trang (như Cái Giếng, Điêu Thuyền, Hiếu Thảo, Lạc, Nhân chứng, Nghịch cảnh, Quá khứ, Quan phu) được viết theo một  kỹ thuật khác với lối viết những truyện ngắn dưới mười trang. Trong những truyện ngắn dài, Miêng có tài sắp xếp các chi tiết để câu chuyện có được hai ưu điểm rất ít người viết văn đạt được cùng lúc: sự lôi cuốn hấp dẫn nhờ t́nh tiết và sự tinh tế trong tâm lư và tư tưởng.

 

Thử đọc một truyện tiêu biểu thuộc loại này: truyện Nhân chứng.

 

T́nh tiết câu chuyện vô cùng rắc rối, phức tạp. Một phụ nữ thuộc tầng lớp trí thức ở Pháp ngoại t́nh với chồng người bạn thân của ḿnh. Người đàn ông ngoại t́nh kia lại lăng nhăng với một phụ nữ trẻ hơn, tệ hơn nữa, lập mưu giết vợ để thong dong chung sống với người phụ nữ trẻ đó. Vụ án mạng chắc chắn đă làm rúng động dư luận, nhất là khi người đàn bà ngoại t́nh ra trước toà thú nhận ḿnh ngoại t́nh để cho hung thủ được trắng án, dù biết trước thú nhận như thế chồng con sẽ  xa lánh. Gia đ́nh tan nát, nhân vật chính t́m gặp t́nh nhân, bắt gặp anh ta đang ân ái với người khác. Tuyệt vọng, nhân vật chính tự trầm ở sông Seine.

 

Cái kết của truyện cũng giống như cái kết bi thảm trong tiểu thuyết Anna Karénine của Léon Tolstoï. Văn hào Nga viết hẳn một bộ tiểu thuyết dài 500 trang mới diễn tả hết bi kịch phức tạp của Anna. Cũng  bao nhiêu t́nh tiết rối rắm, bao nhiêu diễn biến tâm lư phức tạp của một vụ ngoại t́nh và án mạng, Miêng chỉ cần 15 trang. Trong mỗi chi tiết, mỗi câu, đều hàm chứa một bi kịch lớn; nhưng điều đó không hề khiến cho truyện nặng nề. Không khí truyện của Miêng rất gần với không khí truyện dài của Faulkner, và truyện ngắn của Tennessee Williams (ít người biết tới truyện ngắn của kịch tác gia này, chỉ biết những vỡ kịch của ông). Nhưng h́nh thức truyện ngắn của Miêng lại giản dị và nhiều chất thơ, giống như những huyền truyện của nhà văn Ư Dino Buzzati.

 

Nhưng theo tôi, tài năng của Miêng thể hiện rơ nhất ở những truyện thật ngắn. Tác giả có biệt tài nén những ngọn sóng ngầm, những điên loạn bi đát vào trong  một lớp vỏ «tưởng như êm ả b́nh thường». Trong những truyện này, chất bi đát được gói kín khéo léo, để chờ đến vài câu chót, khói thuốc nổ ấy bùng lên trước mắt độc giả. Đọc những truyện thật ngắn này của Miêng, tôi có cảm tưởng đang nghe một điệu nhạc blue của một nhạc công da đen: anh thổi saxophone diễn tả nỗi cơ cực của những người nô lệ cùng màu da với anh, và đến chỗ thống thiết nhất, anh lấy tay bịt miệng kèn lại. Âm thanh uất nghẹn càng khiến bi kịch nô lệ thống thiết hơn. Truyện thật ngắn «Biển» là thành công trọn vẹn của Miêng trong thể loại này.

 

Trong bài Tựa , Nguyễn Nam Trân đă rất tinh nhạy khi nhận ra được không khí đầy «âm thanh và cuồng nộ» trong văn của Miêng. Nguyễn Nam Trân viết: «Yêu, ghét, đam mê, phản bội, thoái hoá, biến chất… hay lẩn trốn vào trong cơn điên dại như lẩn trốn vào cơi tĩnh lặng của con mắt một trận băo. Điên dại, hôn mê, khắc khoải là bầu không khí bao trùm lên một nỗi đau thời thế».

 

Không khí ấy thật hiếm hoi trong văn nghiệp các nhà văn nữ Việt Nam xưa nay.

 

 

x