Ở KINOSAKI

(Kinosaki nite, 1917)

 

Nguyên tác: Shiga Naoya

Dịch: Nguyễn Nam Trân

 

http://www.designroomrune.com/magome/s/shiga/usagi.jpg

Thế giới những sinh vật nhỏ bé của Shiga Naoya

 

 

Sau khi bị một chuyến xe điện trên tuyến đường ṿng Yamanote ở Tôkyô hất văng đến độ mang thương tích, tôi đă một thân một ḿnh lên đường đến khu suối nước nóng Kinosaki ở vùng Tajima (bắc Kôbe) nghĩ dưỡng. Nếu cứ để nguyên vết thương trên lưng, nó có thể phát ra chứng lao xương nguy hiểm đến tính mạng nhưng theo bác sĩ cho biết th́ trường hợp của tôi c̣n chưa đến nỗi nào. Ông bảo tôi hăy đợi trong ṿng hai ba năm, bệnh mà không thấy th́ chẳng cần phải lo chi nữa. Dù sao ông ấy dặn là cẩn thận vẫn hơn nên tôi mới t́m tới nơi đây. Định bụng phải ở ít nhất hai ba tuần, c̣n như đủ kiên nhẫn th́ sẽ nán lại tới khoảng năm tuần.

Đầu óc lúc đó chưa được tỉnh táo trở lại, tôi hay quên trước quên sau. Tuy vậy so với những năm gần đây th́ lúc này ḷng thanh thản và b́nh tĩnh, tôi cảm thấy trong người dễ chịu hơn. Dạo đó đă bắt đầu mùa gặt và thời tiết cũng tốt.

Tôi ở có một ḿnh, không lấy ai chuyện văn. Hết đọc sách lại viết lách, có khi ngồi tựa lưng trên cái ghế trước nhà, thẫn thờ nh́n núi non hay người qua kẻ lại, nếu không làm như thế th́ tản bộ cho hết ngày giờ. Có một nơi thật tốt để tôi có thể đi dạo là con đường dốc thoai thoải nằm cạnh một ḍng suối nhỏ bên ŕa thị trấn. Nước từ trên cao chảy xuống quanh chân núi tạo thành một cái đầm nhỏ, trong đó tụ tập đầy cá hương. Ngoài ra, nếu chịu nh́n cho kỹ th́ thấy nơi đó c̣n có cả mấy con cua nước ngọt thật to với những cái chân đầy lông đang nằm im ĺm như đống đá. Tôi thường đi dạo một ṿng như vậy trước khi về nhà ăn cơm tối. Trong bầu không khí lành lạnh của buổi chiều mùa thu buồn bă, khi đi dọc theo ḍng suối nhỏ trong vắt chảy giữa một vùng núi non, dĩ nhiên đầu óc tôi chỉ chất đầy những mối ưu tư. Suy nghĩ toàn chuyện buồn nhưng bù lại, điều đó làm cho ḷng tôi trầm lắng. Tôi thường nhớ lại vết thương do tai nạn giao thông gây ra mà thầm nghĩ chỉ cần chệch đi đường tơ kẻ tóc, giờ này tôi đă phải nằm ngửa mặt dưới ḷng đất, ngủ yên trong nghĩa trang Aoyama[1] rồi. Khuôn mặt tôi hẳn phải xanh xao, lạnh lẽo, cứng đờ, vết thương trên mặt và trên lưng chắc c̣n y nguyên. Nằm bên cạnh tôi lúc đó là hai thây chết của ông nội và của mẹ. Dù vậy, giữa chúng tôi không c̣n chuyện ǵ để mà trao đổi nữa. ... Ư tưởng đó nhiều khi đă đến trong đầu! Tuy điều suy nghĩ đó làm cho tôi buồn nhưng không đến đỗi để phải sợ hăi. “Cái đó” ngày nào đấy sẽ đến với tôi thôi. Nhưng “lúc ấy” là khi nào nhỉ? Cho đến bây giờ th́ có cảm tưởng là giữa khi tôi không chú ư, câu hỏi “Lúc nào đây?” dần dần trôi xa rồi nḥa nhạt trong trí óc ḿnh. Thế nhưng hiện nay đúng là “cái đó” có thể đến bất ngờ, vào lúc mà không ai lường trước. Đáng lẽ tôi phải chết mà lại được cứu sống, đă có cái ǵ xui khiến để tôi khỏi chết. Phải rồi, chính v́ ngày nay tôi vẫn c̣n một công việc phải làm cho trọn vẹn ... Trong cuốn sách của Lord Clive[2] tôi được học hồi trung học, Clive có tả lại kinh nghiệm là nhờ suy nghĩ kiểu đó mà ông cảm thấy như nhận được một sức mạnh nâng đỡ ḿnh. Nhân thế, từ hoàn cảnh hiểm nghèo vừa xảy ra cho tôi, tôi cũng muốn đạt được cái tâm tư mà ông từng cảm thấy,. T́nh cảm ấy là có thực. Thế nhưng không biết tại sao ḷng tôi đă trở thành thản nhiên mất rồi. Có cái ǵ khiến xui tôi đâm ra dửng dưng với cái chết.     

Pḥng tôi nằm trên lầu hai, là một nơi khá yên tĩnh v́ không có ai ở kế bên. Sau khi chán đọc sách hay viết lách, tôi lại ra ngồi trên chiếc ghế dựa trước hiên. Bên cạnh và ngay bên dưới nơi tôi ở là cái mái của cánh cổng ra vào, từ chỗ đó cho đến ngôi nhà có một bức tường lợp ván. H́nh như có bầy ong đang làm tổ dưới mấy tấm ván đó. Chỉ cần trời tốt là những con ong thân sọc rằn và to béo ngày nào cũng bận rộn làm việc từ sáng đến chiều. Sau khi trườn ra khỏi kẽ ván, lũ ong trước tiên sà xuống mái cổng một chốc đă. Ở đó, chúng dùng chân trước chân sau để sắp xếp lại cánh và ṿi một cách cẩn thận.

           http://snail.maotme-life.com/blog-media/blogers/snail/2016_02_06_085931/2016_02_14_065152_56c04e38f2428.jpg

Những con ong bận rộn với công việc hàng ngày

Tuy có con hăy c̣n muốn đi dạo quanh một ṿng nhưng phần lớn đều giương ngay đôi cánh hẹp và dài ra hai bên cho căng rồi bay vụt lên. Một khi đă ở trên không chúng bèn tăng thêm tốc độ. Chúng tụ tập chung quanh những bụi yatsude[3] rậm rạp, lúc ấy vừa vặn giữa thời ra hoa. Lúc không có ǵ tiêu khiển, tôi thường ra ngoài đứng tựa bao lơn ngắm đàn ong bay ra bay vào.     

Một buối sáng, tôi nhận ra có con ong đang nằm chết trên mái cổng. Chân của nó quặp sát vào bụng, ṿi như ăn-ten rủ xuống mặt trông thật thiểu năo. Những con ong khác đều tỏ ra lănh đạm với nó. Bọn chúng đang bận rộn bên tổ, ḅ tới ḅ lui, hoàn toàn mặc kệ trước những ǵ chúng chứng kiến. Sự sống như toát ra từ những con ong làm việc không biết mệt. Ngược lại, bên cạnh chúng, cái xác ong nằm trơ ra đó là cả một sự chết chóc. Và quang cảnh như thế đă diễn ra trước mắt tôi suốt ba hôm.Nh́n nó không hiểu sao ḷng tôi cảm thấy một sự b́nh lặng. Và buồn. Khi trời về chiều, đàn ong về tổ xong xuôi rồi, nh́n thấy cái xác ong kia vẫn nằm lạnh lẽo một ḿnh trên mái ngói, tôi không sao ngăn được nỗi buồn. Thế nhưng đồng thời, nó cũng mang lại một t́nh cảm b́nh yên làm sao!

 

Giữa đêm mưa bỗng từ đâu ào ào kéo đến. Sáng hôm sau, trời quang, cây, lá, mặt đất cũng như mái hiên đều như được tắm gội sạch sẽ. Cái xác con ong đă biến đi đâu mất. Bây giờ lũ ong trong tổ lại tiếp tục hăng hái làm việc, c̣n cái xác ong kia có lẽ đă trôi theo máng xối xuống dưới đất rồi. Chắc là chân của nó vẫn co quắp, ṿi vẫn rủ xuống che lấy mặt, thân thể dây nhớp bùn và đang nằm im ở một xó nào. Cho tới khi có một diễn biến đến từ bên ngoài th́ cái xác ong vẫn cứ nằm b́nh lặng ở chỗ cũ. Hoặc giả đàn kiến sẽ đến kéo xác nó đi. Dù thế nào đi nữa, mọi việc đă diễn ra một cách lặng lẽ . Cho đến mới đây, con ong chỉ biết chăm chỉ, bận rộn với công việc, nay nó không c̣n cục cựa ǵ cả, nên mới gọi là b́nh lặng. Tôi cảm thấy ḿnh trở thành quen thuộc với sự b́nh lặng đó. Gần đây, tôi có viết một truyện ngắn nhan đề “Tội của Phạm” (Han no hanzai[4]). Trong truyện, anh người Tàu họ Phạm nhân v́ ghen tuông với một người đàn ông mà vợ anh ta quan hệ trước ngày kết hôn, cộng thêm vào đó là điều kiện thể chất khi làm một việc quá căng thẳng cho thần kinh, đă đưa anh đến chỗ giết vợ. Khi viết truyện đó, chủ ư của tôi là tŕnh bày t́nh cảm của Phạm, kẻ sát nhân. Thế nhưng, điều bây giờ tôi muốn đưa ra như chủ đề là tâm t́nh của người vợ, kẻ rốt cuộc đă bị giết chết và đang nằm trong huyệt mộ. Tôi muốn nói thay cho sự im lặng của nàng. Tôi đă định viết “Người vợ bị giết của Phạm” (Korosareta Han no tsuma). Tuy thời gian đă trôi qua khá lâu và dù chưa viết được chữ nào nhưng tôi vẫn thấy trong ḷng ḿnh hăy c̣n nhu cầu làm chuyện đó. Khổ nỗi, lúc ấy tôi chợt thấy điều ḿnh định viết ra trong truyện ngắn này lại quá cách xa với lối suy nghĩ của nhân vật chính trong một truyện dài tôi thai nghén từ lâu.

Chuyện sau đây xảy ra vào thời điểm con ong bị cuốn trôi, h́nh ảnh nó vừa lọt ra ngoài nhăn giới của tôi chưa được bao lâu. Một buổi sáng, tôi rời khỏi nhà trọ để đi dọc theo con sông Maruyama với ư định ra Công viên Higashiyama v́ từ nơi đây, tôi có thể ngắm cả cảnh biển Nhật Bản, nơi con sông ấy đổ ra khơi. Từ nhà tắm công cộng Ichi no Yu[5], một ḍng suối chảy ngay giữa con đường qua lại và sau đó lặng lẽ hợp lưu với con sông. Đến một quăng, tôi thấy có nhiều người đang đứng trên cầu hoặc bên bờ nh́n xuống cái ǵ bên dưới và bàn tán xôn xao. Té ra họ đang ngắm một con chuột lớn bị lọt xuống sông. Con chuột đang cố sức vùng vẫy cho khỏi chết ch́m. Nơi cần cổ con vật có một cái que - kiểu que xiên cá - khoảng 20 cm đang đâm ngang qua. Phiá trên đầu, cái que lộ ra khoảng 10 cm, c̣n bên dưới yết hầu cũng lộ ra một độ dài tương tự. Con vật đang t́m cách xáp tới cho được bờ. Hai ba đứa con nít lẫn một ông đánh xe tuổi độ 40 đang thi nhau ném đá. Không ḥn nào trúng đích. Chỉ có tiếng lốp bốp mỗi khi những viên đá ấy chạm bờ tường rồi dội bật ra. Bọn người nhàn rỗi đứng xem lại cười lên hô hố. Rốt cuộc rồi con chuột cũng đưa hai chân trước chạm được thành bờ. Thế nhưng vừa khi nó vừa định ḅ lên trên th́ lại bị cái que xiên làm vướng. Nó lọt tỏm xuống nước một lần nữa. Con chuột như t́m mọi cách để thoát hiểm. Dưới cặp mắt người thường, những biểu hiện trên khuôn mặt của nó không làm cho họ hiểu được điều ǵ, thế nhưng qua các động tác, con vật đă chứng tỏ nó đang chiến đấu hết ḿnh. Chắc nó nghĩ nếu t́m được một chỗ lẫn trốn nào đó th́ sẽ thoát nạn nên cứ mang cái que xiên ngang cổ mà bơi vào giữa làn nước. Bọn trẻ con và người đánh xe càng thêm khoái trá, tiếp tục ném đá. Đằng trước bến giặt giũ bên cạnh, hai ba con vịt nhà đang kiếm thức ăn, bất chợt bị đá từ đâu bay vù tới, vươn những cái cổ dài kêu quang quác. Đá rơi xuống nước lỏm bỏm như mưa. Đàn vịt mặt đực ra, vẫn vươn mấy cái cần cổ dài, vừa kêu la vừa lật đật khua chân lội cho thật nhanh về phía thượng nguồn.  

 

           http://jp.blouinartinfo.com/sites/default/files/kinosaki-m-970.jpg

               Ḍng suối chảy ngay giữa con đường qua lại

Tôi không có ḷng dạ nào làm kẻ chứng kiến giây phút hấp hối của con chuột. Cũng không thể xua đuổi khỏi tâm trí ḿnh h́nh ảnh con vật chiến đấu trong tuyệt vọng để dành lấy sự sống c̣n, nó đang t́m đủ mọi cách để thoát thân. Tôi cảm thấy buồn và khó chịu làm sao. Đúng như vậy, thật là khủng khiếp nếu tôi phải chịu đựng một sự thống khổ tột cùng trước khi t́m thấy sự b́nh yên ḿnh hằng mong đợi. Cho dù sự b́nh yên t́m thấy sau cái chết có hấp dẫn đối với tôi đi nữa nhưng khi nghĩ rằng trước khi đạt đến chỗ đó, ḿnh c̣n phải trải qua những biến động như thế này th́ thật quá kinh hoàng. Động vật không biết cách tự sát cho nên chúng phải tiếp tục nỗ lực chống trả tận khi sự sống kết thúc. Nếu bây giờ một chuyện ǵ xảy ra cho tôi như đang xảy ra cho con chuột, tôi phải làm thế nào đây nhỉ? Tôi có thể dốc toàn lực ra chống đỡ như con vật đó chăng? Tôi hăy c̣n nhớ là sau khi bị tai nạn, t́nh huống của tôi cũng giống như cái cảnh xảy ra cho con chuột bây giờ và tôi đă có những hành động như nó hiện nay. Tôi đă thử làm tất cả những ǵ ḿnh có thể. Tôi tự quyết định phải vào nhà thương nào và mách cách thức để người ta đưa tôi đến đó. Lại e bác sĩ vắng mặt, nếu ḿnh đến nơi mà người ta chưa có thể mổ ngay th́ khốn, tôi đă nhờ người ta gọi điện thoại trước nhắn họ chuẩn bị. Trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mê như thế mà đầu óc tôi c̣n phán đoán được đâu ra đấy, biết chuyện ǵ quan trọng nhất phải làm. Chính bản thân tôi về sau cũng kinh ngạc về khả năng đó của ḿnh. Tôi đă quay qua người bạn bên cạnh hỏi: “Vết thương có đủ làm cho chết không?[6] Hay là sao? Ư kiến bác sĩ thế nào?” Được anh ta trả lời : “H́nh như không đến nỗi nặng lắm!” Mới nghe qua, tôi đă thấy trong người khoẻ hẳn. Từ một trạng thái lo âu đến độ khẩn trương, tôi bỗng nhiên khoan khoái, nhẹ nhàng. Nếu anh ta trả lời là tôi có thể tử vong th́ thái độ tôi sẽ ra sao đây ? Điều ấy tôi không sao tưởng tượng ra nỗi! Tôi sẽ suy sụp đi chăng? Dầu vậy, tôi có cảm tưởng giữa khi cái chết đang bủa vây, t́nh cảm lo sợ trước nó cũng không quá đáng như hàng ngày tôi vẫn cứ tưởng. Nói vậy chứ lúc đó tôi cảm thấy đă thoát hiểm và tin rằng có được như vậy là nhờ ở vài nỗ lực nào đó của ḿnh. Nhất định là nếu đem so sánh với hành động của con chuột, th́ giữa tôi và nó chắc không có ǵ khác nhau. Khi tự hỏi nếu chuyện lại xảy ra đúng hôm nay th́ ḿnh sẽ xử sự như thế nào, tôi thấy rơ “tôi vẫn là tôi” nghĩa là không khác trước bao nhiêu. Chắc chắn là cái điều ḷng tôi mong muốn sẽ không ảnh hưởng ǵ tới thực tế đang xảy ra. Hơn thế nữa, hai sự việc như thể đă ḥa nhập thành một, nếu chúng ảnh hưởng đến nhau càng tốt, c̣n không thời cũng chả sao. Bởi v́ có giải pháp nào khác hơn đâu!  

  

         ブロンズ4

Một cái que xiên ngang người con chuột

 

Sau khi chuyện nói trên xảy ra được ít lâu, vào một buổi chiều, tôi lại một ḿnh rời thị trấn, đi dọc con suối nhỏ ngược về phía trên. Quăng trước hầm xe hỏa San.in[7], con lộ sau khi giao nhau với đường sắt đă thu hẹp lại và dốc hơn, ḍng suối cũng chảy xiết, chung quanh không c̣n thấy một bóng nhà dân. Trong bụng bao lần nghĩ phải về thôi nhưng tôi lại muốn đi thêm cho đến khi nào c̣n thấy được phong cảnh sau khúc quanh, v́ thế mà cứ quẹo hết khúc này đến khúc khác tiến về phía trước. Mọi vật đều xanh xao mờ nhạt, không khí đă thấm lạnh vào da thịt, cái tịch mịch của thiên nhiên ngược lại chỉ làm cho ḷng tôi không yên ổn. Bên đường có một cây dâu thật lớn. Một cành dâu choài ra mặt đường và trên cành ấy, chỉ có một chiếc lá đang đong đưa qua lại theo một nhịp đều đặn. Trời đứng gió, ngoài tiếng suối róc rách, tất cả đều tĩnh lặng, c̣n chiếc lá kia vẫn bận rộn đong đưa một ḿnh và không biết cho đến bao giờ. Tôi thấy nó lạ thật. Và cũng hơi sờ sợ. Tuy vậy, v́ có phần ṭ ṃ cho nên tôi mới đến đứng bên nó nh́n lên một chốc để t́m hiểu nguyên nhân. Ngay lúc đó, gió bắt đầu thổi tới nhưng chiếc lá đang lay qua lay lại chợt không đong đưa nữa. Giờ th́ tôi đă hiểu tại sao. Nguyên nhân của nó th́ tôi chính là người phải biết rơ hơn cả.   

 

http://img4a.smcb.dena.ne.jp/d/digi/o1/084/pse7jpc6j9ka5i942hose7j94i94210.jpg

   Nhưng chiếc lá không đong đưa nữa

 

Dần dần, trời bắt đầu tối. Bây giờ có đi thêm nữa th́ phía trước lúc nào cũng có một khúc quanh. Tôi nghĩ đến đây phải quành về thôi. Vô t́nh, tôi đưa mắt nh́n xuống ḍng suối. Nằm chếch bên kia bờ và trồi ra khỏi mặt nước là một tảng đá lớn, rộng cỡ nửa tấm chiếu, trên đó có vật nho nhỏ đen đen. Một con kỳ nhông!

 

Ḿnh mẩy nó hăy c̣n ướt nước, v́ thế mà màu rất đẹp. Đầu cúi xuống và dáng đứng bất động, nó nh́n về phía ḍng suối. Những giọt nước trên thân nó rỏ xuống mặt đá khô và chảy thành một ḍng ngắn. Tôi ngồi chồm hổm, cứ thế mà quan sát con kỳ nhông. Tôi bắt đầu không c̣n thấy ghét loài động vật này như vừa mấy phút trước đây. Tắc kè th́ tôi c̣n hơi thích chứ kỳ nhông vốn là một trong những loài ḅ sát làm tôi khó chịu. Mới đầu, chính ra tôi không thích và cũng không ghét chúng đâu. Chỉ v́ mười năm về trước, trong nhà trọ bên hồ Ashi[8] tôi hay thấy chúng tụ tập ở chỗ người ta xả nước thải. Cho nên hễ biết là kỳ nhông là tôi đă gớm rồi. Tôi c̣n nghĩ bụng nếu thác sinh thành kiếp kỳ nhông th́ tôi không biết sẽ phải làm sao. Việc thấy bóng kỳ nhông làm tôi hồi tưởng lại sự khó chịu thời ấy nên luôn luôn t́m cách xa lánh chúng. Thế nhưng, thôi, giờ đây tôi không c̣n cảm tưởng đó nữa. Tôi nghĩ con vật như bị tôi làm cho kinh sợ nên dợm nhảy xuống nước. Nó xoay trở tấm thân một cách vụng về như muốn bước đi. Tôi vẫn ngồi nguyên một chỗ, đưa tay qua bên cạnh vớ lấy ḥn đá cỡ một quả cầu con rồi ném xuống. Tôi không định nhắm con kỳ nhông làm ǵ. Có nhắm đi nữa chắc ǵ đă trúng, huống chi không nhắm mà c̣n vụng về như tôi th́ hoàn toàn không khả năng đụng được nó. Ḥn đá kêu đánh cốp rồi lọt tỏm xuống nước. Cùng lúc với tiếng đá vang lên, tôi thấy con kỳ nhông như trớ qua bên cạnh độ mươi phân. Cái đuôi của nó rướn lên cao, cong ṿng. Tôi nh́n theo mà tự hỏi tại sao nó làm được như thế. Lúc đầu tôi không hề nghĩ là ḥn đá đă chạm phải người nó. Thế nhưng cái đuôi rướn lên cao đă rơi xuống một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như bị thân h́nh con vật kéo theo.

 

                http://img-cdn.jg.jugem.jp/a0a/1747206/20130830_682630.jpg

     Tôi không hề nghĩ là ḥn đá đă chạm phải người nó

Con kỳ nhông vươn mấy cái khuỷu chân ra như muốn giữ cho thân h́nh khỏi tuột xuống dốc. Mấy ngón hai bàn chân trước thu lại, kẹp sát vào trong người. Hầu như đă đuối sức, nó nằm bệt ra đằng trước. Cái đuôi hoàn toàn dán vào mặt đá và con vật không c̣n động đậy. Nó chết thật rồi. Tôi thầm nghĩ chao ôi, ḿnh đă làm một chuyện quấy. Nhiều phen tôi từng sát hại côn trùng nhưng đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy ngao ngán v́ đă đem cái chết đến cho con vật mà không hề có chủ ư. Khác với những lần trước, lần này hành động của tôi hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên. Đối với con kỳ nhông th́ nó đă gặp cảnh bất đắc kỳ tử. Tôi ngồi nán lại chỗ đó thêm một ít lâu để có thể cảm thấy cái t́nh cảm chỉ có con kỳ nhông và tôi cùng có được thôi v́ tôi đă đem hồn ḿnh nhập vào thân xác của con kỳ nhông ấy. Tôi vừa tội nghiệp riêng cho con kỳ nhông, vừa thương cảm cho cuộc đời đáng buồn của muôn loài sinh vật. Cái chết đă đến viếng con kỳ nhông một cách t́nh cờ, không cho nó kịp phản ứng. Tôi đâm ra buồn rầu v́ cái chết của nó, lần ṃ bước theo con lộ t́m về ngôi nhà trọ ở suối nước nóng. Đằng xa đă thấy ánh đèn leo lét bên ngoài thị trấn. Con ong mới chết kia ra sao rồi nhỉ? Những cơn mưa đến sau phải chăng đă vùi nó xuống ḷng đất lạnh? C̣n con chuột nữa, giờ nó đă về đâu? Sau khi trôi ra biển, sóng có đánh cái thân thể ph́nh nước của nó theo mọi thứ rác rưởi lên băi bờ nào đó hay chưa? Sao thằng tôi lại thoát chết và đang đưa chân dạo bước như thế này! Nghĩ đến thế, tôi không thể nào không muốn nói một lời cảm ơn. Thế nhưng, thực ra, trong ḷng tôi sao không thấy trào lên niềm vui nào cả. Sống hay chết, hai thứ đó không phải là hai thái cực. Tôi nghĩ chúng không khác nhau một cách rơ ràng. Trời đă tối hẳn. Mắt của tôi chỉ c̣n nhận ra mỗi ánh đèn leo lét phía xa vời. Cảm giác của hai bàn chân đang bước cũng không c̣n song đôi với những ǵ đôi mắt đang nh́n, làm cho tôi thấy con đường trước mặt không chút an toàn. Duy cái đầu của tôi hăy c̣n làm việc tùy theo hứng của nó và điều đó chỉ làm cho tôi lo ngại hơn thôi.    

 

Ba tuần sau, tôi dọn khỏi chỗ trọ ra đi. Từ ngày ấy, ba năm trời đă trôi qua. Tôi chỉ đạt được một thành tựu là vết thương cũ không phát ra chứng lao xương.

 

Tháng 4 năm 1917

 

Dịch xong ngày 7 tháng 5 năm 2016

NNT

 

 

Tư liệu tham khảo:

 

1)    Shiga Naoya, Kinosaki nite, (từ trang 24 đến 31) trong Kozô no kamisama & Kinosaki nite, 1968, tập truyện ngắn do Shinchô Bunko chọn lọc và xuất bản , Tôkyô, tái bản lần thứ 47 năm 1992. Nguyên tác Nhật ngữ.

2)    Marc Mécréant dịch Shiga Naoya sang Pháp văn. À Kinosaki (trang 83 đến 92) trong À Kinosaki, 1995, tuyển tập truyện ngắn Shiga Naoya do Picquier Poche, Marseille, xuất bản. Bản tham chiếu.

3)    H́nh ảnh mượn từ Internet.

 



[1] Nghĩa trang cho nhà giàu nằm trong khu Aoyama gần Shibuya, Tôkyô. Shiga thuộc gia đ́nh ḍng dơi, thuở nhỏ từng theo học ở Gakushuuin, trường dành cho giới giàu sang.

[2] Ư nói Lord Robert Clive (1725-74), sĩ quan và chính trị gia người Anh, đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thiết lập chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ. Nguyên tổng đốc xứ Bengal.

[3] Một loại cây mọc thành bụi, cao cỡ 2m, có hoa màu vàng và trắng, hạt ngâm thành rượu thuốc gọi là rượu ngũ gia b́. Tên khoa học: Fatsia japonica.

[4] Nhan đề một truyện ngắn của Shiga Naoya được đăng trên Tạp chí Shirakaba (Cây bạch dương) vào năm 1913, được nhiều nhà phê b́nh xem như khuôn mẫu toàn bích cho thể loại truyện ngắn, trong đó tác giả khai thác chủ đề sự khó khăn của quan ṭa khi phải phán quyết xem người bị kết án  có chủ tâm khi phạm tội hay không.Nhân vật tên Phạm (Han) làm nghề phóng dao trong một gánh xiếc cho nên hành động sát nhân v́ ghen tuông của anh ta c̣n có thể được giải thích như một tai nạn nghề nghiệp v́ vợ anh là người làm bia cho anh.

[5] Một nhà tắm công cộng nổi tiếng ở Kinosaki, lôi cuốn nhiều du khách.

[6] Nguyên văn: fe-taru (fatal): chí mạng.

[7] Tuyến đường xe lửa phiá biển Nhật Bản từ Kyôto qua các tỉnh Tottori, Matsue và xuống tận Shimonoseki.

[8] Ashi no ko (thuộc tỉnh Kanagawa) gần núi Phú Sĩ, một thắng cảnh thuộc Phú Sĩ ngũ hồ.