NguoiHatRongGiuaRung-NguyenNgoc

 

Người hát rong giữa rừng

 

Chúng tôi đi t́m Y Yơn.

Anh bạn trẻ của tôi, là đạo diễn, hỏi :

- Vào vai già làng, theo anh, chọn ai ?

- Không c̣n ai nữa đâu. Chỉ có Y Yơn.

Là ai thế ?

- Cứ đi với tôi khắc biết. Phải t́m cho ra ông ấy. Nhưng t́m Y Yơn ở đâu bây giờ ? Hỏi Ở Pleiku, không ai biết. Hỏi Ở Buôn Ma Thuột, người ta khoát tay mơ hồ :

- Y Yơn hả ? Về rừng rồi. Nghe nói ở đâu đó quăng giữa Đaklak và Gia Lai.

Không biết sao, h́nh như xưa nay vẫn thế, những quăng giáp ranh giữa hai tỉnh cứ thường là những vùng đất rất hoang vắng, cằn cỗi, nghèo xơ. Ờ đây cũng vậy. Cách Buôn Ma Thuột hơn trăm cây số, cách Pleiku cũng gần trăm cây số. Suốt đọc mười mấy cây số hai ven đường 14 chang chang nắng, tuyệt không thấy làng, không nhà, không người. Miên man toàn rừng khộp, loại cây lá to, gỗ tạp, chẳng dùng được vào việc ǵ cả đến che rợp mát mặt đất đôi chút cũng không xong.

Cậu lái xe cứ phải chạy lui chạy tới măi trên mấy chục cây số đường nhựa bốc khói, không gặp lấy một bóng người để mà hói thăm, đă càu nhàu ra mặt... May quá, đến lần thứ năm, th́ thấy một cậu bé, chắc hẳn là người Giarai, không biết làm ǵ, đang lững thững trong rừng khộp đi ra.

– Bok Yơn hả ? Ơ, ai mà không biết ! Ở gần đây thôi mà.

Để cho chắc ăn, chúng tôi bỏ luôn cậu bé lên xe, nhờ dẫn đường.

Làng Y Yơn, tên là Buôn Sâm, thuộc xă Ea Hleo, là xă cuối mút của huyện Ea Hleo, c̣n huyện Ea Hleo th́ lại là huyện cuối mút của tỉnh Đaklak - cậu bé kể rành rọt như vậy - nằm cách đường 14 chừng cây số. Cũng không đến nỗi quá nghèo. Xe chạy giữa làng, lác đác hai bên đă có đôi nhà sàn lợp tôn. Nhưng măi không thấy cậu bé bảo dừng lại.

- Tới chưa ?

- Chút nữa...

Xe đă gần đến cuối làng.

- Tới chưa ?

Chút nữa. . .

Xe đă ra khỏi làng.

- Kia ḱa !

Trước mặt chúng tôi, giữa một khoảnh đất trống trác trước là rừng khộp đă được chặt đốt để làm rẫy, thấy một búi tre nhỏ lơ thơ. Và nấp dưới búi tre, một túp lều. Tôi không nôi ngoa đâu, đúng bằng cái lều cthăn vịt ta vẫn gặp trên các cánh đồng lênh láng lưới xuôi cuối những vụ gặt.

Ôi Y Yơn của tôi. Lại vẫn thế sao anh ? Vẫn Tây Nguyên đến tận đáy tâm hồn. Vẫn nghệ sĩ lang bạt kỳ hồ đến tận máu thịt. Và vẫn nghèo đến thế suất đời, công danh chẳng thiết, tiền bạc chẳng xu dính túi, cuộc đời như một cuộc phiêu lưu bất định, túp lều này đă là nơi dừng chân cuối cùng của anh chưa đầy ?

Phải cúi gập cả lưng mới chui được vào lều. Đồ đạc trong lều : một chiếc chơng tre không có chiếu, một chiếc bàn cũng bằng tre, mặt bàn là những thanh tre ghép gồ ghề, bốn chân là bốn cọc tre chôn luôn xuống nền đất. Một cái nồi nhôm bắc trên bếp kê bằng ba ḥn đá. Một người đàn bà ngồi trong góc giường, nước da tái mét : sốt rét.

- Y Yơn có nhà không ?

Không có tiếng trả lời.

Anh đạo diễn trẻ ghé tai tôi :

- Chắc nhầm với ông Y Yơn nào rồi, anh ạ. Trên nay thiếu ǵ người tên Yơn.

Tôi nh́n quanh và chỉ cho anh một tấm giấy to bằng hai khổ vở học tṛ, đen ố khói, dắt trên mái tranh chỗ chát bếp. Ghé mắt thật gần mới đọc ra :

Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

Giải thưởng âm nhạc Hoàng Mai Lưu

tặng nghệ sỹ Y Yơn

v́ có công trong sự nghiệp bảo tồn và phát

triển âm nhạc dân tộc...

Tôi biết giải thưởng. này đến nay mới được trao cho hai người, người kia là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều.

Bấy giờ người đàn bà trong góc lều mới lên tiếng :

- Yơn đang tắm giếng ngoài rẫy đó.

Giếng chỉ cách năm bảy chục bước. Tôi gọi to :

- Ơ Yơn ! Có người cũ về thăm đây. Nhận ra ai không ? Ông già tinh tai lạ lùng. Ông không nh́n thấy nhưng nhận ra giọng tôi. Ông hú một tiếng dài, gọi tên tôi, rồi chạy lao về phía tôi, không kịp cả mặc áo, chỉ quấn vội cái quần, người c̣n ướt đẫm nước. Ông ôm chầm lấy tôi. Và trí nhớ ông mới lạ. ông nồi liền một hơi :

- Anh c̣n nhớ không, ngày 15 tháng 5 năm 1951, anh em ḿnh bị Tây tập kích ở Buôn Kraih lớn huyện Krong Pach, chút nữa th́ chết sạch hết rồi. Anh Thuần, chị Oà bị địch bắt. Chị Hải bị thương, anh với tôi và anh Nhật Lai khiêng chị vượt đường 21 rồi đường 14 suốt mười lăm ngày đêm về tới núi Đơleya, mà rồi vẫn không cứu được... Anh nhớ không ?...

Ông khóc.

- Nhớ không ?

- Nhớ chứ. Quên sao được. Ngày ấy chúng ḿnh là một gánh hát rong mà.

Y Yơn hơi ngớ ra một lúc. Rồi ông cười trong nước mắt :

Đúng rồi, một gánh hát rong, giữa chiến tranh...

*

* *

Đúng vậy đó, ngày ấy chúng tôi là một gánh hát rong, lang thang trên rừng núi Tây Nguyên, và giữa chiến tranh.

Đối với riêng tôi, sự thể là thế này : tôi lên Tây Nguyên cuối 1950. Là lính, nhưng là một thứ lính hết sức tự do chủ nghĩa : tôi làm phóng viên cho tờ báo của Liên khu, mà tờ báo này bấy giờ là một cơ quan rất lỏng lẻo, phóng khoáng. Thả phóng viên muốn đi đâu th́ đi, đi bao nhiêu lâu cũng được, miễn là đi ra mặt trận ; muốn làm ǵ th́ làm, miễn thỉnh thoảng gửi về đôi mẩu tin, mẩu chuyện, một cái bút kư con con...

Nam Tây Nguyên bấy giờ là một chiến trường rất khắc nghiệt gian khổ mà cũng lại rất tự do lỏng lẻo.Tôi lên Đaklak gặp đơn vị của Y Yơn, thấy thích, xin nhập luôn vào đó, và tôi nhớ rằng chẳng hề ai thắc mắc, thậm chí chẳng hề ai hỏi lai lịch. Đó là một đơn vị có lúc được gọi một là "Đội tuyên truyền công tác", có lúc lại được gọi là một "Đội vũ trang tuyên truyền", "vũ trang", bởi v́ quả chúng tôi cũng có vũ khí, một khẩu các-bin và hai khẩu Anh-đô-si-noa dài ngoẵng, c̣n th́ toàn lựu đạn và dao găm. Riêng anh Thuần, huyện ủy viên được điều sang làm đội trường, có một khẩu ru-lô nghe nói bắn không nổ, vả lại tôi chưa thấy anh bắn bao giờ... Cũng có đánh nhau khi thật cần thiết. C̣n th́ nhiệm vụ chính của chúng tôi là tuyên truyền gây cơ sở trên một hành lang chạy dài từ Củng Sơn ở miền Tây phú Yên, xuyên qua M'Đrak, Krong Nang, Buôn Hồ, lên tận Krong Pach rồi Đakmil, Lak, giáp Campuchia...

Không biết ai là người đầu tiên đă nghĩ ra phương thức hoạt động của đội : chúng tôi tự biến ḿnh thành một gánh hát rong, lang thang qua khắp các buôn làng Giarai, Êđê, M'nông, một gánh hát rong cách mạng. Khi bị địch o ép dữ quá th́ lui về bám lấy chân cụm núi lớn Chư Đơleya, lúc phong trào lên th́ vào "hát" tận ngoại vi các thị trấn Cheo Reo, Ainu, Cà Lúi, Buôn Hồ...

Và Y Yơn là linh hồn của gánh.

Tôi - và cả Nhật Lai nữa - đă mê Y Yơn ngay từ đầu.

Biết tả thế nào về ông nhỉ ? Có lẽ có thể nói nôm na và không quá đáng thế này : Y Yơn, đó là Tây Nguyên. Con người Tây Nguyên. Đất nước Tây Nguyên. Rừng rú Tây Nguyên. Văn hóa Tây Nguyên. Thậm chí, lịch sử hay là số phận Tây Nguyên. Hoặc đúng hơn, tâm hồn Tây Nguyên. Rất lạ : Y Yơn nói tiếng Pháp khá, tức là ông có đi học trường Tây dạy ở Buôn Ma Thuột hẳn hoi, nhưng đồng thời ông vẫn cứ là một kiểu "người rừng", tự nhiên và hoang dă, như một cây cổ thụ hay một con thú hoang rừng Tây Nguyên. Cuộc đời ông cứ như là lịch sử Tây Nguyên cận đại và hiện đại kết tinh lại, một cách tự phát, không hề cố ư, không có bàn tay nhân tạo nào nhào nặn, song chính v́ thế mà rất thực chất.

Nhà Y Yơn rất nghèo. Làng ông ở vùng đất xác xơ nghèo khó nhất Tây Nguyên. C̣n nhà ông th́ nghèo nhất làng. V́ sao ? Thú thật tôi hơi có mối nghi ngờ này : cộng vào cái cằn cỗi của đất đai khiến cả làng, cả vùng đều nghèo, c̣n thêm cái nỗi cha Y Yơn, ông Y Tam, lại quá ư nghệ sĩ nữa. Tôi biết ở Tây Nguyên có những con người như vậy, không ít : họ chơi quanh năm, lang thang, phiêu bạt như ngọn gió, như con nước, nơi nào vui th́ đến, thích th́ ở, chán th́ đi, chẳng thiết làm ăn, chỉ say sưa múa hát, và đẽo tượng gỗ, đẽo để chơi vậy thôi, chẳng để làm ǵ cả, đẽo tuyệt đẹp, nhưng đẽo xong rồi th́ vứt đi, t́m cái vui trong sự đẽo chứ không phải trong cái đă đẽo ra rồi. Cái vui trong sự sáng tạo. Họ là những nghệ sĩ trời sinh, tự trong máu, như một thứ bệnh di truyền, không thuốc ǵ chữa được. ông Y Tam thạo tất cả các loại đàn ở Tây Nguyên, tự chế ra rồi tự chơi. Ông thuộc tất cả các làn điệu dân ca Tây Nguyên và có thể một ḿnh hát ứng tác với các cô gái hàng chục đêm liền, không bao giờ đứt hơi và lời không bao giờ lặp lại. Hát rồi th́ quên ngay. Mỗi đêm hát lại yêu một cô, yêu rồi lại quên ngay, đêm mai lại mê cô khác... Trong các ngày hội Pơ Thi, lễ hội lớn nhất của người Tây Nguyên, ông Y Tam luôn là người cầm chích giàn cồng chiêng...

Thôi th́ trong nhà có một người đàn ông, một người chồng như vậy là quá đủ rồi. Khốn nỗi mẹ Yơn, bà Huân, cũng nghệ sĩ chẳng kém ǵ chồng... Họ là hai ngọn gió lang thang gặp nhau. Nên nghèo xơ xác. Và bất cần mọi thứ ở đời. Nghèo đến nỗi, khi sinh ra Yơn, chắc sẽ không nuôi nổi, mẹ đă định đập cho chết luôn đi. Ngày ấy ở Tây Nguyên, đó là chuyện thường. Nhưng cha Yơn giành lại...

Y Yơn ra đời như thế đó : một ngọn gió sinh ra từ hai ngọn gió. Vừa biết nói th́ biết hát, và hát hay nhất làng. Vừa biết đi th́ biết múa. Mười tuổi, đă đàn giỏi hơn cả cha. C̣n cha anh th́, bậy giờ đă mệt mỏi v́ những cuộc phiêu du, cứ suất ngày bế con, đặt trên đùi dạy con những bài hát kỳ lạ. Chẳng hạn như sau này có lần Y Yơn hát cho tôi nghe bằng tiếng mẹ đẻ của anh, tiếng Giarai, bài hát là lời than thở kể lể đau khổ của một người đàn ông bốn mươi tuổi yêu say đắm một người con gái mới năm tuổi, và bảo rằng ta sẽ không lớn nữa, không già nữa, để chờ em lớn lên ta sẽ lấy nhau...

Vậy đó sinh ra và được nuôi dưỡng trong nguồn sữa đậm đặc hoang dă ấy, bảo làm sao Y Yơn làm một "người b́nh thường" được ?

Bấy giờ, sau những cuộc chinh phục tàn bạo và bị đánh trả quyết liệt bằng những cuộc khởi nghĩa của Ma Trang Lơn, M'kưl, M'wal, M'Trang Gưh, Ae Muoi..., người Pháp đưa đến Tây Nguyên một ông quan cai trị là một học giả, tên là Sabatier. Sabatier tới Đaklak, học tiếng Êđê ; và kết nghĩa làm anh em với tù trường A Ma Thuột. Chính cái thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay ra đời là từ đó (Buôn Ma Thuột = Làng ông Thuột). Sabatier lập trường, và bắt trẻ con phải đi học. Trẻ con nào không đi học th́ cha mẹ bị bắt trói lại đánh đập tàn bạo. Mỗi tổng (có lẽ tương đương với huyện bây giờ) lập một trường. Mỗi trường phải có đủ 40 học sinh. Tổng Ea Hleo của Y Yơn cũng thế. Tất nhiên Y Yơn không được chọn đi học, các quan cai trị, ngay ở cấp xă, làng, buôn, chẳng ai thèm để ư đến cái loại khốn khổ luôn ở bên bờ vực chết đói như gia đ́nh ông... Nhưng rồi trong số 40 học sinh ở trường Ea Hleo có một cậu tên là Y Khí bị chết, chắc là bệnh sốt rét. Phải bắt cho được một tên thay thế. Ông thầy giáo tên là Nay Brui đi các làng, t́nh cờ nghe Y Yơn hát, thích quá, bảo hát nữa đi, hát nữa th́ cho 5 xu. Được 5 xu, Y Yơn hào hứng, hát càng hay... Và như vậy là anh bị "bắt" đi học, thay chỗ cho Y Khí.

Trường Tây của Sabatier bấy giờ cũng rất lạ : người ta dạy tiếng Pháp, dạy môn Instruction civique (công dân giáo dục) và Lịch sử nói rằng : "Nos ancêtres sont des Gaullois" (tổ tiên chúng ta là người Gaullois)… Nhưng người ta cũng dạy tiếng Êđê và Giarai, lại có một môn học nghiêm túc (eoutumes Rhadés et Jarai (Phong tục tập quán Êđê, Giarai) và cả dân ca mỹ nghệ các dân tộc thiểu số Tây Nguyên...

Y Yơn học giỏi, lại đàn hát múa hay, khéo tay, tài hoa, học hết trường huyện, được chuyển lên trường tỉnh ở Buôn Ma Thuột. Chính ở trường này đă đào tạo ra lớp trí thức đầu tiên của Tây Nguyên, và tuyệt đại đa số về sau đều trở thành cán bộ ṇng cốt của Cách mạng trên vùng đất này. Bấy giờ người Pháp chủ yếu tập trung đào tạo ở Tây Nguyên hai loại viên chức : y tế và giáo dục. Có lẽ chỉ riêng Y Yơn, cái khuôn đào tạo ấy không nhốt được ông, chắc v́ cái máu giang hồ từ cha và mẹ truyền lại ở trong ông mạnh quá. Ông thuộc lớp trí thức có "Tây học" đầu tiên ở Tây Nguyên nhưng rất lạ là cái vốn Tây học ấy không làm phai đi mà ngược lại càng làm đậm thêm, sâu thêm, chắc thêm chất hoang dă, rừng núi trong ông. Hay là ở chính cái ông Sabatier, thầy ông ấy, cũng tiềm ẩn một phần chất phiêu bạt giang hồ nào đấy, nó sẽ được cộng hưởng thêm khi truyền đến Y Yơn, tôi hơi nghi ngờ vậy.

Chủ nghĩa thực dân không đơn giản. Nó có những mặt bất ngờ lắm khi thú vị của nó...

Y Yơn đang học trung học ở Buôn Ma Thuột th́ Cách mạng bùng nổ và kháng chiến ập đến. Y Yơn chạy bộ về quê, lập tức tham gia công tác ở làng, xă, rồi làm phó chủ tịch huyện Buôn Hồ. Mặt trận Buôn Hồ vỡ, chạy dạt xuống Phú Yên, được các đồng chí phụ trách ở đó đón, tổ chức đưa trở lên Tây Nguyên hoạt động. Bị Pháp bắt dẫn đi càn. Y Yơn hát cho chúng nghe. Hay quá, được chúng quư và Y Yơn lợi dụng cơ hội chạy thoát. Trở về vùng Củng Sơn, M'đrak, ông được cử làm hiệu trưởng trường văn hóa, nhưng chắc cái công việc mô phạm này chẳng thích hợp với ông. Khi có đội "vũ trang tuyên truyền" ông gần như là trốn sang đó, và v́ cái tài đàn hát múa của ông quá ư lợi hại cho công tác của đội nên không ai nghĩ đến chuyện đuổi ông đi thậm chí c̣n giấu kín ông ở đây, giữ cúp cảm như giữ của quư. Ông chẳng giữ chức ǵ trong đội cả, chỉ là đội viên quèn như Nhật Lai và tôi, nhưng ông là linh hồn của đội. Từ khi có ông về, dần dần người ta mới hiểu hóa ra cái phương thức hoạt động cách mạng đắc lực nhất ở Tây Nguyên bấy giờ, giữa chiến tranh, trong công việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng gây cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng, phá kềm mở rộng căn cứ v.v... là phương thức hát rong, "hát rong có vũ trang".

Tôi chắc lịch sử kháng chiến Tây Nguyên sẽ không ghi điều này đâu. Nhưng sự thực là thế đó. Những bài hát Y Yơn đi hát lang thang qua các buôn làng và ông dạy cả chúng tôi cùng hát nữa, tôi nhớ rơ, hầu hết chẳng nói ǵ bao nhiêu đến Cách mạng, kháng chiến, căm thù, đánh giặc... Có, nhưng không nhiều. Chủ yếu là t́nh ca. T́nh yêu trai gái, yêu rừng, yêu con suối đầu làng, yêu trái núi muôn đời cô quạnh, yêu con nai tơ ra ăn chồi tranh buổi sớm mờ sương, yêu con chim k'tía chuyên ăn cắp lúa trên rẫy... Nhưng lạ thế, nó tập hợp mọi người, nó nung nấu t́nh yêu quê hương và gọi người ta đứng dậy v́ tự do của rừng núi và buôn làng...

Sau này tôi mới hiểu : nghệ thuật của Y Yơn là vậy đó không "kịp thời" kiểu thực dụng, không "chính trị kiểu bây giờ thường gọi là "minh họa". Ngay trong lúc cấp bách nhất, cùng quẫn nhất, ông vẫn cứ như b́nh thản nói về cái muôn đời, cái thường ngày và nhỏ nhoi ; nhưng lại là bền vững, trường tồn... Và rất lạ chính những cái ấy giúp cho con người đứng vững trong băo tố...

Nhiều lần đội tuyên truyền công tác của chúng tôi lâm vào cảnh hiểm nghèo : địch vây bốn bề, cái chết đă cầm chắc đến chín mười phần. Nhưng rồi đồng bào che chắn và mưu mẹo tài t́nh giải vây cho. Chỉ v́ họ nói : "Chúng mày chết, c̣n ai hát cho mà nghe nữa . . . "

Năm 1952, tôi rời Đaklak, đi ra phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai, Kon Tum. Và xa Y Yơn từ đấy.

Rồi tập kết. Rồi trở về Nam trong chống Mỹ.

Thời chống Mỹ, Y Yơn không trở về Nam. Ông Ở Hà Nội, có đi học trường nhạc. Và ông làm một công việc không ồn ào mà mặn mà, thú vị : đêm đêm, rất khuya, khi cả nước đă thiếp đi sau một ngày chiến đấu để lấy lại sức cho ngày chiến đấu hôm sau, ấy là lúc, trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Y Yơn nói chuyện với bà con ở quê hương ḿnh, Tây Nguyên. Tất nhiên, hầu như cả đời ḿnh, Y Yơn không biết nói, ông chỉ biết hát. Nói đối với ông, tức là hát. Bằng đủ các thứ tiếng : Giarai, Bana,  Êđê, M'nông, Sê đăng..., tiếng nào ông cũng thạo. Sau này, Y Yơn có cho tôi xem lại một số bài ông đă hát trên đài thời đó. Ông hát cho lính ngụy đă cầm súng theo giặc. Vậy mà rất lạ, những bài hát "binh vận" ấy hầu như hoàn toàn là t́nh ca. Có lẽ tập họp tất cả lại sẽ thành một bức tranh bao la bằng âm nhạc về Tây Nguyên mênh mông hùng vĩ trữ t́nh bí hiểm và quyến rũ vô cùng...

Ấy thế mà, sau ḥa b́nh 1975, Y Yơn trở về quê, năm này qua tháng khác đă có hàng ngàn người, vô danh, hầu như đủ các thành phần dân tộc Tây Nguyên, có người từ xa năm bảy ngày đường t́m đến tận cái làng xác xơ giữa một vùng rất hoang vắng của Y Yơn, ai cũng mang theo một món quà nhỏ, để tạ ơn ông : hồi chiến tranh họ đă từng cầm súng theo giặc, và họ đă nghe được tiếng hát của ông qua đài, nên đă bỏ súng quay về với Cách mạng...

Rồi đến thời Fulro hoành hành ở một số vùng Tây Nguyên. Nhiều lúc nhiều nơi căng đến mức không cán bộ nào của ta đặt chân tới được. Người ta hỏi ư kiến Y Yơn.

- Để tôi đi thử coi.

- Mang theo súng chứ.

- Không.

Ông chỉ đeo cây đàn Gong trên lưng.

- Ông đă hát bài ǵ vậy ?

- Có ǵ đâu. Ḿnh hát bài Gọi con heo thôi mà...

Ở các làng Tây Nguyên, người ta không nuôi heo chuồng. Heo thả rông trong rừng. Và đến bữa, người đàn bà trong nhà cất tiếng gọi, lũ heo sẽ ùa về để được cho ăn. Đối với người Tây Nguyên đi xa, không ǵ gợi nhớ quê hương bằng tiếng gọi heo đó. Của người mẹ, người chị, người vợ, hay người con gái mới lớn ta thầm yêu hoặc đă chớm hẹn ḥ. Một tiếng gọi heo thôi, đủ làm thức dậy trong ta cả rừng núi, nương rẫy, buôn làng, cộng đồng, nhà rông, bếp lửa, cha mẹ, t́nh yêu . . .

Y vẫn là thế đó .

Là Tây Nguyên trong đáy sâu nhất mà cũng gần gũi giản dị nhất của nó. Là cái nền, âm thầm trường tồn, măi măi bền vững, trên đó tất cả có thể đi qua, tất cả : chiến tranh, những biến động xă hội, "Tây học", "bác học", chính trị... tất cả không làm phai nhạt nổi, trái lại chỉ khiến nó thêm thâm thúy, đậm đà . . .

*

*  *

Y Yơn vẫn đứng ôm chầm lấy tôi. Ông khóc. Ướt đẫm cả má tôi.

Tôi muốn nói với ông : hai mươi năm ḥa b́nh rồi, bây giờ tôi mới t́m đến thăm ông, tôi có lỗi quá. Tôi và bạn tôi, anh đạo diễn trẻ, đang định mời ông vào vai già làng trong bộ phim của chúng tôi. Và sau đó nữa, riêng tôi, tôi muốn hoặc viết một cuốn sách hoặc làm một bộ phim về ông. Tôi đă viết về mấy người anh hùng Tây Nguyên. C̣n ông, ông đâu có phải là một "người anh hùng". Thậm chí trong nghệ thuật bây giờ nước ta đă có hàng mấy trăm người được phong nào nghệ sĩ ưu tú, nào nghệ sĩ nhân dân, có thể nay mai sẽ lên đến số ngh́n cũng nên. C̣n ông, ông chẳng có danh hiệu ǵ cả.

Lớp trí thức có chút ít Tây học đầu tiên ở Tây Nguyên, theo chỗ tôi biết, về sau đều đi theo Cách mạng và thăng tiến cả trên đường hoạn lộ. Riêng ông đi một con đường khác. Ông măi măi đơn giản một đời là người hát rong bất tử của Tây Nguyên. Viết về ông, tôi biết, sẽ khó lắm. Đă có mấy ai vẽ được gió đâu. Ông là một ngọn gió lang thang, một ngọn gió xuân vĩnh cửu của Tây Nguyên mang trong nó sức sống âm thầm mà bất tận của vùng đất bí mật và kỳ vĩ này.

Y Yơn bảo :

- Gặp nhau, để tôi hát cho anh nghe một bài đă nhé

Bài ǵ thế ?

Bài hát Gọi con heo !

Anh bạn đạo diễn trẻ ghé tai tôi : có lẽ tôi bắt đầu hiểu Tây Nguyên rồi anh ạ... Bắt đầu đôi chút...

Pleiku 1996