TrichSuThatVaDienGiai

Chính trong xung đột giữa tự do và sự thật, giữa dối và thật mà toàn bộ cấu trúc ổn định của tiểu thuyết bị phá vỡ. Trái ngược với tiểu thuyết truyền thống trong đó các nhân vật được xem là yếu tố quan trọng nhất và vững chắc nhất, cấu trúc « cát động » (sable mouvant) của Tiểu Thuyết Mới thực tế đă tạo ra không phải các nhân vật mà là hiệu ứng của nhân vật (effet de personnage). Đó không đơn giản chỉ là những hiệu ứng h́nh thức :

 « Hiệu ứng của… »[1] Đó không chỉ là một cách quan niệm về văn học theo kiểu chủ nghĩa h́nh thức. Nó cũng có nghĩa là chính tôi, tôi cũng cảm thấy ḿnh là « hiệu ứng của… »[…] Rất nhiều sự kiện trong cuộc đời thực của tôi, cuộc đời xác thực, chỉ xuất hiện trước tôi dưới h́nh thức là « hiệu ứng của »… Tại sao lại là « hiệu ứng của » ? V́ ta không bao giờ trùng khít với chính ḿnh. […] Stavroguine điển h́nh là hiệu ứng của nhân vật : anh ta vĩnh viễn ở bên cạnh anh ta, và điều đó mạnh hơn rất nhiều, hiện thực hơn rất nhiều. [2]

            Như vậy, tất cả đă được tác giả giải thích một cách rơ ràng : con người không c̣n là ḿnh, anh ta không trùng khít với bản thân. Không c̣n có thể định nghĩa nhân vật như là cá nhân duy nhất, vững chắc, đích thực, mà nó tồn tại một cách không-đích-thực : anh ta đi bên cạnh chính ḿnh và chỉ là hiệu ứng của bản thân anh ta. Và nhân cách cũng được xây dựng bởi « hiệu ứng của… » Hiệu ứng của cách nh́n nhận của anh ta về bản thân, và hiệu ứng của cách nh́n nhận của người khác về anh ta…

Cảm giác hiện tồn được gợi lên từ hiệu ứng của được tăng cường trong những huyễn tưởng tính dục. Điều này giải thích tại sao không gian tưởng tượng về dục tính rất được phát triển trong tác phẩm Robbe-Grillet, trong tất cả các thể loại : tiểu thuyết, tự thuật và điện ảnh. Ông giải thích rằng chính trong không gian này mà ông tự phân thân, tự tăng sinh, ch́m ngập trong run rẩy và sợ hăi, đến mức mà đời sống tinh thần của ông cũng được h́nh thành từ cảm giác này, và đến mức mà ở đó cái chết xuất hiện. « Thời điểm của dục tính là điển h́nh của thời điểm chuếnh choáng, bất an và là thời điểm của cái thật-giả (vrai-faux) »[3]. Từ « thật-giả » rút cuộc đă xuất hiện như là tất yếu trong câu chuyện về không-sự-thật. Huyễn tưởng tính dục và tưởng tượng về t́nh dục, cũng giống như những ǵ thuộc về thế giới nội tâm, một khi được biểu đạt bằng ngôn ngữ, sẽ trở nên không-thực, không-đích-thực, cái ǵ đó vừa thật vừa giả.

Một biến thể khác của từ « thật-giả », đó là cụm từ « không giả không thật » xuất hiện trong tiểu thuyết Tái diễn. Cụm từ này được sử dụng để miêu tả chân dung của nhân vật đa danh :  « … hai hộ chiếu giả khác vẫn luôn chờ được sử dụng. Anh ta [Ascher, một trong những tên giả của nhân vật] lục t́m chúng mà không có ư định ǵ cụ thể. Một hộ chiếu mang tên Franck Mathieu, cái kia mang tên của Boris Wallon. Cả hai đều được dán cái ảnh căn cước không có râu, không thật không giả.» (TD, 49) Những tấm ảnh căn cước này phản ánh chính xác cái bản sắc bất khả của nhân vật. Bản sắc là cái ǵ lọt giữa giả và thật, và nó xứng đáng được gọi là phi-bản-sắc. Trong Tái diễn, nhân vật đóng vai với bộ râu mép giả. Anh ta sử dụng nó như một mặt nạ để hoá trang, để che giấu khuôn mặt thật, để thay đổi ngoại h́nh, và qua đó mà biến thành một người khác. Nhưng rồi cuối cùng bộ râu giả này lại trở thành một nét trong bản sắc nhân vật, đến nỗi nếu bỏ nó ra, anh ta sẽ không c̣n là chính ḿnh. Đây là gương mặt của anh ta sau khi đă lấy đi bộ râu giả : « Anh ta lại ngắm ḿnh một lần nữa, và ngạc nhiên trước khuôn mặt vô danh, không tính cách này… » (TD, 49) Khuôn mặt không có râu giả trở nên vô danh, và cái ảnh hộ chiếu không có râu giả trở nên không giả không thật, cứ như thể bộ râu-giả-mặt-nạ này thực sự là một vật mà không có nó người đàn ông không thể đồng nhất với chính ḿnh : bản sắc của anh ta bị xoá bỏ. Khuôn mặt được xem là yếu tố chủ yếu để xác định bản sắc. Đó là vùng cơ thể duy nhất được tái hiện trên ảnh căn cước. Ḿnh nó cũng đủ để nhận diện một cá nhân. Khuôn mặt của nhân vật của Robbe-Grillet không có ư nghĩa này. Với đặc tính vô danh, nó trở nên xa lạ thậm chí đối với người sở hữu nó. T́nh trạng vô danh với chính ḿnh gắn liền với tính không-đích-thực, v́ trong t́nh trạng này người ta không thể được nh́n nhận, cũng không thể tự nh́n nhận như một bản thể đích thực.

 



[1] Chúng tôi đặt từ này trong ngoặc kép với mục đích nhấn mạnh (NNTH)

[2] Alain Robbe-Grillet, kẻ lữ hành, sđd, tr. 546

[3] Như trên, tr. 547