BienMat10-TuHuy

 

Biến mất 10 : Biến mất trong nỗi đau

 

Trung tâm Goerges Pompidou, chiều chủ nhật, nỗi đau một ḿnh đi vào bảo tàng. Lúc bắt đầu tới gần toà nhà có những cái ống kỳ dị, nó bao quát khắp khu sân rộng t́m h́nh bóng mà nó chờ đợi. Tất nhiên không nh́n thấy. Nó hy vọng rằng đó chỉ là một sự muộn màng, nó đứng vào hàng người dài dằng dặc đang chờ vào bảo tàng, tự nhủ một hàng người dài như vậy đủ cho mọi sự đến muộn. Rốt cuộc nó một ḿnh đi qua cổng.

Theo đoàn người leo lên tầng bốn, nó nghĩ rằng nó sắp được giải thoát khỏi chính nó, rằng nỗi đau sẽ không c̣n là nỗi đau nơi mà nghệ thuật với sức mạnh thanh tẩy có khả năng hoá giải mọi phiền muộn. « Tout va bien » ḍng chữ đầu tiên đập vào mắt nó, khắc đậm trên bức tường, ngay lối vào. Yên tâm, mọi việc đều ổn.

Trên những bức tường của gian pḥng đầu tiên của triễn lăm, không ǵ khác hơn là những nỗi đau đang nhảy múa. Simon Hantaï bày ra một hỗn hợp đỏ vàng da cam gào rú trong một cơn đau kinh khiếp bị ném lên một tấm toan khổ lớn có tên là Manteau de la viergel. Trong một cái khung có tựa đề A tire d’aile, Goerges Braque phóng mũi tên h́nh con chim mỏ đâm vào nỗi đau màu đen. Một con chim khác màu trắng, mỏ đâm vào bức tường vây chặt nó ở góc trái phía bên dưới. Jesus-Rafael Soto với Virtual Cobalto lập tức hút tất cả mọi ánh mắt. Chính xác màu xanh ảo. Những thanh kim loại mỏng chĩa ra hai bên cứa từng khúc nỗi đau. Nhưng nh́n thẳng phía trước đó là một bức tranh dập dờn những làn sóng  chuyển động ẩn hiện một màu xanh sâu hút được tạo nên từ hiệu quả của sự kết hợp các chất liệu. Trên thực tế không hề có sự chuyển động cũng không hề có màu xanh, đấy chỉ là một hiệu quả thị giác ảo. Nhưng sự thật là ǵ ? Thực tế là ǵ ? Sự thật là mắt nh́n thấy rơ rệt màu xanh và những chuyển động đó. Vậy đó là sự thật nằm ở đâu, trong bức tranh hay trong mắt ? Sự thật là không có ǵ thật cả. Sự thật và nỗi đau, không có ǵ lừa mị hơn những thứ đó. Người nghệ sĩ cất giấu bí mật về tất cả sự thật và đau đớn của họ.

Những bức tường đau tiếp tục di động. Fontaine  của Duchamp đứng trong tủ kính. Chảy vào ṿi trước, tháo ra ṿi sau, nỗi đau lơng bơng tuôn vào hư vô. Lion, cheval, dormeuse invisible của Salvador Dali cho thấy một người đàn bà ngủ vô h́nh trong tấm chăn đau hữu h́nh. Một đoạn cẳng chân và cẳng tay bắt đầu tấy lên. Mọi sưng tấy đều có chung một hiệu năng đau. Xa hơn một chút, Joan Miró lạc lơng với Collage, été 1929. Hai con ngươi đau màu xám đính lệch trên gương mặt toan, một con hơi bong, một con sắp bật ra khỏi mắt. Thế giới nghiêng và lồi.

Giữa lối hành lang, ngự trị tấm tranh khổ lớn La danse du pan-pan au « Morico » của Gino Severini. Những cẳng chân nhảy múa, giày cao gót dẫm đạp, những khuôn mặt nhàu nát. Toàn bộ nỗi đau tụ vào sự tương phản giữa vũ điệu loạn nhịp và nỗi sầu muộn trên những khuôn mặt không khiêu vũ. Một người đàn bà Ư đứng xem tranh thốt lên : « họ nhảy nhưng họ không vui ». Những đợt sóng bất tận chân tay, những khoảng da thịt và những khoảng quần áo, không vui.

Một pḥng trong góc khuất, cuốn phim video-art của Lászlo Moholy Nasy khiến cho những cơn đau nở hoa trên màn h́nh. Chỉ có hai màu đen và trắng, cả hai đều nhờ nhờ. Những đường gẫy chéo quay theo một trục lùi đủ các góc. Rồi những dạng tṛn vuông, h́nh hoa… nối nhau quay. Những cơn đau vạn hoa chạy dọc theo một hệ thống dây mảnh. Màn h́nh đe doạ và khủng bố, không thể dừng lâu hơn nữa.

Sonia Delaunay chiếm gần trọn một góc tường với Le bal Bullier. Những mông đùi đàn bà mờ ảo ph́nh căng tṛn như những bọng nước chứa vô vàn hạt đau. Salvado Dali một lần nữa xuất hiện cùng Guillaume Tell. Không phải như họ nói đâu, không phải một dương vật được phơi bày một cách kiêu hănh, mà chính là dương vật đau đâm thủng quần bày ra nỗi đau nâu đỏ. Cây kéo đặt kề ngay bên cạnh vấy một chút máu ở đầu mũi. Máu chảy từ mắt xuống cổ. Khuôn mặt dấu kín trong ḷng bàn tay từ chối đối diện nỗi đau. Những quả trứng chim trong một cái tổ nở hoa, lá nho xanh che phần c̣n lại của tủi nhục và dục vọng. Ngựa phóng bờm và đuôi văi đau vào không trung.

René Magritte, một người quen từ lâu không gặp, khiêm tốn với  duy nhất bức tranh Le double secret. Khuôn mặt nh́n từ bên trong đầy những hột đau rắn và hở. Khuôn mặt song trùng bên phải bị mất từng mảng. Một nỗi đau không toàn vẹn đậu trên sự thanh thản của mất mát. Khoé miệng tươi, mắt xám hơi mỉm cười. Biến thể bất toàn của đau.

Pḥng số mười hai, nỗi đau trắng tinh và rạng rỡ. Những tác phẩm bằng sợi sắt mảnh của Alexander Calder. Thanh thoát nhẹ bỗng như chưa hề đau. Ranh giới giữa đau và không đau là ở đâu trong thế giới trắng này ? Quatre feuilles et trois pétales : nỗi đau vừa trĩu xuống vừa vươn lên. Cấu trúc đau giống như một bản nhạc, giai điệu mảnh và nốt nhạc đen. Những quả đau treo lủng lẳng tiếp xúc với ranh giới trắng của nỗi đau và niềm vui không màu.

Pḥng dành riêng cho Antoine Pevsner: lạnh, cứng, động, xoáy chuyển, trên những tác phẩm điêu khắc, đau co thắt và nới mở trong không gian, hút và đẩy, giăn nở và thu hẹp, đau chuyển động và tạo ra nhiều không gian trên cùng một không gian. Đứng ở bên này có thể nh́n thấy nỗi đau ở bên kia trong một ṿng cung nơi tất cả đều có thể tiêu giải, phân hoá. Cấu h́nh đau mạnh và dứt khoát.

Kasimir Malévitch đóng lên tường Croix noir. Chữ thập, độ không của h́nh, đóng vào nỗi đau tính năng động và sức nặng của màu đen, sự bấp bênh, tạm bợ chứa trong h́nh dạng tưởng như rất cân bằng, vững chắc này. Chữ thập không đau một cách nhẹ dạ, nó đè lên thế gian này sức nặng linh thiêng của nó.

Louise Bourgeois, Femme-couteau, người đàn bà chửa cụt chân không có tay, nằm ngửa. Lưỡi dao kề trên bụng chửa, cán dao cắm giữa hai ngực. Hơn cả đau… một cái ǵ không thể gọi tên, không dám gọi tên. Donne ou prend : một cánh tay có hai bàn tay, một nắm chặt đau, một mở duỗi đau, cho cũng đau mà nhận cũng đau. Trên ba bức tường liên thông, những nỗi đau đỏ của Louise Bourgois. Những cánh tay và bàn tay đỏ hướng về nhau, t́m kiếm nhau, nhưng không bao giờ chạm nổi vào nhau, lúc nào cũng có một khoảng cách, dù chỉ là rất nhỏ. « Em cần bàn tay của anh ». Những bàn tay bị kết án trong đau đớn của sự kiếm t́m và chờ đợi.

Bảo tàng đau. Nơi đây hội tụ nỗi đau của ḿnh và nỗi đau của người khác, cả nỗi đau gây ra cho người khác. Nơi đây một cơn đau được nhân lên nhiều kích thước khác nhau trong ṿng xoáy chóng mặt của những trạng thái tán tụ và phân ră. Bảo tàng đau, nơi nỗi đau trần trụi trong h́nh hài thật của nó, nơi nó đối diện với nó trên những bức tường giống như những tấm gương, nó nh́n thấy gương mặt đau vạn hoa, bản thể đau vạn hoa. Nó nở tới vô cùng và co lại trong chiều kích của một hạt bụi. Bản hoà tấu đau dập những màu sắc vừa mạnh, hùng tráng, vừa tinh tế thanh tao. Nỗi đau lúc đầu tưởng nhân đôi sau thành ra luỹ thừa đến vô tận.

Những bức tranh biến mất khi nỗi đau phủ lên chúng. Chúng biến mất v́ chúng chỉ c̣n được nh́n từ một góc độ duy nhất, dưới một ánh sáng duy nhất, ánh sáng của nỗi đau. Chúng biến mất cùng nỗi đau. Và nỗi đau biến mất cùng với chúng. Tương tác của sự biến mất.

Paris, 7-4-2008