ChuCaiPhongVan

Chữ Cái

trả lời phỏng vấn của Nguyễn Thị Thanh Phượng

 

Nguyễn Thị Thanh Phượng (NTTP): “Chữ cái” phải chăng là một ư niệm khởi nguồn mang tính triết học mà nhà thơ đă chủ động lựa chọn, để rồi bùng vỡ thành những suy tư chứa đựng một nỗ lực vượt thoát khỏi giới hạn của chính những “chữ cái”? Hay đó là một trạng huống ngẫu nhiên mà nhà thơ đă rơi vào và gợi mở cho chị một mạch nguồn cảm xúc?

Từ Huy (TH): Tập thơ này được khởi đầu trực tiếp (sự khởi đầu nhiều khi lại là điểm kết thúc của những ǵ có thể đă được dồn nén từ rất lâu trước đó) từ một trận ốm. Một trận ốm về thể chất. Lần ấy tôi bị co cơ ở lưng và phải nằm bất động mất gần một tuần. Bất động v́ mỗi cử động nhỏ đều gây đau kinh khủng. Lần đó nếu không có bạn tôi là Kazuko, người Nhật, th́ không hiểu tôi sẽ vượt qua bằng cách nào. Tôi buộc phải nằm thẳng. Hai tay cũng duỗi thẳng. Đó là tư thế dễ chịu nhất trong cơn đau. Rồi một lần tôi dang ngang hai tay, và thấy ḿnh giống như một chữ T. Chữ T cũng là chữ cái bắt đầu tên tôi, cái tên mà ba mẹ tôi đặt cho tôi. Cái chữ T là tôi ấy (với thân h́nh duỗi thẳng, hai tay dang ngang), trong cơn đau, xa lạ đối với tôi một cách khó hiểu... Đấy là lư do trực tiếp để h́nh thành nên các ư tưởng. Tất nhiên c̣n có nhiều lư do khác nữa. Lúc mà tôi có thể ngồi tựa lưng vào gối dựa, và vẫn chưa thể đi lại được, th́ tôi dùng các tờ giấy và bắt đầu vẽ các chữ cái lên đó. Đầu tiên là một số chữ, bắt đầu bằng chữ T, rồi U... giống như một đứa trẻ tập viết. Tôi nh́n chúng thật lâu, rồi hiểu ra một điều, một sự thật hiển nhiên: Những chữ cái đó thực sự không có nghĩa ǵ cả. Chưa bao giờ tôi cảm nhận sự vô nghĩa của chúng theo cách đó. Chúng vô nghĩa, như chính bản thân tôi vậy. Lúc đó tôi thấy những chữ cái đó đúng là chính tôi. Trống rỗng và vô nghĩa. Trống rỗng v́ vô nghĩa. Và vô nghĩa v́ trống rỗng.

Và tôi t́m cách lấp đầy các chữ cái bằng các từ. Tôi hoàn toàn không có ư định làm thơ, lúc đó tôi không nghĩ là ḿnh làm thơ. Sau khi làm xong tôi đưa cho Phan Huy Đường đọc, ông ấy gọi nó là thơ. C̣n lúc đó tôi chỉ t́m cách lấp đầy một sự vô nghĩa, t́m cách chống lại sự trống rỗng. Và tôi đă bắt đầu chữ T bằng những ǵ có thật sự trong tôi ở giây phút đó, đấy là cách bắt đầu duy nhất của chữ T, cũng là của tập thơ, không thể có một sự lựa chọn nào khác. Mọi thứ đến như một tất yếu. Tôi bắt đầu và nhận thấy là ḿnh không thể dừng lại, chưa thể dừng lại. Và nhận thấy là tôi không hiểu ǵ cả. Không hiểu về cái thế giới trong đó tôi đang sống, không hiểu về những người mà tôi tưởng là tôi đă hiểu, và quan trọng nhất, không hiểu ǵ về tôi.

Tôi cứ tưởng là tôi làm chủ cơ thể ḿnh. Vậy mà thực ra tôi không hiểu ǵ về nó. Và ta thực sự làm chủ cơ thể ḿnh những lúc nào? Khi ta đau, cơ thể ta phải lệ thuộc vào bác sĩ, vào thuốc. Khi ta yêu một người nào đó, rất nhiều khả năng cơ thể ta bị lệ thuộc vào người ấy. Khi hai người không có t́nh cảm với nhau nhưng lại bị ràng buộc bởi một khế ước xă hội nào đó, như hôn nhân chẳng hạn, cơ thể họ bị phụ thuộc lẫn nhau, và một sự phụ thuộc như vậy nhiều khi vô cùng khổ sở. C̣n có những sự phụ thuộc tệ hơn, ví dụ: những phụ nữ bị bạo hành. Trong trường hợp đó cơ thể của người phụ nữ bị lệ thuộc một cách đau đớn vào bạo lực mà chính chồng họ gây ra cho họ. C̣n có sự lệ thuộc của những cơ thể người trong các trại tập trung... Và cuối cùng là sự lệ thuộc của cơ thể người vào thời gian.

Tôi tưởng tôi làm chủ ư nghĩ của tôi, nhưng 99,99% những ǵ tôi nghĩ ra là của người khác. Sự lệ thuộc về tư duy. Chuyện này không thể nói trong một vài lời được. Tôi tự hỏi: tôi có dám nói thẳng điều đó với tôi không? Ít nhất là với tôi? Việc tôi viết ra những chữ cái, trước hết, là sự tự thừa nhận nỗi bất lực của chính ḿnh, thừa nhận sự lệ thuộc của tôi vào những ràng buộc mà tôi nhận thức được vào thời điểm đó, tức là thời điểm viết tập thơ. Không hề ngẫu nhiên khi tôi gọi chữ là “nhà tù chữ”. Toàn bộ tập Chữ cái, trước hết, là các vấn đề của chính tôi.

Khi sức khoẻ hoàn toàn b́nh phục th́ tôi tập trung vào việc làm sao biến các chữ cái rỗng thành những cơ thể sống. Và tôi đă nuôi chúng bằng các tế bào từ. Khi nói như vậy tôi biết rằng có thể là tôi ảo tưởng, v́ chưa chắc những chữ cái của tôi đă sống được. Nhưng thực sự giữa tôi và chúng đă có sự cộng sinh. Chúng ra đời từ những nghiệm sinh của cá nhân tôi. Và khi tạo ra chúng tôi đă sống những khoảnh khắc có thể gọi là những khoảnh khắc chữ cái.

 

NTTP: Thơ calligramme không phải là một cách tân về h́nh thức, nó đă xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và được thể nghiệm rất nhiều trong những tác phẩm của Apollinaire. Ngay Lê Đạt và Dương Tường cũng đă sáng tác với h́nh thức thơ như vậy. Nhưng ở Việt Nam, tác phẩm của họ không t́m được sự đồng cảm của nhiều độc giả. Với tập Chữ cái, chị có cảm thấy ḿnh phiêu lưu không, khi dấn thân vào một thế giới thơ xa lạ với đa số độc giả Việt Nam và có nguy cơ trở thành một tiếng thơ lạc lơng?

TH: Nói như vậy nghĩa là có thể hiểu rằng tôi đang tiếp tục những ǵ mà Dương Tường và Lê Đạt bắt đầu, và nếu đúng như vậy th́ các nhà thơ ấy đă nhận được sự đồng cảm, có nghĩa là họ không đơn độc. Vậy tại sao tôi phải sợ? V́ Dương Tường và Lê Đạt không đơn độc th́ tôi cũng sẽ không đơn độc. Tuy nhiên tôi chỉ tiếp tục tinh thần của Lê Đạt và Dương Tường, chứ không tiếp tục những t́m ṭi về nghệ thuật thơ ca của họ. Về chuyện đồng cảm th́ chỉ cần tôi có một độc giả là tôi đă nhận được sự đồng cảm. Điều mà Nam Cao đă từng sợ nhất trong văn chương: “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Không có ǵ tôn vinh một nhà văn hơn là việc anh ta có thể trở thành “lạc lơng” giữa bao nhiêu người viết khác. Tiếc thay điều đó chỉ là một ảo tưởng.

 

NTTP: Tập thơ đầu tiên của chị ra đời với vai tṛ cầu nối trong hoạt động hỗ trợ xuất bản của Quỹ Lời Vàng Eva. Theo chị, hoạt động của những tổ chức như vậy liệu có thể trở thành một đ̣n bẩy tốt cho những nhà thơ trẻ muốn khẳng định tiếng nói của ḿnh trong làng thơ Việt Nam hay không?

TH: Nói một cách rất đơn giản th́: nhờ có hoạt động này mà tôi trở thành “tác giả”. V́ dù rằng tôi đă làm ra thơ, nhưng nếu nó không được xuất bản, th́ tôi cũng không thể trở thành tác giả. Tất nhiên “tác giả” hiểu theo nghĩa là một người có sản phẩm được giới thiệu.

Những hoạt động như hoạt động của Quỹ Lời Vàng Eva sẽ tạo hiệu quả tốt. Với phương thức tuyển chọn tác phẩm để bảo trợ xuất bản, và với việc mời một hội đồng thẩm định gồm các nhà thơ uy tín để đánh giá chất lượng bản thảo, hoạt động này giúp cho những người làm thơ cảm thấy công việc của họ được tôn trọng.

Tuy nhiên, khi nhận được sự may mắn này, tôi nghĩ đến việc nhiều nhà thơ khác đang ở trong t́nh trạng không thể xuất bản tác phẩm của họ theo con đường b́nh thường. Ở đây tôi muốn nói đến hoạt động của nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn. Theo đánh giá của tôi, họ thực sự là những người dấn thân v́ thơ. Điều tôi mong ước là làm sao chúng ta có một điều kiện xuất bản b́nh thường, và làm sao mọi nỗ lực sáng tạo đều được thừa nhận, không phải chịu một thiên kiến nào, dù đó là thiên kiến về chính trị, văn hóa hay đạo đức; và mong sao thơ không phải chịu một sự cấm đoán nào, dù đó là sự cấm đoán do áp lực bên ngoài hay do áp lực nội tại của người làm thơ.

 

NTTP: Giải phóng tính dục là vấn đề được các nhà thơ nữ quan tâm nhiều nhất hiện nay. Nhiều người coi đó như một xu hướng tiên phong của phong trào nữ quyền. Chị có cùng chia sẻ với họ mối quan tâm này không?

TH: Trong một bối cảnh xă hội c̣n rất nhiều thứ cần được giải phóng, thơ tham gia giải phóng được điều ǵ cũng đều đáng được trân trọng.

Phải nói thêm rằng phụ nữ Việt Nam c̣n cần được giải phóng khỏi nhiều sự ràng buộc khác. Và c̣n nhiều chuyện khác quan trọng với họ chứ không chỉ riêng tính dục. Và cũng cần phải giải thích tại sao việc thơ nữ đề cập đến tính dục lại trở thành hiện tượng, v́ trong khi họ có táo bạo đến mấy cũng không thể bằng các tác giả nam trong vấn đề này. Cứ đọc Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Chát, Lư Đợi... th́ sẽ thấy.

 

 

Nguyễn Thị Thanh Phượng (NTTP): Chị đă nói rằng tập thơ được khởi đầu trực tiếp từ một trận ốm. Ngoài ra c̣n lư do nào khác nữa không?

Từ Huy (TH): Những chữ cái này ra đời, một phần, từ cảm nhận về sự bất lực và vô nghĩa của các chữ trong bảng chữ cái khi chưa kết hợp với nhau để tạo nên sức mạnh biểu đạt vô tận, và về sự bất lực của cá nhân tôi trước những điều không diễn đạt được thành lời. Mỗi chữ cái trong bảng alphabet hiện diện như một sự bất lực. Các chữ cái của tôi là một cơ thể sống và chúng sống trong sự bất lực. Tôi nh́n các chữ cái giống như các cá thể đơn lẻ. Chúng ta, các cá nhân đơn lẻ cũng giống như các chữ cái đơn lẻ ấy, nếu kết hợp lại với nhau biết đâu có thể tạo thành sức mạnh vạn năng giống như ngôn ngữ. Chính trong ư nghĩa này, nhấn mạnh sự bất lực của chữ cái cũng là một cách gợi đến sức mạnh tiềm tàng của chúng.

Sự kết hợp mà tôi nói đến ở đây là một sự kết hợp không đ̣i hỏi tất cả phải thống nhất với nhau, phải đồng t́nh hay đồng thuận với nhau. Một sự kết hợp tôn trọng tất cả những ǵ dị biệt, thậm chí đối lập, đối kháng; v́ tất cả những dị biệt, đối lập, đối kháng ấy có thể được kết hợp để tạo thành một thể thống nhất, một hoà điệu phổ quát.

 

NTTP: Chị đă viết một số bài nghiên cứu và phê b́nh văn học. Nếu người ta nói rằng thơ chị đến từ một cái đầu đầy lư tính của một nhà nghiên cứu...?

TH: Những chữ cái này cũng là một h́nh thức chống lại thứ độc tài tự tôi áp đặt lên chính tôi. Trước kia, tôi đă luôn nghĩ rằng tôi không có khả năng làm thơ, rằng tôi được đào tạo để làm phê b́nh, và rằng giữa người viết phê b́nh và người làm thơ không có ǵ chung. Bằng những suy nghĩ như thế, tôi đă tự cấm đoán chính ḿnh, đă tự tạo ra một rào cản, một thứ luật lệ vô h́nh, và do vậy tự hạn chế các khả năng có thể có trong tôi. Cho đến ngày tôi phát hiện ra mọi thứ độc tài đều phi nhân... Tuy nhiên, sau khi tưởng như thoát khỏi sự o ép của con người phê b́nh th́ tôi lại thấy ḿnh đang đứng trước một nguy cơ khác, một h́nh thái độc tài khác... và do vậy điều quan trọng là tôi cần biết nhận ra nguy cơ về các h́nh thái độc tài đang h́nh thành trong bản thân tôi, để có thể chống lại chúng, để có thể tự do trở thành chính tôi.

Viết, với tôi hiện nay, không phải là để trả lời, không phải để đưa ra những đúc kết mang tính chân lư. Viết cũng không phải để phác hoạ chân dung của các cá nhân hay của một xă hội. Mà viết là để đặt câu hỏi, để t́m kiếm và t́m hiểu, và rất nhiều khi tôi ở trong trạng thái t́m nhưng không đi tới hiểu. Hoặc có lúc hiểu, để rồi sau đó thấy rằng những ǵ ḿnh đă hiểu cần phải t́m hiểu lại, để thấy tính chất bấp bênh của cái gọi là «hiểu».

 

NTTP: Như vậy với chị, viết chưa bao giờ là việc giải quyết một vấn đề có sẵn, mà viết là để nhận thức?

TH: Tập thơ này chính là nhận thức của tôi về sự bất lực của bản thân. Cái nhà tù kiên cố nhất ḱm hăm tôi không ǵ khác hơn là chính tôi. Tôi bị cầm tù ở đó, trong chính cái tôi của ḿnh, một cái tôi hạn hẹp, chật chội và bất lực. Một cái tôi thiểu năng và tàn tật về mặt nhận thức. Và những ǵ tôi làm hiện nay, đọc và viết, là để nhằm chống lại t́nh trạng thiểu năng và tàn tật đó, chống lại và không dám hy vọng rằng có thể thoát khỏi nó, hoặc đúng hơn, đă nh́n thấy trước là không thể thoát khỏi nó. Khi tôi tự hỏi cái nhà tù của tôi được xây lên bằng những chất liệu nào, câu trả lời thật không đơn giản, trước mắt tôi nh́n thấy : sự dốt nát, sự sợ hăi, sự yếu đuối, sự lệ thuộc, và c̣n hàng loạt những rào cản khác mà tôi sẽ dần dần nhận ra sau này. Hiện tại, tôi không dám dùng hai chữ «sáng tạo». Tôi đang học cách đi bằng hai chân của ḿnh. Khi chưa thể giải phóng hai tay khỏi những cây gậy và chưa thể bước đi bằng hai chân một cách tự do th́ chưa thể nói tới «sáng tạo». Tôi chỉ cố làm một việc là t́m cách thể hiện sự bất lực của ḿnh, và hy vọng bằng cách đó có thể thoát khỏi nó. Dù biết rằng thoát khỏi sự bất lực này là để chuẩn bị rơi vào sự bất lực khác. Thậm chí khi chưa thoát khỏi sự bất lực này đă phải sống trong một sự bất lực khác mất rồi. Những kinh nghiệm viết này là của cá nhân tôi, không đại diện cho bất kỳ một ai khác. Mỗi nhà văn viết bằng kinh nghiệm riêng của ḿnh. Tôi không viết bằng sức mạnh, tôi viết bằng sự bất lực để t́m sức mạnh. Tôi không viết để nhận diện người khác, tôi viết để nhận diện chính tôi.

 

NTTP: Sự hiện diện của Từ dường như được trở đi trở lại trong những bài thơ chữ cái. Phải chăng Từ chính là «cơ thể» ngôn ngữ của một «cơ thể» khác, «cơ thể» của Từ Huy?

TH: Một trong những chủ đề quan trọng đối với tôi là những suy tư về cơ thể trong tư cách là một phần của bản thể con người. Cả cơ thể và bản thể của tôi, trước hết, là quà tặng của Ba Mẹ tôi. Tuy nhiên cơ thể, với tôi, không chỉ là cơ thể sinh học. Do đó, có thể nói từ cũng là một phần cơ thể tôi. Cũng như ngôn ngữ là một phần cơ thể tôi. Như là tôi đă được tạo nên bằng ngôn ngữ. Khi viết xong tập thơ, tôi nhận thấy cơ thể tôi là một cái ǵ lớn hơn nhiều cái chiều cao 1m52, và số cân nặng 45kg của tôi. Cơ thể ấy vừa nặng hơn rất nhiều, vừa nhẹ hơn rất nhiều, có lúc nhẹ đến mức trở thành gió, có lúc nặng đến mức một ḿnh tôi không mang nổi. V́ trong tôi có sự hiện diện của nhiều người khác. Không chỉ là sự hiện diện của ba mẹ tôi. Đối với tôi, sự hiện diện tinh thần nhiều khi có tính thể chất, v́ sự hiện diện đó có thể trở thành một yếu tố thể chất. Để nói rơ hơn : nhờ tập thơ này tôi hiểu ḿnh có một người bạn lớn, nếu Phan Huy Đường cho phép tôi gọi ông như vậy. Vào thời điểm tôi thực sự sống trong sự khủng hoảng niềm tin vào bản thân, ông đă hỏi tôi : «Từ Huy có định viết ǵ không?» Câu hỏi đó đă khơi nguồn cho những ǵ cần phải chảy ra khỏi tôi. Đôi khi người khác nh́n thấy ta rơ hơn ta. V́ quả thật tôi đă “định viết” mà không biết rằng ḿnh đă “định viết”. Và Phan Huy Đường đă nh́n thấy ư định ấy ngay cả khi tôi chưa có ư thức rơ rệt về nó. Tập thơ này đă nhận được sự tri âm của nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Dương Tường, nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn. Và nếu như nó ra đời được ngày hôm nay th́ đó là nhờ Hồng Minh, người đă lo lắng cho số phận của nó hơn cả tôi; đó là nhờ nhà thơ Giáng Vân và Ban thẩm định; và dĩ nhiên, nhờ chương tŕnh Lời Vàng Eva. Tập thơ của tôi đă may mắn gặp được những người tâm huyết với văn học. Và tâm huyết với văn học tức là tâm huyết với con người và các vấn đề của con người. Những chữ cái của tôi có thể đến với độc giả, điều đó có nghĩa là chúng đă khởi đi từ sự bất lực của một cá nhân để t́m thấy sức mạnh trong nỗ lực chung của những người làm văn học ở Việt Nam. Tôi tin những ǵ mà chúng ta làm hôm nay sẽ đặt nền móng cho một sự thay đổi và phát triển trong tương lai, dù có thể c̣n rất xa xôi.

 

NTTP: Chị đang làm luận án tiến sĩ văn học về Tiểu thuyết mới của Robbe-Grillet. Nhà văn này có ảnh hưởng như thế nào đến quá tŕnh sáng tác của chị?

TH: Đúng là hiện nay tôi đang làm luận án về Robbe-Grillet. Nhà văn này có một câu nổi tiếng: «Tôi chưa bao giờ nói về cái ǵ khác hơn là về chính tôi». Dù rằng trong tiểu thuyết của ông ấy có đủ bạo lực, bạo dâm, loạn luân, tội ác giết người... Câu nói ấy khẳng định rằng các nhân vật trong tiểu thuyết của ông chính là một phần của bản thân ông, và ông viết là để chống lại «con quỷ» trong ông. Tất nhiên điều đó làm tôi suy nghĩ. Nếu nói rằng tôi có ảnh hưởng của Robbe-Grillet th́ cũng không sai. Tuy nhiên, rất nhiều nhà văn, không riêng ǵ Robbe-Grillet, viết để hiểu chính họ. Sade, Proust, Joyce, Simon, Sarraute, Duras... Và sự «ăn ḿnh», trong cái nền văn hoá mà ở đó tôi đang tiến hành việc học tập hiện nay, không hề bị coi là một nhược điểm. Bởi v́ để có thể «ăn ḿnh», có lẽ cần phải có một thái độ khác với thái độ can đảm của những nhà văn viết để t́m hiểu xă hội, họ là những người dũng cảm và dám chấp nhận nguy hiểm, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng khi họ lên tiếng phê phán xă hội một cách gay gắt, và tôi khâm phục họ. Tuy nhiên, sự «ăn ḿnh» đ̣i hỏi một điều ǵ đó. Để phát triển ư này hơn một chút, có thể xếp Kafka vào dạng các nhà văn «ăn ḿnh» này, bởi v́ tác phẩm của ông cho thấy ông là một phần của cái thế giới do ng̣i bút của ông tạo nên. Ông không đứng ngoài nó, và không đứng cao hơn nó để lên án nó. Các vấn đề trong tiểu thuyết là của chính ông, v́ ông không nh́n chúng như một người ngoài cuộc và có thẩm quyền phê phán, kết án. Cái sự bất lực mà ta thấy rơ trong thế giới của Kafka, không phải chỉ là sự bất lực của một nhân loại chung chung. Trước hết nó là sự bất lực của chính tác giả.

 

NTTP: Cám ơn nhà thơ Từ Huy.

 

 

Nguồn  : Tiền Vệ

Với sự đồng ư của Nguyễn Thị Thanh Phượng và Từ Huy

2007-08-12