ThoTuHuyHoangHung

Khuôn khổ và tự do, thơ và triết lư

 

Có phải Từ Huy đă rất thích thú với ư tưởng có vẻ ngược đời của ḿnh : Trong lúc giới thơ Việt Nam đang say sưa, nhất là các bạn trẻ, hưởng thụ và tin tưởng khăng khăng vào sự tự do mới được đóng dấu cho phép (dù quá muộn màng) của "thi bộ" quốc gia, th́, từ một môi trường mà ở đó tự do có tuổi tác thế kỷ đă trở nên gánh nặng thách thức, chị lại chế ra những cái khuôn mang h́nh chữ cái để đúc ḍng từ vốn thích tuôn chảy miên man trong cơi ư thức của con người ? Chí ít, những cái khuôn mà tác giả tự cưỡng chế thơ ḿnh vào cũng bảo đảm cho thơ chị khả năng tránh xa tệ hại lạm phát vung tí mẹt chữ đang ồn ào một mảng thi đàn. Nén chữ để nổ nghĩa không là chất lượng độc quyền của thơ cổ điển. Nhưng không phải Từ Huy không phải trả giá khi chị "làm đau từ khi trói chặt chúng trong bộ khung chữ hạn hẹp".

 

Dễ nhận thấy khuynh hướng triết lư trong thơ Từ Huy. Thực t́nh tôi sợ những bài thơ gọi là "thơ triết lư". "Thơ triết lư" giết thơ v́ nó nhăm nhăm đưa ra những kết luận, những bài học duy lư mà h́nh như ai cũng biết rồi ! Nhưng tính triết lư của thơ, cái khá hiếm trong nền thơ nặng về duy t́nh của chúng ta, th́ tôi rất hâm mộ. Không ít bài thơ của Từ Huy là những suy tư trên đề tài trừu tượng như : từ & chữ, giọng, tiếng nói, cái tôi, sự rơi… Có những bài mang tính biểu tượng rơ rệt : Ô - Ổ khóa, B - Biển… "Cái triết lư" của Từ Huy không ít khi đă là thơ khi nó trăn trở, nó nhức nhối, nó phản kháng, nó truy vấn, nó hoài nghi, nó hoang mang. Nó giăi bày mà không mong giải đáp hoặc là những nghịch lư chẳng dễ ǵ giải đáp. Nó mơ hồ, khó cắt nghĩa nhưng gợi cho người ta suy tưởng mông lung. Và, quan trọng nhất, khi nó làm ta xúc động : "Đại dương dư thừa nước và những người đi biển vẫn chết v́ khát khát nước và khát vọng". Đôikhi Từ Huy đă chạm đến nỗi đau lớn nhất của con người : sự bất lực. Với nhà thơ, đó chính là sự bất lực của từ. Bất lực mà vẫn không thể không nói ra. Nghịch lư ấy làm bật ra thơ.

 

Hoàng Hưng