TuHuyVaCacConChuCoDoc-TuHuy

 

TỪ HUY VÀ CÁC CON CHỮ CÔ ĐỘC

BÀI: CODET

ẢNH: ĐINH HÙNG SƠN

 

Nguyễn Thị Từ Huy, tiến sĩ Văn học, tốt nghiệp trường Đại học Paris 7, Pháp. Trong một lần bị ốm nằm liệt giường, Từ Huy bỗng t́m được một tư thế rất thích hợp như giang thẳng hai cánh tay, và nằm giống như một chữ T, một tư thế giúp cho chị được thoải mái sau những ngày bất động. Sau đó, chị đă có những thay đổi về ư thức, tư duy và dùng những con chữ làm h́nh thức biểu đạt, chữ, làm nên chữ. Những sáng tác độc đáo này được dịch giả Phan Huy Đường gọi là thơ, và khuyến khích chị xuất bản tập thơ “Chữ cái” đầy chất chiêm nghiệm suy tưởng và triết học, táo bạo để thể hiện nội tâm lẫn thân phận con người qua h́nh thức độc đáo.

Cuốn sách sắp xuất bản: “Alain Robbe – Grillet: Sự thật và diễn giải”.

 

-Đọc tập “Chữ cái” của chị, đúng thật là không c̣n cảm giác của các nhà thơ nữ mong manh yếu đuối hoặc lên gân cứng rắn mà yếu vẫn hoàn yếu. Thật sự có một cảm giác lạ mà tôi cũng chưa thể định h́nh được, c̣n cảm giác của chị khi làm tập thơ này?

-Yếu đuối, mong manh và lăng mạn, nếu độc giả t́m thấy những đặc điểm này trong tập "Chữ cái", th́ có lẽ tiếp nhận đă đi đến những giới hạn không thể kiểm soát của nó, và tác giả không biết làm ǵ hơn là… im lặng. Trong khoảng thời gian lúc các chữ trong tập "Chữ cái" thành h́nh, tôi không nghĩ là ḿnh làm thơ, lại càng không xuất phát từ điểm nh́n của một người phụ nữ. Những chữ cái này giúp tôi có cảm giác được giải phóng khỏi thể loại và giải phóng khỏi giới tính, dù rằng đấy có thể chỉ là một cảm giác lừa mị. Nếu đọc chữ C, bạn sẽ thấy một cái tôi vây bọc trong một cộng đồng những cơ thể không giới tính, bạn sẽ thấy một cái tôi có gương mặt gắn trên những cơ thể xa lạ; gương mặt, cũng như giới tính, biến mất trong thế giới đó. Hệt như cơ thể gió không có giới tính, cơ thể nắng cũng phi giới tính.

-Phi giới tính cũng là một cái … mốt đấy, dường như như vậy nghĩa là chị đă ḥa nhập với nhiều cái tôi khác, nhưng cái tôi khó phân định và phức tạp, quả thật nó đến với chị trong một tuần nằm ốm liệt giường th́ đúng là … ngộ nhanh quá?

-Vâng, những chữ cái này đến với tôi trong một khoảng lặng của đời sống, khoảng lặng quư giá mà nhiều khi ta chỉ có thể có được nhờ một trận ốm, một cơn đau… Khoảng lặng quư giá giải phóng ta khỏi mọi lo âu thường nhật, cho phép ta đủ trống rỗng để có thể đối diện với chính ḿnh. Những người theo đạo thiên chúa luôn tự hào rằng con người là tạo vật kỳ diệu nhất đă được tạo ra trên trái đất này, cấu tạo của cơ thể con người hoàn hảo đến mức kỳ diệu, và thế giới tinh thần c̣n huyền bí và kỳ diệu hơn. Món quà đó của Chúa là vô giá và v́ vậy, phải biết yêu quư và làm nổi bật giá trị của những vẻ đẹp này. Dường như, trong cuộc mưu sinh quá bận rộn và khắc nghiệt, ta thường quên đi giá trị của cơ thể và giá trị của đời sống tinh thần, và đôi khi một trận ốm có thể giúp ta nh́n rơ sự bất công mà chính ta áp đặt cho ḿnh, cũng có thể cả sự bất công mà ta tạo ra cho người khác.

-Chị có phải cố gắng để chạy theo h́nh thức không?

-Không phải là tôi t́m thấy h́nh thức biểu đạt này, những cơ thể chữ đă lựa chọn thời điểm lúc mà tôi bị ốm, lúc mà cơ thể tôi có vấn đề, để đến với tôi. Đối với tôi, các chữ cái này không phải là kư hiệu, chúng là những cơ thể. Chúng mang trong ḿnh các cung bậc của t́nh cảm và các trạng thái của tư duy, sự trống rỗng và đầy ắp của bản thể. Tuy nhiên, tôi hiểu rất rơ rằng, đó chỉ là "đối với tôi". Tôi hiểu rất rơ rằng, rất có thể số phận của chúng ở trên đời này cũng giống như số phận của những tiếng nói gieo nơi nơi để gặt hái sự im lặng đóng băng, có nghĩa: chúng không là ǵ cả.

 

-Chị đă mở cửa cho những cảm xúc như thế nào?

-Tất cả mọi định kiến, mọi thành kiến đều có thể trở thành gông xiềng đối với mọi hiện tượng của đời sống. Cảm xúc cũng có thể trở thành một thứ định kiến của thơ, đến mức nó có thể, một cách nghịch lư, ngăn không cho chúng ta thấy rằng, bất kỳ một phương thức nghệ thuật nào, bất kỳ một h́nh thức biểu đạt nào cũng đă mang trong nó cảm xúc, như một tất yếu. Điều đáng nói là ta quan niệm như thế nào là cảm xúc. Trong cảm nhận của cá nhân tôi, thơ rác có cảm xúc mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những bài thơ ướt át đầy rẫy "anh, em, t́nh yêu, nhớ nhung…" mà ta bắt gặp thường xuyên xung quanh ta. Sẽ rất sai lầm khi nói rằng các nhà tiểu thuyết ít cảm xúc hơn nhà thơ, hay các triết gia ít cảm xúc hơn những người làm nghệ thuật. Chỉ có điều cảm xúc của họ kết tinh ở một h́nh thái khác. Bạn hăy thử đọc Nietzsche xem.

-Cái "tôi", "Từ" mà chị đem vào thơ, là một tôi, một Từ giống khác chị ở những điều ǵ?

-Đó là một cái tôi, là những Từ của một thế giới khác, thế giới của chữ và từ, thế giới của ngôn ngữ, thế giới của tưởng tượng và ảo tưởng.

-Sống là đang trên đường đi tới cuộc hẹn với chính ḿnh, có rất nhiều ư nghĩa trong chữ X của chị?

-Tôi đang trên đường đi tới cuộc hẹn với chính tôi. Có nghĩa là tôi chưa t́m gặp được tôi, và do đó chưa biết tôi thực sự như thế nào. Chữ X cũng là một câu hỏi: Tôi phải đi đến bao giờ mới gặp được chính ḿnh ? Lúc nào là lúc tôi có thể gặp chính ḿnh ? Và chân trời là ở đâu? Thực ra tôi không thể trả lời được. Hoặc chỉ có thể trả lời vào phút cuối, tức là cùng với cái chết. Nhưng ở thời điểm đó, nếu các câu trả lời xuất hiện, th́ chúng sẽ xuất hiện để ngay lập tức rơi vào im lặng. Tuy nhiên mọi việc không có ǵ bi quan, v́ sự lựa chọn và t́m kiếm thái độ sống, cách thức sống, sự lựa chọn cách thức sử dụng thời gian, đó đă là một h́nh thức trả lời. Sống là đang trên đường đi tới cuộc hẹn với chính ḿnh. Điểm hẹn chính là đường chân trời, là ranh giới của các mảnh không thể hợp nhất của bản ngă. Ranh giới đó là một khoảng trống cắt chữ X ra làm đôi. Trong thực tế không thể tŕnh bày chữ X nếu không có khoảng trống đó. Điểm giao nhau giữa hai đường chéo của chữ X trong bảng alphabet buộc phải biến mất khi mà chữ X trở thành một cơ thể được kết cấu bằng các từ. Điểm giao nối đó buộc phải biến thành một khoảng trống th́ chữ X mới có thể hiện h́nh được. Do vậy có thể nói khoảng trống chính là một phần của chữ X, một phần của cái bản thể trọn vẹn, nhờ nó mà bản thể trở nên trọn vẹn trong sự không trọn vẹn vĩnh viễn của nó.

 

-C̣n bài thơ “Cứt và hoa hồng th́ sao”? Trong đó có mấy câu như: Văn chương là cô gái điếm? Văn chương dùng để thoả măn sự thù hận, nó là hung khí. Và cuối cùng,… nó là cứt. Đây phải chăng là một sự chạy đua của thế giới những ngôn từ bị coi là tục tĩu và ít… nên dùng?

-Tôi đọc câu thơ của Antonin Artaud: "Ở đâu có mùi phân, ở đó có mùi tồn sinh" và nhớ lại rằng tác phẩm có câu này, Pour en finir avec le jugement de Dieu (Để kết thúc sự phán xét của Chúa), đă bị cấm phát thanh trong ba mươi năm v́ một trong những lư do là nó sử dụng những từ bẩn thỉu. Ông tổng giám đốc Radio France, Wladimir Porché, khi lập luận như vậy đă quên mất rằng, trước đó rất lâu, Hugo đă đưa cứt vào văn học; khi nhắc lại nó từ miệng Cambronne, ông đă b́nh luận: "Từ đẹp nhất mà một người Pháp đă nói. C̣n ǵ cao quư hơn khi nói xong từ này và chết". Cũng trong "Những người khốn khổ", cứt trở thành biểu tượng cho sự hi sinh của con người vĩ đại Jean Valjean, người thực sự đă sống một cuộc đời của cứt: "Cứt giúp mùa xuân làm nở hoa hồng". Sự phân cấp thứ hạng, phân biệt tôn ti trật tự, do xă hội qui định đă tạo nên rất nhiều bất công, và bất công này, như ta thấy, cũng không loại trừ các chất liệu văn học. Rất nhiều khi, văn chương đích thực cũng giống như cứt, phải chịu sự khinh bỉ, cấm đoán của xă hội, nhưng một khi nó đă là cứt, th́ rồi một ngày, nó sẽ đi qua mùa xuân để làm nở hoa hồng.

 

-Chị nghĩ về nghệ thuật phê b́nh của Việt Nam? Dường như sau những đợt "đụng chạm" nhè nhẹ trong phê b́nh văn học, chị cũng đă có một sự… "ren rén"?

-Từ "phê b́nh" ở nước ta gần đây xuất hiện một từ đồng nghĩa mới: "đánh". Một khi phê b́nh trở thành "đánh", th́ một người làm phê b́nh có trách nhiệm với nghề có quyền từ chối cái hoạt động thiếu lành mạnh này. Tuy nhiên anh ta, hay chị ta, lại có trách nhiệm phải tham gia vào các cuộc tranh luận mang tính học thuật. Tranh luận có ư nghĩa khoa học nhất, theo tôi, là tạo ra được hệ thống các vấn đề, các thuật ngữ mới. Khi mà một hệ thống các vấn đề mới, một hệ thống thuật ngữ mới được tạo ra, th́ một cách hiển nhiên, nó mang trong nó tính tranh luận, nó sẽ đụng chạm với hệ thống các vấn đề, và các thuật ngữ cũ, đồng thời nó cũng đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Như vậy, sự "đụng chạm" là không thể tránh khỏi trong khoa học, hay nói cách khác, làm khoa học chính là đụng chạm, nếu không đụng chạm th́ không phải là khoa học, v́ nếu không đụng chạm, th́ sẽ không có sự phát triển trong khoa học. Hệ quả là nếu sợ đụng chạm th́ không thể làm khoa học được. Vậy vấn đề là lựa chọn sự đụng chạm nào, sự đụng chạm giúp phát triển tư duy, hay sự đụng chạm làm mất thời gian của người khác và của chính ḿnh?

 

 

-Chị cũng có ư định dịch thuật các tác phẩm phải không, không biết liệu cái dự án của chị có là ảo tưởng trong cái thời người ta lúc nào cũng quay cuồng với cuộc sống?

-Dù cảm thấy rất buồn, tôi cũng buộc phải nói rằng, công việc trong các trường đại học hiện nay đă tụt hậu quá nhiều so với khu vực. Chương tŕnh của chúng ta lạc hậu hàng nửa thế kỷ so với thế giới. Trong khi những tác gia kinh điển của thế kỷ XX đă trở nên lỗi thời ở Nhật, đă trở nên phổ cập ở Trung Quốc, ví dụ như Foucault, Deleuze, Derrida, Levinas… và hiện nay họ đă quan tâm đến những vấn đề khác, th́ những tên tuổi này vẫn c̣n rất xa lạ với chúng ta. Việc giảng dạy khoa học xă hội ở đại học Việt Nam thậm chí c̣n tụt hậu so với các hoạt động xuất bản trong nước… Cá nhân tôi đang xây dựng một dự án dịch và giới thiệu một cách có hệ thống những tác giả quan trọng của triết học và văn học Phương Tây được coi là đương đại, ít hoặc chưa từng được giới thiệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự án này của tôi chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện được hỗ trợ về tài chính, v́ với đồng lương của tôi hiện nay, sống để làm khoa học chỉ là một ảo tưởng, một ảo tưởng không hề có tí chất thơ nào. Hy vọng rằng tôi và những người muốn tiến hành dự án này sẽ t́m được những hỗ trợ cần thiết để thực hiện công việc.

Cảm ơn chị.

 

Codet

 

Bài in trên tạp chí « Thể thao văn hóa và đàn ông » số tháng 3- 2009