Upsidedownism hay nghệ thuật của những nghịch lư

 

Đối với Nguyễn Đại Giang, người sáng lập trường phái nghịch đảo, hội họa cũng là một h́nh thức tư duy.

Upsidedownism được sáng tạo, bởi ba yếu tố, như chính Đại Giang đă nói trong bài phỏng vấn mà tôi thực hiện đầu năm 2014: cuộc sống, tưởng tượng và tự do.

Dĩ nhiên, ba yếu tố đó siêu vượt thù hận. Mặc dù Đại Giang có đủ lư do để thù hận (bảy năm bị giam cầm trong nhà tù ở miền bắc xă hội chủ nghĩa, vượt biên trong đày ải, ba năm ngồi tù ở Hồng Kong), nhưng thù hận không có chỗ trong tranh của ông. Người ta không thể sáng tạo cùng với thù hận. Hận thù chính là cái nhà tù giam giữ con người trong quá khứ. Sáng tạo, về bản chất là yếu tố thuộc về tương lai. Người ta không thể thoát khỏi quá khứ để tiến tới tương lai nếu cái nhà tù thù hận vẫn c̣n trong lồng ngực.

 

Sẽ khó mà hiểu được upsidedownism nếu tách hội họa của Nguyễn Đại Giang ra khỏi cuộc đời của Nguyễn Đại Giang.

Một cách chủ quan, tôi cho rằng không có trường phái upsidedownism nếu Đại Giang yên phận làm một giảng viên đại học mỹ thuật ở Việt Nam, lúc đó ông sẽ như bao giảng viên đại học mỹ thuật hiện nay, hoặc thậm chí có thể làm « quan lớn » trong hội Mỹ thuật cũng nên, nhưng ông sẽ không thể sáng tạo một trường phái.

Sẽ không có upsidedownism, nếu không có những năm tháng Đại Giang phải ngồi tù, vượt biên và lưu vong. Và sẽ không có những năm tháng tù đày, không có vượt biên, không có lưu vong, nếu Đại Giang không có t́nh yêu đối với tự do, và nếu Đại Giang không phải là người tự do.

Nhà tù và đời lưu vong là cái giá mà nghệ sĩ phải trả cho tự do và nghệ thuật.

Nghịch lư làm người trong một xă hội toàn trị là như vậy : những người tự do nhất của xă hội chính là những người bị bỏ tù v́ dám chống lại thân phận nô lệ.

Và nghịch lư làm nghệ thuật trong một xă hội toàn trị là như vậy : chính là một công nhân làm nồi đă sáng tạo ra trường phái hội họa mới chứ không phải là những quan chức hội họa nắm giữ các danh vị cao nhất mà chế độ ban cho.

Mọi thứ trong xă hội toàn trị đều bị đảo ngược hết, mọi giá trị đều bị đảo ngược. Những trí thức chân chính như Nguyễn Mạnh Tường phải vá xe đạp, phải đứt ruột bán từng cuốn sách để tồn tại qua ngày; và những đao phủ như Phan Trọng Thưởng, ngồi ở « ngôi cao » - Hội đồng lư luận phê b́nh trung ương, dùng sự thiếu hiểu biết và yếu kém khoa học của ḿnh để trừng phạt những người dám đẩy nghiên cứu ra ngoài khuôn phép của đảng. Tất cả đều ở trong t́nh trạng bị đảo ngược.

Đại Giang đă suy tư về tất cả những nghịch lư mà ông trải qua bằng chính cuộc đời ông, những suy tư đó mang lại kết quả là tranh đảo ngược và siêu đảo ngược.

Dĩ nhiên, hội họa nghịch đảo không phải là sự phản ánh t́nh trạng đảo ngược của xă hội toàn trị. Nếu chỉ phản ánh th́ chưa có nghệ thuật đích thực.

Hội họa nghịch đảo của Đại Giang là một thứ triết lư bằng h́nh ảnh về một phương thức của tồn tại. Nghịch đảo trở thành nghệ thuật bởi nó là một cách nh́n thế giới, một cách nh́n đời sống.

Trong cách nh́n đó, hẳn nhiên không có bóng dáng nghiệt ngă của xă hội toàn trị, mặc dù chính cách thức vận hành của xă hội toàn trị và số phận con người trong xă hội toàn trị là chất liệu nền tảng trên đó nghệ sĩ chưng cất, thăng hoa và kết tinh thành quan niệm nghệ thuật của ḿnh. Con đường đi của nghệ thuật là như vậy, từ chất liệu trần trụi và tàn bạo của thực tế, qua các trạng thái trải nghiệm, tư duy và thăng hoa, khi được hiện hữu thành sáng tạo th́ nó đă thanh lọc hết, tẩy rửa hết, chỉ c̣n đọng lại thành cái đẹp, tức là nghệ thuật. Và dĩ nhiên, thù hận, tuyệt vọng, đau đớn cũng được thanh lọc trong quá tŕnh đó, quá tŕnh h́nh thành nghệ thuật, để cuối cùng c̣n lại trong tác phẩm là những ǵ xứng đáng được gọi là nghệ thuật.

Một trường phái nghệ thuật đâu có đơn giản mà h́nh thành được, nó ra đời khi người nghệ sĩ dám chấp nhận một cuộc phiêu lưu v́ tự do và nghệ thuật, một cuộc phiêu lưu có thể gây nguy hiểm cho cả cuộc sống và cho cả tính mạng của ḿnh.

 

Trong khi HNVVN, như ta đang chứng kiến, biến thành chiến trường ở đó sặc mùi khí tài, mùi thuốc súng mùi đạn dược mùi gươm đao ; ở đó những văn nô vung bút như vung gậy để thị uy quyền lực và để phục tùng quyền lực, để đe dọa, để giết chóc; ở đó  người ta tụ tập tiệc tùng, kể công trạng, tâng bốc lẫn nhau và tự tâng bốc chính ḿnh… ; th́ những nghệ sĩ đích thực sáng tạo bằng chính nỗi bất hạnh của họ, bằng t́nh yêu và tự do.

Câu hỏi gây phiền muộn là : có bao nhiêu người nh́n thấy điều đó ?

Có bao nhiêu người trong xă hội chúng ta ủng hộ nghệ sĩ chân chính và tẩy chay đám văn nô và bút nô ? Bao nhiêu người ủng hộ khoa học chân chính và tẩy chay ngụy khoa học và phản khoa học ? Bao nhiêu người ủng hộ tự do và tẩy chay sự nô lệ ?

Paris, 10/7/2015

Nguyễn Thị Từ Huy