NguyenTuongBachMNTMuaLut

 

Nguyễn Tường Bách

Tùy Bút Mùa Lụt

 

Quê tôi xứ Huế mỗi năm lụt vài lần, đó là điều ai cũng biết.

Như một người đẹp khó tính, sông Hương có nhiều khuôn mặt. Sông chảy từ Tây sang Đông nên trong buổi hoàng hôn, ánh chiều đọng lại dọc theo ḍng, sông sáng lên như một giải lụa giữa hai bờ sẩm tối. Nếu trong bầu trời mọc một mảnh trăng non, ḍng sông sẽ mềm mại không sao tả xiết. Thế nhưng vào mùa lụt th́ cũng chính ḍng sông đó lại vùng lên tràn bờ, ào ạt chảy một thứ nước đục ngầu, mang theo vô số củi đen, cây găy.

Thứ nước lụt mà người Huế gọi là "nước bạc" là một thứ nước đục nhờ nhờ, trẻ con như tôi ngày xưa không biết từ đâu mà có. Hỏi người lớn th́ được nghe nói "trên nguồn chảy xuống" nhưng hỏi "nguồn" ở đâu th́ không ai biết. Giữa ḍng th́ nước chảy cuồn cuộn đáng sợ, nhưng khi lên đến đường, tràn vào hóc hẻm mọi nhà th́ nước hiền lành trở thành bạn của chúng tôi. Trong thứ nước bạc đó có cơ man nào là tép, đưa rổ xuống là xúc được tép. Thỉnh thoảng chúng tôi may mắn câu được cá ngạnh, bụng đầy trứng. Mùa lụt chúng tôi được ăn cá ngạnh, cá ch́nh. Cá ngạnh giống cá trê nhưng nhỏ hơn, nghe nói cũng "trên nguồn" đổ xuống. Tôi nghiệm ra những thứ ǵ không ai biết xuất xứ th́ được người Huế cho là "trên nguồn" đổ xuống cả. Cá chính cũng là thứ cá nguồn, có con to như bắp đùi, mùi thịt rất lạ, mỗi năm chúng tôi chỉ ăn được một hai lần. Trong thứ nước bạc đục ngầu đó, tôi chỉ sợ nhất là rắn đẽn. Người lớn nói ai cũng rắn đẽn cắn là chết liền. Nhưng tôi chưa nghe ai bị rắn đẽn cắn cả. Nước tràn lên bờ th́ dĩ nhiên trường học đóng cửa, con nít nghỉ học, chúng tôi tha hồ chơi. Tṛ chơi của các nít xứ Huế bốn mươi năm trước chỉ là thả tàu bằng cái lon sắt tây đựng cá ṃi, đôi khi có buồm làm bằng vải rẻo. Người lớn bày cho chúng tôi cột một miếng xà-pḥng sau tàu, xà-pḥng nhả ra một thứ bọt lăn tăn, có sức đẩy tàu tiến lên. Cứ thế mà chúng tôi chơi từ sáng đến chiều.

Lụt là niềm vui con nít, chúng tôi nào cần biết đến nỗi lo của người lớn. Không có ǵ sung sướng hơn khi trong đêm lắng nghe mưa to gió lớn, sáng ra trước đường đă có nước. Chúng tôi nghe người lớn nh́n trời ngóng gió, nếu họ buột miệng nói mưa nay là mưa lụt đây, gió này là gió ngược sông đây, sắp lụt to đây...chúng tôi sẽ khấp khởi mừng thầm. Người lớn chuẩn bị đôn bàn ghế lên, c̣n chúng tôi sửa soạn chiếc tàu con, chiếc vợt bằng vải mùng để bắt tép, thau nhôm đựng cá.

Trong mùa lụt, người ta vừa nhàn hạ vừa bận rộn. Xem ra ai cũng gấp rút, xung quanh lúc nào cũng có tiếng kêu ơi ới. Nhưng người lớn có người khỏi đi dạy, miễn đi làm...lại thú vị lấy sách ra đọc, lấy cờ ra chơi hay cùng trẻ con đi lội lụt. Chúng tôi th́ có việc làm của ḿnh v́ con đường đă biến thành ḍng sông, chuyện ǵ cũng đáng thích cả. Trên ḍng sông đó, những chiếc thuyền cót trét dầu rái chở vô số người và hàng hóa xuôi ngược. Họ vẫn đi buôn đi bán, đi thăm ông bà cha mẹ để tỏ ḷng hiếu thảo, đến nhà này nhà kia để đôn bàn ghế. Người lớn chỉ biết lo chuyện bàn ghế bị hư, hàng hóa bị trôi, sách vở bị ướt, chắng ai hơi đâu mà la rầy chúng tôi. Thế nhưng, lụt ở Huế chỉ kéo dài chứng vài ba ngày là nhiều, lúc chân trời hừng sáng là lúc nước rút, ḷng trẻ con buồn như chiều mồng hai tết. Nước rút rồi th́ người lớn rút chổi rành ra quét bùn non, con nít lấy sách vở ra học lại.

Về sau tôi không c̣n ở quê mà lên phố. Sau mỗi đêm mưa to giớ lớn, tôi lại chạy ra ban-công, nh́n sông Hương và xem Đập Đá. Đập Đá là đoạn đường ngắn cắt sông Hương, nối thành phố với Vĩ Dạ. Đập Đá tràn nước th́ quê tôi lụt, đó là kinh nghiệm lâu năm của tôi. Nhưng quan trọng nhất là khi Đập Đá đă tràn th́ trường học đóng cửa v́ thầy tṛ có nhiều người từ Vĩ Dạ đi lên. Thế là tôi lấy cớ đi thăm ông bà, thốc áo mưa lên thuyền về quê. Lớn hơn đôi chút, tôi vẫn c̣n ham nước bạc, vẫn đưa mắt nh́n chừng rắn đẽn, nhưng đă thấy cái vất vả của người lớn trong mùa lụt. Thuyền càng đi, nước bạc vào nhà càng sâu, có nơi tới bụng tới ngực. Tôi khám phá ra một điều mới. Trẻ con như tôi đâu phải ai cũng yêu thích lụt lội, chúng cũng vô cùng khốn khổ v́ đôn bàn ghế và vớt vát những gia sản nhỏ bé của ḿnh. Nước mắt của chúng cũng đă đổ khá nhiều v́ người lớn nóng tính và tiếc của. Thuyền của tôi đi qua vạn nhà đ̣, họ cũng chộn rộn sợ sệt khi nước lớn và chảy xiết. Trẻ con nhà đ̣ không hề b́nh chân như vại như tôi thầm tưởng.

Mưa gió lụt lội là một phần của thời thơ ấu tôi. Về sau khi ra nước ngoài học tập, tôi vẫn nhớ mùa mưa băo xứ Huế và hay mua gửi về thứ áo mưa thật tốt để thay cho chiếc tơi lá mà cha ông tôi hay dùng. Tôi vẫn mơ về Huế đúng mùa lụt để đi đ̣, để nhớ lại cảnh đời xưa. Gia đ́nh tôi lại khuyên phải tránh những tháng tám tháng chín để đỡ băo lụt, nhưng tôi vẫn thầm mong.

Năm ngoái tôi về lại Huế, may thay đúng những ngày lụt. Tôi vội lấy Honda về Đập Đá. Nước tràn mạnh qua đập, cảnh sát đề bảng cấm xe người vượt qua. Nhiều người tụm năm tụm ba đứng ngó nước chảy, đúng là phong cách Huế. Nước đă lên Hàng Bè. Tôi chạy xe về cầu Đông Ba, gửi xe, xắn quần, lội nước bạc lên ghe. Ôi, thời gian như dừng lại, xem ra nó chẳng chịu trôi trong xứ Huế này. Sau bốn mươi năm vẫn là những chiếc ghe bằng cót phết dầu rái. Thế nhưng chúng vẫn đủ sức chở đầy người và hoa quả. Ghe hướng về Bao Vinh, vẫn thứ nước bạc trăm năm không hề thay đổi. Nước sông chảy mạnh, người ta rớ cá cũng vẫn bằng chiếc rớ với bốn cây tre buộc chụm lại. Người lớn kéo lưới, một đám trẻ con bu lại đứng coi. Có tiếng chửi thề, càm ràm năm nay ít cá.

Người ta vẫn đi lội lụt, áo tơi lá ngày xưa đă nhường chỗ cho những chiếc áo mưa mang chữ sport. Té ra cũng có thay đổi. Con nít chơi với những chiếc tàu hẳn hoi bằng ni-lông, có thứ chạy bằng pin. Thau nhôm ngày xưa không c̣n, ngày nay người ta xài thau ni-lông xanh đỏ, nhiều kích cỡ khác nhau, cái này nằm gọn trong cái kia. Nhưng các vạn nhà đ̣ đă bị giải tỏa, những cuộc đời nhỏ bé và ướt át đó nay đi vể đâu ?

Bao Vinh đây, nước bạc đă ngập ngang ngực. Bên kia sông, Tiên Nộn xa tít. Cả nhà trố mắt ngạc nhiên khi tôi sùm sụp áo mưa đi vào. "Đi chi vất vả rứa? Trời ni gọi tê-lê-phôn thăm được rồi!". Th́ ra, sau bốn mươi năm, Huế tôi cũng có thay đổi, bây giờ nhiều nhà đă có điện thoại. Tôi cười dấu ư nghĩ của ḿnh. Tôi về thăm bà ngoại tỏ ḷng hiếu thảo cũng có, nhưng thật ra là đi thăm thời thơ ấu của ḿnh. Nước vô đầy trong nhà, tôi hỏi thăm và biết trước câu trả lời, lụt xứ Huế là chuyện cơm ngày ba bữa. Tôi hỏi chuyện ăn, ở nhà biết ư tôi cho hay cá ch́nh mấy năm sau này rất hiếm, rất đắt, chỉ khách sạn mới có. V́ thế mà người ta ráo riết bắt cá ch́nh trong mùa lụt. Th́ ra tiếng càm ràm "ít cá" hồi năy cũng có lư. Tôi hỏi chuyện sống và biết tuy lụt lội thế thôi nhưng năm nay bà con dễ thở, "gạo hăm hai", tức là mười ngàn mua được hăm hai lon gạo. Tính nhẩm th́ chị chèo đ̣ hôm nay ăn không hết cơm rồi. Kể chuyện áo mưa th́ bây giờ người ta văn minh lắm, có thứ áo mưa mặc một lần là vứt. Quần áo th́ đâu c̣n ai mặc áo rách, áo không mô-đen th́ không ai mặc. Xứ Huế ḿnh cũng ghê thật, tôi nói theo và ḷng thầm nghĩ thời gian không dừng lại bao giờ, quê ḿnh cũng đă khá lên rồi. Có tiếng điện thoại reo, ông cậu tôi bên Canada gọi về hỏi thăm, nghe bên nhà lụt. Xứ Bao Vinh này cũng đă "hội nhập" vào quốc tế rồi chứ không phải tầm thường.

Nói chuyện với trẻ con đang hớn hở chơi nước lụt, tôi giả bộ ngó trời mây, nói chân trời đă sáng, chắc ngày mai nước rút. Chúng nh́n tôi không tin hẳn v́ chúng nghi ngờ khả năng thiên văn của tôi đă đành mà tâm lư chúng vẫn mong nước chưa rút. Th́ ra có một điều trăm năm không hề thay đổi, đó là tâm lư con người. Rồi chúng sẽ lớn như tôi, chúng sẽ nhớ những chiếc tàu xanh đỏ đó, chúng sẽ bồi hồi trong một ngày nước dâng ngập bờ.

7.1997

 

 

Hoa trên cát

Ấn tượng của đại dương đậm nét trong ta là không gian mênh mông với vô số sóng biển nhấp nhô. Trên thế giới có những vùng như biển mà không phải biển. Đó là sa mạc.

Không gian của sa mạc Sahara không kém đại dương bao nhiêu. Nó chiếm hẳn một phần ba của miền bắc châu Phi, có một diện tích cỡ bằng toàn bộ nước Mỹ. Vùng sa mạc bao la đó không phải chỉ là một vùng đất bằng phẳng mà có núi có trũng. Ngọn núi cao nhất của nó đo được 3415m, cao hơn cả đỉnh Phanxipang của Việt Nam. Nơi thấp nhất của Sahara nằm dưới mặt nước biển đến 134m. Điều đó có nghĩa, nếu Sahara được trời cho đầy nước th́ đây là một vùng có núi có hồ, có lẽ không kém phần xinh đẹp so với các nơi khác trên thế giới.

 

Thế nhưng, thiên nhiên xem ra bất công với châu Phi, nơi đây quá ít mưa. Có những vùng mà suốt cả chục năm không mưa, có nơi chiếm kỷ lục 17 năm không mưa. Thanh thiếu niên châu Phi có kẻ cả đời chưa biết giọt nước trên trời rơi xuống là ǵ. Thiên nhiên cho miền đất này quá ít sông hồ và khoảng cách vô tận giữa biển cả và trung tâm lục địa châu Phi làm không khí nơi đây cực khô, không đủ độ ẩm để tạo mưa. Cái khô khốc của khí trời đó có một hệ quả không mấy dễ chịu. Nó làm nhiệt độ ban ngày rất nóng, có thể trên 50 độ C và ban đêm trời lạnh làm nước có thể đóng băng. Và sự biến thiên của nhiệt độ tưởng chừng chỉ ảnh hưởng lên con người đó lại tác dụng lên cả đá, nó làm đá nứt nẻ và sau nhiều trăm triệu năm, cùng với các yếu tố địa chất khác, đá biến thành cát.

 

Nhiều người cho rằng, sa mạc chỉ có cát. Không phải ! Tại Sahara chỉ khoảng 25% là cát, phần c̣n lại là sỏi và đá. Nhưng một phần tư diện tích Sahara phủ đầy cát là quá đủ, quá nhiều cho những người yêu cát. Ai mà có thể yêu cát, ngoài nhà công nghiệp luyện cát làm thủy tinh ? Có chứ. Có những người đi cả nửa ṿng trái đất, đến Sahara để ngắm những sóng cát, đụn cát, để thấy một mặt khác rất bí hiểm và đầy duyên dáng của thiên nhiên. Khách đến Sahara cũng để ngẫm nghĩ về một cái được gọi là sức sống,  tiếng nói th́ thầm miên viễn của thiên nhiên, của người và vật luôn luôn muốn thể hiện và bảo tồn, kể cả trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Và cũng có nhiều kẻ,  đến Sahara để khi về lại quê hương ḿnh, biết tôn trọng một vùng xanh tươi của sông hồ, biết tôn quí thứ báu vật của trời cho mà ḿnh cứ tưởng là một điều dĩ nhiên. Sahara quá lớn nên không ai tự hào ḿnh biết hết, phần lớn đều thăm Sahara từ phía Bắc, từ các nước Tunisie, Algerie, Marocco.

 

Địa h́nh tự nhiên sa mạc sinh ra những vùng cát không theo một qui luật nhất định nào cả. Đến Sahara khách sẽ ngỡ ngàng v́ quá nhiều danh từ đặt tên cho cát. Cũng như người phương Tây lấy làm lạ tại sao ta có quá nhiều từ như cháo, gạo, cơm, nếp, tẻ, tấm, cám…chỉ để nói về rice th́ chỉ một thứ cát mà tại Sahara có hàng chục từ nói về nó. Cát có sỏi khác, cát có đá khác, đụn cát cao khác, đụn cát thấp khác, đụn cát có h́nh bán nguyện khác, đụn cát có h́nh tṛn lại khác nữa. Giữa những vùng toàn cả những hạt cát rời đó có những khu vực cát cứng mà người ta gọi là Gassi, trên đó xe cộ có thể lưu thông. Trên những trục lộ đó khách có thể đi hàng trăm cây số để ngắm nh́n biển cát, một vùng đất kỳ lạ của địa cầu mà mới nghe ta dễ tưởng gây cảm giác nhàm chán.

 

Nếu tại sa mạc hầu như không bao giờ mưa th́ nơi đây luôn luôn có gió. Băo cát là cơm bữa của người và vật sống trong sa mạc. Thế nhưng cũng có những cơn băo cát đă trở thành huyền thoại v́ sức tàn phá của chúng. Có những ốc đảo và nhiều đoàn thương nhân đă bị băo cát xóa tên vĩnh viễn. Sức gió cực mạnh thường bốc cát lên cao cả ngàn mét và đưa chúng đi rất xa, có lúc ở châu Aâu mà xe cộ được phủ bằng một lớp cát vàng nhạt của sa mạc Sahara. Dưới sức gió, cát thường được dồn thành từng đụn có lúc cao đến 300m và sườn của chúng được trang trí bằng những sóng cát li ti hết sức lạ lùng. Sóng cát đều đặn tới mức mà người ta phải tự hỏi phải chăng thiên nhiên đang chơi một bản ḥa ca bằng cát mà đây là điệp khúc bất tận của nó. Có kẻ bi quan hơn tự hỏi, phải chăng thượng đế đă tuyệt đường sáng tạo để cho nơi đây một sự lặp lại trùng điệp của ư tưởng để sinh ra những đường nét kỷ hà mà thứ bậc giản đơn của nó chỉ có trong cơ cấu tạo h́nh của pha lê.

 

Điều lạ lùng là sự lặp lại đó đối với con người không hề nhàm chán. Dưới ánh sáng mặt trời biển cát hiện lên một màu vàng óng mượt rực rỡ. Trên mặt cát đó không hề có vết chân sinh vật nên nó cực kỳ mịn màng và tinh khiết. Buổi chiều, khi mặt trời dần lặn, các đụn cát óng lên một màu tím than trước khi rút vào màn đêm. Và ta đừng tưởng chúng bất động. Nếu tuần sau, khách đi ngang lại miền cát vàng tinh khiết đó th́ những gợn sóng đă đổi dạng, có thể những đụn cát đă xê dịch lại gần hơn hay xa hơn đường xe chạy, có thể chúng đă biến mất. Và lúc đó ta mới biết thượng đế chưa cạn hết tư tưởng, thiên nhiên vẫn c̣n biết sáng tạo. Ai đă xem phim Bệnh nhân người Anh th́ có thể cảm nhận một phần vẻ đẹp lạ lùng của biển cát.

 

Trong vùng thiên nhiên chỉ đầy đá, sỏi và cát đó, lạ thay, sức sống vẫn thể hiện. Nơi đây cây lá dĩ nhiên không được ưu đăi như trong rừng nhiệt đới nhưng thực vật vẫn t́m cách đâm chồi nẩy lộc, chỉ với chút sương ẩm hay nước ngầm tối thiểu. Thế nên rải rác trong các vùng sỏi đá có nhiều bụi cây thấp nhỏ với lá dày và thân nhiều gai để giữ nước, cầm cự sống. Thảng hoặc chỗ nào có chút nước ngầm hào phóng th́ cát đá vội sinh ra một loại dưa hấu dại, vỏ của chúng cũng có sọc như dưa hấu của ta. Về thú th́ chỉ có một loài chồn với cặp tai rất to mang tên là Fennek mới sống nổi. Trong họ chồn cáo th́ chỉ có chúng mới chịu sống trong sa mạc. Trong loài ḅ sát th́ có một số rắn và cắc kè sinh tồn, da của chúng mang màu của cát. Có một điều lạ là có một loài châu chấu cũng sống được nơi đây, dáng của chúng không hề khác châu chấu Việt Nam. Nhưng nói đến động vật th́ không ai có thể quên lạc đà, đó là con vật vô địch trong tài nhịn khát. Chúng có thể nhịn uống vài tuần liền, nhưng khi sẵn nước th́ chúng tợp một hơi có thể đến 150 lít. Oâi, những con lạc đà, chúng là hiện thân của những vị du tăng kham nhẫn, chậm răi đi từ phương trời này qua chân trời khác, không chút tham cầu, xa rời vọng tưởng. Và con người ? Trong cảnh hoang vu này vẫn có con người. Hang động là nhà của họ v́ không có lều bạt nào chịu nổi cơn băo cát. Khách vào thăm “nhà” của họ hẳn sẽ có người ngạc nhiên v́ sự ngăn nắp sáng sủa, có nơi nấu nứơng, có nơi ngủ nghỉ. Và cũng có khách bỗng nhớ quê hương ḿnh v́ thấy họ dệt vải, dệt thảm ra những màu nâu hay xanh có sọc như ở xứ ta, chúng chính là vải “thổ cẩm” đặc trưng của châu Phi. Trong điều kiện khắc nghiệt nhất của thiên nhiên này của Sahara mà các loài thực vật, động vật và con người vẫn tiếp tục sinh tồn. Sức sống của thiên nhiên dường như chờ có chút điều kiện thuận lợi là vội thể hiện.

 

Thế nên trong một vùng tưởng chừng như bị “thượng đế bỏ rơi” này, sức sáng tạo của thiên nhiên càng thuyết phục hơn, càng dễ làm ta động tâm hơn. Hơn thế nữa, sa mạc c̣n dành nhiều cảm khái cho những ai biết yêu chúng. Khách thăm sa mạc thường được ngồi lưng lạc đà. Một khi lạc đà chở khách có chút ngơ ngác và khi những người bản xứ mặc áo thổ cẩm nhảy trên lưng lạc đà xuống đất, khách cần đưa mắt theo dơi họ làm ǵ và sẽ khám phá ra một điều. Họ đi t́m hoa trên cát. Hoa ǵ mà mọc trên cát?

 

Trong vài chỗ trũng của sa mạc, ở những nơi có mạch nước ngầm th́ thỉnh thoảng có nhiều khe hở tí hon mà từ phía dưới, nước ngầm trào lên mặt cát. Dưới sức nóng và độ khô của không khí, nước ngầm sớm bốc hơi và các khoáng sản trong nước kết tinh lại thành những lớp đá mỏng như vỏ hến, chen chúc xếp hàng như từ địa ngục mới trồi lên, giành chỗ dưới ánh mặt trời. Chúng xếp thành từng lọn xinh xắn như những cánh hoa mà người Bắc Phi nói tiếng Pháp gọi là Rose de sable. Những đóa hồng trên cát này quả nhiên có cái có dạng h́nh e ấp như những cánh hoa hồng. Chúng có thể nhỏ như ḷng bàn tay, cũng có thể to bằng chiếc ghế đẩu. Những tinh thể khoáng sản trước kia chỉ là phân tử tan trong nước chảy trong ḷng đất, mắt người không thấy được, nay đă nghiễm nhiên tượng h́nh, trở thành một khối có dạng h́nh, có màu sắc, lại được con người phong làm hoa.

 

Nhưng những cánh hoa bằng đá đó cũng chịu số phận như loài hoa thực vật anh em. Đó là chúng cũng bị hủy hoại. Dưới cơn gió sa mạc những hạt cát li ti bào ṃn chúng không chút thương tiếc. V́ do khoáng sản tan trong nước mà thành, chủ yếu là do chất sulfat tạo nên, chúng tương đối “mềm”, không sao cự lại nổi những hạt cát bén nhọn. Thế nhưng nh́n lại ta mới thấy, những cánh hoa nằm lâu trong nắng gió th́ lại đều đặn hơn, hài ḥa hơn, dường như già giặn hơn. Có lẽ chúng cũng như số phận con người, có bị cuộc đời dày ṿ mới tiêu tan được cái sắc cạnh nông nỗi của tuổi thanh niên.

 

Rose de sable! Cái tên ngắn ngủi mà chứa được cái yêu kiều nẩy sinh trên một vùng cát đá khô cằn. V́ thế mà Rose de sable là tên gọi của nhiều quán ăn, khách sạn, trung tâm du lịch, kể cả của nhiều nàng kiều nữ da màu tự đặt biệt hiệu cho ḿnh. Rose de sable cũng là tên một tác phẩm của nhà văn Henry de Montherlant, viện sĩ hàn lâm viện Pháp, nói về lịch sử của một mối t́nh đặc biệt. Nó như hoa trên cát, không thể kết trái nhưng mối t́nh cũng không dễ ǵ tan.

 

Trên đường băng sa mạc, khách dừng lại quán bên đường nghỉ ngơi. Theo cách của người Bắc Phi, khách uống trà với những chiếc tách nhỏ xíu. Nếu đúng điệu với dân địa phương hơn nữa, khách phải uống một thứ nước bạc hà màu xanh đậm và pha rất nóng. Trước cửa quán là một kệ gỗ, trên đó người ta bày bán Rose de sable. Những chiếc hoa trên cát này tiếc thay xem ra không được kẻ du lịch chú ư. Có lẽ chúng chỉ làm nặng hành lư của con người, không khéo chúng có thể làm đứt tay, nằm trong nhà chỉ tổ bám bụi.

 

Thật ra Rose de sable chỉ đáng ở cùng nhà với những ai biết nh́n nó như một sáng tạo của thiên nhiên, một tư tưởng của thượng đế, như sự hiện thân của những yếu tố trầm lắng trong bóng tối nay được phơi ḿnh thành sắc thể.

Nguyễn  Tường  Bách  (31.10.2001)