CHÁU NGOẠI

              4g30 sáng chuông điện thoại  reo cùng tiếng của cậu rể: “ Ba ơi, con Xíu đi sinh rồi”! Hai vợ chồng cùng choàng dậy. Vội vàng ăn sáng qua loa, luộc một số trứng gà so( con gà  ở nhà đẻ ), hai vợ chồng lên xe đi. Đă bảo nghỉ làm về nhà nằm chờ sinh, lại c̣n gắng đi làm – khi nào nó cũng cố gắng, lại c̣n đưa bà chị chồng – cái bà chướng nhất trong số năm chị em – đi khám bệnh những mấy lần. Nó bảo mẹ ơi, đưa O đi tới đi lui trong bệnh viện con mệt quá, cái bụng gần ngày sinh, thế mà bảo măi O không nhớ đường.  (Chỉ là một viên sạn nhỏ trong đường niệu đạo gây đi tiểu khó, chỉ có thế mà làm như có bịnh chi nặng, cứ rên rỉ suốt ). Thế là vỡ ối, chuyển dạ, anh chị sui vội kêu tắc xi đưa đi.

Khoa sản đông đúc,  thân nhân người đứng kẻ ngồi.  Xíu được đưa về pḥng nằm chờ, hai sản phụ một giường. H́nh như làm việc ở đây không có  quy chế đặc biệt  ǵ, muốn thong thả  nằm pḥng dịch vụ trả tiền. Không nằm pḥng dịch vụ cũng phải có tiền. Người chồng đă nhờ một bác sĩ quen trong bệnh viện trước đó mấy ngày. Ngoài hành lang chật chội, người đi tới kẻ đi lui. Mỗi khoa một thế giới khác, chỉ nơi này là ồn ào, có phần náo nhiệt giữa những tiếng rên la đau đẻ và lủng củng đồ đạc mang theo: những chiếc giỏ nhựa lớn màu đỏ h́nh chữ nhật có nắp đậy giống nhau để dọc theo dăy ghế ngồi của thân nhân trong chưa đủ thứ đồ cho trẻ sơ sinh. Những chiếc giỏ nhựa đi chợ cũng được sử dụng để đựng b́nh thủy, chén đũa, gà mên đựng cơm và thức ăn cho sản phụ. Xíu rên nho nhỏ, hai tay bá cổ chồng. Người chồng nh́n nói: “ Đó, chừ mới ôm chồng, mọi khi có thế mô”! Lúc Xíu chuyển dạ lên bàn sinh cô mụ khám tử cung thấy bào thai nằm lật sấp, không thể nào dừng được phải mổ. Mổ là một chuyện bất đắc dĩ sau cùng khi xét thấy cổ tử cung không mở đủ cho thai nhi lọt ra ngoài mà thời gian chờ đợi sắp hết. Dạo đó con Xíu nhỏ sanh ra rất dễ. Khi ba nó chở mẹ nó đến nhà thương( bẳng xe đạp) th́ cổ tử cung của mẹ đă mở bốn phân, lỗ ối chưa vỡ. Hai sinh viên thực tập không thấy sẳn phụ có dấu hiệu ǵ, khoanh tay đứng chờ. Rồi cơn đau đẻ cuồn cuộn đến, nước ối chưa kịp vỡ và Xíu ra đời nhanh – rất nhanh là đằng khác. Sinh Mật ong  khó hơn, con so phải hút, không mổ.  Đó là dạo thời bao cấp. Sanh đẻ bây giờ khá đặc biệt: Sản phụ đồng ư lên bàn mổ bất cứ trường hợp nào dù đẻ khó, hay có thể sinh được mà không cần phải mổ. Căn bản là việc đào tạo sagefemme( cô mụ, bà đỡ ) không c̣n như xưa  nữa.  

 

Con Vita chào đời vào một ngày đầu tháng 8 không có mưa chỉ se se lạnh. Khuôn mặt nó giống cha, những người cùng sở làm đều có chung nhận xét như nhau. Nó sẽ theo Xíu về nhà mẹ ít nhất là năm tháng, cho đến cuối năm âm lịch.

Vita được sáu tháng mẹ nó có mang  thằng Sati  do Xíu tính lộn ngày rụng trứng. Nó đành nói vậy để an ủi, chứ lỡ rồi. Cuối tuần lại bồng con về với mẹ, đêm bà ngoại  dậy cho cháu bú ba b́nh sữa, sáng 6 giờ sáng thức dậy nấu chai, hầm nước súp lỏng, chưng cách thủy cháo cà rốt khoai tây thịt ḅ cho Vita ăn một ngày. Thật tội nghiệp cho những em bé c̣n quá nhỏ, chưa kịp được mẹ yêu thương âu yếm   đă có em trai  khác trong ḷng! Suốt ngày ở khoa , trưa về nhà nghỉ một chút, tối trở về  mệt mỏi, bụng mang dạ chửa, Xíu đâu c̣n sức lực nữa mà bồng ẵm, âu yếm con gái đầu ḷng?  

Cứ thế mà thời gian trôi nhanh. Đứa con gái đầu ḷng của họ, chị con Xíu là Mật Ong từ trong Nam ra, hai cái chân phù nề to tướng. Đưa con gái đi nhà thương tháng 11 trời mưa rây rây lạnh. Nó sắp sinh nên được nằm riêng một giường. Con gái đau đẻ vàng mắt vàng mũi, mẹ chạy kêu bác sĩ. Bác sĩ thủng thẳng: “ Chưa ăn thua, có người leo lên bàn sinh rồi trụt xuống thêm mệt ”. Thấy  thăm chừng sản phụ. Đến lần thứ ba bác sĩ thở dài: “ Được rồi”. Thế là cả người lẫn ống chuyền cùng đi vào pḥng sanh. Cậu em rể đă gởi chị vợ cho  bác sĩ quen, chưa thấy bác sĩ xuất hiện. Phút đợi chờ đang nóng ruột, Xíu chạy ra. “ Mẹ ơi, chị sanh rồi”. “ Thế c̣n ”? “ Bác sĩ mới mổ xong một ca, vừa đến cửa th́ chị sanh “. Trời đất.

Tháng tiếp thằng Sati con của Xíu, em trai kế Vita chào đời, lần này vào buổi chiều. Thế là nhà ở của họ biến thành nhà hộ sinh. Bạn bè, thân nhân, người quen đến thăm tấp nập. Nếu nói, cái vui này bù lại cho ngày mẹ  mất( bà ngoại của Xíu và Mật ong ) th́ cũng đổi lại bao nỗi lo lắng mệt nhọc mặc dù chị có nuôi thêm một người phụ việc,

Con Vita đành về ở với ông bà nội, hàng tuần được ba chở sang thăm mẹ. Thấy nó chị cũng khuây khỏa.  Làn da nó trắng hồng, đôi mắt to đen của Xíu, khuôn mặt đầy đặn của cha, thấy bà ngoại đặt Sati trên ḷng nó chạy vào ôm bà ngoại. Chị giao Sati cho bà sui gia để bồng Vita một lúc, có khi chưa kịp bồng con bé đă khóc ṛng. Thời bao cấp cái tă lót, cái sơ, cái yếm trẻ em, chị ngồi may. Con lên học cấp hai, có năm lạnh quá chị tháo áo len cũ của ḿnh ra đan đủ cho hai con hai chiếc áo. Có đâu như bây giờ! Những bà mẹ trẻ cầm tiền đi mua từ cái tă lót cho đến cái yếm ngực. Có lẽ chưa có thời đại nào ngành công nghiệp trẻ em lại hời như bây giờ, bởi lẽ ở trường những em gái chưa hề được học cắt, thêu, may bao gối trẻ em, tóm lại là được học mỗi tuần 1 g về môn Dưỡng nhi, cứ hai em học sinh lại chung một con búp bê nhựa - bao giờ. Chưa hề được một cô giáo tiểu học dạy cho biết tại sao ta phải tập  may áo gối, thêu khăn tay, may yếm, may áo sơ sinh, để từ đó các em học được t́nh yêu thương con trẻ và phát triến  bản năng làm mẹ. Từ việc đan lát thêu thùa ta học được bản chất của t́nh thương yêu là sự tự nguyện hiến dâng. Bây giờ tất cả mọi cái đều ra cửa hàng bán đồ trẻ em. Cái lỗ hổng lớn nhất của nền giáo dục bây giờ, cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ  21 – cho  những bà mẹ trẻ( và cả những ông bố trẻ ) - là lỗ hổng t́nh yêu thương.

Đến lần sanh thứ hai Mật ong không ra Huế, chị vào thẳng Saigon. Giá ba trăm ngàn chuyến bay ngày 28 tết, sau đó là những giờ chờ đợi trên băng ghế dài ở Bệnh viện. Lần nào Mật ong sinh cũng nhanh, nó sinh con khi trời vừa rạng sáng. Mô phật, chị đă ngồi suốt một đêm không ngủ từ tối mồng 2 Tết trên băng ghế phía ngoài cùng những người phụ nữ khác.

Mẹ mất, bốn đứa cháu ngoại. Từ một phụ nữ bốn mươi sáu kí chị sút c̣n bốn mươi ba, rồi c̣n lại bốn mươi sau khi đă trụt xuống  con số ba chín. Cái ngày ông Pho ghé nhà gặp lúc chị vừa tắm cho hai đứa trẻ xong. Mẹ của hai đứa nhỏ là con Xíu vào Sài g̣n học một khóa về tim mạch ǵ đó. Và Xíu  gởi cháu cho ông bà ngoại – bên anh chị sui đang làm nhà mới. Vita đă tắm mát xong ngồi trong ḷng bà ngoại để bà chải tóc cho. Làn da nó trắng hồng đôi mắt to đen long lanh như hai hột bi, là mắt con Xíu. Thằng Sati đứng sớ rớ cạnh đang t́m cách hất chị ra khỏi bàn chân bà( bà đang ngồi xếp bằng ). Một đứa lên ba tuổi, hay sắp tṛn ba tuổi, một đứa sắp tṛn hai tuổi đánh lộn nhau tối ngày. Chuyện thường. Anh  ra phụ quán sách đến trưa mới về. Một tháng trôi qua rồi, anh  quyết định sẽ gởi bớt một đứa lớn ở nhà trẻ gần nhà. Dù bao nhiêu mệt nhọc cứ nh́n con Vita chị lại khuây khỏa liền. Thằng Sati rất sợ cái cũi, mỗi lần nấu ăn chị  phải bỏ nó vào trong cái cũi bằng gỗ. Nó hét vang nhà, cuối cùng chị chịu thua. Vừa dụi má vào mái tóc thơm mùi xà pḥng trẻ em , hai g̣ má phính mùi sữa của con Vita chị vừa nhẹ nhàng nhắc nó ra để thằng Sati nhảy gọn vào ḷng bà. Sati nói không hề chớt chút nào:

-       Bà không hôn con!

-       ừ, bà thương con đây.

 

 

Hai đứa, hai sở thích ăn uống khác nhau: Vita chỉ ăn cá, Sati ăn thịt. Con Vita thích ăn cái ǵ khô và có độ dẻo như cá bống, thằng Sati th́ khó hơn, khi nào nó cũng ăn nửa chén cơm nhỏ  không kèm thức ăn. Có lần nó vung văng: “ Con đă nói bà đừng đút đồ ăn cho con mà”! - sau đó mới đến thức ăn là thịt luộc hay thịt kho nước. Sati thích ăn rau, một ḿnh nó có thể ăn hết chén canh nhỏ bằng cái chén múc chè. Vita thích  húp nước súp thịt ḅ hơn. Thế đấy, giờ đây chị đă là... bà ngoại rồi.

Ông Pho bước vào, khung cảnh bề bộn có ǵ đó vui mắt - áo quần trẻ em vứt ngổn ngang trên thành cũi, sau lưng một cái bàn. Trên chiếc bàn chỉ có vài tờ báo bị xé rách, con búp bê, vài cái li nhựa, một cái muỗng. Không có ǵ cả. Dưới đất ngổn ngang bao nhiêu là thứ vứt tứ tung, xe điện, xe tập đi, chén bát làm bằng nhựa cho trẻ em chơi.

-       Ông đó à?! Giật ḿnh, chị chào, hơi một chút ngỡ ngàng.

-       Là cô sao, cô ?

-       Là tôi đó.

Ông  không  thể h́nh dung chị như thế này. Mái tóc cắt de-mi gac-son biến mất. Thật ra buổi sáng có khi chị không kịp chải cái đầu, càng không muốn nh́n khuôn mặt của ḿnh trong gương và chỉ kịp thời rửa mặt. Trước khi lo bữa sáng cho chồng con chị bắt ấm nước sôi, nấu b́nh sữa, gom áo quần hai trẻ cho vào chậu ngâm xà pḥng. Đêm hôm trước chị đă hầm cháo thịt rồi bỏ vào nồi hâm( một dụng cụ làm bếp của Hàn quốc, không cần điện) qua một đêm. Bây giờ tóc dài ra, khuôn mặt ốm đi. Hai con mắt c̣n sáng và ít nhất, c̣n có được nụ cười.

-       Cái kịch bản ấy đâu?

-       Kịch bản nào?

-       Cái kịch bản chị hứa viết cho anh S.. ấy.

-       Làm đàn bà để sống  ấy à? Tôi quên rồi, vả lại , thiếu chi người viết kịch bản chứ!

-       Không thể như thế được.

-       Ông thấy đấy, tôi không có th́ giờ.

Chị giao thằng Sati vào tay người đàn ông, thằng bé dăy năy trụt xuống. Ông Pho cả cười . Càng t́m cách bồng, nó chạy trốn vào ṿng tay bà rồi chạy đi chỗ khác trong khi con Vita mở to đôi mắt đen muội ngó nh́n người đàn ông tóc muối tiêu chưa già lắm. Ông Pho bồng con Vita lên, con bé dăy năy khóc

thét. Nó là một đứa mít ướt, hơi một tí là khóc , có khi không phải nó sợ hăi người lạ mà chỉ v́ muốn làm nũng với mẹ hay bà mà thôi.

-       Coi bộ hai tác phẩm này đă chiếm dụng th́ giờ của bà ngoại hết rồi.

 

Ông Pho thả đứa trẻ xuống, con bé lập tức nín khóc để chạy tới giành chiếc xe hơi nhỏ chạy pin với thằng em.  Hai đứa lại cắn nhau chí chóe, chị  chạy tới can ra, lần này con Vita có con búp bê  trên tay, và thằng Sati có chiếc xe điện  bằng nhựa nhỏ.

-       Nào, b́nh tĩnh  lại đi. Tôi không tin chị không có cái kịch bản đó.

-       Đơn giản là tôi viết xong rồi không thích nữa.

-       Tôi cho là chị chán những ǵ ḿnh đă viết.

-       Phải, nàng Esmerandla. Chị thở ra. Tôi cũng chán câu chuyện đó. Thôi chừ thế này tôi hẹn ông.. vài tháng nữa, tôi phải t́m mới được.

-       Phải trong cái thùng các tông kia không?

Một cái thùng két nhỏ trong góc căn pḥng bừa bộn đồ chơi, ông bước tới lôi cái thùng ra. Nó chứa đầy sách vở.

Chị thở dài đi xuống bếp, con bé chạy lon ton theo bà. Thằng Sati cũng chạy theo.

 

2.

Không thể nào như thế được. Không thể , khi một người như thế lại thế! Ông Pho đọc lại cái truyện, đúng là cô ta có viết thật, rồi gạch xóa lung tung.

Ông nhấc ống điện thoại.

-       Hay là tôi và cô... tôi biên tập lại chút đỉnh?

-       Ông cứ lấy nó làm luôn của ḿnh, chuyển thể nếu thích.

-       Không phải cứ làm bà  ngoại là người ta vứt hết mọi thứ!

Không có tiếng trả lời, chị tắt  máy rồi. Chị gặp ông ta ở một nơi gần Huế, một địa điểm họ có đến chơi một lần thời bà chị bên chồng c̣n sống – chị Thương. Chị ấy, con người dịu dàng, nụ cười thật tươi. Có thể h́nh dung một thiếu nữ với mái tóc dài đen, đôi mắt to đen và làn da trắng. Một thiếu nữ tinh khiết  trắng trong như bông hoa huệ. Chị chỉ nghe chồng  ḿnh kể lại. Thế mà cô gái hay cười, đơn sơ mộc mạc ấy t́nh duyên chẳng ra ǵ. Lấy chồng được vài năm hạnh phúc,  người chồng giàu đam mê nhiều hơn lí trí sa đà vào chuyện t́nh ái lăng nhăng. Tại sao những người ḿnh yêu thương và thương yêu ḿnh đều lần lượt bỏ ḿnh mà đi. Kỉ niệm lần đi suối nước nóng như mới hôm qua. Chỗ ấy c̣n hoang sơ, con đường đất đỏ làm dang dở. Lần duy nhất chị Thương  đi chơi với mấy chị em là kỉ niệm sống măi trong ḷng chị. Họ mang theo cơm bới trong mo cau, gà luộc, tôm chấy. Chị ấy ăn uống nhỏ nhẹ, vốn là bản tánh muốn đời, khi nào cũng nói năng dịu dàng ngay cả trong những tháng năm cùng cực nhất. Người chồng một đời chỉ biết có chim, thú, và những cuộc t́nh duyên vụng trộm, chết năm bảy mươi tuổi. Hai năm sau chị Thương qua đời nốt. Lần đi suối nước nóng khoảng năm năm sau khi  khu du lịch hoàn chỉnh hơn, trong chuyến đi này chị gặp ông. Chẳng thể nào ngờ con người có vóc dáng một nông dân bên ngoài lại che đậy một tâm hồn nhạy cảm bên trong.

Sao lại không thể được? Từ ngày cha mất, sau đó mẹ mất, cả biển và trời cùng bỏ ta mà đi, rồi đến lượt chị Thương, chị thấy ḷng ḿnh tự nhiên  nguội lạnh . Hàng trăm lá thư  ở một trang web bạn bè. Những cuộc hẹn ở một quán cà phê, ngồi với nhau bên cốc trà hay li nước chanh nóng mà chị không c̣n th́ giờ  đến, những tin nhắn không trả lời..Bề bộn bốn bề công việc. Hai đứa cháu c̣n quá nhỏ, việc nhà. Ném mọi thứ vào cái thùng đựng rác là điều có thể khi ḷng dạ đau đớn thờ ơ với bên ngoài.

-       Tôi nói thiệt, ḿnh có thể thay đổi chút ít thôi, câu chuyện mang tính cách nhân bản hơn.

-       Tôi biết rồi. Chị đang cho thằng Sati ăn, không nghĩ là ông ta gọi lại.

-       Cô chắc chứ?

-       Chắc.

-       Thế th́ tôi đến nhé?

-       Không cần. Tôi vừa mời tỉm ra, một bản viết tay...tôi viết xong rồi. Không phải là câu truyện đó, chỉ tương đương thôi.

Chị nhớ đến chuyện đời mụ Gái. Mụ là người giúp việc cho chị ba tháng lần chị sinh bé Mật ong, sau đó ba năm sau chị sinh con Xíu, rồi hết tiền – không nuôi người giúp nữa. Mụ ta làm nghề ǵ nhỉ? Ừ làm hầu, con gái mụ là ...Không phải câu chuyện bi thương ấy, không.

Bao nhiêu nước chảy qua cầu, gịng nước cứ vô t́nh chảy măi. Con Vita đến ôm bà ngoại.

-       Con thương bà ngoại lắm .

-       Ừ, lớn lên ta sẽ dạy cháu học. Ta sẽ dạy cháu tánh vị tha và ḷng thương người, chấp nhận ḿnh và chấp nhận người như lời trong kinh Phật dạy.

Chị nghe tiếng ḿnh thở dài.

 

Phạm ngọc Túy

Huế tháng 8/ 2013 -  8/12/2016