NhaCuaBienPNTuy

NHÀ CỦA BIỂN

 

Thả không nhớ ngày ba mẹ dời vào Nha Trang, nhưng nhớ rất rơ ngày ḿnh từ giă phố Hội, theo lời yêu cầu  bức thiết của em trai:"Ba mẹ yếu, chị về săn sóc".

Sinh ra ở Truồi, cô lớn lên ở Huế, sau đó ba đem mẹ cùng hai chị em về Hội An. Mẹ kể ngày vào Hội An, mẹ đă khóc nhiều, ví như Huyền Trân công chúa đi lấy chồng. Vượt qua một cái đèo dài tới chín  hầm, qua Đà Nẵng, tới Điện Bàn rồi tới Hội An. Phố Hội êm đềm với những căn nhà dài thông suốt đường trước ra đường sau, yên tĩnh và vắng vẻ. Tánh Thả từ nhỏ đến lớn chất phác hồn nhiên. Cô chạy suốt ngày sang nhà Ly, nhà Nở, những người bạn láng giềng. Mùa hè họ đi tắm biển Cửa Đại, v́ thế Thả rất yêu biển. Nhà Thả nằm trên đường P.B.C: con đường ven bờ sông, mùa đông có năm nước lút thấu nóc nhà. Chỉ có một mảnh vườn nhỏ đất pha cát trồng măng cầu và hoa hồng. Hội An là nơi thanh b́nh nhất của thời đă qua. Về Nha Trang, từ giă ngôi trường tiểu học với lũ học tṛ bé dại, trong trí tưởng Thả chỉ c̣n lại biển xanh và gió cát.

Nhà Quang ở phía đông thành phố, gió biển thổi vào lồng lộng, gió không mát mà nóng nực. Ít khi Thả ngủ được giấc trưa. Cô trở nên ít nói từ ngày ba bệnh nằm  luôn một chỗ, một năm sau th́ mất. Kế đến mẹ từ lăng trí, c̣n đi đứng ăn uống nói năng b́nh thường được, chuyển sang chứng Alzeimer, không c̣n nói ǵ nữa. Hồi mợ  Nhân về thăm, mẹ chỉ mất trí một nửa, ngồi xem video chiếu đám tang cậu, cứ hỏi:"Ai chết thế?". Cuối phim nhận ra đám anh trai, mẹ khóc oà. Mẹ thường nhắc đến bà ngoại là con gái út của một gia  đ́nh giàu có nhất Bàn Môn, một làng ở Truồi. Ông ngoại có hàng trăm con  trâu mà năm mươi con chăn trên núi. Nhà thờ họ Hoàng lớn nhất làng. Bà ngoại chỉ sống có hai mươi chín năm. Mùa xuân về làng Bàn Môn như đi giữa một thảm xanh và màu mạ non trên những cánh đồng. Những câu chuyện mẹ nhắc lại hằng trăm lần giờ đă đi vào cổ tích. Mẹ mất trí nhớ, mất luôn khả năng tṛ chuyện, cả ngày nằm. Chỉ khi nào Quang đi làm về mới d́u ra ngồi ngoài hành lang. Bà chỉ c̣n lại nụ cười và đôi mắt. Mỗi sáng Thả thức mẹ dậy, đỡ bà ngồi vào ghế đi vệ sinh, đưa cho bà tờ báo, lấy nước súc miệng, lau mặt cho mẹ, rồi cho bà uống sữa. Sau đó Thả mới bắt đầu mở hai cánh cửa. Thả thường dỗ bà như dỗ trẻ, nếu có bữa nào bà không chịu súc miệng:"Mẹ ngoan, mẹ ngoan nhé". Có bữa, Thả đưa bà con búp bê, bà cầm lấy với nụ cười."Búp bê  đẹp không mẹ - Đẹp". Thỉnh thoảng, Thả dắt mẹ đi tới trước bàn thờ cậu Nhân hỏi:" Ai đây?" Bà đáp:" Anh tao chứ ai ".Có khi trí nhớ bà vụt trở lại, chỉ trong tích tắc rồi biến mất. Mẹ vẫn là mẹ và Thả yêu mẹ vô cùng. Buổi sáng lo cho mẹ xong  sau khi bà đă vào mùng ngủ, Thả đi chợ, mua thức ăn cho cả nhà. Vợ chồng Quang có hai con, Thả c̣n nuôi một đứa con nuôi.Về nhà Thả tất bật nấu nướng, bắt cháo hầm cho mẹ, con bé Châu đi học về sẽ bật quạt lên để cháo mau nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn. Cháo hầm với thịt ḅ khoai tây. Thả đút cháo cho mẹ trước rồi ăn sau. Bà không nhai được, mỗi lần chỉ đút một phần ba muỗng cà phê. Có khi bà ngậm trong miệng không chịu nuốt, Thả lại dỗ:" Mẹ ngoan, mẹ giỏi, mẹ nuốt nhé". May mắn cho cô, đứa con nuôi học khá giỏi đă an ủi cô rất nhiều. Ngày chủ nhật Ly thường rủ Thả đi chơi. Chỗ họ đến không phải là một quán kem hay quán cà phê. Thả và Ly chở nhau ra Đồng Đế. Một nơi khá xa thành phố, chỗ ranh giới giữa biển và núi. Đó là một biệt trang ít người lại qua. Một giàn hoa giấy chụp lên toà nhà, từ trước ra sau. Hai chị em đưa nhau ra ngồi chơi trong rừng cây bạc hà, phi lao sau nhà.

Ngôi nhà được bao vây ba mặt biển và núi, bát ngát trùng khơi, lồng lộng gió biển. D́ Sương làm quản gia ở đó mến họ, thường đón tiếp hai chị em niềm nở.  Cảnh trí u nhă đó là nơi tuyệt vời nhất của Thả. Từ lâu cô  không nghĩ đến hạnh phúc riêng. Cô lặng câm từ ngày ba chết, mẹ mất trí. Lặng câm cả tiếng hát, cứ lần nào Ly muốn nghe hát đều chở cô sang chơi Nhà của Biển - cái tên họ đặt cho biệt thự vắng người.

Ngay nơi pḥng khách Nhà của Biển có một chiếc dương cầm kê trong góc, một bộ salon màu đỏ huyết dụ, những màn cửa màu hồng. D́ Sương kể, năm nào cũng có nhiều nghệ sĩ đến chơi, ở lại mười ngày. Có người biết chơi đàn. Thả không để ư đến lời d́ nói, là muốn giới thiệu cô cho ai đó. Thả chỉ đứng nơi ban công trước hiên nhà, lắng nghe tiếng gió ở bên ngoài và chỉ khi ấy, cô mới bùng lên nỗi khác khao muốn hát. Giọng hát không cần ánh đèn sân khấu, không có nhạc đệm, không khán giả. Mà chỉ có gió biển và bát ngát trùng dương. Thả hát cho Ly và d́ Sương nghe, thế là đủ. Có một năm, d́ Sương gọi điện nhắn Thả sang gấp Nhà của Biển, người ta đang ăn liên hoan để từ giă. Thả không đến. Cô không thích đám đông và ba cô lúc đó nằm một chỗ rồi, hào hứng chi nữa mà hát. Đôi khi cô hỏi d́ Sương nghệ sĩ ngoài đời thật như thế nào, d́ chỉ cười, trách cô không chịu đến. Hai chị em hôm đó ở lại khá lâu, d́ Sương bảo có băng nhạc Thả hát d́ thu lén năm trước, nay vẫn c̣n. Thỉnh thoảng d́ cho người khác nghe. Thả dăy lên, ai lại như vậy. Tiếng hát của con gởi lên trời, không có chỗ nào để trú lại đâu.

Năm nay, nhà văn H về Nhà của Biển một ḿnh. Những người bạn ở lại gần khu trung tâm, họ đủ mọi lứa tuổi, nghịch như quỷ sứ. Ở đây ông tránh được những cuộc nhậu không có lợi cho sức khoẻ. Năm nay bốn mươi tuổi, đă có một mái nhà êm ấm, ông hiểu hạnh phúc chỉ là cái ǵ tương đối thôi. Buổi chiều ngồi trước ban công với con trai người quản gia, một đĩa mực tươi trước mặt, H nghĩ, nếu như có ngư nữ thật, chưa chắc ông đă say mê. Luôn người ta sống đẹp với h́nh ảnh trong mơ, thực tế thường trần trụi, đôi khi thô lỗ. Con trai bà quản gia uống rượu, nói đăm chuyện về cuộc sống, những cơn băo biển, những đêm trời quang mây tạnh đáng ngờ. Hắn có trực giác bén nhạy của người đi biển lâu năm. Rất may hắn không uống nhiều rượu. Được một lúc, câu chuyện văn. Hai người im lặng. H lười nói chuyện văn chương, đứng đậy nói:

- Anh có xuống biển không? Tôi đi dạo một ṿng đây.

- Ông ngồi nán lại đă, tôi mới có một băng nhạc.

H mê nhạc c̣n hơn mê cả văn. Đôi khi ông cũng mệt mỏi với chính ḿnh. Tiếng hát nào thanh thoát, xa vắng, nồng nàn thế kia? Ca sĩ nào vậy? Không có nhạc đệm. H ngồi nghe một lúc, kinh ngạc v́ giọng nữ không những trong veo mà c̣n rất ấm, rất đượm t́nh. H mất cả kiên nhẫn:

- Ca sĩ nào thế?

- Không có ca sĩ, chỉ có người hát. Mẹ tôi tiếc tài nên lén thu.

- Hát như thế mà không vô Sài G̣n sao? Tôi nghe mà lạnh người.

Hắn cười gật gù: Tôi cũng vậy, tôi thích cô ta, cô ta trước là giáo viên, chê tôi dân chài.

Hôm nay H dậy sớm hơn thường lệ. Khi nh́n thấy cô gái đứng một ḿnh nh́n ra biển, H mường tượng như gặp cô ở đâu rồi. Đêm qua Thả ở lại Nhà của Biển, sáng nay Ly sẽ từ cơ quan ở gần đó đến đón cô về. Người đàn ông bước chân ngập ngừng, dừng lại bên Thả. Họ bỡ ngỡ nh́n nhau. Trí nhớ của Thả nhận ra ông ngay, đó là một người trong phái đoàn văn nghệ sĩ đến thăm trường nuôi dạy trẻ khuyết tật năm năm trước. Người đàn ông nh́n sững cảnh tượng trước mặt. Ông đă xúc động khi chứng kiến cảnh cô ôm cô bé vào ḷng, giấu cặp mắt ướt sau mái tóc rối bù của cô bé lên tám. Cô không đẹp, nhưng đôi mắt sáng trong nét hồn nhiên. Bây giờ ông vẫn c̣n nguyên nỗi xúc động cũ khi t́nh cờ gặp lại cô nơi đây. H mở lời không giấu được niềm vui:

- Cô c̣n nhớ tôi chứ? Cô dậy sớm quá, tôi tưởng chỉ ḿnh tôi thức vào giờ này.

Giọng nói trầm ấm, cái nh́n dịu dàng. Thả ngỡ ngàng, có phải đây là nhà văn d́ Sương thường nói đến.

- Vâng, em không ngủ được.

Giọng cô giản dị và chất phác đến không ngờ.

- Ra biển sớm có thể bị lạnh đấy. H ngập ngừng một lát - Có lẽ... trước khi mời cô đi ăn, ta cùng chạy nhé?

Thái độ của ông tự nhiên, đôi mắt nh́n thẳng ngay thật. Thả do dự một lúc rồi gật đầu. Ông không ngờ cô chạy nhanh hơn ông. Được một quảng đường Thả dừng lại đợi. Họ chạy bên nhau chậm hơn.

- Đêm qua cô ở lại đây à.

- Em ở trong Nhà của Biển.

H giật ḿnh - cô bảo sao, tôi cũng...trong đó, sao không gặp.

- Năm nào ông cũng vào đây sao?

H suưt nữa nói, lần này về là cuối cùng. Sang năm ông định đi Vũng Tàu, xuôi Nam Bộ theo lời mời của người bạn.

- Sao hồi đó cô nghỉ dạy vậy, tôi thấy cô khóc.

- Em ở nhà lo cho ba mẹ già...

Bây giờ th́ cô hoàn toàn nhớ lại cảnh tượng cũ. Mặt trời lên rồi, từ từ trên mặt biển, rực sáng khoảng trời hồng xung quanh, soi xuống biển kim cương những tia nắng đầu tiên lấp lánh ánh bạc. Ngày đến, thôi thúc xôn xao với những cánh buồm căng gió. Cả hai hít hơi thở sâu đầy buồng phổi, trong một lúc cô sống lại cảm giác hân hoan trước ngày mới, cảm giác mà từ lâu v́ tất bật lo cho người khác cô không c̣n. Rồi cái ǵ đó, lạ lùng và tràn đầy, vui sướng và đau khổ cùng lúc nhói buốt trong tim. Cô vội vàng:

- Em phải về đây, có bạn đang đợi.

- Hăy c̣n sớm, mẹ chắc c̣n ngủ.

- Thế  ta chạy về Nhà của Biển, em lấy vài món đồ.

Cả hai chạy quá xa và bây giờ họ chạy chậm hơn nữa, để kéo dài dây phút hiếm hoi của cuộc gặp gỡ như ngàn năm mới có một lần.

- Thả không phải người Nha Trang, tôi đoán thế?

- Em người Huế, nhưng ở phố Hội từ nhỏ.

Mường tượng H giật ḿnh: Th́ ra thế. Có khi nào... cô từng hát không?

Cô làm lơ không trả lời. Trực giác mách bảo H một điều, mà tốt hơn ông nên để cho nó ngủ yên.

Có những người đàn bà không thể đoán được tuổi, chất trẻ thơ không phụ thuộc vào tuổi tác mà tiềm ẩn bẩm sinh từ trái tim. Trong lúc vội vàng, H không kịp hẹn cô ngày gặp lại. Vài hôm sau, dạo chơi trong rừng lao xao ông gặp cô ngồi hát một ḿnh.

- Cô đă ở phố Hội sao? Ở chỗ nào?

- Nhà em ở trên bến sông.

- Một nơi có rất nhiều gió, thổi vào mảnh vườn sau?

- Vâng, có rất nhiều gió - Thả trả lời, cô sợ lại khơi lên ngọn lửa âm ỉ trong tiềm thức, nơi vẫn tồn tại một bến sông với ngôi nhà rất nhiều gió, mùa hè thơm nức hương chanh. Thả nhớ lại buổi sáng cha dậy sớm, cắt những hoa cúc c̣n ướt sương cho cô bán.

- Tôi từ nhỏ sống gần núi nhưng vẫn yêu biển. Biển thắm sâu khôn lường, biển hẹp lượng mà lại bao dung, phải thế không em?

Tiếng "em" thốt ra thật dịu dàng. Chưa người đàn ông nói với cô như vậy cả. Thả đỏ mặt, đứng im. Cô đă tới đây một ḿnh bởi v́ muốn gặp ông. Muốn cho ông nghe tiếng hát. Cô muốn nói rằng cô thích phong cách trầm tĩnh, lịch sự của ông. Trong đời, cô gặp quá nhiều sự sỗ sàng, thô bỉ đến nỗi cô e sợ tất cả. Bản tính cô thích hợp với trẻ em, múa hát, những tṛ chơi.  Hằng ngày, em trai đi làm, mẹ già nhờ chị lo. Cha ốm đau nhờ chị. Vợ sinh khó cũng nhờ chị, lớp lo  cho đứa ở nhà, lớp bới lên nhà thương. Quang rất thương chị. Chỉ có cha hiểu ḷng cô. Mẹ một đời hiến thân cho kinh kệ, làm sao thấy được bí ẩn của ḷng khao khát. Làm sao hiểu được  bến bờ của khao khát và ước mơ. Cái khao khát th́ mănh liệt, cái thầm kín th́ vô biên, cô không dung chứa nổi. Cô phải nhờ đến biển, biển với muôn trùng sóng vỗ, chở che và dong chứa cho tiếng hát. Tiếng hát một đời. Và chỉ một lần thôi. Có những cuộc gặp gỡ nhớ một đời, có những cuộc hẹn ḥ không nên nhớ. Đó là trường hợp của H hôm nay.

         H bước tới sau lưng Thả, nghe mùi hương thơm trên mái tóc đen dày.

- Thả à.

- Dạ.

- Má bị bịnh ǵ vậy ? Ngoài má ra,Thả c̣n anh em chứ ?

- Má bị Alzeimer. Thả có anh em chứ, nhưng Thả nuôi một đứa con nuôi.

Nghĩa là cô biết trước số phận. Sao lại như vậy ? Cô lệ thuộc vào người khác, cho dù là lệ thuộc trong t́nh thương th́ vẫn cứ là lệ thuộc.

- Ông có phải là nhà văn nổi tiếng không ?

- Cũng vậy thôi. H thoái thác. Nói văn chương là nỗi đam mê nghề nghiệp th́ đúng hơn.

Trời sẫm màu dần. Buổi chiều đi nhanh quá. Người đàn ông đưa tay vuốt tóc Thả, cô rùng ḿnh. Màu trời đang chuyển màu trước mắt họ. Mặt trời sẽ từ từ lặn xuống biển, màu vàng rực rỡ của ráng chiều, cái màu buồn làm H rung động bởi cái vẻ mong manh của nó. Kế đến, màu đỏ chói lọi chuyển nhanh sang màu tím hoàng hôn. Tất cả rồi sẽ bừng lên ánh sáng cuối cùng trước khi mặt trời rơi xuống biển.

Gió lạnh, những sợi tóc dài của cô vương vào má ông. Thả cất tiếng hát.

H đứng đó, trơ trơ bất động. Khi ông định làm một cử chỉ, cô đă lách khỏi ṿng tay ông chạy nhanh ra khỏi khu rừng.

" Mẹ đau nặng ba về ngay". H không ở lại được đến cuối tháng. Không kịp nói lời từ giă. Lên tàu, lời ngư nữ theo ông suốt cuộc hành tŕnh.

Một năm sau nhà văn H cho ấn hành tập truyện dài ông vừa viết xong, trong đó có một nhân vật nữ  đă hiến  trọn cuộc đời và tiếng hát của ḿnh cho những người cùng khổ. Ông biết, cô sẽ không trở lại Nhà của Biển và cách hay nhất là giữ cô ở lại măi trong tác phẩm của ḿnh.

Sau một thời gian ngắn ngủi, bà mẹ của Thả qua đời. Đám tang không có mấy thân nhân nhưng đầy đủ nghi thức và bạn bè cũng an ủi họ được một phần. Mẹ chết, không ǵ trống trải hơn ngôi nhà họ đang ở với gió biển đem theo mùi muối mặn từ pḥng trước ra pḥng sau, gió cứ thông thống như chỗ không người mà không có người thật. Bây giờ chỗ nằm của mẹ bỏ không, chiếc ghế ngày thường Quang đi làm về hay d́u mẹ ra ngồi bỏ không, trơ khấc. Căn nhà trống lạnh, suốt ngày Thả hết đi ra lại đi vô, mong ngóng đứa cháu trai đi học về, mong đứa con gái nuôi đi học về, mong đến bữa ăn có chị có em. Dù thế vẫn không nguôi được nỗi trống vắng. Dù làm ǵ cũng không c̣n mẹ nữa, bên cậu Nhân là chỗ mẹ đứng, trên bàn thờ có ba người là ấm cúng, dưới suối vàng mẹ sẽ gặp cậu Nhân hay cậu đi đầu thai kiếp khác ? Nhưng nói ǵ th́ nói, nỗi trống vắng này c̣n lâu mới bù đắp được. Cả một khung trời, một bầu trời bên biển bỗng dưng mở toang hoác các cánh cửa mà tử thần đă đi qua, đi qua đem mẹ đi. Đem người khác đi.

                C̣n một chố trống khác...

Ba tháng sau đó,Thả làm đơn xin trở lại trường dạy trẻ khuyết tật. Rất t́nh cờ cuốn sách đến tay cô vào  tháng cuối năm(Âm lịch ) và rất đỗi vô t́nh vào cái lúc người ta đang muốn gán ép cô với một anh bạn dạy cùng trừơng, vốn đă có t́nh ư với cô từ lâu. T́m một chỗ vắng người chỉ ḿnh cô biết, một chốn gần như là cổ tích thời hiện đại với khu rừng đầy tiếng chim ríu rít, tiếng lao xao của gió đánh qua cành, nơi họ có lần nh́n thấy nhau và nhận ra nhau. It nữa nhà văn không phủ nhận những ǵ sâu kín cô dành cho ông qua tiếng hát. Thả đến đó, một chiều chủ nhật vắng người, lẽ giản đơn nơi chốn hoang vu này các cặp t́nh nhân không ai muốn ghé v́ cảnh biển quá hoang vắng lúc chiều hôm. Mà lại giữa cánh rừng.

Thả ôm cuốn sách vào ngực, mắt cô nhoà lệ. Phải, H là người đàn ông duy nhất đi qua đời cô. Và cô cũng hiểu rằng biển chỉ xoá nhoà dấu chân họ chứ không gạt cả hai ra khỏi tấm ḷng của biển.

                                                                                                                     Huế mùa đông

Hoa Liên