MỘT LOÀI CHIM NUÔI MẸ
Đến mùa lễ Vu Lan, những người con hiếu lại có dịp nhớ về cha mẹ. Một bông hồng cài áo, một đóa sen hồng thả trôi trên gịng sông quê hương, trên mặt đại dương bao la là những tấm ḷng nhớ về cha mẹ đă đi xa. Khi ta đă lớn khôn th́ cha mẹ thường không c̣n nữa. Nuôi con cháu chúng ta lại nhớ đến cha mẹ và ngày lễ Vu Lan chúng ta lại dẫn con cháu lên chùa lễ Phật giảng cho chúng ư nghĩa ngày lễ Vu Lan. Đôi lúc ta tự hỏi rằng tại sao khi cha mẹ c̣n sống ta lại không chăm sóc tử tế, không có được những ngày vui vẻ cận kề và nhất là không c̣n được chia xẻ t́nh yêu của con cái khi cha mẹ về già. Tôi có một người bạn rất có hiếu với mẹ. Anh là một giáo viên hưu trí, vợ con ở xa chỉ có một ḿnh anh hôm sớm chăm nuôi mẹ già. Những câu thơ anh làm tuy giản dị nhưng thắm đượm chân t́nh:
Đời cho con bông hồng
Bởi con c̣n có mẹ
Sợ một ngày lặng lẽ
Mẹ đi về cơi xa
( Giờ Vàng- L.Đ.T)
Thân phụ tôi, cha mẹ mất sớm nên ông chưa có dịp đền báo ơn trên. Khi đă có công danh và sự nghiệp th́ lại ở xa quê nhà. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp có dịp về ở tại quê hương B́nh Định song v́ hoàn cảnh chiến tranh nên gia đ́nh phải nay đây mai đó. Tuy:
Mộ hai thân gần gũi
Chiều chiều một nén hương
Nhưng “công ơn cha mẹ biết đời nào khuây”.
Cho nên thân phụ tôi thường gởi gắm tấm ḷng thương cha nhớ mẹ vào trong văn chương. Giai đoạn này ông đă sáng tác nhiều bài văn thơ cho trẻ em và gom lại thành tập Vui Với Trẻ Em.( N.X.B TRẺ xb năm 1994) Cả nhà anh em chúng tôi đều thuộc nằm ḷng .
Trong tập, về phần thơ có một bài gây nhiều xúc động trong tâm hồn trẻ chúng tôi. Bài vè “Các Loài Chim” là một bài thơ trường thiên thuộc thể tứ ngôn, kể về các giống chim từ con chim phượng là chúa các loài chim đến các con chim hạc, chim cuốc, chim nhạn, chim ô thước , chim c̣, chim én, chim vạc v.v.. Đứng thứ ba trong các loài chim là con chim quạ:
Mẹ già tuổi tác
Ḷng con thương lo
Nuôi mẹ ấm no
Là con chim quạ.
Đây là một loài chim duy nhất có đặc tính hiếu thuận trong muôn chim. Khi chim quạ mẹ tuổi đă cao không c̣n đủ sức đi t́m mồi nữa th́ được chim quạ con lo t́m mồi về nuôi mẹ.Tổ quạ thường xây trên các cành cây cao bằng những nhánh cây khô, lót ít rơm rạ. Cảnh chim quạ con đi tha mồi về đút cho chim quạ mẹ thường diễn ra hằng ngày. Quạ càng già, lông càng xác xơ v́ năm tháng th́ ḷng chim quạ con càng thêm âu yếm mớm mồi hằng ngày.
Mặc dù trong bài vè c̣n có sự hiện diện của chim Ô thước:
Thương vợ chàng Ngâu
Ra công bắt cầu
Là chim Ô thước
Là một giống quạ khoang cổ, thường lệ vào tháng 7 mưa Ngâu, ra công bắt nhịp cầu Ô thước cho vợ chồng Ngưu lang, Chức nữ đoàn viên song không b́ kịp tấm gương hiếu thảo của loài quạ vẫn bàng bạc trong ḷng chúng tôi .
Trong thơ văn, h́nh ảnh con chim quạ, cất tiếng kêu lặng lẽ trầm buồn giữa đêm trăng tàn trên bến Phong Kiều trong thơ Trương Kế:
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Hay dang cánh bay rỡ ràng, phóng khoáng giữa đêm trăng sáng trên sông Xích Bích trong thơ Tào Mạnh Đức:
Nguyệt minh tinh hy
Ô thước nam phi
Hai ư thơ này đă cô đọng trong bài “Đêm Thu Nghe Quạ Kêu” của Q.Tấn:
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng
Bên Mỹ châu cũng có nhà văn, nhà thơ Edgar Allan Poe với tác phẩm nổi tiếng: bài thơ Con Quạ (The Raven)
Phần văn, thân phụ chúng tôi có viết về tấm ḷng hiếu thảo của loài chim quạ cảm động đến t́nh người. Đó là bài L̉NG HIẾU CỦA QUẠ:
“Thuở trước, tại làng Trường Định (quê hương của tác giả) có hai mẹ con sống rất nghèo khó.
Người con trai làm lụng vất vả để nuôi dưỡng mẹ già. Vốn tính hiếu thảo nên người con tuy cực nhọc song vẫn một niềm yêu kính mẹ v́ mẹ lại mù ḷa nên người con lại càng chăm lo.Thời gian chăm sóc mẹ chiếm phần nhiều hơn thời gian làm lụng nên gia đ́nh túng quẩn lại càng túng quẩn.
Một hôm người con lén bỏ mẹ ra đi với hy vọng t́m việc làm đủ ăn hơn nơi làng khác. Cuộc đời có thể sáng sủa hơn.
Ra đi khi trời mới rạng đông. Đến trưa người con dừng chân nghỉ nắng dưới một gốc cây bàng ven đường. Gió hiu hiu, ngồi tựa gốc cây bàng, chàng trai ḷng lại chợt nhớ đến mẹ già. Nh́n lên tàn cây xanh, người con chợt nh́n thấy một tổ quạ. Trong tổ có một con quạ già, lông rụng xơ xác, đang thiêm thiếp nằm.
Bỗng một con quạ con lông đen nhánh bay về đậu bên tổ, miệng ngậm một miếng mồi. Nghe động con quạ già mở mắt. Thấy con nó vội há mồm. Con quạ con vội đút mồi vào miệng mẹ rồi lại cất cánh bay đi.
Nh́n cảnh quạ con mớm mồi cho mẹ ḷng người con trai bỗng bồi hồi xúc động, nhớ đến mẹ già mù ḷa ở nhà. Tự thẹn với ḷng, sánh ḿnh đối với mẹ không bằng con quạ con kia nên chàng trai vụt đứng dậy rảo bước trở về nhà.
Vừa bước chân vào ngơ, người con thấy mẹ đang ngồi tựa cửa chờ con. Chàng trai vội vàng chạy vào ôm chầm lấy mẹ. Khóc ̣a…”
Buồn thay, trong trăm vạn loài chim chỉ một ḿnh con quạ có bản năng hiếu thảo nuôi mẹ, khiến cho ḷng người cảm động, biết suy ngẫm lại thân phận ḿnh. Đâu cần đợi đến mùa Vu Lan báo hiếu chúng ta mới nhớ ơn cha mẹ Chúng ta mong làm được như con chim quạ con kia, để hằng ngày được vui trong niềm thương cha kính mẹ như là một đức hạnh thường xuyên.
Suốt sáu mươi năm sống bên cha mẹ, được đùm bọc chăm lo, được hạnh phúc trọn vẹn trong cơi thế gian này, thế mà tôi chưa có được một lần báo hiếu cha mẹ.
Mùa Vu Lan năm Canh Dần
Quách Giao