SinhSanVoTínhQuynhChi

 

Sinh sản vô tính

 

Một hôm các v́ sao trên trời bàn chuyện của người dưới thế.

 

Đó là chuyện chính phủ của một nước nọ đă nghe lời các chuyên gia của họ, một mực cấm đoán việc giải phẫu cấy ghép nội tạng. Họ e sợ làm như thế sẽ đưa đến việc buôn bán thân xác, coi rẻ tính mạng con người. Nhiều người nghĩ rằng điều này xúc phạm đến sự cao quư của con người. Cũng có người cảm thấy như là các bộ phận trong thân thể cũng có một phần hồn, mà điển h́nh là như trái tim. Đối với họ, ghép tim người này cho người kia cũng tương tự như chuyện hồn Trương Ba da hàng thịt.

 

V́ sự cấm đoán này, có một gia đ́nh kia có người bệnh đă phải tạm di cư sang nước khác, nơi mà luật pháp cho phép những cuộc giải phẫu cấy ghép như thế. Nhưng một nước đi tiên phong chấp nhận những điều mới mẻ, th́ thường thường họ cũng tiên tiến về mọi mặt. Các bác sĩ của nước này có thể chữa lành bệnh cho hầu hết mọi bệnh nhân. Ai ai cũng có công ăn việc làm nên không mấy ai bị thất nghiệp. Dân chúng của họ đều biết tôn trọng luật lệ. Tóm lại là chẳng dễ ǵ mà có người chết đột ngột v́ tai nạn giao thông, hay v́ một vụ nổ súng đánh cướp ngân hàng, hoặc bị giết chết v́ có ai đó thất nghiệp sinh hận đời mà gây ra án mạng. Cũng chẳng có ai nhẩy bừa xuống đường tàu tự tử v.v.. Không có ai đang khỏe mạnh mà chết v́ một trong những trường hợp như thế để có sẵn bộ phận nội tạng mà giải phẫu thay ghép cho người khác.

 

V́ phải chờ đợi lâu quá, người bệnh của gia đ́nh ấy lại đành đến một nước thứ ba, nơi thường hay có những nạn nhân thiệt mạng như trong các trường hợp vừa kể, nên có sẵn nhiều bộ phận để cấy ghép cho bệnh nhân hơn. Nhưng người ta đă quên khuấy tŕnh độ và trang bị y tế yếu kém ở nước này. Tai nạn xảy ra khiến bệnh nhân bị thiệt mạng ngay trên bàn mổ. Gia đ́nh của bệnh nhân oán trách chính phủ nước họ cũng v́ ở nước của họ th́ thiếu ǵ những trường hợp người chết như vừa kể ở trên, và muốn cấy ghép đâu có khó khăn ǵ, v́ tŕnh độ và thiết bị y tế của họ cũng khá hiện đại..Thật là một cái chết oan uổng !

 

Ở cương vị nhà trời, dường như người ta cũng khó nêu ư kiến về một vấn đề thật là tế nhị như thế. V́ sao có cḥm râu bạc phơ như tiên ông lên tiếng trước tiên:

-Con người phải nhớ giữ ǵn cẩn thận những ǵ Trời đă ban cho trong cơ thể . Đó là một tuyệt tác của Thương đế, lỡ làm hỏng một bộ phận nào rồi th́ không dễ ǵ t́m được phụ tùng thay thế.

Có một v́ sao khác c̣n ra chiều lo âu nhắc nhở:

-Con người đang định dùng nguyên tác của Thương Đế để chế ra phiên bản đấy. Họ đă thử ở động vật, và đặt tên cho tác phẩm làm thử đầu tiên là Dolly. Họ gọi đó là sinh sản vô tính.

Các v́ sao chăm sóc các vườn hoa liền lên tiếng đáp lại như thở than :

-Ồ, trong giới thực vật th́ họ đă làm chuyện đó lâu rồi. Họ đă dùng phương pháp ấy để tạo ra những củ khoai tây mà củ nào củ nấy giống hệt nhau. Họ nhân giống hoa lan khiến cành hoa nào cũng giống cành nào, chợt nh́n cứ tưởng là hoa nylon !

Lẽ ra phải trân trọng từng gốc hoa lan, chờ nắng gió bốn mùa cho gốc hoa đủ lớn, rồi hàng năm chia gốc, ươm thêm từ từ từng bụi hoa mới. Họ đă quên khuấy rằng những năm tháng chờ mong cũng chính là niềm hạnh phúc. Một ngày nào đó vườn hoa của họ dần dần chẳng c̣n ǵ là thơ mộng nữa. Hoa lá ǵ mà như sản phẩm sản xuất hàng loạt, đại trà !

 

Cuối cùng, h́nh như là Thượng Đế, đă ôn tồn lên tiếng.

-Cứ để con người tự do làm theo ư họ. Xưa kia họ cũng đă tự ư ăn trái cấm, từ chối hạnh phúc trong vườn Địa đàng.

Sinh sản vô tính à ?

Trần gian rồi sẽ tràn ngập những con người ích kỷ, bởi từng tế bào trong cơ thể họ đều sinh ra từ một tế bào của chỉ một người, mà không phải là từ một phôi thai kết hợp với tha nhân. V́ vậy, mỗi người sẽ chỉ c̣n biết có cái tôi của họ mà chẳng biết đến người khác. Con người sinh sản vô tính vẫn có hai tay hai chân mà giống như là chỉ có một, nên họ đi xiêu vẹo về một bên. Tương lai của nhân loại rồi chẳng biết sẽ về đâu nếu người sinh sản vô tính chiếm đa số, bởi đầu óc họ cũng đầy những tế bào thần kinh chỉ biết tiếp thu ư kiến một chiều. Họ sẽ như những con thuyền luôn đi lạc v́ chỉ biết chèo về một hướng.

 

Quỳnh Chi (8/6/2009)