NiemVuiNoiSoCuaNhaBao

 

thanh thảo

NIỀM VUI VÀ NỖI SỢ CỦA MỘT NHÀ BÁO

 

Nguyễn Công Khế là cái tên không xa lạ ǵ với bạn đọc báo, không chỉ báo Thanh Niên là tờ báo NCK làm Tổng biên tập. Người làm chức vụ ấy đương nhiên là người quản lư báo và cũng dễ thành một quan báo. Ở ta bây giờ có không dưới 600 tờ báo và tạp chí, và cũng có không ít những quan báo. Không ai đ̣i hỏi một Tổng biên tập phải thường xuyên viết bài, dù là bài b́nh luận hay xă luận. Nhưng cái ranh giới nhiều khi mong manh để một Tổng biên tập từ một nhà báo chuyển thành một quan báo là ở chỗ vị TBT ấy có thật sự “máu” với nghề báo, có thật sự sống chết với tờ báo của ḿnh không ? Nếu có, anh ở trường hợp thứ nhất, nếu không,anh thuộc trường hợp thứ hai, không thể khác. Nguyễn Công Khế là nhà báo song song với là Tổng biên tập báo . Đó là cái may rất lớn của anh, cũng là cái may cho tờ báo của anh. Tôi quen Khế từ sau giải phóng, tháng 6 năm 75, ở Đà Nẵng. Ngày đó Khế c̣n rất trẻ và thuộc nhóm những học sinh tranh đấu ở Đà Nẵng. Tôi nhớ, có đêm bên sông Hàn, tôi với Ngô Thế Oanh và Trần Vũ Mai đă gặp nhóm của Khế chuyện tṛ rất vui và sau đó đi…ăn chè. Đơn sơ vậy thôi. Rồi năm 76 tôi vào Đà Nẵng gia nhập trại sáng tác Quân khu 5, lại gặp Khế là thành viên của trại, cùng Kim Cúc là hai cây bút trẻ nội thành. Nhà văn Nguyễn Chí Trung muốn trại sáng tác về đề tài chiến tranh này có nhiều giọng nói khác nhau, nhiều lứa tuổi và cũng từ nhiều địa bàn khác nhau trong chiến tranh. Tôi vốn ở chiến trường Nam Bộ c̣n Khế lại hoạt động nội thành Đà Nẵng và đă từng nếm mùi tù ngục ở nhiều nhà lao của chế độ cũ. Nói từ ngày đó anh Nguyễn Chí Trung đă nh́n ra Khế có phẩm chất của một nhà báo và thích hợp với nghề báo là nói…khoác, v́ hồi đó có mấy tờ báo đâu mà thi thố bản lĩnh. Nhưng đúng là nhà văn Nguyễn Chí Trung sau một thời gian đă nhận ra để Khế về một tờ báo sẽ thích hợp hơn với chàng trai rất năng động này. Khế về báo Phụ Nữ Việt Nam từ đó. Nhiều năm sau, mỗi khi có dịp vào Sài G̣n tôi đều gặp Khế, để…chơi là chính. Tuy Khế ít tuổi hơn lớp tôi, Ngô Thế Oanh và Thái Bá Lợi nhưng chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt. T́nh bạn ấy bền được cho tới bây giờ một phần cũng nhờ Nguyễn Công Khế tổ chức cho ra đời tờ Tuần Tin Thanh Niên, sau này là tờ Thanh Niên. Thú thật, tôi đă không ngờ khi Khế ra được tờ báo này, và nó lại sống được, sống khoẻ cho tới ngày nay thành một tờ nhật báo với ti-ra mấy trăm ngh́n bản/ngày. Tôi nghĩ, đó chính là niềm vui lớn nhất của một người làm báo mà Khế có được. “Gơ cửa đêm giao thừa thế kỷ” là tập sách thứ hai tuyển chọn những bài báo của Nguyễn Công Khế nói lên niềm vui được làm báo của một nhà báo. Xin thưa, với người làm báo, đó là niềm vui lớn nhất, niềm vui được hành nghề, bất chấp mọi rủi may khó khăn vất vả thậm chí hiểm nguy. Từ tập thứ nhất( cảm ơn ngọn lửa) sang tập thứ hai, văn phong của nhà báo Nguyễn Công Khế đă dày dặn và chững chạc hơn nhiều. Cách nh́n sự việc nh́n vấn đề cũng sâu và bao quát hơn. Cách đưa những tư liệu những con số cũng thuyết phục người đọc hơn. Nhưng cái nhất quán giữa hai tập sách này lại cũng rơ hơn: đó là cách nh́n cách nói cách viết trung thực không né tránh của một nhà báo có bản lĩnh, và đặc biệt hằng số nhân dân vẫn hiện lên ở gam chủ trong bất cứ bài viết nào của Nguyễn Công Khế. Tôi đặc biệt đánh giá cao điều này trong lư tưởng sống của anh và trong từng bài viết dù nhỏ của anh. Chúng ta làm báo là v́ nhân dân, cho nhân dân. Có thể nói, chúng tôi đă gặp nhau ở đó, và từ nhiều năm nay, cứ báo Thanh Niên “ới” là tôi hưởng ứng ngay, viết bài ngay. Cũng như Khế, tôi viết v́ niềm vui được làm báo, và v́ báo Thanh Niên có cùng kênh với ḿnh, kênh ấy luôn mở về nhân dân, luôn nối mạng với nhân dân. Sôi sục hay lắng đọng trong suốt tập bài báo Gơ cửa đêm giao thừa thế kỷ là những khát khao trăn trở yêu cầu phải làm sao để cuộc sống của nhân dân ta được thực sự ấm no thực sự dân chủ và mỗi con người Việt Nam được thực sự là người tự do, ư thức được niềm vui và nghĩa vụ làm người của ḿnh. Đó cũng là lư tưởng của những nhà báo chân chính. C̣n nỗi sợ của nhà báo thể hiện trong tập sách này ? Cũng giản đơn thôi, xin trích một đoạn trong “tự sự của một người làm báo” in trong tập sách này (trang 14): “ Làm báo, tôi chỉ sợ mỗi một điều là ta làm việc ǵ đó để cho những người tốt, người trung thực ghét ḿnh, xa lánh ḿnh và coi thường ḿnh chứ tôi tuyệt đối không sợ người xấu ghét bỏ và thù hằn ḿnh. ”. Thế là rơ: niềm vui và nỗi sợ của một người làm báo đều nằm trong chính lư tưởng sống, cách sống cách viết và cách điều hành tờ báo của ḿnh. Nói tắt: ta vui ở ta mà cũng sợ ở ta vậy!

 

X