ChuTuTinhDucTThao

thanh thảo

 

CHÚ TƯ TỊNH ĐỨC

 

Nhà báo lăo thành Trương Quang Lộc đă có “chuyến đi thực tế cuối cùng” về thế giới bên kia vào ngày 11-11-2004, thọ 83 tuổi. Ban Tư tưởng-văn hoá Trung Ương đă phối hợp với…. phường tổ chức đám tang cho một nhà cách mạng lăo thành có thâm niên hơn nửa thế kỷ làm báo. Một sự phối hợp không cân đối lắm nhưng đầy nghĩa t́nh, trong khi cả tỉnh và thị xă Quảng Ngăi đều đứng ngoài ban lễ tang với lư do “Oâng Lộc không phải…tỉnh uỷ viên, chưa đủ tiêu chuẩn”. Th́ cũng đành, người đă mất làm sao tính được ḿnh phải đủ những tiêu chuẩn nào để được làm đám tang.Tới lúc phải ra đi th́ ra đi,chứ nán lại kiếm cái “tiêu chuẩn” mà làm ǵ. Với mọi người dự đám tang hôm đó, th́  Trương Quang Lộc là tên khai sinh đồng thời là bút danh, c̣n với những phóng viên đài phát thanh Giải phóng thuộc Cục R (B5) chúng tôi thuở ấy, th́ tên ông đơn giản là “chú Tư” hay “chú Tư Tịnh Đức” . Thế thôi. Nhớ ngày mới chân ướt chân ráo vượt Trường Sơn vào công tác ở đài Giải phóng, người mà chúng tôi gặp và chơi đầu tiên là chú Tư Tịnh Đức. Đài Giải phóng lúc ấy đông người, những người chúng tôi phải tŕnh diện đầu tiên khi nộp công lệnh là các bậc thủ trưởng, chứ không phải chú Tư Đức. Nhưng chú Tư mới là người đầu tiên mà đám phóng viên trẻ từ ngoài Bắc chúng tôi “kết”. Lúc ấy, ngoài tôi và Lê Điệp c̣n có Vũ Aân Thy, Cao Xuân Phách, Dương Trọng Dật… những người được đào tạo để làm..nhà văn, nhưng khi vào chiến trường đều đổ ra làm báo.Và không chỉ những “trí thức trẻ” miền Bắc mới thích chơi với chú Tư Tịnh Đức, c̣n những sinh viên học sinh trong phong trào đô thị Sài G̣n thoát ly lên chiến khu như cô Dung cô Hồng Lam( em gái nhà văn Lê Văn Thảo) cũng quấn quưt lấy chú Tư Đức mà họ coi như ông chú ruột trong nhà.Hồi ấy,đang thời điểm chiến tranh khốc liệt, các cơ quanTW Cục suốt ngày lo chạy càn, đêm nằm th́ lo bom B52 bừa qua cứ, nên những hoạt động báo chí văn nghệ đều hạn chế đến tối thiểu.Chỉ một tờ báo hoạt động thường xuyên nhất, gần như 24/24 giờ trong ngày, là báo…nói, tức đài phát thanh.Aån ḿnh dưới một cánh rừng già âm u tận đất Cam-Pu-Chia, đài Giải Phóng thuở ấy chỉ có một tổ kỹ thuật mà nhiệm vụ chủ yếu là đánh tê-lê-tip các bài vở tin tức ra Bắc. C̣n lại là biên tập viên, phóng viên và bộ phận hậu cần, bảo vệ.Tôi nhớ hồi ấy giám đốc Đài là ông Hai Xuyên, c̣n chú Tư Tịnh Đức gần như không giữ một chức vụ ǵ rơ ràng. Không phải uỷ viên biên tập, như chú đă từng làm ở báo Lao Động trước khi đi chiến trường B2, cũng không phải trưởng ban hay phó ban này kia. Cũng không phải “cố vấn”, đơn giản v́ không thấy chức danh ấy ở Đài. Vậy chú Tư Đức làm ǵ mà anh em phóng viên trẻ chúng tôi hồi ấy đều thích chơi với chú ? Chú làm một việc rất đơn giản: tṛ chuyện với chúng tôi. Đủ thứ chuyện, tào lao có, nghiêm túc có, vui có, buồn cũng có, chuyện đời có, chuyện nghề cũng có luôn. Với chúng tôi, chú Tư Đức không chỉ là bậc đàn anh đàn chú trong nghề báo, lớp “kháng chiến hai mùa”, mà c̣n là một người chú hiền hậu trong gia đ́nh, đủ tin cậy để chúng tôi có thể thổ lộ khối nỗi niềm. Mà chúng tôi khi mới vào chiến trường th́ nhiều nỗi niềm lắm, nhiều ngạc nhiên lắm, mà không chỉ toàn những ngạc nhiên khâm phục cả. Có những chuyện chúng tôi chỉ thổ lộ được với chú Tư Đức, chú nghe và chia sẻ tới đâu cũng được, nhưng không bao giờ chú bắt lỗi chúng tôi, qui kết chúng tôi. Thế là đă quá tốt trong hoàn cảnh ấy rồi. Những buổi chiều trong rừng già, trước giờ những đợt B52 rải thảm theo thông lệ ( khoảng 8 giờ tối), tôi và Lê Điệp lại rủ nhau tới “túp lều chú Tư” để tán gẫu, và quan trọng hơn, để “moi” của chú vài ly rượu thuốc, “uống cho bổ”, thực ra là uống cho…khoái. Chú Tư Tịnh Đức là người cẩn thận, chú không vội rót rượu mời chúng tôi, mà cứ để Lê Điệp và tôi ba hoa lan man đủ thứ chuyện, rồi mới từ từ lấy chai rượu thuốc cất kỹ đâu đó trong đống bản thảo hay sách vở. Uống một ly rượu nhỏ vào những lúc như thế sướng thật! Chợt cảm thấy cánh rừng già lạnh lẽo trở nên thân gần hơn, và những đêm ngủ hầm trở nên bớt chống chếnh hơn. Thỉnh thoảng, viết được bài thơ mới, tôi và Lê Điệp lại mang đọc cho chú Tư nghe. Vũ Aân Thy cũng vậy, dù hồi ấy, chúng tôi phải dấu rất kỹ chuyện ḿnh có làm thơ. Khi mới về Đài, tôi đă từng phải dự một cuộc họp chi đoàn trong đó người ta kiểm điểm hai nam nữ  đoàn viên v́ tội…yêu nhau mà không “đặt vấn đề” hôn nhân,yêu nhau cho sướng mà không báo cáo tổ chức. Vậy là không được, không đàng hoàng. Yêu nhau c̣n bị kiểm điểm, nữa là làm thơ…t́nh, nhớ nhung vu vơ dễ làm mất tinh thần chiến sĩ (?). Chúng tôi chơi thân với chú Tư Đức v́ chú không nghĩ như vậy, mà c̣n khuyến khích chúng tôi làm thơ. Vào năm 1974, chú Tư lại nhận cầm bản thảo viết tay tập thơ đầu của tôi ”Dấu chân qua trảng cỏ” ra Bắc cho thầy má  tôi. Măi sau này tôi mới biết, hồi trẻ chú Tư Tịnh Đức là người rất yêu thơ và có làm thơ. Chú đă từng là học tṛ của nhà thơ Bích Khê, và sau bao năm, cho đến tận những ngày cuối đời, chú Tịnh Đức vẫn nhớ và nghĩ về Bích Khê với những t́nh cảm tốt đẹp nhất. Rất nhiều lần ở những năm gần đây chú Tịnh Đức giục chúng tôi tổ chức một cuộc hội thảo đàng hoàng và có chất lượng về Bích Khê, cả thơ và đời, đề cập trực tiếp đến những nỗi oan nhà thơ lớn của đất Quảng Ngăi và của cả Việt Nam phải tự nhiên hứng chịu trong bao năm mà không hề được “giải”. Và chú Tịnh Đức hứa sẽ có một bài tham luận để nói cho “ra ngô ra khoai” chuyện oan trái này. Thật tiếc, chú Tư đă không kịp dự cuộc hội thảo về Bích Khê nhất định sẽ được tổ chức tại đất Quảng Ngăi này để “giải kết” những oan trái và tôn vinh một tài năng thơ cách tân kiệt xuất trong phong trào Thơ Mới . Những năm cuối đời chú Tư Tịnh Đức gần như phải sống trong bóng tối v́ một căn bệnh về mắt. Noi gương Cụ Đồ Chiểu, chú đă âm thầm viết báo, dịch thơ trong bóng tối, nhờ những cháu học sinh chép giúp. Nhặt từng chữ, nhẩm từng câu trong đầu để đọc cho người khác chép, chú Tư Tịnh Đức đă là một nhà báo đặc biệt trong làng báo nước ta. Vậy mà lạ, những bài viết khi mắt đă mù loà của chú lại là những bài rất sáng, rất quang minh chính đại, rất thuyết phục. Không ai biết đó là những bài viết của một người mù, nếu chỉ đọc mà không quen tác giả. Nhờ những bài viết tâm huyết của chú Tư Đức, một số vấn đề c̣n để ngỏ từ lịch sử, một số câu hỏi “chưa lời đáp” bắt đầu sáng ra. Chú Tư Đức đă là nhà báo cho tới những ngày cuối cuộc đời, một nhà báo có lương tâm, có chủ kiến. Vậy cũng là một niềm an ủi, không chỉ với chú, mà c̣n với chúng tôi, những người làm báo đă quen biết và thân thiết với chú từ những ngày ở chiến khu. Với chú Tư Tịnh Đức, làm báo đă trở thành cái nghiệp, chứ không đơn giản là một nghề. Hơn nửa thế kỷ làm báo, nghĩa là trọn đời đă gắn với cái nghiệp này, với bao vui buồn đau khổ hạnh phúc. Thế cũng đă là thoả, thưa chú Tư Tịnh Đức! Cầu mong chú yên nghỉ. Và không yên nghỉ, như mọi nhà báo thứ thiệt trên đời này.

 

Quảng Ngăi 15-11-2004

 

thanh thảo