PHẦN THỨ MƯỜI HAI

PHẦN THỨ MƯỜI HAI

*

 TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

TỪ KANT ĐẾN HEGEL

(tiếp)

 

Chương V  - Lư tính

Lư tính là ư thức bản ngă tin tưởng rằng ḿnh là tất cả sự vật trong thế giới. Ở đây, tư tưởng duy tâm của Hegel lên đến cao độ: ư thức chủ quan nhận thấy ḿnh trong tất cả sự vật.

 

Biện chứng pháp của lư tính thông qua 3 giai đoạn:

 

1 - Lư tính thực nghiệm,

 

2 - Lư tính thực tiễn gồm có 3 giai đoạn nhỏ:

    a) Hưởng lạc và định mệnh;

    b) Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng;

    c) Đạo đức và thời cuộc.

3 - Lư tính trong cái thực hiện của ḿnh gồm có:

    a) Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy;

    b) Lư tính lập pháp;

    c) Lư tính kiểm pháp.

 

Quá tŕnh diễn biến của lư tính phản ánh quá tŕnh đấu tranh giai cấp trong thời đại tư sản đang lên.

 

1 - Lư tính thực nghiệm (tiếp thu kinh nghiệm)

 

Lư tính thực nghiệm là ư thức tin tưởng ḿnh là mọi sự vật, trong thế giới chỉ có ḿnh thôi. Nó phát triển bằng tư tưởng thực nghiệm, t́m ṭi ḿnh trong tự nhiên, v́ tin tưởng trong tự nhiên chỉ có ḿnh. Do đó mà phát triển khoa học thực nghiệm.

 

Ḷng tin tưởng của nhân loại vào ḿnh đă thành lập trong quá tŕnh phát triển của khoa học tự nhiên, nhưng gặp mâu thuẫn khi chuyển lên vấn đề người: lúc nó đặt vấn đề con người là ǵ? tư tưởng là ǵ (tâm lư học)? Khoa học tự nhiên quan niệm người là một vật tự nhiên, nó là một bộ óc như vậy làm sao nó lại tư tưởng được (nó tự nhận nó trong vật ấy được). Do mâu thuẫn ấy, ư thức lư tính chuyển sang một lập trường mới: lư tính thực tiễn. Nó không thể nhận thấy nó trong tự nhiên, cho nên nó phải tự thực hiện nó trong tự nhiên.

 

2 - Lư tính thực tiễn thông qua 3 giai đoạn:

 

a - Hưởng lạc và định mệnh

 

Chủ yếu là hưởng lạc trong luyến ái, phát triển trong thế kỷ XVII, XVIII. Tư tưởng hưởng lạc là một h́nh thái tư tưởng cao hơn tŕnh độ ham muốn, v́ nó bao hàm ư thức bản ngă: đă tin tưởng ḿnh là tất cả sự vật, ḿnh thống trị thế giới. Nhưng nó lại gặp một ư thức khác (một người khác) cùng tin tưởng như thế. Hai bên rất xa cách nhau, v́ mỗi người mang một thế giới trong đầu óc. Mỗi cá nhân đều tự giác về quyền lợi tuyệt đối của ḿnh, nhưng lại gặp một cá nhân khác cũng tự giác. Như thế chỉ c̣n một cách giải quyết là gây ra một cái thông cảm để phá cái ngăn trở giữa cá nhân và cá nhân. Cái cản trở đó bị phá bỏ trong sự hưởng lạc. Sự hưởng lạc đó không phải chỉ nhằm hấp thụ đối tượng vào ḿnh, mà có ư thức phá bỏ xa cách giữa cá nhân và cá nhân để gây nên một ư thức đại thể. Trong hưởng lạc, cá nhân thông cảm với toàn bộ thế giới, t́m sự giải phóng con người trong cái hưởng lạc đó, và đặt cho ḿnh một giá trị tuyệt đối: đưa cá nhân lên đại thể. Đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn: đại thể đây không có ư nghĩa cụ thể, thông qua một cách chung chung, không nắm được điểm nào dứt khoát; rất trừu tượng. Đó chính là cái định mệnh. Thực tế, trong cái hưởng lạc không đạt được mức cao hơn, do định mệnh hai bên thông cảm với nhau mà hưởng được hạnh phúc, nhưng không biết dựa vào đâu, không hiểu v́ sao có cái định mệnh ấy? Định mệnh là một khái niệm nghèo nàn không có nội dung. Nhưng trong cái nghèo nàn ấy, lư tính cảm thấy ḿnh không c̣n là cá nhân hưởng lạc mà ḿnh có giá trị đại thể. Do mâu thuẫn này, ư thức lại chuyển lên một h́nh thức cao hơn: luật của nhân tâm và tự cao điên cuồng.

 

b - Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng

 

Đến đây, thấy trong lương tâm ḿnh có luật đại thể mà ḿnh có bổn phận thực hiện. Lương tâm chống lại thời cuộc, tức là cái thế giới xấu. Ta tốt, ta chống lại thế giới xấu. Nhưng đến đây, những lương tâm cá nhân lại mâu thuẫn với nhau, đi đến tự cao điên cuồng chỉ cho ḿnh là tốt, và chống lại tất cả người khác. Luật của lương tâm căn bản chỉ là cá nhân, lương tâm của mỗi người khác nhau, không ai giống ai, nhưng ai cũng cho ḿnh là tốt cả. Kinh nghiệm ấy cho ta thấy phải hy sinh cá nhân chuyển lên đạo đức.

 

c - Đạo đức và thời cuộc

 

Đạo đức không phải là lương tâm cá nhân, mà là lương tâm phải hy sinh cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đức tính chống lại thời cuộc, v́ thời cuộc là xấu, thời cuộc chỉ là một số cá nhân làm theo quyền lợi của họ. Ai hy sinh cá nhân th́ phải thắng. Nhưng trong lúc anh nói anh chống lại thời cuộc th́ anh cũng chỉ làm một số việc biểu hiện tài năng của anh, mà tài năng th́ nó có nội dung khách quan của nó. Quá tŕnh phát huy tài năng là một quá tŕnh khách quan không phải do hy sinh cá nhân. Tài năng được thực hiện như thế nào? Thực tế thời cuộc tạo điều kiện cho tài năng phát triển; tài năng cũng là một yếu tố của thời cuộc, cũng do thời cuộc mà có. Cho nên nó không chống lại được thời cuộc. Đúng hơn, ư thức đạo đức cá nhân thực hiện trong sự việc, chân lư của nó là sự việc nó không thoát khỏi thời cuộc. Do mâu thuẫn đó, lư tính lại chuyển sang một h́nh thái cao hơn.

 

3. Lư tính trong cái thực hiện của ḿnh

 

a - Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy

 

Cá nhân chỉ biết có ḿnh thôi, không biết người khác, nhưng khi phát huy tài năng th́ mỗi cá nhân lại làm công việc chung. Công việc của nó làm có ư nghĩa tinh thần: do đó gọi là giới động vật của tinh thần: mỗi sự nghiệp cá nhân là một bộ phận của sự nghiệp chung; nó tưởng là nó làm cho nó th́ nó đă làm cho tập thể, nhưng thực tế th́ nó lại cũng làm cho cá nhân nó. Mâu thuẫn đó Hegel kêu là lừa dối. Nhưng mà trong quá tŕnh mâu thuẫn ấy, chúng ta đi đến ư thức cái mà ta nhầm chính là sự việc ấy đấy. Như thế, ư thức không phải là cá nhân, v́ sự việc ấy có ư nghĩa đại thể. Nếu đă nhận thức được điểm ấy, th́ ư thức đặt quy luật cho thế giới: đó là lư tính lập pháp.

 

b - Lư tính lập pháp

 

Đặt luật có giá trị phổ cập, nhưng cũng chỉ dựa vào cá nhân thôi, v́ nó thấy nó có cơ sở đặt luật cho mọi người. Điểm này Hegel nhắm luận lư cảm tính của Rousseau[1], định ra luật pháp dựa vào cảm tính, cảm tính cho cái ǵ tốt là tốt, cái ǵ xấu là xấu. Nhưng lại có mâu thuẫn, v́ cảm tính mỗi người một khác, không thể dựa vào cảm tính mà đặt luật pháp được. Nó chỉ có thể xem xét đặt luật này đúng hoặc sai: lư tính kiểm pháp.

 

c - Lư tính kiểm pháp   

 

Điểm này Hegel nhắm luận lư của Kant với mệnh đề căn bản: «Hành động thế nào để cho châm ngôn hành động của ḿnh có thể được đề ra thành một quy luật đại thể cho mọi người». Nhận xét lề lối hoạt động đó là lư tính kiểm pháp. Nhưng các mệnh đề của Kant cũng chỉ là h́nh thức chung của mọi quy luật thôi, không cho phép phân biệt đúng hay sai. Thí dụ: ta có quyền lấy của người không? Theo tiêu chuẩn trên th́ có thể có và cũng có thể không, tùy theo ta có nhận chế độ sở hữu hay không. Thành ra không thể dựa vào lư tính cá nhân với bất kỳ h́nh thức nào để thực hiện cái tin tưởng của lư tính ấy: ḿnh là thế giới ấy đấy. Nếu cái tin tưởng đó đúng, ḿnh không c̣n là cá nhân mà là ư thức đại thể. Nó là ư thức tinh thần, là ư thức của xă hội.

 

Phê phán:

 

Đây Hegel đă tŕnh bày trong tinh thần ư nghĩa của một số chủ nghĩa lớn trong thời đại cách mạng tư sản:

 

1. Chủ nghĩa khoa học thực nghiệm.

2. Chủ nghĩa hưởng lạc.

3. Chủ nghĩa cá nhân duy tâm, lấy cá tính làm quy luật cải tạo thế giới (chủ nghĩa anh hùng thưởng phạt theo cá tính của ḿnh).

4. Chủ nghĩa đạo đức, phải hy sinh cá nhân chống lại thời cuộc để thực hiện đức tính, phát triển trong giai đoạn cao nhất của Cách mạng Pháp 1789 thời Robespierre[2] lănh đạo.

5. Ngoài ra, Hegel cũng phản ánh luận lư cá nhân chủ nghĩa của Montaigne[3], một phần nào của Descartes[4], luận lư t́nh cảm của Rousseau, cuối cùng là luận lư của Kant. Nội dung rất phong phú. Mâu thuẫn Hegel nêu lên là mâu thuẫn có thật trong lịch sử tư tưởng và trong lịch sử nói chung. Ví dụ: mâu thuẫn đặc tính với thời cuộc là mâu thuẫn có thật giữa bọn Robespierre và giai cấp tư sản. Robespierre đề cao đức tính cũng chỉ là phục vụ tư sản, mà quyền lợi tư sản lại chỉ là quyền lợi cá nhân.

 

Nội dung tuy phong phú nhưng chỉ diễn tả trong tinh thần: nói chung là mâu thuẫn giữa cá thể và đại thể, nhưng ta không hiểu v́ sao mâu thuẫn lại diễn biến như vậy, cuối cùng đức tính phải đầu hàng thời cuộc. Hegel đă tách rời cơ sở thực tế. Cả công tŕnh xây dựng lư tính trên cơ sở duy vật lại được tŕnh bày một cách duy tâm: tŕnh bày để chứng minh chủ nghĩa duy tâm; biện chứng pháp của Hegel đă đảo ngược cái ư nghĩa chân chính của phong trào cách mạng tư sản: ư nghĩa duy vật.

 

Mâu thuẫn căn bản, đứng về mặt duy tâm mà Hegel nêu ra trong quá tŕnh diễn biến của lư tính là mâu thuẫn giữa sự tin tưởng của bản ngă (ư thức cho ḿnh là tất cả thế giới khách quan) và mặt khác là sự thực rằng ư thức bản ngă vẫn là cá nhân. Mâu thuẫn là: cái mà nó tin tưởng th́ thực tế nó chưa thực hiện được. Từ mâu thuẫn đó, nó chuyển lên h́nh thức bản ngă đại thể tức là cái tôi đại thể. Hegel gọi cái tôi đại thể đó là tinh thần. Mâu thuẫn trên thực tế ở đâu ra?

 

Trong thời tư bản chủ nghĩa, ngay trong lúc đang lên của nó  đă có mâu thuẫn giữa cá nhân chủ quan và đại thể khách quan. Nhưng mâu thuẫn đó không phải xuất phát từ tinh thần như Hegel tưởng.

 

Theo Hegel, trong lư tính thực nghiệm có mâu thuẫn ở chỗ nó tưởng nó có thể t́m thấy được nó trong thế giới vật chất,  nhưng thực tế nó không t́m được. Do đó, phải chuyển sang một lập trường mới là lư tính thực tiễn.

 

Hegel có phản ánh một phong trào tư tưởng có thực, như sau: một mặt th́ phát triển khoa học thực nghiệm, một mặt lại phê phán khoa học thực nghiệm, cho khoa học thực nghiệm chỉ nắm được một số quy luật chết, không nắm được bản chất con người. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, ḿnh mới thực hiện được tính chất nhân bản. Ví dụ: trong quyển Faust của Goethe[5] đă biểu hiện một tinh thần chán nản đối với khoa học, và đ̣i hỏi một hoạt động thực tiễn. Như câu: «Khoa học th́ xám, nhưng cây của đời sống bao giờ cũng xanh». Đó là một xu hướng đă phát triển nhiều trong tư tưởng tư sản. Với tư tưởng này, th́ một mặt phát triển khoa học, nhưng một mặt lại phê phán khoa học, đi vào hoạt động chủ quan chống lại khoa học.

 

Sở dĩ như thế, v́ thực tế khoa học máy móc không thỏa măn được những nhu cầu của người ta, thành ra nó bắt buộc người ta phải t́m con đường giải phóng bằng cách phản lại khoa học, nó đ̣i hỏi cái mà Goethe đă gọi là «cây sống xanh tươi». Nhưng có phải chỉ v́ mâu thuẫn tinh thần trong bản chất khoa học tự nhiên mà đi đến giải pháp đó không? Có phải v́ khoa học tự nhiên lúc bấy giờ có tính chất máy móc mà phải đi t́m con đường giải phóng trong con đường phản lại khoa học không?

 

Thực tế, những người đi vào con đường hoạt động phản lư hồi đó phần lớn không phải là những nhà khoa học. Sở dĩ khoa học tự nhiên hồi đó c̣n có tính chất máy móc như thế, là v́ nó bị một cơ sở thực tế nào đó chi phối. Hegel đă không xét đến cơ sở thực tế của khoa học tự nhiên, mà chỉ quan niệm theo cách hiểu biết trong phạm vi tinh thần, giải thích khoa học tự nhiên theo kiểu duy tâm của Kant (quan niệm xây dựng đối tượng khách quan theo quy luật chủ quan). V́ thế mà Hegel nói đến chuyện t́m chủ quan trong thực nghiệm. Thực tế, trong giai đoạn tư sản đang lên, sự phát triển của khoa học tự nhiên không phải là do việc đi t́m ḿnh trong tự nhiên, mà trái lại là t́m tự nhiên trong thế giới khách quan. Nó là thế giới quan duy vật, chứ không phải là duy tâm. Lúc đó, sở dĩ hướng về thế giới khách quan v́ trong thực tế đă xuất hiện một phương thức hiểu biết mới theo toán lư, gây cơ sở để hiểu biết tự nhiên. Phương thức hiểu biết mới đó sở dĩ xuất hiện trong ta, căn bản lại do kinh nghiệm mới trong phương thức sản xuất mới của tư sản. Phương thức hiểu biết mới đó có hiệu lực hơn phương thức hiểu biết cũ, nó giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn trước. Hiệu lực của phương thức hiểu biết mới chỉ là kết quả của hiệu lực thực tế của phương thức sản xuất mới. Hegel không thấy ư nghĩa thực tế đó mà chỉ nắm phần xuất hiện của phương thức hiểu biết mới, rồi cho rằng nó là ư thức đi t́m ḿnh trong tự nhiên. Hegel đă biến phong trào duy vật thành một phong trào duy tâm. Do đó, đi đến kết luận rằng: v́ ḿnh không t́m thấy ḿnh trong tự nhiên, nên phải tự thực hiện ḿnh chống lại thế giới.

 

Thực tế có hiện tượng chán nản khoa học tự nhiên thật, nhưng cản bản là do mâu thuẫn trong thực tế gây ra, chứ không phải do mẫu thuẫn trong tinh thần. Không phải là chuyện nhà khoa học tự cảm thấy trong tinh thần chán nản mà đi vào hoạt động chủ quan. Khoa học có tiến bộ là nhờ có phương thức sản xuất mới, nhưng trong phương thức sản xuất mới vẫn có thiểu số; có mâu thuẫn là: về mặt sản xuất th́ có tính chất xă hội, nó mở rộng phạm vi sản xuất, nhưng về quan hệ sản xuất th́ lại có tính chất tư hữu, cá nhân. Do đó, trong phương thức sản xuất mới đó tuy có cơ sở để phát triển lực lượng sản xuất, nhưng lại không có cơ sở để tổ chức quan hệ sản xuất cho hợp lư. Nó có một phần nào có tổ chức hợp lư, nhưng đó chỉ là trong phạm vi đơn vị cá thể, chứ xét toàn bộ xă hội th́ nó không có cơ sở để tổ chức hợp lư được, v́ nguyên lư của nó là cá nhân tự do cạnh tranh. Do đó mà nó đặt vấn đề giải quyết trên cơ sở cá nhân, và hoạt động thực tiễn có tính chất cá nhân chủ quan. V́ có tính chất cá nhân chủ quan nên nó mới đối lập với khoa học. Đó là mâu thuẫn căn bản trong xă hội tư bản (hoạt động thực tiễn mâu thuẫn với hoạt động khoa học). Do mâu thuẫn căn bản đó mới xuất hiện trong tinh thần hiện tượng chán nản đối với khoa học, đi t́m chân lư ở đời sống thực tiễn chủ quan.

 

Xét lại những hiện tượng hoạt động cá nhân chủ quan mà Hegel đă mô tả, như hiện tượng chủ nghĩa hưởng lạc, mâu thuẫn trong chủ nghĩa hưởng lạc, luật của nhân tâm (lấy lương tâm cá nhân để cải tạo xă hội), đạo đức hy sinh cá nhân nhưng vẫn trên lập trường cá nhân... là những hiện tượng có thực mà Hegel mô tả đúng đắn phần lớn, nhưng những hiện tượng đó xuất hiện trên một cơ sở xă hội thực tế, chứ không phải xuất hiện do một biện chứng pháp tinh thần. Cơ sở thực tế đấy chính là điều kiện hoạt động trong các giai đoạn của cách mạng tư sản.

 

Ở giai đoạn c̣n non, hoạt động đối lập có tính chất cách mạng tư sản ở chỗ nó lấy hưởng lạc cá nhân làm trung tâm để chống lại những ràng buộc của phong kiến. Ở Âu châu vào thế kỷ XVII, XVIII, có cả một phong trào như thế. Ở Việt Nam, tuy yếu tố tư bản chủ nghĩa chưa phát triển bằng Âu châu hồi đó, nhưng những tác gia như Hồ Xuân Hương cũng đă đi theo hướng đó.

 

Đến mức cao hơn, lúc giai cấp tư sản thấy có đủ sức cải tạo xă hội (không phải chống lại xă hội cũ bằng thỏa măn cá nhân nữa), th́ mới lấy luật nhân tâm để chống lại xă hội cũ.

 

Đến giai đoạn thứ ba tức là lúc nó đặt vấn đề hy sinh cá nhân để cải tạo xă hội. Hiện tượng đó có thực trong xă hội (như lúc Cách mạng Tư sản Pháp tiến lên nắm chính quyền), nhưng hiện tượng đó vẫn là do một cơ sở thực tế: lúc tư sản lên cầm chính quyền, cần hy sinh cá nhân để nắm chính quyền, nhưng chưa ổn định được tổ chức chính quyền. Do đó mà nó c̣n đối lập với thế giới, chủ quan vẫn đối lập với khách quan. Dù có hy sinh cá nhân nhưng vẫn đối lập với thế giới. Thực tế, đạo đức hy sinh cá nhân như vậy nhất định phải thua thời cuộc. Hegel đă giải thích hiện tượng mâu thuẫn giữa đạo đức và thời cuộc, trong đó thời cuộc thắng, đạo đức thua, bằng cách cho rằng đạo đức dù chống lại thời cuộc, nhưng đạo đức vẫn phải phát triển tài năng trong thời cuộc, thời cuộc là điều kiện để phát triển tài năng.

 

Nói như Hegel thật là trừu tượng. Thực tế, những hy sinh cá nhân của tư sản là nhằm thỏa măn quyền lợi cá nhân trong toàn bộ giai cấp của họ. V́ như thế người chủ trương đạo đức đó cuối cùng cũng phải thua bọn đầu cơ. Bọn chủ trương đạo đức chỉ là đặt điều kiện cho bọn đầu cơ làm giàu để rồi thắng ḿnh. Và cuối cùng, ḿnh cũng không giữ được lập trường đạo đức ấy nữa. Ở Pháp, Robespierre chủ trương thực hiện đạo đức th́ rút cuộc cũng bị thất bại. Hegel đă không thấy nguồn gốc thực tế đó mà chỉ thấy bề ngoài của hiện tượng, do đó đi đến kết luận: cá nhân tự thấy ḿnh trong thời cuộc, vậy tự nó nó phủ định nó. Nói như thế là phủ định hoàn toàn phần đạo đức chân chính mà giai cấp tư sản đă thực hiện được trong giai đoạn cách mạng của nó. V́ phủ định như thế, nên khi đến mặt thứ ba của quá tŕnh phát triển của lư tính (lư tính trong sự thực hiện của ḿnh), Hegel nhận rằng lư tính không phải là cái ǵ ngoài khách quan mà chính lư tính là khách quan ấy. Lập trường ở đây vẫn là cá nhân. Nó quan niệm thực chất của bản ngă là đời sống khách quan, sự nghiệp của mỗi người. Chân lư chủ quan chính là thực tế khách quan ấy. Ở đây, Hegel có ưu điểm lớn là đă mô tả được mâu thuẫn căn bản trong đời sống cá nhân của xă hội tư bản. Trong lúc cá nhân chỉ nhằm quyền lợi cá nhân của nó th́ thực tế nó có phục vụ xă hội, hành động của nó vẫn có ư nghĩa đại thể. Trái lại, cái mà nó làm để phục vụ xă hội th́ lại chỉ là phục vụ cá nhân. Nhận xét của Hegel là đúng, v́ phương thức sản xuất tư sản dựa vào quyền lợi cá nhân. Do quyền lợi cá nhân mà nó làm phát triển sản xuất, phát triển xă hội. Động cơ phát triển xă hội của tư sản là động cơ cá nhân. Nhưng cũng do đấy mà xuất hiện mâu thuẫn: không bao giờ chúng ta nắm được cái giá trị tập thể của hoạt động cá nhân, v́ bao giờ cũng chỉ là nhằm quyền lợi cá nhân. Mâu thuẫn đó xuất phát từ phương thức sản xuất tư sản. Mâu thuẫn đó chỉ giải quyết được bằng cách đánh đổ phương thức sản xuất tư sản, để thay vào một phương thức sản xuất mới là phương thức sản xuất xă hội chủ nghĩa. Hegel v́ đặt vấn đề trong tinh thần nên không giải quyết được. V́ nếu chỉ thấy mâu thuẫn ấy trong tinh thần, th́ cũng chỉ giải quyết trong tinh thần, tức là đặt vấn đề bản ngă trong tinh thần là bản ngă đại thể, bản ngă của mọi người. Đó là một giải pháp hoàn toàn duy tâm. Từ đó, Hegel đă chuyển lên hiện tượng tinh thần, cho rằng tinh thần là bản ngă đại thể, thực tế đă nắm được đối tượng khách quan, thấy rằng chủ quan là khách quan.

 

Trong thực tế lịch sử, có hiện tượng ấy thực. Đó là giai đoạn xây dựng chế độ tư sản, mỗi người với tính chất chủ quan cá nhân của ḿnh, chống lại chế độ cũ, xây dựng một lư tưởng có giá trị đại thể. Nhưng một khi xây dựng được rồi th́ nó củng cố Nhà nước tư sản, bằng tư tưởng rằng: bây giờ không có đối lập nữa giữa chủ quan và khách quan, không có đối lập giữa cá nhân và xă hội nữa, v́ xă hội cũ đă bị tiêu diệt. Bây giờ trong xă hội mới, chủ quan là khách quan, lư tưởng chủ quan đă được thực hiện rồi, mọi người đều là một trong xă hội mới ấy. Đó là tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản lúc đă nắm được chính quyền. Họ muốn dung ḥa mọi mâu thuẫn trong một lư thuyết b́nh đẳng có tính chất h́nh thức. Chính đó là cái mà Hegel đă gọi là tinh thần.

 

Hegel đưa vấn đề tinh thần ra với danh nghĩa giải quyết mâu thuẫn giữa chủ quan và khách quan; nếu xét cơ sở thực tế của nó, th́ ta thấy cách đưa ra như thế thực tế là nhằm xóa nḥa những mâu thuẫn mới, mặc dù có giải quyết mâu thuẫn cũ. Chỗ nó tiến lên tinh thần là chỗ nó che lấp những mâu thuẫn mới của thực tế. Hegel lấy hiện tượng dùng để che lấp đó làm chân lư. Đó là những cái mà tư sản đặt làm lư tưởng để che lấp những mâu thuẫn mới trong thực tế. Chủ nghĩa tinh thần của Hegel về nhà nước và xă hội đă có rất nhiều ảnh hưởng, v́ nó biện chính đề cao nhà nước tư bản, đồng thời nó cũng biện chính cho nhà nước của chủ nô cũ. Nó biến nhà nước ấy thành tinh thần, thành chân lư, để dung ḥa mọi cá nhân trong xă hội, dung ḥa cá nhân và xă hội. Có thể nói, sau này trong thế kỷ XIX, thế kỷ XX, mọi chủ nghĩa đề cao nhà nước mà không xét đến tính chất giai cấp của nhà nước ấy, đề cao nhà nước một cách chung chung (tức nhà nước cũ) đều bắt nguồn từ chủ nghĩa nhà nước của Hegel, cái mà Hegel gọi là tinh thần.

 

Chương VI - TINH THẦN

 

Biện chứng pháp của tinh thần là biện chứng pháp duy tâm của những hiện tượng tinh thần nhằm biện chính chế độ nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo Hegel, tinh thần tức là lư tính đă t́m thấy ḿnh trong thực tế, thấy thực tế là ḿnh. Nó khác với lư tính ở trên (ở chương V) là tin tưởng chủ quan nhưng chưa thực hiện được. Ở đây, ư thức bản ngă đă t́m thấy ḿnh trong thực tế; thấy thực tế là ḿnh tức là đă thông cảm được với thế giới, thông cảm được giữa chủ quan và khách quan: tức là tinh thần. Có tinh thần là nắm được thế giới khách quan như ḿnh: cái mà ḿnh thấy xung quanh ḿnh chính là ḿnh, cái ǵ cũng là ḿnh cả. Theo Hegel, tinh thần ấy diễn biến như sau:

 

1 – Tinh thần tự nhiên

 

Lúc đầu, nó xuất hiện một cách trực tiếp tự nhiên, tự nhiên con người ấy có tinh thần, con người sống một đời sống mà ḿnh thấy ḿnh thông cảm với thực tế khách quan. Xă hội mà thực hiện được tinh thần tự nhiên như thế là xă hội thành thị Hy Lạp.

 

Hegel đă theo truyền thông văn nghệ và tư tưởng cổ đại. Theo những tài liệu ấy, đời sống của người cổ Hy Lạp không có mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể. Họ thấy một cách tự nhiên không phải cố gắng cái ư nghĩa tập thể. Họ tự nhiên thấy ḿnh thỏa măn trong đời sống tập thể. Phân tích hiện tượng điều ḥa tự nhiên trong đó ta thấy vẫn có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn thống nhất trực tiếp. Đó là mâu thuẫn giữa gia đ́nh và nhà nước. Gia đ́nh là đời sống cá thể của mọi người, nhà nước là đời sống đại thể. Gia đ́nh cung[6] cấp công dân cho nhà nước. Trái lại, nhà nước là điều kiện cho gia đ́nh phát triển sinh sống. Lúc nào mà gia đ́nh phát triển mâu thuẫn đối với nhà nước, nghĩa là lợi ích cá thể của ḿnh trái với lợi ích của nhà nước, th́ chiến tranh xuất hiện để củng cố quyền nhà nước đối với gia đ́nh. Khi có chiến tranh, gia đ́nh phải hy sinh cho nhà nước, và nhà nước phải củng cố, nhưng tuy thế trong đó vẫn có những mâu thuẫn để đi đến tiêu diệt xă hội, tiêu diệt sự điều ḥa của xă hội Hy Lạp. Các thành thị tiêu diệt nhau, nhưng lại thống nhất h́nh thức. Cụ thể: nó thống nhất trong nhà nước La Mă. Dân không c̣n là công dân. Một mặt, họ thực hiện được đời sống cá nhân không bị ràng buộc trong đời sống tập thể, v́ khi có đế quốc La Mă th́ không có đời sống tập thể nữa, nó chỉ là một đại thể h́nh thức, mỗi một cá nhân thực hiện đời sống riêng biệt của ḿnh. Nhưng mặt khác, nó lại bị tổ chức nhà nước đàn áp, tiêu diệt mất nội dung; nó chỉ c̣n là đời sống riêng biệt có tính cách h́nh thức. Hiện tượng điều ḥa giữa cá nhân và tập thể một cách tự nhiên đă bị tiêu diệt. Cá nhân có quyền sống, cụ thể là có quyền tư hữu, không bị ràng buộc bởi tập thể, nhưng quyền tư hữu đó chỉ là trừu tượng, đă bị tổ chức nhà nước tiêu diệt mất nội dung. V́ thực tế là người nào cũng bị áp bức. Do hiện tượng ấy, cá nhân mà xuất hiện như thế thực ra không thực hiện được ư nghĩa chân chính trong đời sống cá nhân của nó, mà chỉ thực hiện bên ngoài thôi. Hegel gọi đó là hiện tượng tha hóa. Đời sống không c̣n tính chất điều ḥa tự nhiên nữa. Thế giới là ngoài nó, nhưng thế giới ngoài nó mà lại phải nhận là thế giới của nó. Chính nó là thế giới của chủ nghĩa gia tộc đời Trung Cổ, quan niệm rằng con người sống ở đời như thế là sống trong nhà tù, cho rằng ḿnh là người ở trên trời bị đầy xuống trần gian.

 

Phê phán:

 

Tinh thần điều ḥa trực tiếp, giữa cá nhân và xă hội, giữa chủ quan và khách quan, có phát triển trong giai đoạn Hy Lạp, và có củng cố chế độ nhà nước ở Hy Lạp thực, nhưng nguồn gốc của nó là ở đâu?

 

Đây, có thể nói Hegel đă hoàn toàn bỏ qua cơ sở là chế độ chiếm hữu nô lệ. Hegel không biết đến cơ sở thực tế, v́ không muốn nói đến. V́ nói đến th́ không c̣n tinh thần điều ḥa ấy nữa. Chính tinh thần điều ḥa ấy là một cách che lấp cái chế độ nô lệ; biện chính chế độ ấy bằng cách che lấp chế độ ấy.

 

Sở dĩ trong một thành thị các công dân có liên đới với nhau một cách chặt chẽ, đến nỗi không ai đặt vấn đề đời sống cá nhân ngoài đời sống xă hội, chính là v́ họ cùng nhau bóc lột nô lệ. Họ không liên đới với nhau th́ họ sẽ bị nô lệ chống lại. Sự điều ḥa giữa gia đ́nh và nhà nước, giữa quyền lợi tư và chung xuất phát từ đấy. Nhà nước được củng cố, chiến tranh thôn tính các nhà nước khác, chỉ c̣n lại một nhà nước La Mă, nhưng nhà nước La Mă lại xa cá nhân, nó không phải là nhà nước mà mọi công dân đă đóng góp với tất cả tâm hồn của ḿnh. Trái với nhà nước Hy Lạp trước đó là nhà nước mà mọi người công dân cảm thấy là của nó. C̣n nhà nước La Mă th́ họ thấy chỉ là một bộ máy quan liêu xa họ. Sở dĩ chiến tranh có tác dụng hai mặt đối lập như vậy chính v́: một mặt chiến tranh là một phương thức để phát triển chế độ nô lệ (có chiến tranh mới bắt được tù binh làm nô lệ), trong thành thị mọi công dân đều liên đới với nhau trong công việc bắt nô lệ ấy; nhưng một mặt khác, bắt nô lệ măi th́ những nước đến cướp nô lệ dần dần cũng chuyển lên chế độ nô lệ. Thế giới nô lệ to quá đối với thế giới thị tộc. Nó không có cơ sở để đi cướp nô lệ nữa, thành ra nó phải sống một cách tự túc. Lúc đó là lúc bắt buộc nó phải tan ră. Sở dĩ các thành thị thôn tính lẫn nhau đi đến một nhà nước hoàn toàn quan liêu không được ai ủng hộ (có thể nói nhà nước La Mă là hoàn toàn không được dân ủng hộ, nó chỉ sống bằng bộ máy quan liêu của nó), căn bản là do sự phát triển của chế độ nô lệ bắt buộc nó phải tự thôn tính nó. V́ đến một lúc nào đó, điều kiện bắt nô lệ khó hơn, do đó mà các thành thị chủ nô phải đi bắt lẫn nhau. Cuối cùng, chính những phần tử giàu có trong lớp trên của giai cấp chủ nô bắt buộc phải bóc lột tầng lớp dưới, biến dân tự do thành nô lệ. Đó tức là lúc nhà nước La Mă không được quần chúng tự do ủng hộ nữa. Hegel đă hoàn toàn bỏ qua thực tế đó, chỉ lấy tinh thần lư tưởng hóa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Hegel có thấy nó qua rồi, nhưng vẫn cứ duy tŕ cái tốt đẹp bề ngoài của nó, để sau này Hegel đặt vấn đề tái lập trong điều kiện khác. Biện chứng pháp tinh thần của Hegel thực hiện trong ba giai đoạn:

 

- Giai đoạn đầu: Thực hiện một cách tự nhiên cá nhân, không đặt vấn đề ḿnh là ngoài tự nhiên.

 

- Giai đoạn 2 là giai đoạn tha hóa: đối lập cá nhân và tập thể, con người và thế giới, xem thế giới là nơi người bị đầy đọa.

 

- Giai đoạn 3: lư tưởng qua giai đoạn tha hóa th́ trở lại tinh thần cũ.

 

Nhưng Hegel không thấy rằng chính tinh thần cũ có cơ sở thực tế của nó là chế độ áp bức, bóc lột nô lệ. Chính tư tưởng ấy là tư tưởng mà Hegel muốn tái lập. Ta phê phán không phải v́ Hegel muốn tái lập, mà v́ thực tế tư tưởng ấy đă là lư tưởng của giai cấp tư sản Âu Tây, trở lại đời sống con người và tự nhiên nhưng quan niệm theo kiểu duy tâm.

 

Thực tế, lịch sử văn minh Hy Lạp có thực hiện những giá trị chân chính, nhưng những giá trị ấy có phải là tinh thần thân mật trực tiếp liên đới giữa cá nhân và tập thể không? Điểm đó phải xét lại. Thực tế, những giá trị mà ta c̣n công nhận trong văn minh Hy Lạp là những hiện tượng lịch sử đấu tranh giai cấp, chống áp bức bóc lột một cách có ư thức. Trong đó có những cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô. Chính cuộc đấu tranh giai cấp có ư thức đó đă được diễn tả trong văn nghệ, triết học. Nó là một cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm, đấu tranh chống tôn giáo, chống triết lư duy tâm. Nghệ thuật Hy Lạp với tính chất điều ḥa cuối cùng là đề cao nhân loại chống mơ hồ tôn giáo. Trái lại, theo cách hiểu biết cũ th́ cho rằng giá trị của thành thị Hy Lạp không phải là đấu tranh giai cấp có ư thức, mà là sự thống nhất của những công dân trong sự liên đới áp bức bóc lột nô lệ, thành ra là ngoài th́ nó xuất hiện với một h́nh thức điều ḥa,  nhưng thực ra chỉ là kết quả của một tổ chức nhà nước đặc biệt tinh vi. Như thế, cái mà Hegel đề cao chính là phần mơ hồ trong tư tưởng Hy Lạp. C̣n cái mà Hegel bỏ qua là phần chân chính, thiết thực, phần đấu tranh. Hegel mô tả thành thị Hy Lạp như một thiên đường đă mất với đế quốc La Mă và đạo Gia tô, mà xă hội tư bản cần phải trở lại. Thực tế, nó không phải là một thiên đường, mà chính xă hội Hy Lạp là xă hội lần đầu tiên đă xuất hiện chủ nghĩa nhân văn chống chủ nghĩa tinh thần mà Hegel đề cao. Do chỗ hoàn toàn bỏ qua cơ sở thực tế một cách có ư thức, do chỗ diễn tả một cách rất ngược giá trị lịch sử Hy Lạp, Hegel đi đến kết luận: chuyển sang đế quốc La Mă về thế giới Trung Cổ, con người đă thực hiện được ḿnh bằng cách tha hóa, nghĩa là thực hiện ḿnh ngoài ḿnh, tức là mất thiên đường. Những hiện tượng Hegel nêu ra chỉ là diễn biến bên ngoài của lịch sử chuyển biến từ nô lệ sang phong kiến. Trong đó có một công cuộc giải phóng rất vĩ đại. Phần giải phóng vĩ đại đó bị Hegel cho là hiện tượng tha hóa. Thế giới gọi là tha hóa chính là thế giới mà lần đầu tiên người nô lệ đă thực hiện được phần nào quyền sống, quyền làm người của ḿnh. Ư thức cá nhân mà Hegel cho là bị tha hóa, chỉ c̣n quyền lợi cá nhân mất tính chất tập thể, do đó trước mặt nó chỉ c̣n nhà nước quan liêu mà nó không thông cảm được, chính là người dân mới, là nhân dân trong đó không phân biệt dân tự do và nô lệ nữa. Nếu chỉ nh́n hiện tượng, nhớ lại thiên đường cũ như Hegel, th́ thế giới là tha hóa thật, nhưng chính trong thế giới tha hóa, những giá trị thiết thực để thể hiện. Lịch sử của thế giới tha hóa chính là lịch sử của lao động và đấu tranh của nhân dân.

 

2 -Tinh thần tha hóa

 

Tinh thần tha hóa là lư tính tự nhận ḿnh trong thế giới với h́nh thức xa biệt: thế giới là cái ǵ khác ḿnh, trong đó chúng ta bị đày đọa. Thế giới tha hóa ấy qua ba giai đoạn:

 

1 - Giai đoạn rèn luyện.

2 - Giai đoạn sáng suốt.

3 - Giai đoạn ư thức luân lư.

 

Ba giai đoạn đó tượng trưng cho 3 giai đoạn lịch sử thế giới Gia Tô, tức là:

 

- Giai đoạn Trung Cổ mà con người phải lao động nhưng không có ư thức về giá trị lao động đó. Lao động với h́nh thức hoàn toàn bị áp bức bóc lột. Nhưng trong lúc bấy giờ có xây dựng yếu tố văn hóa mới. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn rèn luyện con người.

 

- Giai đoạn 2 là giai đoạn đang lên của tư sản, nhưng nghiên cứu với hướng mới: đấu tranh giữa chủ nghĩa cũ và chủ nghĩa mới, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản. Chứ không phải đấu tranh giữa cá nhân chống phong kiến nữa, không phải là đấu tranh giai cấp với h́nh thức cá nhân mà là đấu tranh giai cấp có tổ chức, có ư thức giữa các chủ nghĩa, cụ thể là giữa chủ nghĩa Gia Tô và chủ nghĩa Sáng Suốt (Philosophie des Lumières).

 

Cuối cùng là giai đoạn ư thức luân lư, là luân lư nhằm giải quyết những vấn đề nhân tâm sau khi cách mạng tư sản thành công. Mọi vấn đề nhân tâm như tự do, b́nh đẳng và bác ái đều đặt vào chỗ đánh đổ phong kiến, thực hiện chế độ lư tưởng mới; nhưng sau khi cách mạng tư sản được thực hiện th́ nó phải hủy lư tưởng ấy, v́ mang lại một thế giới không có tự do, b́nh đẳng và bác ái nữa. Lúc đó, tư tưởng tư sản t́m cách thực hiện lư tưởng ấy trong nhân tâm bằng luân lư. Lư tưởng của luân lư ấy nhằm thực hiện được đời sống lư tưởng tự nhiên, của cái mà người ta tưởng là có trong quốc gia thành thị Hy Lạp.

 

Phê phán:

 

Cụ thể, ta thấy chính triết học Đức là một sự cố gắng thực hiện trong tâm hồn cái lư tưởng của cách mạng tư sản Pháp mà nó không thực hiện được trong thực tế.

 

Đây, nói chung Hegel có mô tả một số hiện tượng có thật: cụ thể là công tŕnh rèn luyện của nhân dân dưới sự áp bức bóc lột của nhà nước Trung Cổ, của Đạo Gia Tô. Qua sự rèn luyện ấy, đi đến đấu tranh giai cấp có ư thức, có tổ chức giữa chủ nghĩa Gia Tô và chủ nghĩa triết học sáng suốt. Hegel có nêu ra một số hiện tượng và mô tả nó một cách sâu sắc, đặc biệt có nêu mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến và tiền tệ, của cải tức là lực lượng kinh tế mới, chứng minh rằng nhà nước phong kiến chống lại hoạt động kinh tế hàng hóa nhưng chính nó lại sống nhờ hoạt động đó. Nhưng có thể nói: trong lúc duy tâm hóa cả công cuộc xây dựng của nhân dân dưới chế độ phong kiến để đi tới cách mạng tư sản, không những Hegel đă tách rời cơ sở thiết thực của phong trào, đồng thời đă đảo ngược những giá trị chân chính xuất hiện trong phong trào. Do đó, Hegel đă bỏ qua cái hoạt động. Hegel có mô tả thực tế lịch sử thật, nhưng mô tả lộn ngược, cuối cùng đi đến chứng minh rằng: cách mạng tư sản (tức chủ nghĩa triết học sáng suốt) tự nó phá hủy nó. Nó thất bại trong thực tế, và nó chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi tinh thần thôi. Hegel đă đảo ngược thực tế thực sự. Đó là một bước lùi xuất phát từ thực tế cách mạng tư sản Pháp, nhưng Hegel lại cho là một bước tiến. Thực tế cách mạng tư sản Pháp có thất bại thật, nghĩa là có cách mạng thành công nhưng những ư tưởng tự do, b́nh đẳng, bác ái đă thua, thất bại đó là do bản chất của chế độ mới, chứ không phải v́ cách mạng đó thất bại trong thực tế nên nó phải làm lại trong tinh thần.

 

Phần tha hóa

 

Cái vận mệnh chân chính của người ta, quan niệm theo chủ nghĩa Gia Tô, là ở trên trời chứ không phải ở thế gian này. Thế giới này là một thế giới ngoài ḿnh: tha hóa dưới chế độ phong kiến, mâu thuẫn đầu tiên và chủ yếu là mâu thuẫn giữa chính phủ và của cải, giữa chính quyền phong kiến và kinh tế hàng hóa. Mâu thuẫn đó diễn biến trong tư tưởng bằng những nhận xét về cái tốt và cái xấu. Cái tốt đây là cái giá trị của tư tưởng phong kiến, và cái xấu tức là hành động của giai cấp thương nhân. Nhưng mặt khác, chính quyền phong kiến lại dùng tiền để củng cố nhà vua, dùng tiền để mua chuộc một bọn tay sai ủng hộ ḿnh. Như vậy, thực chất của chính quyền phong kiến cũng chỉ là của cải thôi. Và của cải là giá trị chân chính đă xây dựng nên chính quyền đó. Nhưng chính quyền đó lại đối lập với kinh tế hàng hóa. Mâu thuẫn chuyển đến một nhận xét trái ngược lại, cho cái tốt là kinh tế hàng hóa,  và cái xấu là chính quyền phong kiến. Mâu thuẫn đây biểu hiện ở sự đấu tranh giữa lư tính thuần túy và tín ngưỡng: giữa tư tưởng duy lư, máy móc của tư sản và tín ngưỡng tôn giáo. Phong trào đấu tranh này phát triển nhiều nhất trong triết học Pháp thế kỷ XVIII (triết học sáng suốt). Trong cuộc đấu tranh này, lư trí thuần túy có phê b́nh và đả phá nhưng không t́m hiểu tôn giáo. Tính chất máy móc đó biểu hiện trong sự phê b́nh sự tích các thánh. Tuy rằng những sự tích này có tính chất phản tự nhiên, nhưng khi người ta đă tin th́ người ta khẳng định và công nhận tính chất chân lư của nó, và người ta t́m thấy chân lư của đời sống trong câu chuyện ấy. Sự phê phán của phe duy vật có tính chất máy móc, nhưng nó thắng là v́ thế giới mới là thế giới của nó. Nó thắng không phải v́ lư luận của nó sâu sắc hơn, nhưng căn bản v́ kinh nghiệm của thế giới mới thích hợp với nó. Phe tín ngưỡng dần dần mất tự tin, v́ nó sống một cuộc đời không thích hợp với tín ngưỡng đó nữa.

 

Thế giới mới đó là ǵ? Hegel định nghĩa đó là cái thế giới ích lợi. Mọi sự việc trong thế giới đó được định nghĩa bằng giá trị lợi ích của nó. Nó khác với thế giới của thời Trung Cổ là thế giới đánh giá bằng sự trung nghĩa. Trong thế giới tư sản, khái niệm ích lợi nhằm quan hệ giữa sự việc này với sự việc kia, theo những thuộc tính cụ thể. Quan hệ máy móc đó là cơ sở của lư tính thuần túy, xét mọi sự vật theo quan hệ thực dụng của nó, không đặt vấn đề nó phục vụ cho một lư tưởng ǵ, mà chỉ xét tính chất của nó bằng cái tác dụng cụ thể của nó. Với kinh tế hàng hóa phát triển thế kỷ XVIII, trong cái thế giới mới đó, mọi việc được đánh giá bằng sự lợi ích, tức là theo giá trị hàng hóa. Phái tín ngưỡng thua v́ không c̣n cơ sở tư tưởng ở thần thoại nữa. Giá trị của đời sống trong thế giới là một giá trị có thực, tức là tính chất ích lợi của mọi sự việc, nó quy định mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với toàn thể xă hội. Trong quan hệ đó, mỗi cá nhân được đồng nhất với toàn thể xă hội. V́ nếu ta xét hệ thống quan hệ lợi ích đó, th́ ta thấy đó chính là cái lợi ích cho toàn thể, tức là mọi người có quyền b́nh đẳng về nguyên tắc; mọi việc được xác định theo tác dụng thực tế của nó. Trước kia, mọi vật được quy định theo giá trị thần thánh của nó. Vận mệnh của mỗi người là do Chúa quy định không thay đổi. Trái lại, trong thế giới mới, mọi người được b́nh đẳng về h́nh thức, nghĩa là mỗi cá nhân có thể tự coi ḿnh là thống nhất với toàn thể xă hội. V́ quyền sử dụng mọi vật của xă hội cũng là quyền của mỗi cá nhân, v́ sự vật đó ích lợi cho tất cả mọi người.

 

Thực hiện quyền b́nh đẳng ấy là làm cách mạng tư sản, đánh đổ chế độ phong kiến, xây dựng một chế độ mới trong đó mọi người có quyền b́nh đẳng đối với những sự vật ích lợi đó. Hegel phản ánh quá tŕnh cách mạng tư sản Pháp, nhưng thực tế làm thế nào tổ chức xă hội mới? Trong xă hội mới đó, mỗi người đều có quyền tự do coi ḿnh là đồng nhất với xă hội. Mỗi người với cái ư thức đại thể của ḿnh th́ không phải là cá nhân nữa. Nhưng quyền b́nh đẳng đó chỉ thực hiện được khi nào phá bỏ được tính chất cá nhân của mọi người. Nếu như vậy th́ đi đến kinh nghiệm cách mạng Pháp trong giai đoạn khủng bố với Robespierre. Tại sao lại có sự khủng bố đó? V́ trong một chế độ đă công nhận mọi người là b́nh đẳng, th́ không ai có quyền đưa cá nhân ḿnh ra để chống lại chế độ xă hội. Ai dám đưa cá nhân ḿnh ra chống lại xă hội th́ người đó phải chết thôi. Hegel rút ra kết luận rằng nếu thế th́ không thể thực hiện được một cách thực tế ư thức đại thể. V́ trong thực tế, nó chỉ thực hiện được bằng cách phá cá nhân, bằng cách chém giết người. Do đó nó thất bại, phải trở lại đời sống bên trong, tức là thực hiện ư thức đại thể trong chủ quan, không c̣n đặt vấn đề thực hiện tinh thần trong xă hội nữa.

 

Phê phán

 

Lư luận của Hegel phản ánh cái phản ứng của giai cấp tư sản Đức lúc cách mạng Pháp bước vào giai đoạn quyết định (khủng bố). Những người trước kia thông cảm với cách mạng Pháp như Hegel và Schelling, lúc c̣n trẻ hào hứng đă hô hào «trồng cây tự do», để hưởng ứng cách mạng Pháp, bấy giờ đă đổi hướng. Lúc Robespierre lên cầm quyền, dùng chính sách khủng bố, th́ hầu hết phong trào tư sản tiến bộ ở Đức thụt lùi, và bắt đầu đi t́m tự do trong tâm hồn, trong đời sốg bên trong. Đây là bước ngoặt trong tư tưởng Hegel, và cũng là bước ngoặt trong tư tưởng tư bản nói chung. Nó chuyển từ hướng cách mạng sang hướng bảo thủ, từ hướng duy lư đi t́m thực tế khách quan đến hướng tín ngưỡng đi t́m đời sống bên trong.

 

Tai sao có bước ngoặt ấy? Nghiên cứu biện chứng pháp của thế giới tha hóa, ta thấy Hegel có phản ánh đúng đắn sự diễn biến tư tưởng trong quá tŕnh cách mạng tư sản. Từ lúc đảo lộn những nhận xét về tốt và xấu trên cơ sở kinh tế hàng hóa đă nảy nở trong chế độ phong kiến, giai cấp tư sản xây dựng được một triết học duy vật máy móc mà Hegel gọi là trí tuệ thuần túy. Rồi triết học máy móc đó thắng được tín ngưỡng, v́ kinh nghiệm của đời sống mới không c̣n thích hợp với tín ngưỡng nữa. Nhưng v́ sao tư tưởng duy vật máy móc ấy có tính chất cách mạng mà nó lại thụt lùi trước chính sách khủng bố của Robespierre? Hegel có phản ánh quá tŕnh diễn biến tư tưởng trong cách mạng Pháp, nhưng với cái giá trị mà tự nó nhận định cho nó. Hegel cũng có phê phán nó là máy móc, khi nó không t́m hiểu tôn giáo và phê phán ra ngoài vấn đề, nhưng căn bản Hegel vẫn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản. Căn bản, Hegel vẫn công nhận rằng thế giới hàng hóa là cơ sở chân chính để xây dựng một xă hội tự do, b́nh đẳng, trong đó mỗi cá nhân có cái quyền của toàn thể. Nhưng đến lúc thấy rằng lư tưởng không thực hiện được, th́ Hegel mang lư tưởng ấy thực hiện trong tinh thần, qua tôn giáo và triết học duy tâm. Thực ra, Hegel có phê b́nh tư tưởng cách mạng tư sản, nhưng lại đứng trên lập trường tư sản. Hegel tin tưởng vào giá trị của tư tưởng đó và t́m cách duy tŕ nó, nhưng không t́m hiểu căn bản v́ sao nó không thực hiện được trong thực tế.

 

Bước ngoặt đó là lúc giai cấp tư sản thấy cách xây dựng xă hội đó không thực hiện được lư tưởng của nó, hay thực hiện một cách trái ngược hẳn, nên nó đem cái tư tưởng tự do, b́nh đẳng ấy thực hiện trong tâm hồn. Nói một cách khác, sau khi nhận thấy rằng cái tự do, b́nh đẳng ấy đưa đến chính sách khủng bố, th́ giai cấp tư sản trở lại với ư thức bản ngă của tinh thần, tức là tôn giáo và triết học duy tâm. Nhưng bước chuyển biến này c̣n trải qua một kinh nghiệm khác được Hegel diễn tả trong một đoạn rất nổi tiếng, nhan đề là «Tâm hồn tốt đẹp, tội lỗi và khoan hồng»

 

3 - Tâm hồn tốt đẹp.

 

Tâm hồn tốt đẹp là những người không xét tác dụng hành động của ḿnh mà chỉ quy định hành động đó sở dĩ tốt là v́ phù hợp với lương tâm ḿnh. Đến lúc thấy thực tế hành động có hại, th́ họ chỉ biết nói rằng: lương tâm bảo tôi làm thế, c̣n tác dụng tốt hay xấu, tôi không biết đến. Tâm trạng này phát triển khá nhiều trong thế kỷ XIX, và sau này nó phát triển trong toàn thể thế giới. Ta có thể rút ra kết luận rằng: không thể nào tin tưởng tuyệt đối vào lương tâm chủ quan, mà phải xét tác dụng thực tế của hành động. Nếu hành động thực tế có tác hại mà ta c̣n lấy lương tâm để che đậy, th́ lương tâm đó cũng chỉ là giả dối.

 

Nhưng Hegel lại kết luận khác hẳn. Hegel cũng nhận thấy rằng bám vào lương tâm chủ quan để che đậy hành động xấu là đi đến giả dối. Nhưng Hegel lại đặt vấn đề: nếu tâm hồn tốt đẹp đó thực tế có làm nên tội lỗi, th́ cái người xét xử tội ấy đứng trên cơ sở nào mà định tội? Bên có tội th́ nhận rằng ḿnh có tội. Nhưng bên kết án th́ cũng chỉ có thể nói rằng bên kia có tội mà thôi. Người xét xử chỉ đứng ở ngoài mà xét đoán, chứ không biết rằng trong hoàn cảnh đó người ta phải hành động như vậy. Khi người ta đă nhận tội rồi, mà ḿnh c̣n kết án th́ chính người kết án là người có tội. Cuối cùng phải đi đến chỗ thông cảm với tội lỗi đó, và khoan hồng người có tội v́ tội đă nhận th́ không thành tội nữa. Nhưng khoan hồng trên cơ sở nào? Hegel phân tích: trong lúc hai bên thông cảm với nhau như vậy th́ đều có ư thức rằng cái ḿnh là cái ḿnh đại thể, ḿnh thông cảm với người khác trong cùng một ư thức bản ngă đại thể. Cái ḿnh đại thể đó chính là Thượng đế, là ông thần xuất hiện giữa hai bên, làm cho hai bên thông cảm nhau. Đó là cái tinh thần đă có ư thức về ḿnh, cái tinh thần của xă hội thực tế. Biện chứng pháp của tinh thần thực tế trong xă hội đưa đến tôn giáo, tức là ư thức bản ngă của tinh thần. Những ông thần được thờ trong các tôn giáo là tượng trưng cho tinh thần của dân tộc, v́ chỉ có ông thần mới thống nhất được mọi cá nhân trong xă hội. Mỗi bộ tộc công nhận những ông thần riêng đă có công xây dựng nên xă hội ấy. Điểm đó Hegel nhận xét đúng.

 

Vấn đề tôn giáo

 

Nhưng các ông thần ấy tượng trưng cho giai cấp nào trong xă hội? Hẳn không phải là tượng trưng cho nhân dân. Chính những ông thần ấy là tượng trưng cụ thể cho giai cấp thống trị, cho chính quyền thống trị. Trong chế độ quân chủ th́ nó tượng trưng ông vua độc đoán. Ở đây Hegel vẫn đứng trên lập trường của tư tưởng mà ông ta phê phán. Hegel nhận xét rằng tôn giáo ấy có chân lư v́ nó tượng trưng cho tinh thần của xă hội, nhưng Hegel không thấy rằng tôn giáo biện chính cho chế độ thống trị, bóc lột, và đặt tất cả những giá trị, thành tích của xă hội là do ông thần xây dựng nên, tức là do giai cấp thống trị tạo ra. Thực tế giai cấp thống trị đă chiếm đoạt những thành tích, những giá trị của nhân dân.

 

Ở đây, Hegel bắt buộc phải bỏ cả công tŕnh phê phán từ trước (phê phán tôn giáo, bộc lộ tính chất tha hóa của nó khi nó chuyển từ đời sống thực tế lên[7] trời, trong giai đoạn tâm hồn gian khổ) là v́ Hegel đă rút lui trước thực tế khách quan của cách mạng tư sản, trước chính sách khủng bố của Robespierre. Hegel đă xóa bỏ hết cả những thành tích phê phán trước, và biện chính cho một ư thức bản ngă siêu nhiên của tinh thần tức là tôn giáo.

Chương VII - TÔN GIÁO

Những hiện tượng ư thức bản ngă của tinh thần phát triển mâu thuẫn, đi đến hiện tượng cao nhất là khoa học tuyệt đối hay triết học của Hegel, chấm dứt lịch sử.

 

 Tôn giáo h́nh thái báo trước triết học Hegel.

 

Có 3 giai đoạn trong tôn giáo:

 1 - Tôn giáo tự nhiên

 2 - Tôn giáo mỹ thuật

 3 - Tôn giáo linh báo.

       

Trong quá tŕnh phát triển của nó, tôn giáo thực hiện từng bước cái ư nghĩa của nó, tức là xây dựng một ư tưởng trong đó tinh thần có ư thức về ḿnh. Đó là ư thức bản ngă của tinh thần c̣n ở trong phạm vi ư tưởng, chưa lên tới phạm vi lư tính, nhưng ư tưởng đó có giá trị lư tính, v́ trong phạm vi tưởng tượng, nó  đă tượng trưng cho ư thức bản ngă của tinh thần. Sự phát triển của ư tưởng đó đi từ ngoài vào trong, chuyển qua 3 giai đoạn:

 

1 - Tôn giáo tự nhiên

 

Tôn giáo tự nhiên với những yêu tinh quỷ thần được thờ trong đời Thái tổ và Thượng cổ trước Hy Lạp. Những quỷ thần đó tượng trưng cho những thị tộc và bộ tộc thời đó, nhưng tượng trưng một cách ngoài con người. Trong những tôn giáo ấy, con người tự nhận ḿnh trong ông thần, nhưng ông thần ấy lại đè bẹp ḿnh với cái quyền tuyệt đối, với những h́nh thù quái dị, khổng lồ của ông ta.

 

2 - Tôn giáo mỹ thuật:

 

Đến giai đoạn tôn giáo Hy Lạp th́ ông thần biến thành người trong những tác phẩm mỹ thuật. Đó là những con người lư tưởng, tượng trưng cho ư thức bản ngă của xă hội.

 

3 - Tôn giáo linh báo:

 

Đến đạo Gia Tô th́ tôn giáo thực hiện được đối tượng của nó. Ông thần của đạo Gia Tô chính là người. Cái tính chất linh báo của đạo này bộc lộ cái chân lư: thần là người và người cũng là thần. Người tin tưởng ở thần tức là tin tưởng ở ḿnh.

 

Phê phán

 

Trong biện chứng pháp của tôn giáo, Hegel có nêu được một số điểm đúng. Thí dụ: ông cho rằng chính thần là người. Nhưng người đó là người ǵ? Hegel cho đó là người chân chính, là bản ngă của tinh thần, là thực chất của xă hội, là lư tưởng của mọi  người trong xă hội. Nhưng thực tế, lư tưởng đây không phải là chân lư của xă hội, tinh thần đây không phải là tinh thần chân chính của xă hội, không phải là ư thức xă hội do nhân dân xây dựng nên mà là ư thức của giai cấp thống trị. Quyền thống trị của ông thần tượng trưng cho quyền thống trị của giai cấp bóc lột. Quyền thống trị đó tự nhận nó là thực chất của đời sống xă hội. Hegel biện chính cho cái quyền bóc lột của nó, và giới thiệu nó như một chân lư. Hegel có phê phán tôn giáo, nhưng đồng thời tin tưởng và tái lập tôn giáo. Do đó, Hegel đi đến kết luận rằng muốn thực hiện được chân lư của tôn giáo th́ phải kế thừa tôn giáo, và xây dựng một nền triết học theo hướng của tôn giáo tức là phủ định thế giới khách quan, cho thế giới khách quan là do tinh thần tạo ra. Nhưng theo Hegel, các tôn giáo đều có khuyết điểm là tŕnh bày chân lư ấy trong phạm vi tưởng tượng. Nếu bây giờ vượt qua được phạm vi tưởng tượng đó mà tiến đến tŕnh độ khái niệm th́ sẽ nắm được chân lư. Hegel kết luận rằng cái chân lư của đạo Gia Tô (Thượng đế là người và người là Thượng đế) phải được thực hiện trong phạm vi khái niệm, tức là xây dựng một hệ thống triết học chứng minh rằng chân lư của thế giới khách quan không phải ở trong thế giới khách quan mà ở trong ư thức, trong tinh thần thể hiện bằng khái niệm thuần túy. Cái kết luận đó là bước đầu để chuyển sang hệ thống triết học, tức là hệ thống khái niệm xây dựng toàn bộ thực tại (tự nhiên và tư tưởng) trên cơ sở tinh thần. Hegel tŕnh bày quá tŕnh phát triển của thực tại từ tự nhiên đến xă hội chuyển lên tinh thần, và chứng minh cụ thể rằng thực tại là tư tưởng.

Chương VII - KHOA HỌC TUYỆT ĐỐI (Triết học)

Hệ thống triết học Hegel là hệ thống khái niệm qua 3 giai đoạn:

 

1. Luận lư học là tư tưởng thuần túy phát triển trong phạm vi khái niệm. Kết quả của công cuộc phát triển của tư tưởng thuần tuư càng ngày càng cụ thể. Nếu mức cụ thể tuyệt đối th́ biến thành tự nhiên.

 

2. Tự nhiên. Với những mâu thuẫn trong nội bộ phát triển chuyển lên tinh thần. Đây là tinh thần cụ thể của người ta chứ không phải là tư tưởng thuần túy nữa.

 

3. Tinh thần gồm 3 phần:

a) Tinh thần chủ quan (tâm lư cá nhân)

b) Tinh thần khách quan (ư thức xă hội)

c) Tinh thần tuyệt đối (mỹ thuật, tôn giáo và triết học)

 

Phê phán

 

Từ tự nhiên lên là một quá tŕnh diễn biến cụ thể và có thực, tuy rằng quan niệm theo duy tâm. Nhưng bước quá độ chuyển từ khái niệm tư tưởng thuần túy sang tự nhiên lại là một điểm huyền bí. Theo Hegel, tư tưởng xuất phát từ khái niệm đơn giản nhất là khái niệm thực tại (phạm trù thực tại). Do những mâu thuẫn trong thực tại nó chuyển lên thực chất. V́ thực tại gồm những sự vật xuất hiện một cách trực tiếp, vậy phải có liên quan với nhau. Do những liên quan ấy, ta phải nhận định rằng nó có thực chất. Trong thực chất lại xuất hiện mâu thuẫn nội bộ: mâu thuẫn giữa thực chất và hiện tượng, giữa bên trong và bên ngoài. Nếu thực chất và hiện tượng là một, th́ hai cái không c̣n mâu thuẫn với nhau nữa, và nó chuyển lên khái niệm, tức là thực chất có thật, thực chất nắm được thực tế. Khái niệm lên đến ư niệm th́ bao gồm toàn bộ thực tế, vậy ư niệm tức là tự nhiên. Đó là bước chuyển từ ư niệm sang tự nhiên.

 

Marx và Lénine có phê b́nh đoạn chuyển biến này. Cách chuyển biến này chứng minh rằng tự nhiên là chân lư của ư niệm. Do đó, tư tưởng phải bắt đầu bằng tự nhiên chứ không thể bắt đầu bằng lư luận được. Ư nghĩa chân chính của nó là ư nghĩa duy vật, và không thể nào ta giữ được lập trường tư tưởng thuần túy. V́ chính lập trường tư tưởng thuần túy cũng bắt buộc ta phải chuyển sang tự nhiên.

 

Nhưng tại sao Hegel đảo lộn cái chân lư ấy, và cho rằng chính tự nhiên xuất phát từ tư tưởng thuần túy? Trở lại nguồn gốc của hệ thống triết học Hegel trong cuốn Hiện tượng luận của Tinh thần, ta sẽ thấy cơ sở của lập trường duy tâm tuyệt đối. Cơ sở đó là toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử tư tưởng loài người từ Cổ đại đến thời kỳ cách mạng tư sản. Hegel thu thập những kinh nghiệm ấy, nhưng lại đứng về phe thống trị để mà phê phán. Hegel có bộc lộ những mâu thuẫn trong xă hội nô lệ, rồi xă hội phong kiến, nhưng Hegel đă đứng trên lập trường của chủ nô và phong kiến. Rồi sau này, Hegel lại đứng trên lập trường giai cấp tư sản mà bộc lộ những mâu thuẫn của xă hội tư bản trong đó con người bị tha hóa. Mâu thuẫn cuối cùng trong tư tưởng tư sản là mâu thuẫn giữa lư tưởng và thực tế. Trong cách mạng th́ giai cấp tư sản đề ra khẩu hiệu đấu tranh chống phong kiến, để thống nhất xă hội trên cơ sở tự do b́nh đẳng. Nhưng trong thực tế khách quan, khi cách mạng đă hoàn thành, th́ nó làm ngược lại. Trong khi tŕnh bày và phê phán mâu thuẫn đó, Hegel vẫn đứng trên lập trường tư sản: Hegel công nhận rằng lư tưởng ấy không thể thực hiện được trong thực tế, nhưng Hegel duy tŕ nó, và nói rằng nó có thể thực hiện được trong tinh thần. Theo Hegel, sở dĩ nó thực hiện được là nhờ có ư thức bản ngă của tinh thần, tức là tôn giáo chuyển lên h́nh thái triết học duy tâm tuyệt đối. Hegel đă giải quyết những mâu thuẫn của tư tưởng giai cấp thống trị trên cơ sở giai cấp thống trị. Do đó, Hegel biện chính cho chế độ thống trị trong tinh thần, trong phạm vi tư tưởng, vậy nhất định cũng phải biện chính nó trong thực tế. Xét hệ thống triết học duy tâm tuyệt đối, ta thấy Hegel đi đến chỗ biện chính cho chế độ chính trị hiện hành, tức là chế độ quân chủ lập hiến của Nhà nước Phổ[8] lúc bấy giờ. Hegel đă bác bỏ những thành tích tương đối tiến bộ của cách mạng tư sản trong giai đoạn «tự do tuyệt đối và chế độ khủng bố» và cho rằng tự do tuyệt đối không thể thực hiện được. Rồi một khi đă phát triển hệ thống triết học, ông lại kết luận rằng chính Nhà nước Phổ đă thực hiện được tự do tuyệt đối.

 

V́ sao với một phương pháp tư tưởng có phần căn bản chân chính, có bộc lộ được những mâu thuẫn thực sự trong lịch sử mà Hegel lại đi đến chỗ bảo thủ, đề cao chế độ Nhà nước Phổ là chế độ phản động nhất nh́ ở Âu châu, sau Nga Hoàng?

 

Tại sao Hegel lại kết luận rằng chính chế độ quân chủ lập hiến của Phổ đă thực hiện được ư niệm tự do tuyệt đối?

 

Đó là v́ phương pháp biện chứng ngay từ đầu đă bị lộn ngược. Ngay từ đầu, Hegel đă đứng trên lập trường của phe thống trị mà bộc lộ mâu thuẫn, từ chủ nô đến phong kiến đến tư sản. Đến giai đoạn tư sản thống trị thi Hegel đề cao tất cả những chế độ thống trị cũ, cho rằng những chế độ ấy đều là đúng, và những tôn giáo cũ đều là chân chính cả. Trong đó c̣n có những phần thiếu sót mà Hegel tự đảm nhận trách nhiệm sửa chữa và hoàn thành.

 

Nhưng dù sao, với cách sử dụng biện chứng pháp đó Hegel cũng có nắm được những phạm trù phổ cập nhất của thực tại biển chuyến, và chính những phạm trù đó lộn lại sẽ thành cái tiền đề cho phương pháp biện chứng duy vật. Marx và Engels đă có công tŕnh rút kinh nghiệm của biện chứng pháp duy tâm và bộc lộ phần chân chính của nó, phát triển biện chứng pháp duy vật.

 

12-6-1956

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GHI CHÚ

(Phần Hegel)

 

 

Schelling

 

Bản ngă không là tuyệt đối mà cả tự nhiên nữa. Tự nhiên và bản ngă là 2 mặt của thực thể tuyệt đối (khác Fichte cho bản ngă là tuyệt đối), nhưng đây là cái Tôi tuyệt đối đă đặt ra cái tôi cá nhân và khách quan. Cái tôi tuyệt đốitôi đặt ra chân lư và nó bao gồm tự nhiên và cái tôi cá nhân. So sánh với Schelling, Kant c̣n cho cái tôi là hữu hạn, không biết được thế giới tự tại.

 

Tôi của Descartes là cá nhân và nhờ Thượng đế bảo đảm. Hai mệnh đề của Fichte hiểu theo duy vật: «Chính quá tŕnh sáng tạo của nhân loại đă đặt ra quan hệ của tự nhiên và cá nhân».  Cả 2 quan hệ về mặt thực tiễn và lư luận đều phải thông qua cái chủ quan nhân loại - cái tôi, phổ cập và tuyệt đối - Fichte nhằm phê phán sự kiện con người sáng tạo ra xă hội tự nhiên trong đó có cá nhân.

 

- Đề cao lao động trí óc. Kant c̣n hạn chế (vật tự tại), Fichte không c̣n hạn chế nhưng nội dung c̣n nghèo nàn và bị hạn chế trong 2 phương diện: khoa học, thực tiễn. Tôi xây dựng thế giới trong khoa học - thực hiện nhiệm vụ.

 

Hegel c̣n thêm khoa học xă hội thống nhất khoa học tự nhiên và nhiệm vụ.

 

Hegel là người sáng lập hệ thống triết học duy tâm. Marx đă bắt nguồn một phần ở đây.

 

+  Schelling đối với Jacobins[9]. Thể hiện 2 điểm:

 

- Duy tâm hơn Fichte là không công nhận chủ quan là tuyệt đối, v́ như thế là đề cao sự sáng tạo của giai cấp tư sản.  Schelling phê phán giai đoạn xuống của tư sản, chuyển biện chứng pháp chủ quan vào khách quan. Khách quan đây có tính chất thần bí ở chỗ vận dụng biện chứng pháp một cách lúng túng, không cơ sở.

 

Trong Schelling: tuyệt đối là một quá tŕnh biện chứng của mỹ thuật là có thể h́nh dung được.

 

Schelling sáng tác vào giai đoạn xuống của cách mạng Pháp: Barras[10] truy tố Jacobins.

- Napoléon[11] 2 lần cũng v́ sợ Jacobins, không dám kêu gọi nhân dân lúc ở Đức về, không nghe lời Lazare Carnot[12] lần 2 lúc ở đảo Elbe[13] về.

+ Phong trào Bavery[14] vượt quá mức tư sản nữa.

+ Biện chứng pháp của Schelling không dựa vào ư thức mà vô ư thức, c̣n Fichte là biện chứng pháp của ư thức «tôi» đặt... Trong Schelling, ư thức là một động cơ căn bản, không là nguồn gốc như với Fichte.

+ Kant: yếu tố biện chứng căn bản là chủ quan sáng tạo ra khách quan - sinh ra mâu thuẫn. Chủ quan tạo ra khách quan là cái mâu thuẫn với nó. Nhưng mâu thuẫn trong Kant c̣n máy móc, chỉ mới có hạt nhân, chưa vận dụng được phương pháp biện chứng. Fichte kế tục, không lấy lại những mâu thuẫn này nhưng dùng phương pháp.

+ Đả phá tư tưởng duy tâm: căn bản để đưa về duy ngă, vậy th́ nói với ai?

 

- Dùng lịch sử để chứng minh là duy tâm cũng có tính chất duy vật, v́ có phê phán một giai đoạn lịch sử và giai cấp nhất định.

 

Đến một tŕnh độ nào tư tưởng Kant hạn chế khoa học:

 

- Thực tế khoa học tự nhiên bị bế tắc (sinh vật... v́ không có điều kiện xây dựng một số thực nghiệm hay đặt một số vấn đề).

+ Ư thức cảm giác: Căn bản là sự tranh luận giữa hai phái cảm giác và khái niệm.

 

Phái cảm giác cho cái căn bản là cảm giác, c̣n khái niệm và lư luận là suông (có cả duy tâm và duy vật). Phái khái niệm là hệ thống từ Platon-Hegel cho cái mà nắm vững là đại thể, khái niệm.

 

(Liên hệ: cảm giác chủ nghĩa và h́nh thức chủ nghĩa, lư luận  suông). Truyền thống có từ Cổ đại cho đến bây giờ. Hegel tổng kết thôi: Hegel lấy cảm giác với ngay nội dung của nó. Phân tích và nêu mâu thuẫn trong nó. Cảm giác thay đổi luôn, không có ǵ nắm vững chắc (Phật cho thế gian là mơ hồ), cái mà ta tưởng nắm được trong cảm giác có tính cá thể th́ sự thực chỉ là khái niệm, đại thể. Đối tượng cảm giác biến chuyển luôn, nên tư tưởng ngây thơ của cảm giác thực ra rất mơ hồ. Lúc cảm giác muốn định nghĩa một cá thể phải dùng những khái niệm đại thể.

 

(Cuộc tranh luận Platon-Héraclite)

 

Phê phán của Hegel từ trong, nằm trong cảm giác trên mâu thuẫn của nó. Điểm duy tâm của Hegel là chỉ nêu mâu thuẫn trong tinh thần, và chỉ tinh thần thôi, nên đi đến chỉ có đại thể là thực tại, thoát hẳn kinh nghiệm. Hegel lộn đầu: một khái niệm là do một mức của phát triển sản xuất, lúc đó ta mới có mâu thuẫn trong cảm giác, và đ̣i hỏi một sự nắm vững chắc,  nhưng Hegel không thấy sự phản ánh thực tế đó, mà cho quá tŕnh ấy hoàn toàn ở tinh thần, không dựa vào đâu, nên duy tâm lộn đầu.

 

+ Tri giác: đă nắm được đại thể nhưng c̣n có tính chất cảm giác, những thuộc tính mà ta nhằm trong cảm giác - mâu thuẫn tính đại thể của thuộc tính và tính cá thể của vật có thuộc tính đó. Do sự gắn liền với cảm giác với cá thể nên tri giác vẫn chưa nắm được. Giải quyết: lấy sự thay đổi theo cá thể là do sai lầm chủ quan như thô sơ xây dựng được một đối tượng có tính chất khách quan.

 

Nhưng lại xuất hiện mâu thuẫn mới: những vật mà tôi định nghĩa là những vật cá thể có liên quan với nhau, vậy cái ǵ là chân lư, vật ấy hay quan hệ của chúng. Thực ra vật thể luôn biến đổi, vậy nó không thể là chân lư, vậy có quan hệ của chúng là có nghĩa, quan hệ này là siêu giác, ta tính toàn bằng trí tuệ.

 

Thực tế, khoa học cận đại phát hiện quan hệ là khẳng định và bổ túc thêm sự tồn tại của thực tế, nhận định tri giác và cảm giác trên cơ sở của chúng, nhưng Hegel phủ định hoàn toàn và chỉ giữ lấy quan hệ hoàn toàn trong tinh thần nên phủ định thực tại.

 

Về điểm này Hegel chỉ tổng kết triết học duy tâm cận đại thôi (Descartes, Kant: phê phán quan niệm thuộc tính, đặt quan hệ toán pháp là nội dung thực tế - phê phán tri giác). Nhưng Hegel đă mô tả đúng trong tinh thần, và đặc sắc là cách vận dụng phương pháp (cái bàn nếu định nghĩa bằng chất gỗ, vuông, tṛn th́ ta chưa thực nắm được mà bằng công thức của gỗ và những phản ứng của nó chẳng hạn th́ chúng ta nắm được tính chất hơn, nhưng Hegel cho chỉ định nghĩa theo cách 2 mới nắm được c̣n cách đầu bị phủ định).

 

+ Không phải học thuyết triết học như Hegel quan niệm: ví dụ phương pháp cảm giác tức phương pháp luận lư triết học lấy cảm giác làm căn cứ.

 

+ Ư thức bản ngă

 

Mâu thuẫn đại thể và cá thể trong Hoài nghi: Đại thể là chân lư giá trị, cá thể là vô giá trị. Hoài nghi cho mọi cái là vô giá trị,  nhưng như thế nó có một giá trị tuyệt đối (tự đề cao). Thực ra,  lúc phê phán sự việc cũng là tự phê phán, nhưng nó vẫn đi đôi với tự đề cao về phương diện cảm thức. Ư thức hoài nghi đi từ cái nọ sang cái kia, nhưng nó nắm cả 2 (phê phán và đề cao) - trong lịch sử tư tưởng, để đáp lại Hoài nghi có một cách: «Chủ nghĩa hoài nghi có giá trị không?» - Lúc đặt hai vấn đề một lượt là chuyển sang tư tưởng gian khổ. (Trong lịch sử, các nhà hoài nghi không đáp: Pyrrhon[15] - hoài nghi nổi tiếng đi vấp vào tường không biết có đau không).

 

+ Nhiều thứ anh hùng cá nhân: phong kiến nhằm hiển vinh Thái ấp và cuối cùng lên vua. C̣n tư sản th́ dựa vào quan niệm tốt xấu cá nhân, nhận định chủ quan mà cải tạo thế giới.

 

+ Khi ư thức nhận được phê phán và đề cao cùng một lúc th́ cũng là lúc Hoài nghi đi từ cái này sang cái kia để thoải mái hơn (từ đại thể sang cá thể, và khi sang Tâm hồn gian khổ th́ không bao giờ hưởng được ǵ: nhận thấy tôi là có giá trị nhưng lại thấy không xứng đáng với giá trị đó. (Pascal[16]: «Nếu tự cao, tôi d́m nó xuống, nếu tự ti, tôi kéo nó lên»).

 

Sự thực, từ Hoài nghi lên Tâm hồn gian khổ không phải tự nó mà là do sự khủng hoảng cuối nô lệ, lúc đầu nó bị đe dọa và c̣n tin tưởng v́ có Khắc kỷ. Khi trầm trọng hơn và trong tầng lớp thấp hơn, sinh ra Hoài nghi: tự bảo vệ, tiêu cực. Đó là thái độ của thống trị khi tan ră. Khi phủ nhận cái cũ th́ sự thực là phần nào, một cách tiêu cực, nó công nhận một t́nh thế mới. Đến lúc tan ră hẳn và sang chế độ mới, nó phải có biện pháp 2 giai đoạn: công nhận chế độ mới một cách tích cực (tự thấy vô giá trị - chủ nô đồng hóa với nô lệ: thời Hoàng đế La Mă), đồng thời nó vẫn giữ ư thức thống trị cũ với tính chất một giá trị đă mất đi rồi, đă xa xôi, nó đă từ Thiên đường xuống thế gian (Pêché originel, tội tổ tông). Bị trị: cá nhân vô giá trị. Hồi tưởng Thiên đường cũ xa xôi:  giá trị đại thể xa.

 

+ Tái lập quyền thống trị dưới h́nh thức phong kiến công nhận phần nào quyền làm người của bị trị dưới h́nh thức ban ơn. Thể  hiện trong tư tưởng: nó đă xa chân lư, nhưng chân lư chỉ là nó thôi, Thượng đế cũng là ta thôi (chế độ phong kiến: Thượng đế - bọn chúa phong kiến vẫn là thống trị, lệ nông là người); nhân loại được cứu thế sau khi Gia Tô lên trời. Sau giao ước th́ chủ nô trở thành Chúa và nô lệ được thành người,  nhưng chỉ cứu thế ở trên trời thôi, b́nh đẳng ở Thiên đường (sức hấp dẫn của Gia tô là ở chỗ đó).

 

+ Cấm dục là của phong kiến chống lại cá nhân chủ nghĩa. Chịu ảnh hưởng phong kiến, tiểu tư sản và tư sản cũng sử dụng h́nh thức này để phục vụ các quyền lợi giai cấp của ḿnh,  nhưng trong ư thức th́ quá tŕnh diễn biến là như Hegel tŕnh bày.

 

+ Hegel:

     

Trong quan niệm th́ làm ăn là do Thượng đế ban ơn nhưng thực ra là tự nó. Nhưng trong thực tế bấy giờ, mọi người sản xuất vẫn quan niệm do Chúa nên phải t́m công lao của ḿnh, «đưa về cho Chúa». Đến một lúc nào đấy người là chính.

 

Người là bản ngă ư thức trong Tâm hồn gian khổ, thấy ḿnh bị đầy trong thế giới rồi đi đến quan niệm thế giới là ḿnh. Nhưng Hegel nói ngược lại: ḿnh là thế giới - duy tâm hóa ư thức bản ngă tự cho ḿnh là thế giới. Sự phê phán của Hegel là có thực, nhưng không cho thấy là phương thức sản xuất mới quy định thế giới mà cho là ư thức bản ngă tự thực hiện ḿnh. Quá tŕnh phong trào chống phong kiến th́ đă trở thành quá tŕnh diễn biến của Lư tính.

 

+ Lư tính là sự phê phán trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trên 3 mặt:

 

Khoa học tự nhiên góp phần phát triển sản xuất. Sự phát triển khoa học thế kỷ XVI, XVII, XVIII có tác dụng đấu tranh giai cấp thực sự chống kinh viện (Vũ trụ quan).

 

Đạo đức: Chống đạo đức và trật tự xă hội phong kiến bằng hưởng lạc và anh hùng cá nhân và chủ nghĩa đạo đức (hy sinh cá nhân để cải tạo thế giới và đặt thành nhiệm vụ chung).

 

Thế giới quan: lấy quan niệm đời sống mới chống lại quan niệm đời sống cũ: quan niệm cá nhân chủ nghĩa lấy sự kiểm nghiệm cá nhân làm chân lư: «tôi làm ra sự nghiệp, và sự nghiệp của tôi là tôi». Lấy luật pháp ḿnh đặt ra: sự cụ thể hóa lương tâm bằng một số mệnh đề, pháp luật (đây là tư tưởng tương đương với thái độ anh hùng); như thế nào là người sinh cá nhân (mệnh pháp phổ cập).

 

+ Ghi chú ở chương 5 - Lư tính

 

- Sinh hoạt tôn giáo gồm 3 mặt:

 

Sùng bái - nhiệt tín

Làm ăn - lao động, hưởng thụ

Tự phạt, cấm dục.

 

- Nơi sinh hoạt thực tế: lao động và tổ chức sản xuất đều ở trong Gia Tô nên nó thành một giai đoạn ư thức.

 

+ Khi các lương tâm cá nhân va chạm nhau tự do, ai cũng cho ḿnh là tốt nhất, nên đi đến tự cao điên cuồng.

 

+ Mọi hưởng lạc, một mặt, có thỏa măn chủ quan, nhưng lại theo quy luật khách quan mất tự chủ, phụ thuộc vào sự hấp dẫn: lôi cuốn của hưởng lạc ấy. Những quy luật khách quan ấy,  ḿnh không định rơ được nó, có vẻ mù quáng lôi kéo ḿnh đi, đó là Định mệnh (trong ham mê nó rơ rệt hơn). Đây là một hiện tượng tinh thần có thực mà Hegel diễn tả đúng, nhưng không thấy nguồn gốc thực của nó là cơ sở kinh tế hàng hóa (trong nô lệ và phong kiến nó chắc là của bọn thống trị trong giai cấp phong kiến và chủ nô, nhưng tới đầu Tư sản nó mới thành phổ biến và thành một luân lư chung), khác với nô lệ và phong kiến là ở chỗ không phải hưởng lạc v́ hưởng lạc mà Hưởng lạc để giải phóng cá nhân.

 

+ Định mệnh là một quy luật khách quan ḿnh không nắm được, Hegel cho là khi nắm được th́ ḿnh đă có trong ḿnh một quy luật phổ cập không dựa vào đó xây dựng pháp lư: anh hùng cá nhân (Les Brigands của Schiller[17]). Thực ra cơ sở của nó là sự đấu tranh đă lên một mức cao hơn, căn cứ vào chủ quan cải tạo xă hội.

 

+ Theo Hegel sự thất bại của cá nhân là do trong căn bản. Ví dụ: dùng Đạo đức chống xă hội, nhưng Đạo đức là xây dựng tài năng, nhưng tài năng là xă hội - không v́ yếu mà do nội dung mà thất bại. Hegel cho kinh nghiệm là: thời cuộc và cá nhân không đối lập, mà xă hội là ḿnh đấy. Cái mà anh nhằm trong chủ quan cũng chính là sự nghiệp khách quan của anh đấy, không phải ǵ khác.

 

 + Giới động vật của tinh thần : gọi giới động vật v́ là một thế giới trong đó mỗi cá nhân chỉ biết ḿnh (đúng với xă hội tư sản), nhưng lại là tinh thần v́ sự nghiệp là tinh thần. Sự nghiệp cá nhân ấy có tác dụng và ư nghĩa xă hội, nhưng vẫn là ư thức cá nhân. Khi ư thức bản ngă đă nhận thấy ḿnh có một ư nghĩa phổ cập, đă tiến lên h́nh thái tinh thần, nghĩa là lư tính đă thấy ḿnh là đại thể (tinh thần đây cũng như tinh thần dân tộc - thống nhất chủ quan và khách quan). Tinh thần là ư thức đại thể trong đó cảm thấy có ḿnh.

 

+ Nhà khoa học duy tâm hay nhà cách mạng tư sản tin tưởng thế giới là ḿnh nhưng chỉ thực hiện được trong «tinh thần». Chủ quan và khách quan là thống nhất: chủ quan của xă hội là xă hội ấy đấy. Lư tính và tinh thần nội dung giống nhau nhưng xét về phương diện cá nhân chủ quan và về phương diện xă hội là đại thể. Tinh thần thể hiện trong lịch sử. Tinh thần là tin tưởng chủ quan của cá nhân nhưng nó có tính chất đại thể, chung cho xă hội.

 

+ Marx cho tư tưởng dân tộc là: «L’existence sociale dans la conscience»[18]. Hegel không thấy cơ sở thực tế đó và c̣n phủ định nó nữa, ví dụ cho sự tan ră của thành thị Hy Lạp do mâu thuẫn trong tinh thần dân tộc của công dân Hy Lạp. Hegel cho chiến tranh củng cố đại thể, đồng thời phân tán đấu tranh tư sản đến một đại thể mới, không có tính chất của nó nữa chỉ c̣n có cá nhân.

 

+ Trạng thái tha hóa trong tư bản chủ nghĩa: nó biến dạng,  nhưng sự thực nó phát triển sự đối lập cá nhân và xă hội, mâu thuẫn chủ quan và khách quan. Trong t́nh trạng đó, tư sản mong muốn trở lại tinh thần tự nhiên thời Hy Lạp (Goethe, Hegel). Sự xa cách ở Trung Cổ c̣n tương đối mà đến tư bản trở nên tuyệt đối. Hegel xây dựng lư luận che lấp t́nh trạng tha hóa đó để củng cố tư bản. Hegel xây dựng một lư tưởng duy tâm của chế độ tư bản, trong đó không có mâu thuẫn nữa và ở đây cũng hết tác dụng tiến bộ của triết học Hegel, hết biện chứng.

 

 

                                                                                       

 

Trần Đức Thảo

(Lịch sử Tư tưởng trước Marx, tr. 424-491)  

 

 

 

 



[1] Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà văn và triết gia Pháp. Tác phẩm chính: Discours sur les sciences et les arts (1750), Discours sur l'origine et les fondements de l'inégalité parmi les hommes (1755), Du contrat social (1762), Émile ou De l'éducation (1762), Les Confessions (1765-1770)... PTL

 

[2] Maximilien de Robespierre (1758-1794), luật sư và nhà chính trị Pháp. Trong cuộc cách mạng 1789, cầm đầu câu lạc bộ Jacobins và nhóm đại biểu Montagnards (v́ trong nghị trường, họ ngồi ở những hàng ghế cao nhất), ông khởi động giai đoạn Khủng bố (Terreur, 9-1793 đến 7-1974) của cuộc cách mạng nhằm bảo vệ một h́nh thức dân chủ nhân dân cực đoan, chặt đầu rất nhiều địch thủ, nhưng cuối cùng cũng bị địch thủ hạ bệ và chặt đầu. PTL

[3] Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592) nhà chính trị và triết gia Pháp thời Phục Hưng. Tác phẩm chính: Essais (viết từ 1572 và bổ sung liên tục cho đến khi mất). PTL

[4] René Descartes (1596-1650), nhà khoa học và triết gia Pháp đă đặt nền cho triết học hiện đại. Tác phẩm triết chính: Règles pour la Direction de l’Esprit (1628), Discours de la Méthode (1637), Méditations métaphysiques (1641). PTL

 

[5] Johann Wolfgang von Goethe (1749 –1832), văn hào, triết gia và nhà khoa học Đức. Tác phẩm tiêu biểu: Les Souffrances du jeune Werther (1774), La métamorphose des plantes et autres écrits botaniques (1790), Le serpent vert (1795), Traité des couleurs (1810), Faust I (1808), và Faust II (1832). PTL

 

[6] In nhầm là... xuống cấp. Đă sửa lại trong bài. PTL

[7]  In nhầm là trên. Đă sửa trong bài. PTL

[8] Một quốc gia lịch sử ở phía Đông Âu châu, đă trải qua nhiều h́nh thức chính quyền, và có ảnh hưởng đáng kể trên lịch sử nước Đức cận đại nói riêng và Âu châu nói chung. Nhà nước Phổ của Hegel nói trên là Vương quốc Phổ (1701-1918), sau Thế chiến thứ nhất trở thành một phần của nước Đức mới trong nền Cộng Ḥa Weimar (1918-1947), để cuối cùng bị xoá sổ trên thực tế bởi chính quyền Quốc Xă (1934), và trên pháp lư bởi quân Đồng Minh sau Thế chiến thứ hai (1947, v́ bị xem là chiếc nôi của chủ nghĩa quân phiệt Đức). PTL.

 

[9] Nhóm chính trị lúc đầu mang tên là Club breton (v́ do các đại biểu vùng Bretagne thành lập năm 1789), sau gọi là Club des Jacobins (v́ địa điểm họp nằm trên đường St Jacques), tuy tên chính thức của nhóm là Hội những người Bạn của Hiến Pháp (quân chủ lập hiến). Sau khi vua Louis XVI bỏ trốn (1791), nhóm bị phân hóa, các phần tử ôn ḥa thành lập Club des Feuillants (tên một tu viện cũ lấy làm nơi hội họp),  c̣n phần lớn đại biểu theo Robespierre chuyển sang dân chủ triệt để, lập ra Hội những người Bạn của Tự do và B́nh đẳng, đóng vai tṛ chuyên chính chủ chốt trong giai đoạn Khủng bố (9-1793 đến 7-1794) dưới thời Hội nghị Quốc Ước (Convention nationale, 9-1792 đến 10-1795), cho đến khi Robespierre bị lật đổ và chặt đầu, th́ tổ chức mới bị dẹp (1794). PTL

[10] Paul Barras (1755-1829), tướng lĩnh và nhà chính trị Pháp thuộc nhóm Jacobins. Là đại biểu thời Hội nghị Quốc Ước, ông đă bỏ phiếu xử giảo Louis XVI và giữ vai tṛ bản lề trong cuộc chuyển hướng về Hội đồng Chấp chính (Directoire, 10-1795 đến 11-1799), nhờ đă quyết liệt đánh dẹp các cuộc nổi dậy của phe bảo hoàng. Thành viên của Hội đồng này, ông là một trong 3 nhân vật đă hạ bệ Robespierre, rồi đảo chính (9-1797) để loại các đich thủ khác và cai trị như nhà độc tài, cho đến khi bị Bonaparte lật đổ (1799) và đày đi Bruxelles rồi Rome. PTL

[11] Napoléon Bonaparte (Napoléon Ier, 1769-1821), danh tướng, kẻ chinh phục, Tổng tài (1799-1804) và Hoàng đế Pháp (1804-1814). PTL

[12] Lazare Carnot (1753-1823) tướng lĩnh và nhà chính trị Pháp. Về quân sự, có công trong việc xây dựng quân đội và có tài thao lược. Về chính trị, ông là đại biểu của Hội nghị Quốc Ước, và ủy viên của Hội đồng Bảo an năm 1793. Thành viên của Hội đồng Chấp chính, ông phải trốn sang Đức sau cuộc đảo chính của Barras; khi Napoléon lật đổ Barras, ông được gọi về, song lại bị đày vào năm 1816. PTL

[13] Ḥn đảo nẳm giữa đảo Corse và vùng Toscane, bị Pháp sáp nhập  năm 1802. Napoléon Bonaparte bị đày ra đây từ ngày 4-5-1814, và vượt đảo về Paris ngày 1-3-1915. Elbe thuộc chủ quyền của Ư từ năm 1860 đến nay. PTL.

[14] ???

[15] Pyrrhon xứ Elis (khg 365-270 tCn), triết gia cổ Hy Lạp. Pyrrho không viết ǵ cả, tư tưởng của ông chỉ được biết qua tập thơ châm biếm của đệ tử là Timon xứ Phlionte (khg 320-230 tCn) và một quyển sách của Sextus Empiricus (khg 160-210 sCn). PTL

[16] Blaise Pascal (1623-1662), nhà khoa học, triết học và thần học Pháp. Tác phẩm triết học chính: Les Provinciales (1656-1657), Pensées (1670). PTL

[17] Friedrich von Schiller (1759-1805), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Đức. Les Brigands (Die Raüber, 1781) là tên của một vở kịch.

[18] Tồn tại xă hội trong ư thức.