An tọa đường của hắn

 

 

An tọa đường của hắn

 

 

(1)

Đúng. Không thể có nơi nào tốt hơn. Mới nhá lên ư nghĩ hết sức t́nh cờ “an tọa đường” hắn tự nhiên bật cười v́ các mống niệm liên quan. Nhưng dần dần không bao lâu, hắn lại bất b́nh tự cật vấn: Sao lại cười? Cười hay khóc đúng hơn? Chưa hết, cuối cùng hắn đâm ra giận dữ…

Một sự thực hiển nhiên nhưng đă không được phơi bày đúng nghĩa, chưa được quán xét qua tia nh́n tư tưởng hôm nay. Sự bất b́nh đă phản biện lại chính hắn.

Thay v́ “an tọa đường” như vừa mới định danh… Lâu nay thứ kiến thức đông lạnh chỉ mới cung cấp cho hắn một loạt những danh từ trơn tru, có vẻ b́nh thản: toilet/nhà vệ sinh/nhà cầu/nơi phóng uế kín đáo được bài trí riêng và cố định ở mỗi nhà…

Những từ ngữ đầy dửng dưng vô cảm đă được biên soạn vào tự điển. Từ đó, mọi định danh khác đều bị cho là lệch lạc sai lầm.

Tư tưởng, với mặt nổi là sự hănh diện đă giúp con người trở thành động vật cao cấp. Nhưng mặt ch́m, nó lại là chủ nô lệ, buộc con người khuân vác kiến thức, đeo xiềng xích vào năo bộ suốt đời người mà không hề chịu biết.

Thích Ca chỉ rơ vô minh – chấp kiến – bệnh khư khư cố chấp vào kiến thức một cách u mê, ngăn chặn những bùng vỡ đỉnh cao của “trí huệ.” Là trí tuệ của trí tuệ, hiện thân “trí huệ” sẽ có cơ được tỏ bày khi con người vượt lên trên trí tuệ thông thường.

“An tọa đường,” hắn lập lại ba chữ nầy như một cách tạ lỗi. Nhưng trước hết, tư tưởng hắn ra sao? Là thứ quái ǵ vậy? Có tân kỳ không đây, nơi chính hắn?

(2)

Nói tư tưởng cho oai hay rút cuộc đấy chỉ là các thứ “biến tấu” nhăng nhít từ tổng kho kiến thức của hắn? (có thể ít, khá rộng, hoặc rất rộng… được siêng năng cập nhật, tích góp qua nhiều năm tháng từ đủ t́nh huống, ở mọi hoàn cảnh mà nên). Có phải cái gọi là tư tưởng ở nơi hắn (chưa hẳn hoàn toàn của chính hắn đâu) chính là các thứ chuyên được “sao lục,” thêm gia vị và tán rộng ra từ kiến thức, từ cái thấy biết giới hạn của hắn mà ra?

Công bằng nên cộng vào phần chế biến của hắn. Cái tài năng làm “mới hóa,” các thủ thuật tùy tiện (lắm khi được cho là nghệ thuật) được vận dụng để “úm ba la” ra thuật ngữ, hoặc câu chuyện tân kỳ. Nhưng ǵ th́ ǵ cũng không thể ra ngoài sự liên quan sâu xa từ sự “tích góp tư tưởng” của muôn ngàn người khác. Phải chăng đấy là hoạt cảnh chung quanh hiện trường tư tưởng của hắn?

Tư tưởng nghiêm chỉnh – nhận định có thể là hắn chưa hề biết, hay biết chưa thật rơ(?) – là các loại tư tưởng từng được nhân loại “lên khung”…Chúng đến từ các tác gia vĩ nhân, các nhà lập thuyết lẫy lừng, những tổ sư sinh trường phái, các bậc đại sư minh triết Tây, Đông hoặc các quư vị khai sáng cỡ thượng thừa, nghệ sĩ vĩ đại chẳng hạn… Descartes nói “tôi tư duy nên tôi tồn tại.” Nhà thiết lập nền móng cho triết học Tây phương hiện đại có lẽ không có th́ giờ chỉ rơ thêm, rằng cũng là tồn tại song “tư duy theo cái tôi kẻ khác” th́ tuyệt vời đến mấy, chỉ là lấy “kẻ khác để tồn tại dùm tôi.” Chính “tôi khi ấy” không hề biết là “tôi” cứ theo voi nhặt bă mía ṃn đường…

(3)

Tư tưởng – xứng đáng tư tưởng – không là loại “lời hay ư đẹp” b́nh thường như kiểu tục ngữ, cách ngôn. Tư tưởng nghiêm chỉnh là tư tưởng được sinh ra để làm vệ tinh, thành phần, làm cấu thể cho học thuyết, lư thuyết nào đó. Chúng – tư tưởng loại nầy – nhất thiết luôn phải được xét, được hiểu dưới cái “bóng” của học thuyết làm chủ đạo đang phủ trùm lên nó.

Thuyết luân hồi của Thích Ca, thuyết tôn quân của cụ Khổng, thuyết vô vi của Lăo, thuyết âm dương ngũ hành, thuyết thế giới Linh tượng của Platon chẳng hạn vân vân và vân vân. Học thuyết do ai lập ra, một cách đúng đắn đă tự nói lên rằng, trước hết họ đích thị là nhà tư tưởng lớn. Mỗi tuyên bố của họ nơi nầy, nơi khác có giá trị bộ phận trong tổng quan học thuyết đă đưa ra. Hoặc ít ra, chúng không hề chối bỏ tổng quan ấy.

Tư tưởng loại nầy khác với những loại tư tưởng rời, là những “tư duy” vụn lẻ thông thường của con người. Là loại “tư duy” ai cũng dư thừa để mặc sức “tồn tại”… Hắn có công bằng coi lại trước nhất, cái gọi là tư tưởng chính ḿnh khi nào chưa nhỉ? Có trời biết.

(4)

Đúng ra, hắn là một gă đọc sách hơi bị nhiều…Đủ thứ, nói chung có thể xếp vào hội viên cái hội “một ngày quên đọc sách, một ngày bất ổn,” một ngày phân vân trong trách vụ làm người vân vân và vân vân.

Ngay thời thiếu niên, hắn từng đọc xong trước lớp đệ tứ (tạm tương đương lớp 9) toàn bộ sách truyện Tín Đức thư xă đă xuất bản, ngốn tủ sách Tự lực văn đoàn. Chưa kể tới Hugo, Verne, Dumas, Emily, Exupéry, Kim Dung. Chỉ 17, 18 tuổi th́ chừng ấy đă là kỳ tích ở trong làng ngoài xóm…

Khả năng đọc viết tiếng Anh, hắn không tồi lúc chuyện tṛ cùng bằng hữu vẫn dẫn ra được năm ba nguồn Times, New York Times, Washington Post chẳng hạn (không đến nổi lơm bơm, chụp chạy cốt trộ kẻ b́nh dân). Tiếng Pháp thường đàm, hắn chỉ đọc nổi tới thơ Apollinaire, Voltaire.

Lấy xong cử nhân tại một Đại học văn khoa ban Việt hán trước 75, hắn tạm có điều kiện thẩm thấu thêm cổ ngữ Á đông để đi vào một số huyền học phương đông thời ngồi ghế giảng đường.

Nếu muốn, hắn vẫn đủ khả năng hầu chuyện đôi tí nhiều hơn với các vị “thức giả” đeo kính cận khi t́nh cờ gặp – nơi nầy nơi khác – hạng ưa ghếch chân cà phê quán nói toàn danh từ triết học: nào cơ cấu luận, hiện tượng luận, thuyết phi lư, thuyết hiện sinh, về Heidegger và bản thể luận, Duy thức học nhà Phật, Thần học Ki Tô, duy vật biện chứng, cả mốt Tư bản luận trước 75. Họ nói từ Aristotle, Marx-Lenin, đến Tôn Văn, Nghiêu Thuấn, Khổng, Lăo, Tuân, Trang, Mặc, Mạnh cho đến cả Che Guevara (mốt bê-rê đen thời quư vị viễn mơ người hùng cách mạng)…

Nhưng nghe miết hắn chỉ cười v́ quả thật chưa bao giờ thấy “ngộ nhập,” thấy được “chỗ cạn của biển học vô bờ” để sửa soạn đặt chân lên như bọn họ. Hắn à? “Ê bạn, tao thấy mày chưa ngộ được đâu. Nói với bọn tao đi chứ.”

Thành thật, hắn biết rơ cái kém cỏi của ḿnh c̣n lắm lắm…Càng học càng “thấy” ngu, chứ không phải càng ngu hơn. Đơn giản theo hắn, học để phát hiện thêm nhiều chỗ ngu tối của ḿnh trước đó, vẫn cứ tưởng ta không bao giờ mắc phải. C̣n bản thân hắn ư? Thực ra cũng có đôi tí cái gọi là cần mẫn siêng năng, chút năng khiếu nầy nọ. Tất cả hắn hiểu, đấy chỉ mới là vốn vay. Kiêu hănh về kiến thức chi nhỉ? Hắn nghĩ “thật tào lao” những cuộn băng cassette cũ mèn…

(5)

Ngoài ra, hắn c̣n “chơi chút xíu” văn học nghệ thuật qua số sáng tác văn thơ tùy hứng, nhưng nhất thiết không đi vào chuyên nghiệp như nhiều quư vị đời nay. Hắn dư biết, hạn chế của xă hội đang tồn tại quanh ḿnh như thế nào. Thứ quái thai đă khiến lụi tàn không ít nguyện vọng từng ấp yêu trước đó…

Hắn kỳ thực, có viết lách cho vui. Ít ra, hắn nói thế khi quanh ḿnh lắm quư vị cứ dạy bảo “viết như một cách tồn tại” hoặc “viết là cứu rỗi,” “viết, nhân danh ngôn sứ,” hay “viết như một nhiệm vụ không thể nào cưỡng lại” vân vân và vân vân. Hắn cứ ngờ ngợ rằng, là kích cỡ Dostoevsky, Nietzsche, Tagore, Camus, Sartre, Hesse, Hemingway hay Pasternack, Steinbeck, Mishima, Kawabata ǵ đó đă nói ra một khi nào ấy…

Để trả lời câu hỏi dạng cổ lỗ sĩ “tại sao viết và viết để làm ǵ?” đơn giản hắn sẽ nói phức ra là thích, là khoái viết thế thôi. Nhưng mà ai thèm phỏng vấn hắn nhỉ? Người như hắn cũng đă từng muốn ḅn rút vợ con để dồn tiền in dăm ba cuốn thơ văn, chuyên khảo “này nọ chút với đời,” nhưng rồi thôi, cất bản thảo cũ nát vào xó tủ. Bằng hữu có khi lấy làm tiếc song hắn chả nói lư do ǵ.

Trước đây, hắn vớ vẩn theo bằng hữu gia nhập sinh hoạt hội văn chương tỉnh lẻ, ít lâu sau nhận ra ḿnh chưa đủ sức làm nhà văn thơ ǵ ráo. Tốt nhất, lặng lẽ lui ra, hắn làm “nhà tôi” cũng chưa được, nữa là nhà nầy nhà nọ… Tóm lại đấy, nguồn cơn có vẻ “tạp lục” chung quanh cái gọi là tư tưởng – nếu có chăng? – của hắn.

(6)

“An tọa đường” nơi giúp hắn rất nhiều trong cảnh sống không mấy c̣n tự chủ hôm nay. Này đây, khi luôn lâm vào thế thủ…

Một cuộc chuyện áp đặt đột ngột nào đó, không thông báo trước. Nạn nhân là hắn, chạy đâu cho thoát sự truy tầm? Tổ trưởng dân phố đến kêu dự họp hoặc thuyết minh nghĩa vụ quyên góp… Chuyện thường ngày ở huyện, không hy vọng đếm xuể mấy lần trong mỗi một năm? An tọa đường đă cứu rỗi kịp thời nghiệp chướng. Mô Phật!

Kẻ lạ mặt cố quyết là “t́nh thân quen, tri kỷ lâu ngày” phăng tới, t́m ra chỗ nạn nhân là hắn. Ở trong an tọa đường hắn nghe rơ giọng nói bên ngoài, song không tài nào xác minh nổi quư hữu đă xuất hiện ở thời nào? Amen!

Mụ chủ quán “chằn ăn vào cuối tháng” lù lù xuất hiện ở trong sân. Ngă tư quán mụ chốt chặn cũng là ngă tư “rất lịch sử.” Nơi ghi dấu đủ cả “vinh nhục” trong một phần đời của hắn. An tọa đường lập tức là “bĩ ngạn” cho hắn “đáo” cấp kỳ trước khi mụ hùng hổ bước hẳn vô nhà. Lành thay!

Đó chỉ là sơ bộ, tiêu biểu. Không liệt kê đủ trường hợp đặc biệt khiến hắn phải xô cửa, vào an tọa đường ngay lập tức. Lâu ngày, nếu kho kiến thức đông lạnh chưa giúp ǵ cho hắn về cái gọi là “ngộ nhập.” Th́ đấy, an tọa đường đă tự nhiên cho hắn nhiều “ngộ nhập” đầy vi diệu!

Đó là lúc các tờ báo cũ trong an tọa đường được chuyên tâm theo sát, được hắn nghiên cứu kỹ đến tận cùng phần quảng cáo. Thật kỳ lạ, quá nhiều lần khi đọc báo ở ngoài, hắn chỉ liếc qua rồi ném xuống. Bất tư nghị!

(7)

An và tọa ở đây, là cảnh giới triệt tiêu hoàn toàn về danh lợi – tự do và thanh cao – tuyệt đối không thể để tâm ǵ về thu nhập. An và tọa ở đây, một ḿnh ngồi “ngai trắng” – độc lập – loại ngai chẳng bao giờ cần tay vịn, đỡ lưng. Ngai đă ngồi chả ai muốn ngồi lâu. Nơi vĩnh viễn không tồn tại khái niệm triều đ́nh và cả bầy (tôi) chờ tung hô vạn tuế. An và tọa ở đây, ngoại trừ chính hắn chẳng c̣n ai bợ đít – rất tự chủ – là chỗ trăm phần trăm đ̣i hỏi lấy năng lực của tự thân xoay xở. Chuyện gánh giùm, giúp đỡ che ô, hầu lọng đều nhất nhất trở thành không tưởng ở nơi nầy. An và tọa ở đây, con người hắn có cơ hội nhiều và đầy đủ, chân chất nhất để soi ngắm rơ từ thể xác đến linh hồn. Cái mà gần như mọi tôn giáo giàu nhân ái đều kêu gọi con người luôn hướng đến để sám hối và thanh tẩy linh hồn… An và tọa ở đây, là minh chứng – văn minh – thoát ra khỏi cơi hồng hoang bầy đoàn thời vinh danh tập thể để bổ khuyết và che đậy sự ươn hèn láu cá ở mỗi một cá nhân toàn khỉ vượn. An tọa đường, phải là nơi đúng đắn có một không hai. Không lôi thôi, không đặt vấn đề bàn căi…An tọa đường, là nơi để tôn kính sự an tĩnh đă trở về chấp chính. Là lúc đoạn vong với nỗi phiền năo ào ạt xô đến giữa hệ lụy của cuộc đời ma quỷ. An tọa đường giúp phân ly nhanh nhất, thoát ra khỏi lắm nhiễu nhương và khốn nạn. Với nó, không c̣n lo một ai, thế lực nào quấy nhiễu. An tọa đường, cũng là đất hứa cho các tâm sự, những ưu tư c̣n cưu mang đầy rẫy, ch́nh chịch nỗi đoạn trường. Đến với nó là chắc rằng được nhẹ – giải phóng thực – làm vơi ngay khắc khoải. Ôi, an tọa đường của hắn chẳng bút mực nào ghi hết tràng giang…

Chỉ nhiều lắm 2 mét vuông với trang thiết bị quá sơ sài. An tọa đường chẳng to lớn khoáng đại ǵ. Nó không hề treo ảnh bán thân ai. Tất nhiên không thể giống “tịnh cốc” các cao tăng mùa an cư kiết hạ, hoặc là nơi đặt “kính đàn” để luyện mật pháp của Đà la ni tông đầy huyền bí. Hoàn toàn cho phép được “buông xả” tuyệt đối ở nơi đây. Nhưng để đạt đến tŕnh độ “vong ngă, vong nhân” ở an tọa đường thật quá dễ, đâu phải khổ hạnh theo một pháp môn nào để chưa thể biết qua bao nhiêu năm tháng phải công phu?

Tọa cụ đặc biệt – vật đặt đít – bằng sứ trắng cứng và giá lạnh, không êm ái như các tọa cụ để ngồi thiền, hoặc luyện 108 ṿng chu thiên đạo gia chân khí, hay để dẫn cho được luồng hỏa xà zoga chạy từ huyệt hội âm lên tam tầng bách hội. Tuy thế, ư nghĩa cao cả của an tọa đường rất xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh bằng một chữ “đường” trịnh trọng. Vâng, an tọa đường hắn.

(8)

Có lắm thứ “đường.” Sảnh đường nầy, đến sảnh đường kia ít ai không biết… Chúng thường to lớn, oai nghi và tinh anh bóng nhoáng ngoài đời. Thế nhưng có ai chắc được độc lập khi đă vào ngồi đấy? Khi ấy, có lẽ càng xa lạ so với chữ “an” như an tọa đường của hắn?

Hắn đâu dám đem cái tôi ra so với các loại sảnh đường ghê gớm ngoài kia, song không thể ngăn được tự hào. An tọa đường của hắn gom chứa các tiêu chí tuyệt vời. Những tiêu chí mà ngay cả nhân loại, ngày và đêm xưa đến nay vẫn c̣n đổ ra bao máu lệ, vẫn tiếp tục phải đi t́m…

Sở dĩ nói “tiềm ẩn” không phải không hề tồn tại, song do tư tưởng chậm phát hiện mà ra. Một nguồn cơn đáng tiếc diễn ra như trường hợp hắn. Tư tưởng loại bă mía của hắn thật quả đồ ăn hại! Hắn buồn cười rồi giận dữ không sai.

(9)

Rồi, cứ đụng đến 2 chữ tư tưởng là y như hắn loay hoay muốn t́m cách trở lại an tọa đường. Ôi, an tọa đường đầy thân ái. Cảnh giới duy nhất hắn đạt đến sự an ổn dựa đủ trên nền tảng của đạo đức, văn minh, tự do, độc lập…

An tọa đường đâu xa ngay trong góc nhà của hắn. Đấy cũng là nơi mà sự dâng hiến từ bi thật sự đă khiến hắn phải nghiêng ḿnh. An tọa đường đă, sẽ, và vẫn đang từng ngày chở che giữa cuộc sống đầy đa đoan, vô cảm.

Ân nghĩa! Đă là đức th́ không đ̣i tri ân, đă là nghĩa đâu phải cần ca ngợi. Hắn đă làm được ǵ cho người bạn chí thân – an tọa đường của hắn – ngoài dăm ba gáo nước?

(10)

-Người dưng, nước lă thôi mà!

-Không. Không, an tọa đường bạn của tôi! Bạn của tôi. Bạn của tôi… Bạn của tôi. Bạn của tôi.

Im lặng.

Im lặng

Im lặng

Bỗng nhiên hắn ứa nước mắt, trong khi môi vẫn không đổi nụ cười.

 

(Vườn đá, thành nội Huế- 01/11/2014)

Trần Hạ Tháp