Trần Mộng Tú
BA MƯƠI SÁU NĂM SAU
Nick Út gọi tôi vào một ngày của đầu năm 2011 nói, Tú ơi AP tụi ḿnh sắp gặp lại nhau ở Cali rồi. Vợ chồng Robinsons ở Úc và ông Richard Pyle ở New York cũng sẽ về họp mặt trong tháng 5 này. Út sẽ thông báo thêm cho Tú.
Sau đó là những lần gọi xa, những điện thư gửi cho nhau. Tôi được biết rơ hơn là không phải chỉ có AP không mà c̣n có UPI tham dự nữa. Đây là một cuộc họp mặt rộng lớn của các kư giả và nhân viên thuộc hai hăng thông tấn The Associated Press và United Press International, khách như New York Times và một vài kư giả trong quân đội cũng được mời. Họ là những người làm công việc của giới truyền thông quốc tế đến với cuộc chiến Việt Nam.
Tôi làm thư kư văn pḥng cho hăng thông tấn AP ở Sài G̣n, tính đến ngày tháng rời quê hương vào hôm thứ tư, 21 tháng 4 năm 1975 được 8 năm. Trung b́nh cứ hai năm AP thay chánh văn pḥng một lần. Ông Chánh văn pḥng đầu tiên tôi làm là Bob Tuckman, kế đến là George Mc.Arthur, rồi Richard Pyle và người sau cùng là George Esper. Nhân viên làm chung như Peter Arnett bên tin tức và Carl Robinsons ở bên h́nh ảnh th́ tôi làm cùng với họ cho đến ngày ra đi, c̣n các nhiếp ảnh gia và kư giả khác, nhiều lắm, không nhớ hết tên. Họ thường chỉ được làm một hoặc hai năm là hết hạn, phải về Mỹ và người khác sang thay. Bây giờ sau 36 năm có người đă qua đời như : Eddie Adams, Hugh Van Es, James Boudier, Henri Huet, v.v. Nhân viên Việt Nam như anh Huỳnh Minh Tŕnh (cũng đă qua đời ở Mỹ) anh Đặng văn Phước (hiện ở Cali) anh Nick Út (Cali) v.v . Tôi làm chung với họ cho tới ngày đi. AP cũng mượn rất nhiều Free Lancer cả Mỹ lẫn Việt. Tôi đă đón bao nhiêu người đến và đă tiễn họ đi.
Trong tám năm những người chánh văn pḥng, những bạn cùng sở Việt cũng như Mỹ ở hăng Thông Tấn AP này đă thương quư cùng cười, khóc, chia sẻ với tôi những kỷ niệm của một cô thư kư , một phụ nữ duy nhất của hăng AP, một nạn nhân của cuộc chiến Việt Nam. Nick Út là người vừa chụp h́nh đám cưới cho tôi vừa chụp h́nh đám tang ba tháng sau đám cưới. Peter và chị Nina Arnett , Carl Robinsons, George Mc. Arthur, v.v. đều có mặt trong những tấm h́nh đám
cưới, tươi cười nâng ly trong nhà hàng Continental và họ cũng có mặt lặng lẽ đi bên cạnh tôi, theo tôi vào Mạc Đĩnh Chi. George Esper là người đă thu xếp cho gia đ́nh tôi ra khỏi Việt Nam.
Ba Mươi sáu năm sau, từ một goá phụ trẻ vừa bước vào tuổi ba mươi khi rời đất nước, tôi đă là một người vợ (của 35 năm), người mẹ của ba con đă trưởng thành (hai đă lập gia đ́nh) là bà ngoại mới tinh của một cu Mèo (cháu sanh 3/3/11) Tôi đi với chồng đến gặp lại những khuôn mặt thân mến cũ và nh́n lại dĩ văng của đời ḿnh trong buổi họp mặt này.
Mấy hôm trước ngày đi Cali họp mặt, tôi sửa soạn xếp quần áo vào vali mà tưởng như mở ra gấp lại chính đời ḿnh. Nh́n những chiếc áo trên tay, tôi ngẩn người ra. Những chiếc áo này lạ quá, không phải là kiểu quần áo cũ của thời trẻ trên quê nhà. Giống như đời ḿnh bây giờ lạ quá! Chẳng biết tả thế nào với chính ḿnh nữa. Xếp tới xếp lui mấy cái áo mà nước mắt cứ ứa ra. Hồi trẻ, đọc sách thấy văn chương hay nói: “Không ai tắm hai lần trong một ḍng sông.” Tôi cứ thắc mắc, ḍng sông có mất đâu, vẫn bờ băi đó, về nhẩy lại xuống mấy lần không được. Lớn lên mới hiểu bờ băi c̣n nhưng con nước chảy qua đó đă trôi đi, trôi đi. Nước không quay lại bờ băi cũ, nước khác chảy tới thay thế nên ḿnh không tắm được hai lần trên cùng một ḍng nước. Mấy người cùng sở cùng hăng gặp lại nhau là những vật, những rong rêu, những lục b́nh đă do một cơ duyên nào đó cùng bập bềnh trôi với nhau cùng thời điểm nào đó, trong một ḍng nước, bây giờ gọi nhau tụ lại, chứ chẳng phải nước sông. Nước sông là thời gian, thời gian trôi đi không bao giờ lấy lại được nữa. Ví như nước sông dù có một lúc nào ngưng lại đợi ta trở về nhẩy xuống, th́ ta trở về cũng không c̣n là ta thủa trước. Ta đă đổi thay rất nhiều rồi.
Chúng tôi gặp lại nhau trong nhà hàng Brodard Chateau, một nhà hàng Việt Nam, ở Tiểu bang California. Trước năm 1975 nơi này là phần sa mạc hoang vu, dân chúng thưa thớt, bây giờ chẳng khác ǵ một Việt Nam thu nhỏ lại. Ông chánh văn pḥng ngày trước của tôi, Richard Pyle nói: “Đến đây, tôi thấy như ḿnh đang ở Việt Nam ngày nào. Nh́n quanh toàn người Việt, khu thương mại với bảng hiệu tiếng Việt, vẫn có Tú, có Phước, có Nick Út, những người tôi thân quư như gia đ́nh của tôi đang đi bên cạnh.”
Thời gian đă làm ta thay đổi. Cho nên sông nước cũng như thời gian không bao giờ ngưng nghỉ. Tôi đang quay mặt nh́n lại quê nhà, nh́n lại dĩ văng ḿnh qua những người cùng sở cũ. Người nào tóc cũng pha sương, trán cũng ẩn hiện nếp nhăn, da cũng đă nhám đồi mồi. Tôi cố h́nh dung lại nét trẻ trung nhanh nhẹn của họ 36 năm về trước. Chắc họ cũng đang nghĩ như thế khi ôm tôi trong ṿng tay. Những người đến làm phóng viên cho AP ngắn hạn, tôi không sao nhớ rơ tên họ, nhưng khi họ đến bên tôi, nhắc nhở lại quá khứ, nh́n ánh mắt, nụ cười tôi nhận ra ngay, và bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về.
Tôi nhớ lại những ngày đó, đôi khi đến văn pḥng làm việc, vắng hoe cả mấy ngày liền, chỉ c̣n lại vài ba nhân viên, kể cả tôi và ông Chánh Văn Pḥng. Nhân viên cả hai bên Tin Tức và H́nh Ảnh đều đi ra trận hết rồi. Họ đi xa như Khe Sanh, Quảng Trị hay đi gần như Phước Long, Bến Tre th́ khi về quần áo cũng bùn đất, mồ hôi nồng nặc. Họ cũng mặc áo, đội nón của quân nhân cùng với áo bốn túi của kư giả. Cũng lôi những cái bao to tướng như bao gạo, mầu xanh lá cây đậm của quân nhân về dựng xếp đống ở một góc văn pḥng. Những cái bao nồng nặc mùi chiến tranh.
Và mùi chiến tranh đó họ mang theo suốt quăng đường c̣n lại của đời ḿnh.
Đứng trước những tấm h́nh đang được treo lên trong pḥng sinh hoạt của Nhật Báo Người Việt, tôi ngửi lại được mùi chiến tranh đó. H́nh ảnh những trực thăng đâm lao xuống, gẫy cánh; h́nh xe tăng đi giữa một con đường quê vắng ngắt bóng người; h́nh trao trả tù binh trên cầu Hiền Lương; h́nh người con gái Việt được lôi lên từ cái bẫy cá nhân trong rừng; h́nh hai người mẹ ôm mấy đứa con lội qua sông, sang bên kia bờ sanh tử; h́nh người kéo hàng đàn trên bờ biển t́m đường ra khơi; h́nh người trèo lên nhau để lọt vào trong toà Đại Sứ Mỹ…..Những tấm h́nh đó che kín hai bên dẫy tường của pḥng họp phà ra một mùi chết chóc, mùi thuốc súng, mùi máu, mùi người, mùi đồng loại…..
Những câu hỏi được đặt ra cho những kư giả Mỹ tham dự vào chiến trường Việt Nam. Những câu hỏi thuần nhất về nhiệm vụ của một kư giả Mỹ ở Việt Nam hay những câu hỏi có liên quan đến chính trị như: Tại sao Mỹ lại bỏ rơi Việt Nam? Đă được Richard Pyle, Carl Robinsons, Ray Herndon và Edie Lederer thay phiên nhau trả lời: Chúng tôi có quyền được tham dự bất cứ vào một mặt trận nào, và xẩy ra ở đâu, chúng tôi không bị hạn chế. Ông Richard Pyle,(AP) đó là một kinh nghiệm đẹp nhất trong đời kư giả của tôi. Tôi yêu đất nước và những con người của đất nước này. Tôi đă làm nhiệm vụ của một kư giả với hết khả năng của ḿnh. Chiến tranh Việt Nam có ảnh hưởng rất mạnh và ở lại trong đời sống của chúng tôi. Ông Ray Herndon, (UPI) nói: Chúng tôi có vợ Việt Nam, có họ hàng vợ là người Việt Nam và chúng tôi yêu mến phần đất Nam Việt Nam này. Carl Robinsons có vợ cũng là một phụ nữ G̣ Công nói: Chúng tôi đă mang hết khả năng của ḿnh ra để làm nhiệm vụ thông tin cho nước Mỹ về chiến tranh Việt Nam, chúng tôi không có điều ǵ hối tiếc cả.
Edie Lederer nói, nếu lúc đó mà những h́nh ảnh trên hai bức tường này được chuyển đến người Mỹ bằng phương tiện Internet th́ chiến tranh Việt Nam đă kết thúc sớm hơn và tốt đẹp hơn.
Gặp nhau, ăn nói với nhau hai ba buổi tiệc. Lúc cả mấy chục mươi người, lúc chỉ có nhóm nhỏ, hơn mười người với nhau. Hỏi nhau chuyện chồng, chuyện vợ, chuyện con, chuyện cháu và chuyện những ai đă già đến đi không được, những ai đă mất theo thời gian và tuổi tác, nhưng chúng tôi vẫn không quên nhắc lại những chuyện về chiến tranh. Cuối cùng chúng tôi nh́n vào mắt nhau để thấy chiến tranh đă đi qua nhưng cái vết bỏng thành sẹo đó đang treo kín trên hai bức tường kia vẫn là những con dấu đóng trong hồn chúng tôi.
Tôi so sánh cái bất hạnh cá nhân của ḿnh thấy nó quá nhẹ so với cái bất hạnh của cả một quê hương gánh chịu. Cái bất hạnh, ba mươi sáu năm sau, tôi vẫn chạm tay vào được.
Trần Mộng Tú
5/15/2011