Thơ- Trần Mộng Tú

Áo cưới chàng may c̣n mùi vải
rượu hồng thiếp uống c̣n cay môi
xa nhau một phút ngàn thu vắng
nỗi buồn này biết làm sao nguôi.

 

Đấy là 4 câu thơ trên mộ anh Thái Hoàng Cung, do người vợ trẻ Trần Mộng Tú khắc lên khi anh c̣n dùng địa chỉ Mạc Đỉnh Chi.

 

Một buổi chiều, chị Tú dẫn tôi đi thăm ngôi mộ ấy. Khi về, chị tâm sự lấy nhau ba tháng, sống gần nhau khoảng một tháng, giờ chỉ gặp anh trong mơ nên nhiều khi chị tự hỏi ḿnh đă có chồng chưa. Hồi đó chị Tú c̣n trẻ măng, mỏng mảnh tiểu thư, không có vẻ ǵ goá phụ thời chiến. Ngày đi nhận xác anh, chị không khóc lóc kêu gào, chỉ ngẩn ngơ. Và sự ngẩn ngơ không trọng lượng đó lại là gánh nặng âm ỉ trong ḷng, vẫn theo chị ra xứ người, vẫn nằm trên vai dù chị đă có cuộc đời khác hẳn, làm vợ, làm mẹ.

 

Hồi đó tuy thắc mắc có chồng hay chưa, nhưng chị lại có gia đ́nh chồng. Một gia đ́nh chồng vượt khỏi nghĩa thông thường ở đó cha mẹ hay các bà em bà chị ưa kiếm chuyện bắt bẻ hạch sách con dâu. Bà Giám thị Đại học xá nữ sinh Trần Quư Cáp và gia đ́nh người anh chồng, Thái Hà Chung và chị Nga, xem chị Tú là con đẻ, là em ruột. Đó là gia đ́nh thứ hai của chị. Họ hết ḷng với nhau, tận tụy, thương yêu, chia sẻ. Tất cả mọi yếu tố của một gia đ́nh đáng trân quư.

 

Sau đây là những bài thơ, bài viết mới của chị Trần Mộng Tú khi người anh chồng Thái Hà Chung qua đời. Quyển sách đă khép lại, mang theo một phần đời của chị. Mong rằng vết thương của chị cũng khép theo măi măi.

 

Nhân dịp, chúng tôi xin giới thiệu bài Kư B́nh Thủy 1969 có thể đă được đăng nhiều rồi, nhưng nó nằm chung trong tổng thể nỗi đau của Trần Mộng Tú.

 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.  

 

MIÊNG

    

b́nh thuỷ 1969

 

Trần Mộng Tú

 

 

 

 

Buổi tối của một ngày đầu tháng 8 năm 1969, khi tôi đang ngồi xem những tấm ảnh màu đám cưới gửi từ Mỹ về, xắp xếp để làm một cuốn album, th́ nghe tiếng chuông cửa. Tôi ra mở cửa, hết sức ngạc nhiên khi thấy Carl và anh Huân là hai người ở Sở trước mặt. Anh Huân làm pḥng tối, phụ trách về rửa phim, in h́nh và Carl vừa là phóng viên vừa là nhiếp ảnh viên. Cả hai người này chẳng bao giờ đến nhà tôi vào giờ này, càng chắc chắn là không phải gọi tôi đi làm. Tôi lúc đó làm thư kư cho hăng Thông Tấn The Associated Press, công việc của tôi là lo tất cả những việc linh tinh cho hăng: Từ phát lương cho nhân viên, giữ sổ chi thu, mua bán h́nh ảnh, thư kư cho ông chánh văn pḥng, đi nghe họp báo bỏ túi, v.v. Những việc này không bao giờ phải làm cuối tuần, cũng như không bao giờ làm ca đêm.

Cả hai người bước vào buồng khách, cả hai nh́n tôi, rồi cả hai nh́n nhau, không ai muốn là ḿnh nói trước. Tôi linh tính có điều không tốt, nhưng không hiểu chuyện ǵ. Cuối cùng Carl nói:

 

"Sở nhận được điện thoại từ Rạch Giá gọi về chiều nay, nói là Cung, chồng của cô đă tử trận."

 

Tôi đứng ngẩn người, nh́n lại cả hai, không nói được tiếng nào, Carl nói tiếp:

"Suốt từ chiều, chúng tôi liên lạc được với Rạch Giá (Kiên Giang), xác định tin rơ ràng, có gọi điện thoại nói chuyện với bà giám thị của đại học xá Trần Quư Cáp, mẹ Cung, cụ cũng nhận được tin rồi."

 

Tôi ngồi xuống hai gót chân ḿnh, không nghe được ǵ tiếp, ngoài tiếng xôn xao của cha, mẹ và gia đ́nh.

 

Chúng tôi mới cưới nhau sau lễ Phục Sinh vào tháng Tư, Cung tử trận 30 tháng 7, năm 1969. Cung không phải là quân nhân chính gốc, anh tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, ban Pháp Văn và đă đi dạy được 1 năm, anh bị gọi trong chương tŕnh Tổng Động Viên. Khi nhận giấy báo phải nhập ngũ, anh đến xin cha mẹ tôi cho làm hôn thú, v́ sợ sau này sẽ khó khăn khi ở quân đội. Trên giấy tờ, tôi có chồng từ tháng 6-1968. Lúc làm đám hỏi chú rể tương lai không có mặt (đang đóng ở chi-khu Trà Bồng) chỉ có mẹ chồng mang trầu cau sang. Nghĩ cũng tủi thân, nhưng thời chiến mà, làm sao được.

Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dạy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.

 

 

*  *  *

 

 

Chiếc máy bay vận tải Mỹ đáp xuống phi trường B́nh Thủy, Cần Thơ.

Người phi công phụ quay xuống nói với anh trai của Cung và tôi, đang ngồi cạnh chiếc quan tài.

 

"Chúng tôi rất tiếc là phải thả hai người và quan tài xuống đây, v́ đây là máy bay quân đội Mỹ chở dầu, chúng tôi chỉ đi tới Cần Thơ chứ không về đến Sàig̣n."

 

Đuôi máy bay mở ra, một chiếc forklift tiến đến trục quan tài ra khỏi máy bay để giữa ḷng phi đạo. Anh chồng tôi dặn:

 

"Em đứng đây, anh vào gặp ông xếp của phi trường này may ra được giúp đỡ."

Buổi trưa tháng Tám, mặt trời tóe những chùm nắng rát bỏng, chói chang trên sân bay, cái sân bay rộng lớn chổng chơ một chiếc áo quan có phủ xộc xệch lá quốc kỳ, mấy giọt nến đóng thành mảng khô cứng trắng đục trên màu vàng của lá cờ, một vài chiếc lá quăn queo sót lại của ṿng hoa chiều qua c̣n dính ở đó.

 

Tôi thấy ḿnh bé nhỏ, mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt, áo nhầu nát, tóc bơ phờ, mặt ngơ ngác đứng nh́n chung quanh ḿnh. Cái sân bay trông sao mông mênh thế mà cái áo quan th́ bé tí, tôi đứng bên cạnh trông lại càng bé hơn. Sân bay không một bóng người, vài ba chiếc máy bay quân sự đậu rải rác bên cạnh những phuy dầu chưa kịp xếp vào kho. H́nh như đă có mùi hôi bốc ra từ áo quan, tôi đứng lui ra một tí nữa, xoa tay lên ngực, thấy ḿnh nghẹt thở, ngực nặng và đau buốt, đau thấu xuống tận bụng, tôi muốn ngất đi.

 

Hai ngày, một đêm ở Kiên Giang đă làm tôi đuối sức. Tôi có làm ǵ đâu. Tôi chỉ không ăn, không ngủ, không khóc, không cả vệ sinh. Chắc trong người tôi không c̣n nước. Bà mẹ chồng một bên, ông anh chồng một bên, họ đổ sữa ông Thọ cho tôi. Bà mẹ chồng tôi thật giỏi, bà có kinh nghiệm với chiến tranh, kinh nghiệm với chết chóc, nên đi đón xác con mà bà c̣n nhớ đem theo hộp sữa ông Thọ cho cô con dâu tiểu thư, cô con dâu c̣n mới như vuông lụa chưa thêu.

 

"Con uống đi. Con mà gục xuống đây nữa th́ mẹ biết nói làm sao với cha mẹ con."

 

Tôi không uống được, cái mùi tử khí trưa nay của mấy chục cái xác xếp chất lớp trước cửa nhà xác vẫn ràn rụa trong thân thể tôi. Nó phủ chụp từ đỉnh đầu xuống hai bàn chân, khi tôi len lỏi bước qua những xác lính bên ngoài để vào bên trong chỗ người ta để xác sĩ quan. Tôi đă phải bước qua từng cái túi có bọc thây người ở trong, có cái tḥi hai bàn chân c̣n nguyên đôi giầy saut ra một đầu, có cái th́ ḷi ra ở đầu kia một đỉnh tóc bết đất, có cái tḥ nguyên một khuôn mặt tái mét vàng khè có mấy con ruồi đậu trên đôi mắt chưa khép kín hẳn. Tôi đi theo bàn tay dắt của người anh chồng, xúc động và kinh hoàng đă làm tôi không c̣n cảm giác nữa. Không biết tôi có dẫm phải ai không. Tôi cố gắng không dẫm lên những người đàn ông nằm đây. Vào được đến bên trong th́ tôi có nh́n thấy ǵ đâu. Tôi chỉ nghe tiếng bật khóc của mẹ chồng, tiếng anh chồng bảo "Đúng là Cung rồi."

Tôi thấy h́nh như tôi được bế lên, được đặt ngồi xuống một cái bậc thềm, gió ở sông thổi vào mặt tôi, giúp tôi tỉnh lại, tôi mở mắt ra, nh́n xuống. Tôi thấy một gịng nước đục chẩy lờ đờ bên dưới. Th́ ra nhà xác của bệnh viện Kiên Giang nằm sát cạnh bờ sông. Tôi không dám nh́n vào những người đàn bà đang đi lật từng cái poncho quấn thây người để t́m chồng, t́m con họ trước cửa nhà xác. Tôi thấy tôi c̣n may mắn hơn họ.

Người ta đem xác Cung về trại gia binh tiểu khu để làm lễ. Tôi được bày đứng cạnh áo quan cho ông Phó Tỉnh Trưởng đọc diễn văn, trong khi ông đọc th́ tôi đứng nh́n mấy cây nến chẩy, nh́n ṿng hoa đă bắt đầu héo, có cả chén cơm đă khô và quả trứng luộc có mấy con ruồi bay lên bay xuống, tàn nhang rơi phủ đầy trên đó. Ông Phó Tỉnh đọc diễn văn xong, hấp tấp ra về. Chắc ông hơi thất vọng v́ không thấy tôi khóc để có dịp nói lời an ủi. Mấy người vợ lính trong trại gia binh, chạy sang thăm hỏi, mấy đứa nhỏ con lính chạy loanh quanh áo quan với mấy con chó gầy trơ xương, trụi cả lông, cái áo chúng mặc ngắn cũn, bụng ỏng ra ngoài, mũi tḥ ḷ cũng chẳng chùi. Chúng tṛn mắt nh́n mấy người Sài G̣n, mặt mũi có vẻ khang khác với những người trong trại lính nầy. Có người cũng từ xa đến chưa t́m ra xác chồng, xác con đến hỏi han bà mẹ chồng tôi với con mắt nặng trĩu và gương mặt thất thần.

 

Tôi đứng đó lơ mơ nghe lao xao những tiếng nói chồng lên nhau, mỗi người kể một cách, giống như ở nhà tôi mỗi khi đi xem một cuốn phim về, chị em tôi vẫn thường tranh nhau nói như thế. H́nh như họ nói về trận đánh ngay ở xă Vĩnh Thanh Vân. Xă này, tôi không biết ở đâu nhưng chắc là rất gần. Họ nói đánh ba bốn hôm rồi, và vẫn c̣n đánh nên xác không kéo ra hết được, phải ngồi chờ thôi. Cứ ngồi chờ thế nào cũng gặp, họ bảo nhau.

"Không thấy người th́ thấy xác. Thế nào cũng gặp mà!"

Người anh chồng th́ thỉnh thoảng lại biến mất, không biết đi đâu, chắc là đi t́m cách đưa mọi người về nhà. Tôi thấy trong những người đi nhận xác chỉ có 3 người trong gia đ́nh này ít khóc nhất.

 

Bà mẹ chồng tôi th́ vừa mếu máo vừa lo xin nước sôi pha sữa cho con dâu uống. Con bé này vốn đă gầy, hai hôm rồi nó chẳng ăn, chẳng nói ǵ làm bà phát hoảng, giá nó cứ khóc sướt mướt như mấy người vợ lính đang khóc ngoài kia th́ bà lại đỡ lo. Không biết c̣n kẹt ở đây đến bao giờ? Bằng vốn liếng tiếng Pháp bà nói chuyện với một ông sĩ quan Mỹ cho bà quá giang máy bay quân sự về Sàig̣n, rồi bà sẽ thuê máy bay dân sự xuống đây đón mấy đứa con.

 

Bà giỏi lắm. Mấy chục năm trước, c̣n trẻ măng mà bà đă một ḿnh thuê đ̣ ở Nam Định đi t́m chồng. Chồng bà đang đêm được Việt Minh đập cửa mời đi, rồi cả tháng không thấy về. Ông được mời v́ lúc đó ông có một ngôi trường nhỏ dạy học tiếng Pháp ở Nam Định. Bà đi đ̣, đi bộ cả bao nhiêu cây số, đến tận chỗ không ai dám bén mảng đến hỏi tin tức chồng. Họ bảo về đi, bắn chết rồi. Bà lại thuê đ̣ về, tính ngày đi của chồng dùng làm ngày giỗ v́ bà không biết ông bị xử bắn vào hôm nào. Mấy hôm sau bà bỏ nhà ở Nam Định, dắt ba thằng bé, đứa lớn nhất chưa quá 10 tuổi t́m đường ra Hà Nội. Đi làm, nuôi con ăn học. Rồi lại dắt con di cư vào Nam. Ai làm được ǵ th́ bà cũng làm được như vậy. Bà cũng khóc chứ. Nhưng nước mắt th́ vốn chóng khô v́ nó không chảy hết ra một lúc, nó chảy rỉ rả ít một. Chảy suốt một đời. Cô con dâu bà mới cưới được có ba tháng, c̣n trẻ lắm, lại chưa có con, đi đón xác chồng lại có mẹ chồng, anh chồng bên cạnh. So với bà cô c̣n may mắn chán.

 

Mà đúng thật, bà mẹ chồng tháo vát của tôi số khổ hơn con dâu. Bà xin lên được máy bay về trước các con một hôm th́ cũng bị thả xuống phi trường B́nh Thủy đêm hôm đó, máy bay không về đến Sài G̣n. Một cơn mưa tháng Tám bất chợt ập xuống làm bà ướt sũng, thất thểu t́m một nhà thờ vào xin ngủ qua đêm, bà không cần khóc nữa, trời đất khóc hộ bà rồi. Sáng hôm sau bà đi xe đ̣ về Sàig̣n. Trong khi đó th́ các con của bà: Con sống, con chết cũng bị thả xuống chỗ mẹ ngày hôm qua, nhưng không phải buổi tối mưa sũng nước mà một buổi trưa đầy nắng.

 

Cuối cùng th́ cũng đưa được quan tài về Sài G̣n. Khi xuống đến phi trường Tân Sơn Nhất th́ cả người và cảnh trông thật bắt mắt. Nếu có cần quay một cảnh phim cho chiến tranh th́ hay quá. Cái quan tài cũng không cần phải trang trí cho ra vẻ tang thương hơn nữa. Lá cờ phủ trên nó nhầu nát, xộc xệch, cô đơn, đă đủ vẻ tang thương.

 

Hai nhân vật thất thểu xác xơ đứng cạnh không cần phải hóa trang hay diễn xuất, họ đi đứng như người mất hồn, ngơ ngác, thất lạc, rơi ra từng mảnh như những người lính vừa bại trận trở về. Cứ dựng máy quay phim lên, quay họ như thế vào phim cũng tuyệt lắm rồi.

 

Sau nầy tôi nghĩ lại vẫn tự hỏi. Tại sao lúc đó mà ḿnh tỉnh khô như vậy, sao ḿnh không phát rồ, phát điên, không đập đầu vào tường?

Cả trăm câu hỏi cứ chạy lung tung trong đầu tôi bao nhiêu năm trời.

Một chiếc xe nhà binh đón chở áo quan từ phi trường đến nhà xác bệnh viện Grall. Đă bảo bà mẹ chồng tôi là người tháo vát mà! Bà c̣n xin được miếng đất chôn Cung trong Mạc Đĩnh Chi để bà thăm viếng cho tiện, chứ lên tận Nghĩa Trang Quân Đội th́ làm sao bà có thể đi thăm thường xuyên được.

Họ cho Cung đi qua nhà, dừng lại cho Cung nh́n chỗ ḿnh đă sống, đă lớn lên một lần chót. Chẳng biết ai là người nghĩ ra cái tục không được chết ở nhà th́ phải ghé qua nhà trước khi ra đi hẳn mà hay thế! Tôi thấy những người lân cận và một vài người họ hàng đă đứng chờ sẵn trước cửa nhà. Họ nh́n tôi, nh́n quan tài như xem phim chiếu chậm, họ quen quá rồi cái cảnh nầy những năm gần đây. Tôi c̣n trẻ quá, họ nghĩ. Thế nào rồi cũng quên đi, cũng lại lấy chồng, chỉ tội cho bà mẹ anh ta.

 

Họ nghĩ cũng chẳng sai mấy. Khi tôi bị đẩy ra khỏi nước, gia đ́nh chồng cũng bỏ đi, chỉ có Cung là người ở lại. Cung cũng chẳng khác ǵ những người c̣n sống, cũng bị đuổi nhà, bị chiếm đoạt tài sản. Người anh họ ở lại t́m cho anh một nơi cư ngụ mới trong nhà thờ Tân Định.

 

Tôi trôi măi rồi cũng phải giạt vào một chỗ. Bảy năm sau, tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống b́nh thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống.

 

Ở đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước. Nhưng tôi nhớ rất rơ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của ḿnh. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như c̣n sống hay về như đă chết th́ khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm giao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: Giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con.

 

Thời gian cứ thản nhiên trôi, buồn và vui đầy ắp hai tay. Ngày trắng tóc rồi cũng đến.                               

 

 

*  *  *

 

 

Lần đầu tiên về thăm lại Việt Nam năm 1998, sau 23 năm, tôi đi t́m Cung ở nhà thờ Tân Định. Tôi đi len lỏi giữa những dẫy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần "T" là họ của Cung. Tôi nh́n thấy một cái hộc nhỏ, không có h́nh chỉ có ghi Họ, tên, ngày sinh, ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay ḿnh lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu áo quan của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ ̣a ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.

 

Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm ḿnh vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của ḿnh. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im ĺm nh́n như trước khi tôi đến.

TRẦN MỘNG TÚ

 

 

B́nh Thủy 30 tháng 7 năm 1969

Tân Định-SG, tháng 11 năm 1998 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ- Trần Mộng Tú

 

tiếng chim ca

-Gửi theo anh Thái Hà Chung- Sáng ngày mồng 10 tháng 3 năm 2014

 

Con chim bay qua mặt hồ lạnh sáng sớm hôm nay

nó không để lại chiếc bóng trên mặt nước (*)

nó sang bên kia bờ cả bóng cả h́nh

chỉ có tiếng hót rớt lại trong mông mênh

 

mặt nước chở tiếng hót trôi đi

trôi đi

trôi đi

tiếng hót mất vào thinh không

 

nước hồ vẫn mải miết chẩy ra sông

theo sông vào biển

thôi, đừng cố lắng nghe

chim đă mang tiếng hót của ḿnh

bay sang dẫy núi bên kia

 

hát một bài ca mới

 

tmt

 

mồng 10 tháng 3 năm 2014

 

(*) Nhàn độ hàn đàm/Nhàn khứ nhi đàm bất lưu ảnh - Chim nhạn bay qua hồ lạnh/Khi nhạn bay qua rồi th́ không để lại trên mặt hồ một h́nh ảnh ǵ cả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ- trần mộng tú

 

 

 

                                             CÂU HỎI

 

                                                                  (Gửi người vừa nằm xuống THC)

 

 

Khi anh về bên ấy

 

 

có gặp mẹ gặp cha

 

 

gặp người em chết trẻ

 

 

những bạn hữu chia xa

 

 

 

 

 

khi anh về bên ấy

 

 

có gặp đường không tên

 

 

gặp thành phố không tuổi

 

 

không có lạ có quen

 

 

 

 

 

khi anh về bên ấy

 

 

hồn có thành đám mây

 

 

thân có mềm ngọn gió

 

 

khóc cười như mưa bay

 

 

 

 

 

khi anh về bên ấy

 

 

có thấy hoa không tàn

 

 

và mặt trời không lặn

 

 

băng tuyết chẳng hề tan

 

 

 

 

 

khi anh về bên ấy

 

 

có quên mặt đất này

 

 

như anh chưa từng sống

 

 

ở thế gian một ngày

 

 

 

 

 

khi anh về bên ấy

 

 

có c̣n tỉnh c̣n say

 

 

c̣n biết yêu biết giận

 

 

hay hồn đă cỏ cây.

 

 

 

 

 

anh giờ là hạt bụi

 

 

ngơ ngác trong hành tinh

 

 

hạt bụi bay bay măi

 

 

đi t́m lại chính ḿnh.

 

 

 

 

 

tmt - 3/2014

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Thư viết cho anh Thái Hà Chung

 

 

 

 

 

                                        CHIA TAY

 

 

 

                           Khi tôi đến cuối đường

                        mặt trời đă đứng bóng

                        tại sao bạn lại khóc

 

 

 

                         Tôi không muốn nghi lễ

                         trong căn buồng âm u

                         hồn tôi giờ bay bổng

                         hăy buông cho tôi đi

 

 

  nhớ tôi, bạn cứ nhớ

                        xin bạn đừng gục đầu

                        chỉ xin bạn nhớ lại

                        những ngày ta có nhau

 

 

                        Nhớ tôi, bạn cứ nhớ

                        nhưng buông cho tôi đi

 

 

                        Đoạn đường này ai cũng

                        một lần phải đi qua

                         ta đi trong bóng lẻ

                        trên con đường về nhà 

 

 

 

                           Mỗi khi bạn cô đơn

                            trái tim bạn buồn thảm

                           hăy t́m những người bạn

                           của cả hai chúng ta

                           hăy xoa nỗi xót sa

                           bằng những điều tốt đẹp

 

 

 

                            Nhớ tôi, bạn cứ nhớ

                            nhưng buông ra….tôi đi. (*)

 

 

Anh Chung thân yêu,

 

 

 Đây là bài thơ Miss me but let me go của Edgar Guest anh đưa cho em cách đây hai năm, trong khi anh c̣n rất khỏe mạnh, anh nói với em là: “Dịch bài này cho anh. Bao giờ anh chết th́ Tú đọc cho anh. Nhớ là không được dùng cho ai trước anh nghe.” Em chỉ cười, dịch, rồi cất bài thơ đi,v́ nghĩ là c̣n lâu lắm mới phải dùng tới với một người rất khỏe mạnh và lúc nào cũng năng động như anh. Em không ngờ bài thơ được dùng sớm thế.

 

 

 

Anh Chung, hôm nay em đứng đây hồi tưởng lại những kỷ niệm anh em ḿnh có chung với nhau từ năm 1969, hơn 45 năm rồi anh ạ.

 

 

 

Chúng ta chia nhau từ mùi tử khí của những cái xác c̣n rất trẻ, chồng chất trong nhà xác Kiên Giang, chúng ta chia nhau những giọt lệ mặn đắng trên môi ḥa vào những giọt nắng mùa hè của phi trường B́nh Thủy trong ngày đi đón xác anh Cung. Em biết rất rơ hơn ai hết. Ngoài người mẹ đau khổ của chúng ta. Chỉ có anh và em là hai người không bao giờ quên được những ngày oan nghiệt, thống khổ đó.Và chính đó là điều kết hợp chặt chẽ t́nh anh em ḿnh.

 

 

 Em nhớ khi anh Cung mất được khoảng ba tháng, có người bạn của Măng đến nhà chơi, hỏi thăm về em. Măng nói với bà bạn: “Nó vào nhà ḿnh, rồi nó lại ra”.

 

 

Em có bao giờ ra đâu, cả một tấm ḷng em vẫn ở lại trong gia đ́nh họ Thái. Em thương Măng và em quư mến anh chị, em coi như ruột thịt thâm t́nh. Rời nước ra đi, mỗi người một ngă rẽ, nhưng anh em ḿnh vẫn t́m ra nhau và vẫn giữ được t́nh gia đ́nh chặt chẽ cho đến hôm nay.

 

 

Em đi lấy chồng, em mang cả chồng con em vào nhà họ Thái.

 

 

 

Bây giờ anh bỏ đi, dù biết rằng anh đă qua tuổi thọ nhưng trước tiên vẫn là một sự mất mát lớn lao cho chị Nga, các con và các cháu anh. Đối với em là một sự hụt hẫng đến bàng hoàng. Anh giống như cái b́a sách cũ em ǵn giữ trong tay mấy chục năm của một cuốn sách quư không c̣n một tờ nào sót lại. Cái b́a sách hôm nay bỗng rách vụn ra, bay lả tả vào trong gió, em không làm sao mà chụp bắt lại được. Hôm nay em đă mất cả sách lẫn b́a.

 

 

 

Nhưng anh Chung ạ, em tin rằng, tất cả chúng ta đều sống theo kịch bản của Thượng Đế viết riêng cho mỗi người. Kịch bản đó như một cuốn sách có sẵn từng chương, và không hiểu sao, em hay h́nh dung ra Thượng Đế đă đặt những cuốn sách của anh em ḿnh trên thành của một cái cửa sổ với hai cánh mở tung. Và gió đă đến, cuốn chúng ta đi. Chúng ta chẳng làm sao thay đổi được định mệnh đời ḿnh. Nhưng chúng ta đă sống hết ḷng với những ǵ Thượng Đế xếp đặt cho ḿnh.

 

 

 

 

Chúng ta đă đi qua bao nhiêu chặng đường của một đời: Từ loạn lạc, chiến tranh, di tản, tha hương đến đối diện với những cái chết tức tưởi của người thân…Anh em ḿnh đều nhận đủ. Nên em tin rằng, dù cuốn sách đó không c̣n một trang nào sót lại, không c̣n cả đến cái b́a bọc bên ngoài, th́ anh em ḿnh đă sống trên từng con chữ Thượng Đế đă viết xuốngcho ḿnh. Em t́m thấy trong đau khổ, phân ly tử biệt, cũng mang cái vẻ đẹp riêng của nó. Anh hăy hănh diện là anh đă sống trọn vẹn một đời người.

 

 

 

 

Anh hăy đi thanh thản như những trang giấy được gió cuốn đi, như cụm mây ngoài trời kia, bay và tan đi, vô thỏa xứ, như câu thơ em dịch: 

 

 

 

Hồn tôi giờ bay bổng

 hăy buông cho tôi đi.

 

 

 

 

Em,

 

 

Trần Mộng Tú

 

 

 (*) Miss me but let me go

 

 

When I come to the end of the road/And the sun has set for me./ I want no rites in a gloomed-filled room,/Why cry for the soul set free?/Miss me a little but not for long,/And not with your head bowed low./Remember the love that we once shared, /Miss me but let me go! /For this is a journey we all must take,/And each must go alone!/It’s all a step on a road to home./When you are lonely and sick of heart,/Go to the friends we know./And bury your sorrows in doing good deeds./Miss me but let me go!

Author: Edgar Albert Guest

 

 

 

TN- Trần Mộng Tú

 

                  Cell-Phone

                                                                         -Gửi chị Nga

 

Sau đám tang, họ hàng bạn bè ở xa, ở gần, đă từ giă ra về hết. Người đàn bà bắt đầu thu dọn lại căn nhà ḿnh. Ngôi nhà bây giờ chỉ c̣n lại một người. Chị không biết ḿnh sẽ ở lại trong ngôi nhà này, hay chị sẽ dọn về với con.

 

Chị bắt đầu dọn dẹp từ mấy gian bên ngoài. Từ cái ghế vải dài nằm coi truyền h́nh của anh, chắc là phải gọi con đem đi giặt; những cái áo khoác treo trên mắc ở tủ ngoài, chị tháo xuống, xếp vào thùng, mấy cái nón mùa đông, mấy cái nón mùa hè, chị cũng xếp luôn vào. Cứ mỗi một thứ xếp vào thùng chị lại tần ngần ngắm nghía, cầm lên, bỏ xuống. Không biết nên giữ hay nên đem cho, v́ cái nào cũng mang một kỷ niệm, mang hơi hướm của anh. Cái mũ nỉ ấm áp này mua ở đâu, trong chuyến đi nào; cái nón mùa hè này, chị nhớ là của con gái cho bố trong ngày Father Day.

 

Trên cái bàn ăn trong bếp, một cái khay nhựa mầu trắng, đựng gần hai mươi chai thuốc của anh, chị cầm lên đọc tên từng chai thuốc. Chị đă thuộc ḷng từng loại thuốc trong chai; thuốc giảm đau, thuốc mất ngủ, thuốc chống ói, thuốc trụ sinh,v.v. Chị cho tất cả mấy cái chai vào cái túi nhỏ, cột chặt lại, vứt cái túi vào thùng rác ngoài sân. Cái khay bây giờ trống rỗng. Chị h́nh dung ra h́nh ảnh khi anh qua đời, người ta đến mang anh ra khỏi giường, chiếc giường trống, một màu chăn gối trắng toát. Người ta cất anh vào một cái ngăn thật lạnh.

 

Chị vào nhà xe, những đôi giầy cũ mới, những đôi giầy anh dùng chạy trên sân đánh tennis, giầy đi bộ, giầy du lịch, giầy kiêu vũ. Những đôi giầy đă mang anh vào đám tiệc, đi gặp gỡ bạn bè, lang thang trên những con đường, loanh quanh ở công viên, lên thuyền, xuống bến, đi qua những thành phố rất lạ, những quốc gia rất xa. Nhưng bây giờ anh đi về một nơi lạ nhất, xa nhất, anh lại không cần đến bất cứ đôi giầy nào. Chị xếp những đôi giầy của anh vào một chiếc thùng giấy, để vào một góc nhà xe. Chúng sẽ được mang đem đi cho và người xa lạ nào đó, sẽ xỏ chân vào, tiếp tục đi trên một đoạn đường ngoài kia. Họ có đi cho đến khi đôi giầy rách, cũ! Hay những đôi giầy đó lại được chuyển sang những bàn chân mới?

 

Chàng đi để lại đôi giầy

Ngón chân em nhớ những ngày có nhau (1)

 

Chị ra vườn, vườn trước vườn sau, những cây hoa lan đất đủ mầu, đang đua nhau nở tung trong chậu: hoa hồng, hoa dâm bụt cũng rực rỡ không kém, chị bùi ngùi nghĩ đến công lao của anh chăm sóc cây cỏ, lá hoa. Những ống nước trong vườn hoa cũng do anh đặt, sợi giây điện chung quanh tượng Đức Mẹ cũng anh giăng. Các con có lưu ư là bố phải cẩn thận, kẻo gây hỏa hoạn đấy, Nhưng anh đời nào nghe chúng. Mấy năm rồi, bóng đèn vẫn chớp, vẫn sáng, có sao đâu. Chị se ḷng nghĩ đến, nếu một người khác dọn vào nhà này, họ có làm lại ngôi vườn không? Những cây hoa có bị dời chỗ, những giây bóng đèn sẽ tháo xuống và tượng Đức Mẹ nữa, người chủ mới có cùng một tôn giáo như anh chị không?

 

Cuối cùng, chị quay vào buồng của anh. Căn buồng mấy năm nay là một thế giới của riêng anh. Thỉnh thoảng chị ngó vào, kêu ầm lên: Sao mà bừa thế này!

 

Chị đến bàn viết. Cái máy vi tính đă đóng lại để cho người con trai lớn đến mang đi, một ít giấy linh tinh trên mặt cái bàn nhỏ, chị nh́n qua, thấy không có ǵ quan trọng, chị thu xuống cái xọt giấy bên dưới. Chị coi như là xong, những thư từ trên máy vi tính đă có con trai lo hộ, chị không thắc mắc.

 

Bây giờ chị cần thu dọn quần áo của anh đem cho. Chị bối rối v́ không biết nên bắt đầu từ ngăn kéo nào, từ góc tủ nào.

Quần dầy, áo mỏng, áo c̣n mới, hay quần đă cũ. Cái treo, cái gấp, cái vắt trên ghế, cái rơi cạnh giường. Hơn một tháng nay anh ở bệnh viện, anh vào hospice, chị đâu có thời giờ để ư đến căn buồng.

 

Quần áo là vật dụng thân quen nhất cho thân thể, chúng đă ôm ấp anh, mang hơi hướm anh, chúng là những người bạn thân thiết của anh, quần áo này gần gũi với anh cho đến hôm anh mất. Chị úp mặt vào chiếc áo sơ mi vắt trên thành ghế tưởng như chị đang gục đầu trên vai anh. Một cơn gió nhẹ thổi vào pḥng qua cửa sổ xoa xoa mái tóc chị, nước mắt chị ứa ra.

 

Bất giác chị nhớ đến bài thơ của Cao Bá Quát khóc vợ:

 

                         Từ ngày anh ra đi

                         Giường không đêm đêm giữ

                         Trăng biển soi ḷng nhớ

                         Vào giấc mộng cô đơn

                         Gió sông thổi cơn lạnh

                         Vào khoảng trời hoàng hôn

 

                         Chiếc gương nhỏ em cất

                         Trong hành lư người xa

                         Áo lạnh em vẫn giữ

                         Trong pḥng của hai ta

 

                          Giữ vật tự an ủi

                          Làm sao mà quên nhau (2)

 

Chị tháo xuống từng chiếc áo, chiếc quần. Gấp lại như gấp chính hồn ḿnh, chị xếp từng xấp để lên giường anh. Chị đứng nh́n những xấp vải vô tri đó mà như nh́n những mảnh hồn ḿnh. Chị ngồi lặng đi trong buồng anh không biết bao lâu.

 

Ngoài kia, mặt trời đang xuống.

 

Bỗng chị nghe một tiếng reo, hai tiếng reo. Tiếng reo của chiếccell-phone. Chị nh́n quanh, không phải phôn của chị, chị biết phôn của chị đang để ở buồng ngủ của chị, phía bên kia nhà. Chị hấp tấp đến bàn viết, kéo từng ngăn kéo, chị t́m thấy cái phôn của anh đang rung, chị cầm lên:

 

-A lô, A lô

Không có tiếng trả lời.

 

Chị luống cuống bấm lung tung t́m xem ai vừa gọi. Không có ai gọi cả, con số cuối cùng trong máy là của con gái chị gọi cho bố từ tuần trước, khi anh c̣n tỉnh.

 

Cái phôn im lặng, tắt ngấm, lạnh ngắt trong tay chị.

 

Bất giác chị nấc lên: “Anh ơi!”

 

Ngoài kia, mặt trời đă tắt.

 

 

Trần Mộng Tú

 3/2014

(1) Thơ tmt

(2) tmt lược dịch thơ Cao Bá Quát

Tự quân chi xuất hỹ/ Dạ dạ thủ không sàng/Hải nguyệt chiếu cô mộng/Giang phong sinh mộ lương/ Tiểu kính kư viễn khíp /Hàn y lưu cố pḥng/Tŕ thử các tự úy /Bất khiển lưỡng tương vương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trần Mộng Tú

 

                                         Đời Sống Cựa Ḿnh

 

Tôi trở về nhà sau hai đám tang ở California. Một của người anh thân yêu, sau gần một năm mang trọng bệnh, một của người bạn trong giới truyền thông mất đột tử ngay trong nhà anh. Cả hai đều trên bảy mươi tuổi.

 

Ḷng tôi vô cùng buồn bă nhưng vẫn phải chấp nhận những cuộc tiễn người thân đi lần cuối. Ở lứa tuổi bảy mươi, cái chết không c̣n là một sự t́nh cờ nữa, nó chỉ là một sự chuyển tiếp của đời người, của luật sinh tử mà thôi.

 

Thành phố Seattle đă ngớt những cơn mưa. Hoa đào trong phố thi nhau nở từng mảng hồng dưới nắng xuân ấm áp.Trong vườn nhà ai hoa thủy tiên đất đă loang loang vàng, hoa mộc liên (magnolia) cánh ngôi sao cũng nở rộ, trắng như những chùm hoa tuyết. Ngày xuân phân vừa bước qua thềm nhà tôi, cánh cửa ra vào nhận những vệt nắng lấp lánh làm mới hẳn lên cái mầu sơn đỏ. Ngoài vườn, dưới những phiến đá rải rác những con giun chui ra t́m nắng phơi ḿnh cho ấm. Cỏ non bắt đầu nhú ra cùng một lúc với những cây hoa nho nhỏ. Cả mảnh vườn đang lên tiếng gọi bàn tay người đến chăm nom, làm mới lại.Trong đầu tôi đă h́nh dung ra những bao phân bón, những vỉ hoa mới cần chêm thêm vào vườn cho mùa xuân, mùa hạ. Máng chim ăn cũng cần được đổ đầy sau mấy tuần vắng nhà. Cả khu vườn, mặt đất như đang mở ra, chờ người làm vườn cúi xuống.

 

Mặt đất trong vườn nhà tôi cũng cựa ḿnh bởi những gót chân nai. Sau mùa đông trốn trong cánh rừng gần nhà, mùa xuân nai bắt đầu đi t́m búp non. Đă rất nhiều lần, tôi phân vân chọn lựa, giữa nai và hoa. Ngắm cả một gia đ́nh cha mẹ, con cái nai vào vườn quả là một bức tranh thật đẹp của mùa xuân, của đời sống thanh b́nh, nhưng khi gia đ́nh nai bỏ đi th́ bao nhiêu cây hoa trong vườn bị ăn không c̣n một nụ. Trông những cái cây thương lắm!   

 

 Bây giờ tới lượt đàn kiến, những con kiến chui ra khỏi tổ t́m mùa xuân, gặp mấy giọt nước mưa, chúng chui ngay vào nhà tôi trú ngụ. Trên gác, dưới nhà, trong bếp, buồng ngủ, dưới gầm bàn viết, cứ thỉnh thoảng cúi xuống là gặp ngay hai ba chú kiến đen khá to đang đi lang thang.

 

Tôi mang nỗi buồn của ḿnh, bẻ ra, chia cho mỗi con kiến một mảnh rồi bắt nó thả ra ngoài cửa. Tôi biết thế nào nó cũng quay lại và t́m cách chui vào nhà nữa.

Những con kiến này, chúng nhắc nhở cho tôi sự cựa ḿnh của trời đất, đời sống đang trôi theo thời gian, mùa màng bắt đầu khai mở.

 

Tôi vừa đi qua hết tháng ba của đất trời. Bắt đầu sang tháng tư, nghĩ đến những vụ mùa đang mở ra, những hoa trái sẽ đâm chồi, kết quả, trong mùa xuân và mùa hạ. Khoảng thời gian từ đầu xuân cho tới cuối hạ là khoảng thời gian Hoa Niên của đất trời. Tất cả sức sống vươn lên từ nắng gió của hai mùa này.

 

Trong tháng ba tôi đi nhỏ lệ cho người nằm xuống đất, th́ cũng là tháng đất được các nông gia hồi sinh. Đời sống vẫn cựa ḿnh.

 

Tháng ba, nhà nông ở bang California với những chiếc cầy máy, thay cho con trâu   họ bắt đầu vỡ đất, đánh luống, bón phân và giữ mực nước 5 inches trên những thửa ruộng. Sang tháng tư, một chiếc máy bay sẽ làm công việc gieo những hạt thóc giống xuống những cánh đồng thay cho bác nông phu. Những hạt giống nằm sâu

trong đất và nước cần 5 tháng để trở thành một bông lúa cao 3feet.

Tháng 9 đến, là mùa lúa chín. Những hạt thóc vàng làm bông lúa nặng trĩu, cong xuống. Những chiếc máy gặt sẽ được đem ra, bác nông phu ngồi trên đó điều khiển máy qua lại trên từng luống lúa. Gặt lúa xong, bác mang đến xưởng, ở đó những người thợ khác sẽ cho thóc vào máy, đánh lớp vỏ trấu ra lấy gạo. Trung b́nh cứ 1 acre cho 8,000 pounds gạo.

 

Cũng thế, đời sống cựa ḿnh khắp nơi. Trên 15 tiểu bang của nước Mỹ người ta cũng thi nhau trồng khoai sau giấc đông miên. Tùy theo khí hậu từng vùng, khi mặt đất đă tan những phiến băng mỏng gịn, nhà nông bắt đầu trồng khoai vào đầu tháng tư, có nơi ấm áp họ trồng sớm hơn. Khoai có nhiều loại khác nhau. Có loại phải đợi từ 65 cho đến 140 ngày. Có loại từ 100 cho đến 130 ngày mới thu hoạch được. Nhưng bao giờ cũng phải đợi cho những cuống hoa trên mặt đất phải thật sự héo tàn mới đào củ lên. Hoa khoai có mầu trắng, ẻo lả trong đám lá xanh màu ngọc, rất đẹp. Khoai giữ trong kho lạnh, khô và tối có thể sau 10 đến 12 tháng, vẫn c̣n nguyên chất bổ dưỡng.

 

Gạo và khoai là hai thực phẩm chính cho con người trên khắp mặt đất. V́ là thực phẩm nuôi cơ thể nên mẹ thiên nhiên đă cho hai thứ này sinh sôi, nẩy nở vào mùa xuân, mùa hạ. Con người thấy được no đủ sau những ngày thu đông.

 

Không như những thức ăn thể chất, về thức ăn tinh thần, mùa nào thiên nhiên cũng chiều theo ḷng người: Xuân có cánh đồng cỏ thơm cho bàn chân thỏa măn; hạ có hồ sen cho hơi thở thơm lừng; thu có hoa cúc, rượu cúc, để bạn hiền vừa nhâm nhi vừa nh́n vào mắt nhau; đông có tuyết, có gió mưa để có cớ sưởi ấm vai nhau. Và cả bốn mùa thơ lúc nào cũng đọc được trên môi.

 

Tôi bắt đầu sửa soạn làm vườn, tôi chăm chú cúi nh́n mặt đất: cỏ xanh đang nhú ra, những côn trùng nho nhỏ; cái xẻng nhỏ bám chút đất nâu hồng; mầm hoa vàng hé nở; cánh chim bay ngang vai đang gọi mồi; cái máng thức ăn chao chao dưới cành lá xanh thẫm. Nắng ngời ngời chiếu rực những phiến đá trong vườn. Ai đó đă nói: “Tôi xới đất trồng trọt mảnh vườn của tôi và mảnh vườn cũng trồng trọt lại trong tôi.”(*)  Đúng rồi, tôi luôn luôn cảm thấy những hạt giống khỏe mạnh, tốt đẹp, lương thiện được gieo trong ḷng ḿnh mỗi khi xới đất lên, trồng một cây hoa xuống. Hóa ra cả tôi và vườn đều được cái ân huệ cho và nhận.

 

Tôi nói thầm th́ trong đầu. Đời sống đang cựa ḿnh, nhà nông đang vỡ đất, thực phẩm sẽ sinh ra trên mặt đất ph́ nhiêu, mặt đất bao năm đă cất giữ những h́nh hài xương da người đi trước của bao nhiêu thế hệ, nay tất cả đă thành phân bón. Có người anh và người bạn của tôi vừa đóng góp thân thể họ vào việc giúp cây lúa trổ hoa cho khoai sinh củ.

 

Những con kiến đang t́m cách đi vào trong nhà tôi, trời bắt đầu ấm áp. Những giọt mưa xuân trên hoa đào, chút nắng hắt lên cánh cửa sơn đỏ. Tôi chia nỗi buồn của ḿnh trên lưng mỗi con kiến để nghe ḷng ḿnh lắng xuống và nghe tiếng thở của đất phà lên.

 

Đời sống cựa ḿnh.

 

tmt

3/30/2014

 Nguồn: Rice and Potato –Wikipedia

          (*) I cultivate my garden and my garden cultivates me. Robert Brault