TTHiepNgayAySangTao

Ngày ấy… Sáng Tạo

 

 

Trần Thanh Hiệp

 

 

 

Mặt trời moc

Mặt trời mọc

Rưng rưng mùa hoa gạo

Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo

Th́ hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao

Để nh́n các anh như vừa gặp buổi hôm nào

Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo

C̣n sáng tạo ta hăy c̣n sáng tạo

 

Quách Thoại

 

 

Nửa thế kỷ không lâu hơn một nỗi buồn. Tứ thơ mộc mạc này của một bài thơ cũ bất chợt hiện lên trong trí nhớ tôi khi mấy ngón tay tôi đập xuống bàn gơ để nói về đất nước, về thân phận con người của một thời đă qua. Để viết về tờ báo Sáng Tạo mà dăm ba anh em bạn chúng tôi t́nh cờ quen biết nhau, cho ra đời ở miền Nam Việt Nam vào giữa những năm 1950, tôi thấy khó giữ được sự thản nhiên của một người kể chuyện cũ. Tôi tự cảm thấy tôi là một người sống sót, trên đường trở về từ nỗi buồn của ḿnh…

 

Mặt trời mọc.. mặt trời mọc… rưng rưng mùa hoa gạo

 

Tại sao có Sáng Tạo? Và Sáng tạo là ǵ? Nó ở đâu ra ? Những câu hỏi này đă được nêu lên nhiều lần và đă được nhiều người trả lời theo nhiều cách. Những ǵ đọc thấy dưới đây về Sáng Tạo không phải là những trang hồi kư phơi ḷng ḿnh trên kè đá của một người trong cuộc. Tôi muốn ghi lại những tiếng vọng của quá khứ như một cuộc đối thoại giữa những người trong cuộc với những người ngoài cuộc, giữa các thế hệ của một nước Việt Nam ở vào thời điểm cuối thế kỷ XX, lănh thổ quốc gia thêm một lần nữa phải chia đôi v́ cuộc tranh chấp đẫm máu giữa hai ư thức hệ ngoại lai mà tờ báo Sáng Tạo là một trong nhiều mảnh gương phản chiếu.

 

Thanh Tâm Tuyền, ng̣i bút cột trụ của tờ báo này, năm 1998, đă nói về thời kỳ thai nghén của Sáng Tạo, mở đường cho việc lập cho nó một tờ tông chi :

 

“Khu lều bạt Thăng Long nơi tạm trú của Sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố, trên đất Khám Lớn Sai Gon cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng, dù công tŕnh xây cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa Việt của HSVDHHN [Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội], do anh Trần Thanh Hiệp làm Chủ nhiệm, anh Nguyễn Sĩ Tế làm Chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng cũng ngưng xuất bản.

Bấy giờ là năm 1955. Di cư đă đến hồi văn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng 10  năm trước.  Sai Gon vẫn c̣n xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.

Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doăn Quốc Sĩ và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đă in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi c̣n ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sĩ, Ǵn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - đồng ư cần có một tờ báo của ḿnh để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái ǵ cho công việc chung.

Trong khi chờ anh Hiệp t́m kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Ḥa B́nh của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo v́ rảnh th́ giờ nhất và được nết chịu khó đọc.

Nhờ trang báo này mà tôi gặp thêm bạn (...)

Mai Thảo gửi đến chúng tôi Đêm Giă Từ Hà Nội

Tôi nhận được một bao thư dày cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.

Liếc nh́n ḍng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật ḿnh kinh ngạc :

Phượng nh́n xuống vực thẳm : Hà Nội ở dưới ấy (...).”

 

Tiếp nối đặc san Lửa Việt là tờ tuần báo Người Việt mà nội dung thiên về văn nghệ hơn chính trị. Chính tờ Người Việt đă giới thiệu nhà thơ Nguyên Sa, người đă mang tới cho Sài G̣n chút hương vị Paris và tăng viện cho hai nhà thơ tự do Thanh Tâm Tuyền và Quách Thoại.  Cũng trên Người Việt, Quách Thoại, qua một bài thơ tự nhiên như cuộc đời, đă gơ ba tiếng mở màn và nói những câu đầu tṛ cho kịch bản Sáng Tạo sau này:

 

Tôi đổ lệ khóc đêm nay
Nào các anh có biết
Khi tôi đọc những bài văn anh, bài thơ anh thắm thiết

Những mối t́nh yêu đời bất diệt
của ḷng anh, của hồn anh trinh khiết
hiện nguyên h́nh trên chữ mực vừa in.
Tư tưởng -- gịng câu -- chứa đựng vạn niềm tin
Bao tâm huyết đổ dồn trên ư nghĩ
Thơm tho thay những ư t́nh tế nhị
Nói không cùng những cảm động ẩn trong lời
Tôi biết các anh những kẻ đă khóc cười
Là những kẻ c̣n tin yêu vững sống
C̣n sáng tạo các anh hăy c̣n sáng tạo

Mặt trời mọc !
Mặt trời mọc !

Rưng rưng mùa hoa gạo
Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Th́ hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao
Để nh́n các anh như vừa gặp buổi hôm nào
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo:

C̣n sáng tạo ta hăy c̣n sáng tạo.

 

Cuối năm 2001, Nguyễn Sỹ Tế, bộ óc suy nghĩ của Sáng Tạo, ở hải ngoại, trên nguyệt san  Khởi Hành, đă nh́n lại Sáng Tạo với cái nh́n của sử gia về văn học

 

“Tạp chí Sáng Tạo là một diễn đàn văn học và nghệ thuật, đă ra đời và hoạt động tại  miền Nam Việt Nam trong một bối cảnh chính trị và văn hóa đặc biêt. (…) Cuộc di cư năm 1954 [một cuộc di cư ào ạt, vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc so cả với thời kỳ Lê (Trịnh) Nguyễn phân tranh cốt yếu là một cuộc chọn lựa chính trị, chọn lựa chế độ cai trị giữa guồng máy Cộng Sản và guồng máy Quốc Gia. Cuộc di cư lớn lao từ Bắc vào Nam đó có điều đáng ghi nhận là nó bao gồm đủ mọi thành phần quốc dân từ nông thôn qua thị thành, từ b́nh ngyên lên cao nguyên, nào quân nhân, công chức, nào văn nghệ sĩ, giáo chức, học sinh-sinh viên…thôi th́ sĩ–nông-công- thương đủ cả. Nguyễn Đăng Quư, sau này là chủ nhiệm Mai Thảo của Tạp chí Sáng Tạo, ở trong làn sóng di cư này với tư thế là một người trẻ không có trường  để học, một công tử lang thang hết chỗ để ngao du, một nhà văn vào nghề không có nơi dụng vơ. (…) Tạp chí Sáng Tạo đă bắt nguồn từ biến thiên lịch sử nói trên, nhất là cuộc di cư của anh em sinh viên Hà Nội. (…) năm 1956 (…) sau cuộc triển lăm của Duy Thanh và Ngọc Dũng, với sự giúp đỡ tận t́nh của nhiều nhân vật các giới, tờ nguyệt san Sáng Tạo của Mai Thảo ra đời…”.

 

Sự ra đời này xuất hiện như những ánh nắng đầu tiên của mặt trời, đột ngột nhưng, trong rung cảm của Quách Thoại, rất hiền lành chỉ đủ làm cho hoa gạo rưng rưng”.

 

Sáng Tạo, các anh là ai ? hay Gữa đất trời nhau...

 

Mười lăm năm sau khi tờ Sáng Tạo được khai sinh và tám năm sau khi nó chết, Mai Thảo làm bản tổng kết, nhân dịp giới thiệu một số Truyện đă đăng trên Sáng Tạo được xuất bản.

 

“Tạp chí Sáng Tạo nếu được nhắc lại ở đây cũng chỉ là môt chặng đường nhỏ của đường dài và hành tŕnh lớn. Tờ báo cũ ấy chỉ muốn như vậy.  Tự nhận cho nó như vậy”.  

 

Nhưng đi ngược ḍng thời gian, dừng lại thời điểm cuối những năm 1950 th́ lại có thể có cách tính sổ khác, cách của Thanh Tâm Tuyền trong bài thơ Trưởng thành đăng trên Sáng Tạo.

 

 

Anh biết v́ sao cộng sản thủ tiêu Khái Hưng

 

Mỗi lần hoàng hôn tôi bước cùng đám đông

ḷng khẩn cầu cách mạng

 

anh biết v́ sao cộng sản thủ tiêu Phan Văn Hùm

 

mỗi lần hoàng hôn tôi chạm mặt từng người

có phải chúng ta đang sửa sọan

 

anh biết v́ sao cộng sản thủ tiêu Tạ Thu Thâu

 

mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều

các anh nhớ tôi c̣n sống

quờ quạng tay dan díu

cách mạng nổ trong sự nín thinh

 

anh biết v́ sao cộng sản thủ tiêu

v́ sao cộng sản thủ tiêu

v́ sao cộng sản thủ tiêu

 

Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ

hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la

 

mặc chúng dụ dỗ mặc chúng dọa nạt

chúng sợ cách mạng vô cùng

 

cộng sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu

 

mỗi lần hoàng hôn chúng tôi t́m gặp nhau

những người văn nghệ yếu đuối

mê cách mạng năng lực tựa thiên thần

tôi c̣n Trọng Lang ba lần cộng sản giết hụt

tôi c̣n Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về

tôi c̣n Duy Thanh mầu mai nghẹt thở

tôi c̣n Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già

một ông cụ già bất măn và khó tính

tôi c̣n Quốc Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối

của những chuyện thần tiên

tôi c̣n Sỹ Tế bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh

 

ngày mai qua bao nhiêu h́nh ảnh

 

mỗi lần hoàng hôn tôi đốt người tôi tới trước

và các bạn tôi

nghĩa là điệp điệp trùng trùng

có ngă xuống c̣n kịp nói với nhau

chúng ḿnh chết tự do quá chừng

 

Nguồn rung cảm Sáng Tạo với một cường độ cao của những con người họp mặt trong không khí “buổi chiều lớn chờ đợi “ngày mai ca hát”.

 

Các anh Cộng ḥa đă chiến đấu choTây Ban Nha

xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca

một Breton t́nh điên c̣n nức nở

mà Hy vọng Malraux c̣n thổn thức

và măi Ernest c̣n tiếc thương...”

 

Tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền vang lên như âm mẫu của nguồn rung cảm này. Tự do gắn liền với Cách mạng và Cách mạng là để khai sinh ra Tự do, không phải để làm công cụ cho bạo lực độc tài. Thời sự đă mang lại cho Sáng Tạo cơ hội ra quân. Ba ng̣i bút xung phong của Sáng Tạo, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Thanh Tâm Tuyền đồng loạt lên án cuộc thảm sát năm 1956 ở Budapest khi dân chúng Hung Gia Lợi  nổi dậy đ̣i tự do. Hơi thơ của Thanh Tâm Tuyền hừng hực “Chúng tôi nhúng ng̣i vào máu, những giới thuyết thoát ra ngoài địa hạt siêu h́nh, thế nào là dân tộc thế nào là cách mạng....”, “Hăy cho tôi khóc bằng mắt em, những cuộc t́nh duyên Budapest”.

 

Có một Nhóm Sáng Tạo không ?

 

Trong bài Nh́n lại Tạp chí Sáng Tạo đăng trên tờ Khởi Hành số 61 tháng 11-2001, Nguyễn Sỹ Tế có viết rằng “(...) trong lănh vực văn chương và nghệ thuật, chúng tôi vẫn hằng theo dơi trào lưu tiến hóa của Văn học Tây phương sau cuộc Thế giới chiến tranh, lại nhận thấy cái lỗi thời, yếu kém, tŕ trệ của văn học nước nhà lúc đó (trong Nam cũng như ngoài Bắc) cho nên chúng tôi muốn thổi một làn gió mới vào văn đàn miền Nam để đóng góp một phần nào vào cuộc đấu tranh chính trị và ư thức hệ của toàn dân trong lẽ sống c̣n của quốc gia. Có thể nói chủ trương của Sáng Tạo là dùng phương tiện văn chương và nghệ thuật tranh đấu cho tự do, thúc đẩy sự đổi mới, dung nạp những dị biệt cá tính trong một nền văn hóa phong phú và cởi mở hơn...”

 

Doăn Quốc Sỹ để cho ra mắt toàn bộ tác phẩm của ḿnh được nhà xuất bản Văn Hóa ở Houston ấn hành cũng giúp làm hiểu thêm sự ra đời của Sáng Tạo. “Khi thấy tác phẩm của ḿnh - truyện Sợ Lửa - được in trên báo tôi thấy ḷng húng khởi tràn trề. Thế là như lửa gặp gió tôi tiếp tục viết rồi đứng tên chủ nhiệm tờ báo lấy tên là Người Việt. Kế đó gặp Mai Thảo, cả bọn xúm lại chủ trương nguyệt san Sáng Tạo. Tới đây là tôi hoàn toàn đi vào định mệnh của kẻ mang nghiệp cầm bút. Cứ thế là viết... viết...Viết rất nhiều bên cạnh nghề cầm phấn của nghiệp nhà giáo...”

 

Mọi người thường gọi anh em chúng tôi Nhóm Sáng Tạo. Nếu hay hội họp với nhau, lúc nhiều lúc ít mà là Nhóm th́ cũng có thể nói rằng có Nhóm Sáng Tạo. Nhưng bên trong chúng tôi th́ thật ra không có Nhóm ấy. Và nhất là Sáng Tạo không phải là một văn đoàn. Chúng tôi  không thành nhóm, không thành văn đoàn chỉ v́ tôn trọng sự tự do của nhau. Nguyễn Sỹ Tế kể lại rằng có lúc dân Sài G̣n đă vui đùa mà nói đến chơi nhà Sáng Tạo chỉ thấy bốn năm ông nhà văn mỗi ông ngồi một xó trước cái bàn thờ tổ sư riêng. Tạp chí Sáng Tạo không hề có chức chủ bút và tổng thư kư ṭa soạn đích danh...Nhưng sự gắn bó giữa những người bạn với nhau th́ lại rất chặt chẽ. Mai Thảo trong thơ của anh gọi hiện tượng này là “giữa đất trời nhau. Giữa thập niên 80, Thái Tuấn từ trong nước sang định cư ở Pháp, mang theo một bài thơ Thanh Tâm Tuyền mới ở trại cải tạo về, làm để gửi cho anh em Sáng Tạo thất tán khắp nơi, bài thơ tựa đề là Xuân tứ

 

Cỏ hoa thầm th́ hát

Ngoài vườn trăng đêm nay

Xuân ngàn mùa vẫn một

Hương sắc không hề phai

Sự trôi chảy măi thật

T́nh đơn sơ c̣n đây

Ôi nỗi niềm bát ngát

Thủy chung chẳng vơi đầy

 

Cần sống để nói lên sự thật

 

Cách đây cũng đă lâu, Nguyễn Tà Cúc, tác giả của bài Sáng Tạo mùa thay đổi ấy đăng trên cùng số Khởi Hành có đăng bài của Nguyễn Sỹ Tế, lần đầu tiên tôi gặp cùng với Viên Linh, có bảo tôi rằng tôi cần nói lên nhiều sự thật [tôi hiểu là về Sáng Tạo]. Vào dịp đó tôi đang cùng Nguyễn Sỹ Tế và Đỗ Ngọc Yến tổ chức những cuộc hội thảo về Sáng Tạo. Công việc đang làm dở dang th́ Đỗ Ngọc Yến phải vào nhà thương. Từ lúc ấy đến nay gần mười năm đă qua mà cuốn sách tôi định viết về tờ Sáng Tạo vẫn c̣n bỏ dở. Trong khi đó th́ tiếp theo Mai Thảo, thêm ba người nữa đă ra đi là Nguyễn Sy Tế, Đỗ Ngọc Yến và Thanh Tâm Tuyền. Tôi xin mượn - để nói lên một phần của sự thật - lời kết luận mà Nguyễn Sỹ Tế yêu cầu tôi đặt vào phần kết thúc cuốn sách ấy khi nó hoàn tất.

 

Mọi sự đều đă đổi thay. Những xúc động của ngày hôm qua không c̣n là những xúc động của ngày hôm nay. Giá của không gian, thời gian. thời thế và thân thế. Sự ngăn cản và vướng mắc muôn đời của con người nằm ngay trong cái rào cản của ngôn từ - le barrage du discours - Nhưng vẫn có một lớp cấn đọng nào đó của lịch sử nơi từng dân tộc và từng con người để chúng ta cùng suy ngẫm. Tôi nghĩ lớp phù sa của tạp chí Sáng Tạo đă mang lại cho ḍng sông văn học Việt Nam là sự đổi mới trong tự do và sáng tạo”.

 

Paris, tháng 2-2007

Trần Thanh Hiệp