LeHoiTapBaQuachGiao

 

Lễ Hội Tháp Bà Thiên Y A Na năm Đinh Hợi  (7.8.9.tháng 5 năm 2007)

 

 

Tháp Bà Thiên Y A Na nằm trên ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao dựa bên bờ sông Cái Nha Trang.

Tháp gồm có 4 ngọn. Ba ngọn nhỏ một ngọn lớn.  Ngọn lớn nhất nằm về phía Bắc cao đến 23 mét do vua Chiêm Thành là Harivarmath đệ nhất xây vào đầu thế kỷ thứ 9 thờ nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) tên là Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar) được người Việt gọi là Thiên Y A Na.

 “Trong tháp có thờ tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt trên đầu gối, ḷng bàn tay để ngửa. C̣n tám tay khác  th́ giơ lên h́nh rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, dáo, ná, tên v.v.. Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghiă là rất đơn giản: đầu đội măo triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan, thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt Nam lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân nào áo cẩm bào, đội lên đầu một chiếc ngọc miện, hoa hoè loè loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật th́ bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc th́ gia tăng, v́ tượng thần đă hoàn toàn  Việt Nam hoá, trông vào không c̣n chút dấu tích ǵ về Chiêm Thành. ( Xứ Trầm Hương của Quách Tấn)

Ngọn thứ hai ở chính giữa, thờ thần Cri Cambhu được xây từ thế kỷ thứ 7, trong tháp có tượng đá.( Người Việt Nam bảo nơi đó thờ Thái Tử Bắc Hải,chồng bà Thiên Y A Na)

Ngọn thứ ba ở phía Nam đứng ngay hàng cùng với hai ngọn trước thờ tượng Linga (dương vật) biểu hiệu của thần Sandhaka ( Người Việt bảo là đền thờ ông Tiều, nghĩa phụ bà Thiên Y A Na)

Ngọn thứ tư đứng sau tháp  thứ nhất. Trong tháp chỉ có bàn thờ bằng đá.Tháp nầy thờ thần Ganeca ( người Việt bảo là đền thờ Công chúa Quư)

C̣n hai tháp nữa cũng ở sau lưng dăy tháp phía trước song đă đổ nát chỉ c̣n lại nền và một số gạch vụn.

 

Ngày xưa lễ hội tháp Bà Thiên Y A Na được tổ chức vào ngày 23 tháng ba âm lịch,  năm nay được tổ chức vào 3 ngày 21,22,23 tháng 3 tại tháp Bà Nha Trang. Tuy nhiên ngày lễ hội chính và quan trọng là ngày 22.

Năm nay ( năm Đinh Hợi ) các buổi lể được tổ chức rất long trọng.  Ngày 21 là ngày lể tắm rửa và thay trang phục cho Bà Thiên Y. Chỉ vào dịp này quan khách mới được chiêm ngưỡng toàn khối đá thân tượng của Bà Thiên Y a  Na. Tiếp đến là ngày quan trọng nhất :

 Tờ mờ sáng ngày thứ hai (22/3 âm lịch) tháp Bà đă đông chật khách thập  phương về dự hội. Đây là một ngày lễ hội chung cho người Việt và người Chăm sinh sống tại các tỉnh miền Trung như B́nh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, B́nh Thuận.

Lễ Bà được khai mạc đúng vào lúc 6 giờ sáng, là một buổi khai kinh, do chư vị tăng ni hội Phật giáo tỉnh Hội Khánh Hoà tổ chức cầu cho quốc thái dân an. Tiếng chuông tiếng mơ, tiếng tụng kinh khởi động cho nguồn vui ngày lễ hội .

Sau buổi lễ khai kinh là lễ khai mạc hội. Gần chân tháp nơi đường dốc đi lên, một sân khấu được dựng cao rộng là nơi để tổ chức buổi lễ. Các quan chức chính quyền, các hội viên  hội Tháp bà Thiên Y A Na, các quan khách được mời và các  thiện nam tín từ xa ngồi trước sân khấu để nghe đọc diễn văn của ban tổ chức về ư nghĩa ngày lễ hội. Rồi các cuộc vui bắt đầu bằng các cuộc múa lân, múa bóng, múa quạt, v.v..

Dưới chân tháp th́ có  hội, c̣n trên nền tháp th́ có lể. Đoàn người lần lượt nối đuôi nhau vào trong tháp dâng hương và cầu nguyện. Buổi lễ tuy mới bắt đầu mà đă đông nghẹt người. Đến khi hội dưới chân tháp bế mạc th́ một ḍng thác người ào ạt cuồn cuồn dâng ngược lên làm cho sân tháp đă đông lại càng chật người. Ḍng người chen nhau vào thắp hương khiến cho cảnh ngày lễ hội càng thêm sôi động.  Nhấp nhô giữa ḍng người vào tháp có những mâm cổ quả trái cây được các tín nữ đội trên đầu, ngựi Chăm có, người Việt có.

Trong tháp mịt mù làn khói hương, người người chen lấn nhau  thắp nhang khấn vái. Cúng vái xong, nhận được một ít lể vật “bà cho” do những người phụ trách  trao tặng, mọi người lại chen lấn nhau ra ngoài tháp để được hít thở không khí trong lành.

Mục đích đă hoàn tất , mọi người đi hội lễ mới để tâm đến cảnh vật trên tháp Bà.

Về tham dự lễ hội, ngoài số người Chăm, người Việt, dốc một ḷng đi tham dự lễ v́ ḷng tôn kính c̣n có vô số người Việt đi dự lễ hội v́ tập tục, v́ thích thú quan sát các lễ hội. Số người này giúp cho buổi lễ nhộn nhịp, đông đúc và nhiều màu săc du lịch. Ngày xưa, đa số khách du quan đến với tháp Bà dù để tham quam song trước khung cảnh thiêng liêng đều có một tấm ḷng thành kính. Bởi thế cho nên  quan cảnh tháp Bà trong thời gian tiền chiến đă được nhà thơ Quách Tấn ghi lại trong cuốn Xứ Trầm Hương:

“Từ dưới chân đồi lên đến sân tháp, người đông như kiến, chen chúc nhau, nối tiếp nhau. Người tuy đông, nhưng không ồn ào lộn xộn. Phần nhiều các bà các cô, dường như lắng ḷng ḿnh lại, để lúc dạo vườn hái lộc, vào tháp xin xăm, dễ cùng thần linh giao cảm.

Trong tháp chật ních người lễ bái. Hương toả mịt mù làm mờ cả hàng trăm cây đén sáp cháy cao ngọn. Những luồng khói thơm tuông ra cửa, ra nơi lỗ trống trên đỉnh tháp, ngào ngạt trong gió và lưởng vưởng trên đầu cây cao như những làn sương mơng. Những tiếng chuông tiếng trống từ trong tháp bay ra, không rền vang như tiếng trống chùa miễu, tiếng chuông nhà thờ, mà v́ vách tháp dày, cửa tháp hẹp, nghe mơ hồ phảng phất như có như không.

Những người vào tháp, phần hơi nóng của đèn hương, phần hơi thở của xương thịt, không thể nào ở lâu được năm phút, nếu không có ḷng thành kính hộ tŕ. Riêng những người râm đi bẻ những cành xanh tươi quanh tháp là vui vẻ thảnh thơi. Đàn ông đàn bà, con trai con gái, ai nấy đều hớn hở tươi cười. Nhưng không một tiếng ồn, không một bước mạnh. Đi qua mặt nhau, êm đếm lặng lẽ như bóng mây qua.

Quang cảnh thật là huyền mơ! Và bầu không khí thiêng liêng bao trùm cả cảnh vật.

Đứng trước cảnh có thể gọi là thần tiên ấy, con người dường như trở nên thuần hậu, khoan hoà. Cho nên từ trước đến nay, chưa hề xăy ra những chuyện không tốt không lành mà những nơi đông người thường hay có. Và v́ ḷng người đă dẹp bớt được tham sân si để hoà ḿnh với cảnh nên lá xăm nắm lộc đầu năm  rất linh nghiệm. Do đó ḷng tín ngưỡng bà Thiên Y A Na gia tăng”

Đó là cảnh đêm giao thừa trên tháp Bà. C̣n cảnh ngày lễ bái vào dịp lễ vía Bà th́ :

“Thời tiền chiến, đến ngày vía Bà ( ngày 23 tháng 3 âm lịch) nhân dân địa phương tổ chức cúng tế rất long trọng. Ban đêm có lệ múa bóng ở trước sân tháp.

Điệu múa bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại,

Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ: người th́ đầu đội cổ hoa tươi, kẻ th́ đội đèn lồng ngủ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn luôn cử động, vừa dẽo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu không hề lay không hề dịch, dường như có bàn tay vô h́nh đở nâng.

Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.

Tổ chức múa Bóng do người ở xóm trước tháp phụ trách. Những vũ nữ phần nhiều là những người trong xóm. Trường dạy múa cũng ở trong xóm. Cho nên xóm mệnh danh là Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao

Lệ múa Bóng ngày vía Bà đă bỏ từ thời Bảo Đại trước đệ nhị thế chiến.

Nhân đó có câu hát:

 

Ai về Xóm Bóng thăm nhà

Hỏi xem điệu múa dâng Bà c̣n chăng?

Thế thường tre lụn c̣n măng

Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.

 

Lệ Múa Bóng tuy bỏ nhưng ngày vía Bà vẫn tổ chức long trọng. Người đến dâng hương xin xăm chật trong chật ngoài.”(Xứ Trầm Hương Q.T)

 

Cảnh múa Bóng dâng Bà  ngày xưa từ thời Bảo Đại đă bỏ song trong dân gian vẫn c̣n âm ỉ lưu truyền để cho đến ngày nay lại trở nên một điệu múa dân tộc được phát triễn rộng khắp. Tuy nhiên nếu theo như lời tả của nhà thơ Quách Tấn th́ điệu múa Bóng hôm nay quả đă lai căng đi rất nhiều. Xem điệu múa Bóng dâng bà hôm nay, khách du quan có cảm tưởng là đang tham dự một  buổi tŕnh diễn văn nghệ của một câu lạc bộ múa do các nghệ sĩ chuyên nghiệp pha trộn các điệu múa dân gian Việt, Chăm, Ấn Độ ( trong các phim truyền h́nh) theo các điệu nhạc cải tiến lai căng.  Người đạo diễn lầm lẫn  điệu múa Bóng là một điệu múa có tính cảnh tôn giáo, có tính tôn nghiêm để dâng lên vị Chúa Xứ, để cảm tạ công ơn dạy giổ, cứu vớt của người trong lănh vực thiêng liêng, với một điệu múa có tính cách dân gian của người Chăm và đă pha trộn nhịp chân  nhịp nhún của vũ điệu dân ca Việt.

Sự phân biệt nghệ thuật múa này c̣n rơ nét trong khung cảnh tŕnh diễn:

 “Phía trước tháp, dưới chân đồi lại có mấy hàng cột cao lớn bằng gạch. Truyền rằng đó là những cột chống vũ đài. Mỗi khi có lễ, người ta dùng ván gác lên trên cột thành một sân gỗ rộng. Vũ nữ và ca công lên ca múa trên sân gỗ. Thần trong tháp ngồi trông ra, nhân dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều rơ. Nhưng đó là về thời người Chiêm Thành  c̣n làm chủ đất đai. Từ ngày người Việt thay người Chiêm Thành, th́ những cuộc ca vũ tổ chức ngay ở trên sân tháp.”(Xứ Trầm Hương Q.T)

Sân khấu tŕnh diễn này dành cho các buổi lể múa Bóng trong dịp lễ Bà để cho cho nhân dân tham dự vọng tưởng về h́nh bóng thiêng liêng của các vị thần linh vẫn c̣n hiện diện trên sông núi. Một điệu múa để dâng lên thần linh chắc chắn là sẽ khác với điệu  múa để nhân dân thưởng thức trong ngày lễ hội. Một bên dâng hiến thần linh, một bên phục vụ con người.

Riêng trong ngày lễ bái ( lễ hội gồm có lễ bái và hội hè, ngày trước phần chính chỉ là lễ bái) chúng ta  nhận thấy ngày hôm nay có thêm phần lễ cầu quốc thái dân  an của giáo hôi Phật giáo tỉnh Khánh Hoà. Đây là một sự kiện đáng lưu tâm v́ sự kết hợp giữa các tôn giáo trên mănh đất Xứ Trầm Hương. Tháp Bà đă là nơi lễ bái chung của tất cả người dân trong xứ mà đa số người lên tháp dâng hương đều là Phật tử, cho nên việc dâng lễ cầu an là một sự việc đáng làm và nên duy tŕ.

Trong khi hành lễ cầu an, những khách tham quan dù không phải là Phật tử và những người Chăm từ phương xa đến  bái lễ Bà dù có theo đạo Bà La Môn hay Đạo Hồi, cũng đều tỏ một ḷng thành kính cầu xin  đức Bà Thiên Y ban cho đất nước thái b́nh, nhân dân an lành, tiết trời thuận lợi.

Trong ngày lể bái, người dân tộc Chăm có một cách thức hành lễ riêng biệt. Họ đi theo từng nhóm, theo từng cộng  đồng một . Mặc dù ở cùng một tỉnh như ở Ninh Thuận chẳng hạn, họ không hợp theo tỉnh mà lại đi theo từng làng một, từng khu một. Hẹn cùng nhau, họp cùng nhau rồi cùng thuê chung phương tiện như hợp đồng xe đ̣, xe khách để cùng đi và về. Tất cả các lễ vật và thực phẩm hằng ngày đều được chuẩn bị sẳn mang theo đầy đủ không bao giờ mua sắm tại chổ. Thường thường  nhiều nhóm có mặt nơi tháp Bà vào chiều  ngày 20 trước ngày lễ. Có nhóm ở gần th́ có thể họ đến tháp Bà vào sáng 22 trước hoặc sau khi lễ chính thức bắt đầu. Có nhóm họ lại đi dự lễ bằng phương tiện xe  gắng máy. Một xe hai người và một xe chuyên chở lễ vật và thực phẩm theo nhu cầu. Nhóm này phần đông ở các vùng trong tỉnh hoặc ở Phang Rang. Đi và về tuỳ theo ư muốn.

Xuống xe tại chân tháp, cả đoàn lần lượt nối đuôi nhau lên thẳng trên tháp, mắt không nh́n ngang ngửa, tâm không bận rộn đến quan cảnh bên ngoài. Thấy người đông không trầm trồ, thấy nghi lễ cờ xí đèn hoa không dừng lại ngắm nghía, dốc một ḷng theo người hướng dẫn đến địa điểm nghi lễ. Thường là khu đất chung quanh các chân tháp. Không có sự phân chia rơ rệt, nhóm nào đến trước th́ dừng chân trước, nối tiếp cùng nhau, xúm xít chung quanh chân tháp. Những chiếc chiếu được mang theo hành trang, trải dài đủ để đoàn người ngồi và nằm nghỉ trong đêm. Đêm lặng lẽ trôi qua trong sự tỉnh lặng và nửa khuya họ đồng thức giấc. Những chiếc chiếu được sắp đặt lại ngay ngắn gọn ghẻ. Lể vật được bày biện gọn gàng. Lể vật dâng Bà phần nhiều gồm các lễ vật giảng đơn. Đôi gà luộc, vài quả trứng gà luộc chín, một năi chuối , năm chén chè, cháo, vài dĩa xôi v.v.. nhiều ít tuỳ theo phái đoàn. Tất cả đều được đặt trong các chén dĩa mang theo sắp ngay ngắn dưới các ngọn nến được thắp sáng đặt thẳng hàng, ngay ngắn theo cổ bàn. Những ngọn nến được thắp sáng suốt trong buổi lễ, ngọn nào tàn được thay ngọn khác, ngọn nào tắt được tiếp thêm lửa. Tất cả các đoàn viên đều ngồi xếp bằng ngay ngắn chung quanh chiếu lễ và cùng lắng tai nghe lời cầu khần của người trưởng đoàn (phần đông là trưởng làng, trưởng tộc v.v..) Vừa lắng nghe, vừa lâm lâm cầu nguyện. Lời cầu nguyện phần lớn là cầu nguyện cho xóm làng cho đất nước và cuối cùng mới đến cá nhân. Trước đó. người trưởng đoàn đă lặng lẽ đi vào tháp theo sau có một thiếu nữ đầu đội một mâm lễ quả vào dâng lên Bà. Trong tháp, đèn thắp sáng suốt đêm, khói nhang nghi nghút và cuộc dâng lễ lặng lẽ uy nghiêm. Từ ban chiều trời đă  lất phất mưa bay, mây vần vũ khắp trời. Tuy nhiên khuya đêm đó trời bổng nhiên trong sáng như để giúp cho ngày lễ được  muôn phần kết quả.

Khi vừng hồng vừa lố dạng, người tham dự lể bắt đầu tụ hội để tham dự lễ cầu quốc thái dân an do tỉnh hội Phật giáo Khánh Hoà chủ tŕ th́ các người dân tộc Chăm vẫn ngồi yên tại chổ. Có lẻ v́ họ không phải là Phật tử ( người Chăm đa số theo Hồi giáo hay đạo Bà La Môn) tuy nhiên sự thành tâm yên lặng là một thái độ tôn kính lễ nghi.

Sau lễ cầu an là lể khai hội nơi chân tháp. Mọi người đi tham quan lễ hội đều tụ họp, lắng nghe diễn văn, theo dơi múa lân, múa bóng, ca hát mừng lễ hội. Riếng đoàn người dân tộc Chăm th́ sau khi tàn ba tuần hương đèn họ cùng nhau ăn uống các lễ vật trong sự tôn kính, thân thương. Có một điều hơi khác biệt là nhóm nào ăn uống theo nhóm nấy ít khi thấy họ qua lại ăn uống cùng nhau. Ăn uống xong họ tự động thu gọn các món ăn dư thừa vào trong các bao ni lông và sắp xếp, quét dọn nơi khu vực ḿnh tạm dùng rồi lẳng lặng kéo nhau xuống tháp như nhường sân lể cho đoàn người lũ lượt kéo lên. Trong buổi lể  chỉ trừ  vị trưởng nhóm đa số các hội viên ít khi tách rời đoàn đi lại trong vùng sân tháp. Điều đáng chú ư là họ không vào trong tháp để thắp hương xin cầu khẩn cho riêng ḿnh. Hỏi tại sao th́ được đáp là mục đích về dự lễ vía Bà là để cầu xin mưa hoà gió thuận, cầu xin Bà che chở cho mọi người, cho đất nước (khỏi sóng thần, khỏi dịch tả v.v..) c̣n xin cho riêng ḿnh th́ trong một dịp khác có liên quan đến riêng ḿnh.

Nh́n đoàn người khi mới đến không cần có người tiếp đón và khi ra về khỏi cần  người tiển đưa; đến và đi trong trạng thái thanh tịnh, an nhiên ta mới thấu hiểu được những lễ hội thần linh cần thiết cho con người đến ngần nào. Chỉ có sự an nhiên và tỉnh lặng  trong mọi lễ hội th́ nghi thức của con người trở  thành vấn đề thứ yếu. Đến, khi có lễ hội cốt để niềm tin được vun đắp, để cảm nhận được sự nối tiếp giữa xưa và nay vẫn âm thầm ngầm chảy trong tim ta, để thân thương hơn với đồng loại và để hoà nhập vào niềm vui của đất nước.

Cách tự hành của đoàn người Chăm trong lễ hội tháp Bà Thiên Y  A Na đă phản ánh được nếp sống, tấm ḷng của khách hành hương phương xa Nếu đến với lễ hội bằng một tấm ḷng, một đức tin th́ việc đón đưa, giao tiếp kia có lẽ không c̣n cần thiết. Cảm ơn ban tổ chức đă tạo được một lễ hội cho chung tất cả mọi người, một cố gắng hoà hợp mọi tôn giáo, một giáo dục uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn những người tạo lập, những vị tiền bối có công  với xứ sở. 

 

Nha Trang ngày lễ hội Vía Bà Thiên Y A Na ngày 22 tháng 3 âm lịch

(tức ngày 8 thang 5 năm 2007)

 

Quách Giao