Thằng “Tít rằn”

Từ Sâm

 

Tôi có thằng bạn, tôi không gọi nó bằng tên tục mà gọi “ tít rằn “. “tít rằn” quê tôi cho là keo kiệt, bủn xỉn. Tốt nghiệp đại học cùng khóa, cùng cơ quan ,  lương thưởng cũng kha khá, nhà cửa con cái đàng hoàng thế mà chọn cách sống của Grăngđê bên nước thực dân cách đây cả thế kỷ.  Thời đại a c̣ng, người ta thi nhau uống bia ruợu có chữ tây như  “Heniken”, “Tiger”, “White black”, … th́ hắn chỉ kêu “333”  như là chỉ  ḿnh hắn yêu hàng nội. Sáng nào hắn cũng đi sớm, thực t́nh chẳng có việc ǵ mà bận rộn như vậy, hắn đến tự pha cà phê để tiết kiệm 4 ngàn, bật quạt, coi báo trên mạng …toàn những thứ mà ở nhà phải trả tiền.

Gặp hắn ăn tiệm khó hơn trúng xổ số, thế mà, một sáng chủ nhật, tôi mục sở thị hắn vào quán phở Bắc “b́nh dân” đường Trần Phú. Hắn vào trước, ngồi lựa hàng và chuẩn bị sướng th́ thấy tôi loay hoay đưa xe máy lên lề. Lập tức hắn đứng dậy th́ thầm với chủ quán cái ǵ đó rồi nhanh nhảu bước ra. Khi chạm mặt nhau, hắn “ xin chào, cà nhà vui vẻ nhỉ”  tớ xong rồi, c̣n lấy tay chỏ tăm vào miệng mới tức chứ. Mả tổ, nó tưởng tôi không biết, chưa đầy năm phút mà xong rồi à, chắc chắn nó thoát  khi thấy đoàn tàu  há mồm nhà tôi chuẩn bị đỗ ga và tự dưng không mời …và mời th́ chắc chắn không đủ tiền, trong túi nó có trăm ngàn th́ nằm mơ nhé .

Nh́n bộ cánh hắn  hoành tráng, áo chữ “nước ngoài” h́nh  diêm dúa, tôi thừa biết rặc sida rẻ tiền, duy nhất và nó dùng đồ mới là áo may ô , bàn chải đánh răng và …dao cạo râu.

Một trưa chủ nhật, đang nằm viện, tôi lẩn thẩn dạo qua khu”cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo”, thấp thoáng  ai như thằng Tít. Làng nác ơi  , hết chỗ hay sao mà đến chốn này ké cơm , đốn mạt thế là cùng. Tôi không tin, gỡ kính ra, đưa kính vào, không nhầm được, nó c̣n bày đặt chỉ món này món nọ như vô nhà hàng thấy tức nổ con mắt. Tôi định chạy đến tặng hắn tiếng chào, như mèo ăn vụng thấy động, nó lẫn vào  đám đông, mất hút như Tôn ngộ không. Trước mắt tôi là những  bệnh nhân  tàn tạ, rách rưới  ngơ ngác chờ đến lượt chia phần .

Tôi hỏi thăm một người bạn mà thứ bảy, chủ nhật là bỏ chồng bỏ con  đến  làm công quả, “ em biết anh mặc áo ….lúc năy không”. “Có chứ, chủ nhật nào anh ấy cũng đến, ít th́  vài  trăm, nhiều th́ một triệu không chừng , nhờ những người như anh ấy mới duy tŕ được bếp”.

Tôi không nén nỗi bàng hoàng , liền chửi đổng  một câu “ Đù mẹ thằng Tít sống với nhau bao lâu mà tao không hiểu mày...”.

 

Nha trang vào mùa mưa băo 2011