CungBaTrenDuongLangDaXanh

 

Cùng bà trên đường làng đá xanh

 

Vi thuỳ linh

 

Chiều nay 2/11, tôi đưa bà nội về làng chợ Giàu, Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh nguyên quán, nơi bà sinh ra. Làng chuẩn bị đội nhạc, xe tay đón bà.

Đêm qua ngậm mẩu bánh sữa, thứ bánh mà tôi và bà cùng thích, cố dỗ ḿnh một giấc ngọt ngào bằng hoài niệm kư ức, trong hiện thực đắng cay. ¤ng nội mất khi tôi 1 tuổi rưỡi, ông bà ngoại ở xa. Bà nội đă bế ẵm chăm lo chị em tôi, các em con chú tôi. Tuổi thơ tôi chỉ có 1 tuần nhà trẻ, trường mầm non A gần chợ Bưởi (do bố muốn "thử nghiệm"), v́ tôi không chịu, chỉ thích ở nhà với bà. Da thịt tôi dễ bị bầm tím dù va quệt nhẹ. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ bà hà hơi vào lưỡi dao, áp vào chỗ sưng đau ngay lúc tôi bươu trán, trầy gối. C̣n vết đau không ǵ bù đắp nổi này, hơi ấm nào bù đắp cho tôi?.

Chiều 30/10, từ tầng 1, tôi nghe bố tôi hốt hoảng "Mẹ ơi! Mẹ ơi!". Chạy lên pḥng bà tầng hai, tôi thấy mặt bà thất thần, môi khô trắng. Thần sắc bất thường. Bà vừa nghe bố tôi báo tin mừng: Thảo Trang con cô Bạch Yến sinh cháu trai 6 giờ sáng, bà lên cụ rồi, th́ cơn trụy tim đến.

Một đứa trẻ chào đời và một người già ĺa trần. Tôi và bố đưa bà đến bệnh viện E, dù linh cảm xấu, chúng tôi vẫn hy vọng. Các bác sĩ dốc toàn lực, cùng thức tốt. Tôi cắt móng tay chân cho bà, ngón lạnh, ngực ấm - vẫn giữ hy vọng. Tôi khấn tổ tiên và ông nội cho điều kỳ diệu. Những con số trên màn h́nh mất dần, trái tim bà ngừng đập sáng 31/10, đúng ngày Halloween -lễ hội hoá trang. Phép màu nào "hoá trang" dung nhan bà về thời trẻ, xoay chuyển được thời gian!

Bao kỷ niệm kéo tôi chạy về thơ ấu. Nhà nghèo, chẳng có đồ chơi, bà dạy tôi làm "cúp bê" (bà tôi gọi búp bê như thế) bằng khăn quấn lại. Lúc 5, 6 tuổi, tôi đă biết trông em, kiếm rau sam cho bà nấu canh, nhặt củi, lấy rau ngổ dại về nuôi thỏ. Nhiều đứa cũng đi lấy, nên có lúc căi nhau, đánh nhau để tranh. Cái thời khốn khổ ấy, bà tôi muối dưa cà, bán từng lạng chè Thái Nguyên cho cho hai chú tôi học đại học; lại trông trẻ, ép bánh quế, trồng mướp bán. Những đứa trẻ bà hàng xóm gửi bà trông, giờ tuổi 20.

Xa chồng thường xuyên, nuôi dạy 4 con ăn học, bị tim, kham khổ nhiều năm, bà tôi tảo tần chắt chiu bằng vóc h́nh gày và nghị lực phi thường. Những bức ảnh thời chiến tranh và bao cấp, bà xanh gày. Bà làm công việc độc hại phóng ảnh thủ công trong buồng tối cho Sở Văn hoá Bắc Thái chỉ thiếu 4 tháng là tṛn 20 năm, do sức yếu đi viện, người ta đă ghi thành "nghỉ mất sức". Mọi chế độ lương hưu, khám chữa bệnh bị thiệt tḥi. Rồi về đoàn tụ th́ ông tôi đổ bệnh và qua đời khi bà mới 48 tuổi. Lúc con cháu có thể mua nhiều món ngon, th́ bà phải kiêng, rồi không ăn được nữa. Là phụ nữ, bà tôi có niềm tự hào nhan sắc, mũi cao, da trắng, đẹp khi trẻ cho tới lúc lên lăo, da bà mịn, không bị chấm đồi mồi. Cô tôi là phiên bản của bà.

Bà từng bó chân, và như những người thân của tôi, chân tay đều nhỏ, thanh mảnh. Tôi thích ngắm bà cười, đôi lúm đồng tiền mồn một.

Huyết áp bà cao, tôi lại thấp. Giá tôi có thể san sẻ những cơn đau và thời gian sống cho bà. Thỉnh thoảng bà đặt tay lên ngực trái. Trái tim bà kiên cường của bà chống chọi từng cơn đau, tim tôi nhói.

Ôm áo của bà vào mặt, t́m hơi. Tôi không thể mua trứng vịt lộn, bóc bưởi cho bà, món bà thích... Bàn tay tôi không c̣n được chải, gội đầu, tắm cho bà nữa. Lá mùi khô dùng dần, chuỗi vỏ bưởi trên dây quắt lại, c̣n đun cho ai.

Mới thế mà đă 5 năm, ngày bố con tôi đưa bà về làng chợ Giàu, làng có nhiều văn nhân. Bà rất hănh diện về quê ḿnh, về những con đường làng lát đá xanh duy nhất miền Bắc.

Bố tôi khao khát đưa bà trở về quê lần nữa. Buộc gối vào yên sau, chở bà. Rồi hai bố con tháp tùng bà thả bước.

Làng có đầm sen. Chiến tranh, bà tôi tản cư từ niên thiếu, rồi sống nhiều nơi, thỉnh thoảng mới về làng. Không phải là nhà văn như cụ Kim Lân, song bà tả về làng hay, rất hấp dẫn. Như cụ Bảy Hổ (NSND, nhà quay phim Nguyễn Đăng Bảy) và ông Kim Lân, với bà tôi, Phù Lưu chợ Giàu là làng đẹp nhất.

Sinh thời ông bà nội tôi chưa từng cùng nhau dạo trên đường làng. ¤ng tôi nhiều lần dự định mà chưa vẽ được người vợ ḿnh, ngôi làng cổ.

Bà tôi tên Liên. Bông sen đẹp nhất của họ Chu (họ được tỉnh tặng danh hiệu Ḍng họ văn hoá), một giai nhân của làng. Tôi trào lên bao nhiều ân hận.

Tôi có quá ít những tấm ảnh chụp bà, với bà. Chơi Đà Lạt, điều bà ước ao, khi tôi có thể làm, th́ bà không c̣n sức. Chiếc nhẫn 1 chỉ vàng bà tặng khi tôi đỗ đại học, tôi đă bán để góp tiền in tập thơ đầu tay. Nhiều lần bà hỏi nhẫn đâu, tôi toàn nói dối "Con cất trong tủ, để dành đeo khi lấy chồng" .

Không vàng nào làm lại kỷ vật và mua nổi thời gian.

Dù tha hương, bà tôi luôn hướng về làng. Họ hàng mọi người vẫn nhắc nhớ các cụ tôi, ông bà tôi.

ông nội nằm ở nghĩa trang gần nhà.

Bà nội tôi, cuối cùng cũng về làng ḿnh, là hàng xóm của ông bà Kim Lân, Bảy Hổ trong nghĩa trang Phù Lưu.

Tôi thiếu hụt ông nội suốt tuổi thơ. Bà  cho tôi một tuổi thơ, một thế giới. Tôi từng ao ước ông tôi hiện hữu, dù một ngày thôi, để tôi đưa ông bà về Kinh Bắc, mua thật nhiều hoạ phẩm để ông vẽ làng, vẽ bà, ông bà ao ước một ngày thư thả bên nhau, đi dạo trên đường làng. Ông đang chờ bà để linh hồn hạnh ngộ, cùng bước trên ngả đường trăm năm in dấu bao thế hệ. Mỗi viên đá xanh là một tấm ảnh. Những con đường làng quanh co, ngang dọc, đi ra cuộc đời rộng lớn và trở về khép lại một kiếp - là album khổng lồ không bao giờ có trang ảnh cuối.  Đường làng mang hương của sen, của những mái tóc, nỗi nhớ, t́nh yêu đôi lứa kiếp này đến kiếp khác dành cho nhau, cho làng. Những phiến đá nhẵn, ṃn, bóng lên ánh sáng, phản chiếu những con người và ta nhận ra "chẳng có ǵ đă qua bị xoá nhoà quên lăng".

Tôi ước bà khỏe lên, sống thêm một Xuân nữa thôi, để tôi cùng bà trở lạinơi quay phim Đến hẹn lại lên. Phù Lưu - giấc mơ hư ảo.

Bộ phim đời giữ cuộc hẹn dở dang măi măi.

Bà ơi! ôm cánh tay héo, những ngón tay gày của bà, tôi muốn giữ... Trong giấc mơ, thứ lá mùi thần kỳ cất nước mắt tôi gội tóc bà lại xanh trên đường làng không tuổi.

Họa sĩ Lê Thiết Cương ấn tượng bài thơ Trên đường làng đá xanh tôi viết tặng bà Xuân 2008. Biết bà qua đời, anh nhắn tin: "Thế là bà không bao giờ  được đi trên con đường lát đá nữa rồi!". Không, tôi thấy bà tiếng nói nụ cười bừng sáng đang bay trên đường làng Phù Lưu cùng ông nội tôi, bắt đầu cuộc chu du miên miễn...

 


Minh hoạ: Hoạ sĩ Đỗ Đức