Croatia

BÓNG ĐÁ CROATIA:

KHAI QUỐC CÔNG THẦN

 

 

 

Vơ Quang Hào

 

 

 

Thành h́nh từ năm 925, Croatia có một lịch sử đầy sóng gió, do luôn luôn bị láng giềng ḍm ngó. Mang thân phận nhược tiểu, ngoài những lúc bị Thổ Nhĩ Kỳ hay Pháp chiếm cứ, Croatia đă lần lượt là thành viên miễn cưỡng của Vương Quốc Hung (từ 1102), của Đế Quốc Áo - Hung (từ  1527), tiếp theo là của Vương Quốc Serbia, Croatia và Slovenia (từ 1918), sau đổi tên thành Vương Quốc Nam Tư (Yougoslavia, năm 1929), trước khi bị Đức Quốc Xă «giải phóng» (1941), và cuối cùng, của Cộng Hoà Liên Bang Nam Tư (từ 1946). Năm 1991, Croatia tuyên bố độc lập, nhưng chỉ thực sự giành lại được quyền tự quyết từ năm 1992, sau một cuộc chiến tranh ly khai tàn khốc.

 

Nền bóng đá của Croatia, mặc dù vẫn có một lịch sử riêng biệt, do đó, cũng là một thứ bóng đá ly khai, nghĩa là cũng mang một số đặc tính của bóng đá Nam Tư trước khi phân ră.

 

*

 

Cầu thủ Nam Tư trước kia vẫn được gọi là những nghệ sĩ Brazil của Âu châu, nhờ một phong cách chơi chịu ảnh hưởng của nhiều truyền thống (Nga, Áo- Hung và La Tinh): họ là «những nghệ sĩ xuất thân từ nhiều nền văn hoá bóng đá khác nhau», nói như Ivan Curkovic (cựu thủ môn của đội bóng Pháp St Etienne, và cựu phó chủ tịch của Liên Đoàn Bóng Đá Nam Tư).

Phong cách bóng đá của Nam Tư thường nghiêng về tài nghệ cá nhân, với những cầu thủ thích lừa bóng và biểu diễn kỹ thuật, nhưng lại thiếu kiên định khi gặp trở lực. Dù luôn luôn có một kho cầu thủ trẻ xuất sắc, đội tuyển liên bang chưa hề lập nổi một thành tích quốc tế nào tương xứng với tiềm năng lớn lao của ḿnh, ngoài một thời kỳ oanh liệt ngắn ngủi trong thập niên 1960. Có lẽ v́ Nam Tư ít khi tạo nổi một đội h́nh có lối chơi toàn đội thật kỷ luật và kiến hiệu, để đương đầu với những địch thủ tuy ít nhân tài song lại biết phối hợp chặt chẽ hơn trên sân cỏ. Trừ phi có một giải thích khác,… như sự chia rẽ chủng tộc nội bộ chẳng hạn.

Nam Tư là một liên bang nhiều sắc tộc, với những tôn giáo khác nhau, và vô số vấn đề. Sau ngày ly khai, tổng thống Franjo Tudjman của xứ Croatia đă không hề mỉa mai, khi ông nhận diện 2 yếu tố vẫn che giấu những khó khăn nội bộ tại đây, đó là: cựu tổng thống Tito với... bóng đá, và tất nhiên là cả 2 có liên hệ mật thiết với nhau. Thời điểm ông Tito được xem là lănh tụ của khối «không liên kết», cũng là thời kỳ mà nền bóng đá Nam Tư được phim ảnh gắn cho cái vai tṛ lăng mạn là đoàn kết dân tộc, và tượng trưng cho quyền đ̣i hỏi một đường lối xă hội chủ nghĩa khác với Liên Xô. Và bóng đá đă thành công xuất sắc trong nhiệm vụ này, dù chỉ bất ngờ, khi đội Nam Tư loại Liên Xô 3-1 tại Thế Vận Hội Helsinski năm 1952 trong trận đá lại, sau một trận đầu chỉ hoà  5-5 (dẫn trước 5-1).

Nhưng khi các sắc tộc trong liên bang không c̣n ư muốn cùng chia sẻ với nhau một định mệnh chính trị nữa, th́ bóng đá cũng là một tác nhân quan trọng dẫn đến sự nổ sụp của Liên Bang Nam Tư.

 

Các trận cầu trong giải vô địch bóng đá quốc gia, giữa các đội bóng khác tiểu bang, là dấu hiệu báo băo của cuộc nội chiến sắp tới. Có cả một nền văn học nửa bóng đá, nửa chiến tranh, tuy cuồng nộ và đẫm máu đến trở thành khôi hài nhưng vẫn được phổ biến công khai, giữa ủng hộ viên của 2 đội bóng Sao Đỏ và Du Kích Quân Beograd của Serbia một bên, với 2 đội Dinamo Zagreb và Hajduk của Croatia, bên kia. Mỗi lượt đi cổ vơ đội nhà trên sân địch là một cuộc hành quân trừng phạt ác liệt nhưng đầy rủi ro, đối với loại cổ động viên «hooligans» của cả 2 phe. Ngoài những từ sắt máu như «làm thịt», «cứa cổ»,… có cả những sầu thảm bi thương, như hai câu sau, được tân trang thành thơ cổ động từ một bài hát của kháng chiến quân thời Tito, bởi một fan bóng đá Serbia: «Con đi cổ động đội nhà, Mẹ đừng thương khóc rủi thành ma». Thi ca tống tiễn Kinh Kha sang Tần ngày xưa chắc cũng chỉ ai oán đến mức ấy!

 

Sau cuộc nội chiến, Arkan một thủ lănh của các ủng hộ viên bóng đá Serbia (kẻ sau này bị xử v́ tội ác chiến tranh), tuyên bố: «cuộc nội chiến đă không được khơi mào bởi các tướng lănh hay quân đội, mà bởi bọn ủng hộ viên chúng tôi, từ những trận bóng với Dinamo Zagreb».  C̣n phía Croatia, người ta cũng không quên nhắc lại chuyện cầu thủ Zvonimir Boban đă liều lĩnh tấn công đám cảnh sát viên đang đánh đập và trục xuất cổ động viên Croatia trong một trận cầu với Sao Đỏ Beograd, và cho rằng có lẽ dự án thành lập đội tuyển Croatia chính là cái bước đầu đă khởi động toàn bộ tiến tŕnh ly khai dẫn đến sự h́nh thành của quốc gia này.  Nói cách khác, đội bóng quốc gia chính là vị «khai quốc công thần» của nước Croatia mới ngày nay. 

Điều chắc chắn là sau chiến tranh, tất cả các ông chủ tịch câu lạc bộ bóng đá ở Croatia đều trở thành những thành viên uy tín của đảng cầm quyền, và bóng đá vẫn c̣n là một tác nhân quan trọng trong sự tiến hoá của cả quốc gia lẫn xă hội. Một chương hồi khá buồn cười trong cuộc hôn nhân giữa chính trị với bóng đá, trong khi bạo động chưa rời hẳn các khán đài từ nay hầu như đă hoàn toàn đồng nhất về sắc tộc. Tổng thống Tudjman là một ủng hộ viên kỳ cựu và uy tín của đội Dinamo; ông chủ trương từ nay đội bóng phải đồng thời là sứ giả, vừa của nền bóng đá, vừa của nền cộng hoà Croatia trên trường quốc tế, và đ̣i đổi tên Dinamo Zagreb thành Croatia Zagreb, để nói với thế giới rằng «chúng ta đă thoát ly hẳn cái di sản của Bolchevik và của chính trị Balkan». Nhưng tổ chức cổ động viên bóng đá th́ lại cho rằng chỉ nên dùng tên «Croatia» cho đội tuyển quốc gia mà thôi, hơn nữa không nên đụng đến cái tên «Dinamo» đă đi vào lịch sử và trở thành thiêng liêng (đừng đụng vào «Dinamo», nếu muốn tránh «dynamite»!). Một mầm mống xung đột khác đang thành h́nh, giữa một chánh quyền độc đảng và độc đoán đang t́m cách hạn chế ảnh hưởng của giới ủng hộ viên bóng đá một bên, và tập thể ủng hộ viên muốn duy tŕ quyền lực và ảnh hưởng của ḿnh phiá bên kia?…

 

*

Theo các tài liệu c̣n lưu giữ được, bóng đá đă theo chân những người thợ Anh đến thành phố Rijeka dựng xưởng vào năm 1873. Nhưng người Croatia chỉ thực sự tham gia từ khoảng 1880, khi quả bóng lăn đến Zupanja (hiện ở tỉnh này, ngoài một bảo tàng viện bóng đá với quả bóng đầu tiên, có cả một tượng đài vinh danh bóng đá!). Mặc dầu bản luật chơi đầu tiên bằng tiếng địa phương đă được in ra vào năm 1896 ở Zagreb, bóng đá nói chung vẫn là môn thể thao của kiều dân Anh tại đây cho đến đầu thế kỷ 20. Các câu lạc bộ bóng đá đầu tiên của dân bản xứ chỉ xuất hiện từ năm 1903, mang theo yêu cầu tổ chức và quản lư các cuộc thi đấu. Trận cầu địa phương đầu tiên giữa 2 câu lạc bộ Croatia chỉ diễn ra vào năm 1906, rồi một đội tuyển quốc gia cũng được gửi sang Praha đấu 2 trận hữu nghị với Slavia (câu lạc bộ hay nhất của Tiệp lúc ấy) năm 1907, với kết quả không thể nào thảm hại hơn (0-15 v à 0-20)…

 

Với vô vàn khó khăn, Liên Đoàn Thể Thao Croatia ra đời năm 1909, với bóng đá như một bộ phận. Liên Đoàn Thể Thao Áo phản ứng tức th́ bằng cách cấm các câu lạc bộ tùy thuộc tổ chức của họ giao đấu với các đội Croatia. Tuy vậy, cuộc đấu tranh để tồn tại biệt lập, như một nền thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, của Croatia vẫn cứ âm thầm tiếp tục, trong khuôn khổ của thực thể chính trị Áo - Hung hay Nam Tư sau này, bất chấp những áp lực, thủ đoạn, v. v… từ bộ máy quyền lực. Liên Đoàn Bóng Đá Croatia (Hrvatski Nogometni Savez) ra đời năm 1912, để tổ chức một giải vô địch bóng đá Croatia ngay trong năm sau. Năm 1919, một đại hội các câu lạc bộ Croatia khác được triệu tập để tái lập tổ chức, song khi công bố kết quả th́ nó lại mang tên mới là… Nam Tư. Và những chuyện đầu Croatia ḿnh Yougoslavia như thế đă xảy ra trong bất kỳ bộ môn thể thao hay điền kinh nào khác. Nhưng cuối cùng rồi Liên Đoàn Bóng Đá Croatia cũng tái hiện vào năm 1939, gia nhập FIFA năm 1941, rồi tham gia trở lại từ năm 1992.

 

Về nghệ thuật chơi, nét độc đáo của Croatia xưa là cái quyết tâm học đá bóng một cách thật bài bản. Dưới sự hướng dẫn của «đốc» Milovan Zoricic, một nhân vật rất quan trọng về tổ chức trong suốt thời kỳ thai nghén và trưởng thành khó khăn nói trên, Croatia đă liên lạc rất sớm và đều với Anh Quốc để xin trợ giúp kỹ thuật. Từ 1913, một đội bóng đại học Anh đă sang đấu với các đội bản xứ, và từ 1914, nhiều huấn luyện viên Anh đă được mời sang hướng nghiệp. Đến khoảng 1936, th́ câu lạc bộ Gradjanski của anh học tṛ đă có thể đá bại một đội danh tiếng của thầy như Liverpool rất rơ rệt tại Zagreb (5-1).

 

Riêng về thời kỳ nằm trong Vương Quốc rồi Cộng Hoà Liên Bang Nam Tư, Croatia đă từng có những đóng góp đáng kể. Năm 1930, Nam Tư tham dự kỳ World Cup đầu tiên ở Uruguay, và chỉ thua đội chủ nhà kiêm vô địch tương lai ở trận bán kết; 12 trong số 24 chân đá của Nam Tư lúc ấy đều xuất thân từ thành phố Split. Các cầu thủ Croatia cũng có mặt đông đảo trong 2 đội h́nh đă đoạt huy chương vàng tại Thế Vận Hội năm 1960 ở Roma, và đứng thứ 4 tại World Cup năm 1962 ở Chile.

 

Nhưng chỉ từ khi tồn tại dưới danh nghĩa của một quốc gia độc lập, các thành tích của Croatia mới thật xuất sắc. Về giải Euro, Croatia đă đoạt vé dự đấu ṿng chung kết năm 1996 ở Anh Quốc và chỉ thua Đức 1-2 ở ṿng tứ kết. Sau  khi thất bại ngay từ ṿng loại cho kỳ năm 2000 ở Bỉ - Hà Lan (chỉ đứng thứ 3 trong bảng phân vùng), Croatia trở lại ṿng chung kết năm 2004 trên đất Bồ Đào Nha, sau khi đă loại được Slovenia ở trận đấu vớt (1-1 tại Zagreb, và 1-0 ở Ljubljana). Về World Cup, Croatia cũng chỉ mới đoạt vé tham dự ṿng chung kết 2 lần nhưng liên tiếp, lần đầu năm 1998 tại Pháp với thành tích lẫy lừng nhất cho đến nay, đứng thứ 3 hoàn cầu sau khi thắng đậm đội Đức ở ṿng tứ kết (3-0, mặc dù tổng số dân Croatia chỉ bằng số người chơi bóng đá có thẻ ở Đức!), làm điêu đứng đội Pháp ở ṿng bán kết (1-2) và thắng Hà Lan (2-1) trong trận chung kết nhỏ. Nhưng năm 2002, với một thế hệ «công thần» đă luống tuổi, Croatia không vượt thoát nổi ṿng 1 trên các sân Nhật.

 

Trong những ngày tới, liệu Croatia sẽ làm được ǵ tại Euro 2004, khi phải đứng cùng bảng với 2 đội có thể thắng giải là Anh và Pháp ở ṿng 1? Giới đánh cá không cho Croatia bao nhiêu hy vọng. Nhưng năm 1998 cũng thế. Chẳng ai có thể ngờ sức bật mà niềm tự hào dân tộc có thể mang đến cho một đội bóng, dù c̣n trẻ và ít kinh nghiệm, nhưng không kém tài năng (5 tuyển thủ trong đội h́nh chưa bao giờ chơi trong nước, và trong số 7 chân đá sinh ở nước ngoài, 2 đă từ chối khoác áo đội tuyển Úc để đá cho Croatia). Nếu hội đủ quyết tâm và biết đoàn kết chặt chẽ trên sân cỏ, Croatia ngày nay có thể sử dụng hiệu quả một vũ khíNam Tư trước kia luôn luôn thiếu hụt.

 

 

RFI, Mùa World Cup 2002

Cập nhật, Mùa Euro 2004

 

 

_______________

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1) Hrvatski Nogometni Savez, About CFF . -(http://www.hns-cff.hr)

 

2) Ivan Colovic, Nationalismes Dans Les Stades En Yougoslavie, trong Football Et Passions Politiques, Le Monde Diplomatique = ISSN 1241-6290, Manière De Voir, số 39, 5-6/1998).