NamHan

ĐỢI CÁNH RỒNG

 

 

Nh́n về lịch sử xa xưa, Hàn Quốc cũng có một thời tương tự với thời Tam Quốc của Trung Hoa, gọi là Tam Hàn (kéo dài từ năm 57 trước TL đến năm 935 sau TL). Đất nước này lúc ấy bị phân chia thành 3 tiểu quốc gọi là Cao Lệ, Bách Tế và Tân La. Và sử sách của Tân La, triều đại về sau thống nhất Hàn Quốc, có nói đến một tṛ chơi gọi là chuk-guk mà cả vua quan đều say mê: họ giành nhau một vật ǵ giống như quả bóng ngày nay, đến nỗi rách cả triều phục. Có thể đấy là tiền thân của môn bóng đá ở Hàn Quốc.

C̣n môn bóng đá chính hiệu Anh Quốc với luật lệ hiện hành th́ chỉ đổ bộ xuống các cảng Incheon và Jemulpo của Hàn Quốc theo chân thủy thủ của thương thuyền Cá Bay (Flying Fish) vào năm 1882. Sau khi chơi với nhau, không biết vô t́nh hay cố ư, họ bỏ quên lại trên đê một quả bóng, thế là nó bắt đầu lăn. Trước sự phổ biến ngày càng rộng của tṛ chơi mới, bóng đá được ghi vào chương tŕnh học của trường ngoại ngữ hoàng gia năm 1904, và sau đó được dạy trên khắp nước.

*

Tuy nhiên, bóng đá chỉ được tổ chức có qui mô ở Hàn Quốc từ năm 1920, nghĩa là 10 năm sau khi đất nước này trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Một giải vô địch bóng đá toàn quốc ra đời vào năm 1921, và một h́nh thức tổ chức quản lư các cuộc thi đấu cũng thành h́nh vào năm 1928, trước khi chính thức mang danh là Liên Đoàn Bóng Đá Triều Tiên năm 1933 (Triều Tiên là tên cũ của Hàn Quốc). Trong suốt thời kỳ lệ thuộc, bóng đá tiếp tục phát triển nhờ một nhân tố quan trọng và rất được quần chúng hâm mộ:  loạt tranh tài bắt đầu vào năm 1929 giữa hai thành phố lớn nhất nước là Pyongyang [B́nh Nhưỡng] với Kyungsung [Séoul = Xêun bây giờ] mà ngày nay nh́n lại, người dân xứ này khó ḷng không nghĩ đến bàn tay  kỳ quái của «định mệnh».

Khi Nhật thất trận thê thảm và sự đô hộ của Nhật cáo chung sau thế chiến thứ hai, tổ chức bóng đá quốc gia đổi tên thành Liên Đoàn Bóng Đá Hàn Quốc năm 1948. Mặt khác, năm này cũng chứng kiến sự xuất hiện song song của hai nhà nước cừu địch, với hai nền bóng đá cạnh tranh trên trường quốc tế. Về chính trị, Cộng Hoà Hàn Quốc và Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên ra đời cách nhau chỉ một tháng; về bóng đá, để khẳng định sự tồn tại của ḿnh, Nam Hàn gia nhập Tổng Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA (trước Bắc Hàn 10 năm), đồng thời tham dự Thế Vận Hội lần thứ 12 ở Luân Đôn. Sau cuộc nội chiến (1950-1953), Nam Hàn cũng đăng kư ngay vào Tổng Liên Đoàn Bóng Đá Á Châu AFC vừa được thành lập năm 1954.

Kể từ đây, Hàn Quốc trở thành quốc gia Viễn Đông đầu tiên được biết đến về bóng đá, với những thành tích thuộc vào loại cừ ở Á Châu: Cộng Hoà Hàn Quốc (Nam Hàn) tham dự Giải Vô Địch Bóng Đá Toàn Cầu lần này nữa là lần thứ 7 [1]  trong khi Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên (Bắc Hàn) chỉ mới góp mặt được một lần (Anh, 1966). Riêng ở Á Châu, Nam Hàn đoạt cúp vô địch Á Châu 2 lần (1956, 1960). Suốt thập niên 1960, đội bóng Nam Hàn tung hoành và được các đối phương tặng cho danh hiệu là đoàn «mănh hổ Châu Á», đúng như biểu tượng trên cờ hiệu. Nam Hàn c̣n là liên đoàn bóng đá tiên tiến trong nhiều lănh vực khác: đăng cai tổ chức một giải vô địch quốc tế cho Á Châu kể từ năm 1971 (từng gọi là Cúp Park, Cúp Tổng Thống Park, Cúp Tổng Thống, rồi Cúp Hàn Quốc từ 1995) và một giải vô địch nhà nghề trong xứ kể từ năm 1983 (với hiện thời 10 câu lạc bộ, và trên dưới 3 triệu khán giả mỗi năm).        

Bốn năm trước, được FIFA giao cho trọng trách tổ chức World Cup 2002 chung với Nhật Bản, Cộng Hoà Hàn Quốc trưởng thành thêm một bước. Khác với Bắc Triều Tiên, bất ngờ vào đến tứ kết năm 1966 với chỉ một lần tham dự, Nam Hàn chưa vượt thoát được ṿng đầu lần nào, do cũng chưa thắng được trận nào, sau 5 lần dự giải. Ngày nay, Nam Hàn dẹp bỏ tự ái để mời một HLV Âu Châu là Guus Hiddink hướng dẫn. HLV trưởng gốc Hà Lan này đă nêu ra 3 nhược điểm chính của đội bóng lúc đó được xếp thứ 41 trên thế giới trong bảng xếp hạng của FIFA:  thiếu một nhạc trưởng có tầm cỡ,  thiếu trao đổi giữa các tuyển thủ do tập quán «kính lăo», và đấu pháp pḥng ngự cá nhân.

Hiddink đưa nhiều cầu thủ trẻ vào đội h́nh, từ chối giữ một đội h́nh duy nhất mà uyển chuyển thay đổi tùy theo đối phương, và nhất là chủ trương pḥng ngự theo vùng. Bốn trận đấu cuối cùng trong chuyến «du học» của đội bóng từ mấy tháng nay cho thấy ông đang ráo riết cải tiến lối pḥng ngự, v́ tin rằng Nam Hàn phải chơi pḥng ngự - phản công trong ít nhất 2 trận (trước Ba Lan và Bồ Đào Nha). Ông đă đoạt được nhiều kết quả khả quan: chỉ thua Uruguay 1-2, ḥa với Tunisie 0-0, thắng Phần Lan 2-0, hoà với Thổ Nhĩ Kỳ 0-0.

Về cầu thủ, ngoài một Hong Myung Bo giàu kinh nghiệm (33 tuổi, 122 lần được tuyển), Hiddink có thể trông cậy ở nhiều cầu thủ đầy tham vọng đang chơi trong các giải vô địch ở Âu Châu (Lee Dong Gook, Ahn Jung Hwan, Seol Ki Hyeon), ở Úc (Choi Sung Yong), hay Nhật (Park Ji Sung, Yoon Jong Hwan, Choi Yong Soo, Hwang Sun Hong), và ngay cả trong nước. Liệu họ sẽ có đủ khả năng đáp ứng chăng kỳ vọng của cả một nước đang trông đợi nh́n thấy mănh hổ của ḿnh hoá rồng, cất cánh vào ṿng 2 của World Cup, sau khi đă mọc cánh bay vào quỹ đạo của thế giới công nghiệp?     

*

Đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng chung cuộc của World Cup 2002 là một phép lạ mà có lẽ ngay chính Nam Hàn cũng không chờ đợi. Người ta có thể giải thích kỳ tích này bằng nhiều lư do:  lợi thế của nước tổ chức (ư chí cầu thủ, nhiệt t́nh khán giả), thể lực «sâm Cao Ly», tài cán hay may mắn của Guus Hiddink. Tất cả đều đúng, song vẫn c̣n thiếu sót nếu không nói đến thời gian thi đấu: bắt đầu vào cuối tháng 5 thay v́ giữa tháng 6 để tránh mùa giông băo quen thuộc ở vùng Đông Nam Á, «World Cup 2002 là cuộc thi đấu của sự mệt mỏi» đối với phần lớn các đội bóng ngoài 2 nước tổ chức, theo lời cựu tuyển thủ Đức và nay là Trưởng Ban Tổ Chức Weltmeisterschaft 2006 Franz Beckenbauer. 

Do cầu thủ không kịp dưỡng sức sau một giải vô địch quốc gia kéo dài đến cận ngày khai mạc World Cup, hầu hết các đội tuyển Âu Châu không dồi dào thể lực (chủ yếu thuộc nhóm các quốc gia la tinh:  Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha, Ư) hay các đội Nam Mỹ có nhiều tuyển thủ chơi ở Tây Âu đều đến dự ṿng chung kết trong t́nh trạng ít nhiều phờ phạc. Nam Hàn đă thắng Bồ Đào Nha 1-0, Ư 2-1, Tây Ban Nha 0-0 rồi 5-3 trong loạt đá luân lưu, chủ yếu nhờ sức chịu đựng bền bỉ hơn; c̣n Pháp bị loại ngay từ ṿng đầu như Achentina. Điều này không hạ giá chiến công của Nam Hàn, nhưng «mănh hổ cánh rồng» nay phải tái lập một thành tích tương đương, nếu muốn khoá miệng kẻ lắm chuyện. 

 

Cuộc thi đấu giành vé đến Đức không suôn sẻ như dự tính. Được mời thay Guus Hiddink, HLV trưởng gốc Bồ Đào Nha Humberto Coelho mất việc ngay từ trận thứ hai, v́ chỉ thủ hoà với đội yếu Maldives 0-0 trên sân địch, và bị thay thế bởi Jo Bonfrère, cùng quê hương với kẻ đă thực hiện giấc mơ của Nam Hàn 4 năm trước. Trừ một trận hoà 1-1 trên sân Liban, Jo thắng tất cả các trận c̣n lại, đẩy Liban, Maldives và Việt Nam ra ŕa để vào đợt 2 của ṿng loại. V́ một trận hoà 1-1 với Ouzbekistan trên sân địch và 2 trận thua Ả Rập Xê Út  (0-2 ở Dammam, 0-1 trên sân nhà), dù đoạt được vé thứ nh́ tham dự Weltmeisterschaft 2006 với 3 trận thắng và loại được Koweit với Ouzbekistan, Jo lại phải nhường chỗ cho HLV Hà Lan thứ ba là Dick Advocaat: ở đây người ta không đùa với chiến thắng.

 

Thời cầu thủ, Dick chơi ở hàng giữa với phong cách «phu khuân vác» hơn là «thi sĩ», và đă từng đá cho các câu lạc bộ Hà Lan (Ado, VVV Venlo, Sparta Rotterdam, Utrecht, Haarlem) cũng như Bỉ và Hoa Kỳ. Sự nghiệp HLV của Dick bắt đầu năm 1984, khi ông được Rinus Michel, nhà chiến lược của Ajax và đội tuyển quốc gia gọi vào tăng cường ban kỹ thuật của Liên Đoàn Bóng Đá. Từ đấy, sự nghiệp HLV của Dick qua lại giữa một số câu lạc bộ trong nước (Haarlem, SVV/Dordrecht’90, PSV Eindhoven) hay ngoại quốc (Glasgow Rangers, Borussia Mönchengladbach) với đội tuyển áo cam. Sau 2 lần làm phụ tá cho Rinus Michel (Mondiale 1990, Euro 1992), Dick được mời làm HLV trưởng. Tại World Cup 1994, ông đưa đội nhà vào gặp Brazin ở ṿng tứ kết và chỉ thua đội sẽ đoạt chức vô địch này 2-3.  HLV Louis Van Gaal không đoạt được vé tham dự World Cup 2002 cho Hà Lan, «tiểu tướng lănh» (biệt danh của Dick, để phân biệt với «đại tướng lănh»  Rinus) lại được mời cầm quyền trong chiến dịch Euro 2004, và đội áo cam chỉ bị đội chủ nhà Bồ Đào Nha loại 2-1 ở ṿng bán kết. Từ năm 2005, ông nhận trách nhiệm HLV trưởng đội Nam Hàn, với những kết quả nói chung là khả quan.

 

Về phía cầu thủ, đội tuyển kỳ này mất một nửa số tuyển thủ cốt cán của 4 năm trước: Hong Myung Bo đă treo giày để vào ban kỹ thuật sau 135 lần được tuyển, Yoo Sang Chul, Hwang Sun Hong, Choi Yong Soo, Kim Tae Young cũng rút lui, c̣n Lee Dong Gook bị chấn thương, Dick chỉ vớt lại được Choi Jin Cheul (dù đă 35 tuổi). Với tuổi trung b́nh của 23 cầu thủ được tuyển xấp xỉ mức 26, bài toán khó của HLV là t́m ra đội h́nh tối ưu cùng với thế quân b́nh ở cả 3 hàng thủ, giữa và công, để có thể vừa sử dụng được cả kinh nghiệm của nhóm lính già (6 ông trên 30, 13 ông trên 25) lẫn sự hăng say của đám tân binh (10 cậu dưới 25, 8 dưới 23). Liệu sâm Cao Ly c̣n đủ để tăng cường sức chịu đựng của các lăo tướng vẫn chiếm đa số trong đội h́nh lư tưởng trên giấy tờ chăng, trước các đội dồi dào thể lực và ít mệt hơn 4 năm trước? Mấy trận đấu chuẩn bị chưa mang lại giải đáp dứt khoát, dù thất bại 0-2 trước Ghana là lời cảnh cáo miễn phí rất đáng quan tâm.  

 

 

 

VƠ QUANG HÀO

World Cup 2002

Weltmeisterschaft 2006

 

CỘNG HOÀ HÀN QUỐC

(NAM HÀN)

 

 

 

QUỐC GIA

Diện tích:

Dân số:

Mật độ

TSP quốc nội/đầu người

Tuổi thọ b́nh quân

99.000 km2

hơn 48 triệu

490,34/km2

19400 đô la/năm

75-76 tuổi

TỔ CHỨC

Liên Đoàn Bóng Đá Hàn Quốc (Nam Hàn)

[Korea Football Association]

 

Số cậu lạc bộ đăng kư:

Số cầu thủ đăng kư:

Năm thành lập

Năm gia nhập FIFA

Năm gia nhập ACF

Asian Football Confederation

 

1933

1948

1954

 

Đứng tên tổ chức

 

 

THÀNH TÍCH

Cúp Vô Địch Toàn Cầu

[FIFA World Cup]

Tham dự ṿng chung kết 7 lần (1954, 1986, 1990, 1994, 1998,  2002, 2006)

Vào đến bán kết năm 2002, (thua Đức 0-1), đứng thứ 4 (thua Thổ Nhĩ Kỳ 2-3).

Cúp Tổng Liên Đoàn

[FIFA Confederation Cup]

 

 

Cúp Á Châu

[Asian Cup]

 

 

 

Vô địch 2 lần (1956, 1960)

Vào chung kết 3 lần (1972, 1980, 1988)

 

Trên bảng xếp hạng FIFA

 

Đứng thứ 30

Trước WM 2006

Thế Vận Hội (môn bóng đá) [Olympic Games]

 

Á Vận Hội (môn bóng đá) [Asian Games]

 

 

 

 

Vô địch 3 lần

(1970, 1978, 1986)

Cầu thủ xuất sắc

 

 

 

WELTMEISTERSCHAFT 2006

 

DANH SÁCH TUYỂN THỦ

SỐ ÁO, TÊN HỌ

TUỔI, LẦN TUYỂN, BÀN

CÂU LẠC BỘ

Thủ môn: 3

 

 

01  LEE Woon Jae

33 tuổi, 95 lần.

Suwon Samsung

20  KIM Yong Dae

26 tuổi, 15 lần.

Seongnam Ilhwa

21  KIM Young Kwang

23 tuổi, 05 lần.

Chunnam Dragons

Hàng thủ: 8

 

 

02  KIM Young Chul

30 tuổi, 10 lần, 01 bàn

Seongnam Ilhwa

03  KIM Dong Jin

22 tuổi, 33 lần, 02 bàn

FC Seoul

04  CHOI Jin Cheul

35 tuổi, 61 lần, 04 bàn

Chonbuk Hyundai

06  KIM Jin Kyu

21 tuổi, 21 lần, 03 bàn

Jubilo Iwata (Nhật)

12  LEE Young Pyo

26 tuổi, 83 lần, 05 bàn

Tottenham Hotspur (Anh)

18  KIM Sang Sik

30 tuổi, 40 lần, 02 bàn

Seongnam Ilhwa

22  SONG Chong Gug

27 tuổi, 49 lần, 03 bàn

Suwon Samsung

23  CHO Won Hee

20 tuổi, 13 lần, 01 bàn

Suwon Samsung

Hàng giữa: 7

 

 

05  KIM Nam Il

29 tuổi, 65 lần, 01 bàn

Suwon Samsung

07  PARK Ji Sung

25 tuổi, 59 lần, 05 bàn

Manchester United (Anh)

08  KIM Do Heon

23 tuổi, 31 lần, 05 bàn

Seongnam Ilhwa

13  LEE Eul Yong

30 tuổi, 46 lần, 02 bàn

Trabzonspor (Thổ Nhĩ Kỳ)

15  BAEK Ji Hoon

21 tuổi, 11 lần.

FC Seoul

17  LEE Ho

22 tuổi, 10 lần.

Ulsan Hyundai

Hàng công: 5

 

 

09  AHN Jung Hwan               

30 tuổi, 59 lần, 16 bàn

MSV Duisburg (Đức)

10  PARK Chu Young

20 tuổi, 17 lần, 05 bàn

FC Seoul

11  SEOL Ki Hyeon

27 tuổi, 65 lần, 13 bàn

Wolverhampton (Anh)

14  LEE Chun Soo

26 tuổi, 61 lần, 07 bàn

Ulsan Hyundai

16  CHUNG Kyung Ho

26 tuổi, 39 lần, 05 bàn

Gwangju Sangmu

19  CHO Jae Jin

24 tuổi, 19 lần, 05 bàn

Shimizu S-Pulse (Nhật)

Đội h́nh dự kiến, nếu chơi 4-4-2:

Lee Woon Jae

Lee Young Pyo, Kim Jin Kyu, Choi Jin Cheul, Song Chong Gug

Kim Do Heon, Kim Nam Il, Park Ji Sung, Lee Eul Yong

Ahn Jung Hwan, Seol Ki Hyeon

 

 

 

VƠ QUANG HÀO

Weltmeisterschaft 2006

 

 

 

 

 

 



[1] Sau Thụy Sĩ 1954, Mêhicô 1986, Ư 1990, Hoa Kỳ 1994, Pháp 1998, Hàn-Nhật 2002.