TỪ KHỦNG HOẢNG BÓNG ĐÁ

TỪ KHỦNG HOẢNG BÓNG ĐÁ

sang

KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN

*

Bóng đá Pháp đang trải qua một cuộc khủng hoảng thể thao và tinh thần chưa từng có, hậu quả của hành động phản kháng Liên đoàn Bóng đá quốc gia (Fédération Française de Football – FFF) của các tuyển thủ, dưới h́nh thức tẩy chay buổi tập dượt trước trận cầu quyết định với Nam Phi ngày 20-6-2010. Trong giới báo chí quốc tế, có người đă không ngần ngại so sánh hành động này với cuộc nổi loạn của thủy thủ trên tàu Bounty[1] xa xưa; người khác th́ cho rằng khi nói về kỳ World Cup 2010 này, đời sau sẽ chỉ nhớ lại tên của đội vô địch thế giới và cuộc đ́nh công hi hữu của đội tuyển quốc gia Pháp. Và tất nhiên là, trong nước, giới truyền thông cũng như dư luận  cũng đồng loạt kết án và phỉ nhổ đội bóng.  

Nào quốc thể, màu cờ sắc áo. Nào thất vọng, nhục nhă ê chề cho dân chúng, cho cổ động viên. Nào mất hợp đồng quảng cáo với các nhà tài trợ, các xí nghiệp… Với bao cái nào ấy, người ta chỉ quên mất mỗi… cụ Voltaire,  kẻ đă từng phát biểu vào thế kỷ thứ 17: «Tôi không đồng ư với những ǵ anh nói, nhưng tôi sẽ tranh đấu tới chết để anh có quyền phát biểu ư ḿnh»(«Je ne suis pas d'accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu'à la mort pour que vous ayez le droit de le dire»). Câu nói ấy, cái lư tưởng ấy chỉ là văn hóa Pháp, là sự vĩ đại của nước Pháp, trong mắt người nước ngoài thôi sao? Khi cấm bất kỳ một người nào bị báo chí kết tội dù đúng hay sai phát biểu, người ta đă chối bỏ văn hóa Pháp, đă tự chối ḿnh. Trước đây họ từng xem đàn bà là cái giá áo: «Làm đẹp đi, và ngậm miệng lại»Sois belle et tais toi!»), bây giờ họ nói với cầu thủ, như với trẻ con: «Đá cho hay, c̣n th́ câm miệng lại» («Sois bon et tais toi!»). Ta gọi thế là công lư chăng?

Điều nghịch lư là sự bất công, một cách nào đó, cũng có phẩm chất của nó! Nó gây phẫn nộ và đoàn kết; và căm phẫn tập thể dẫn đến dấy loạn. Thượng bất chính, hạ tất loạn là thế. Người ta đề cao sự đoàn kết, và buộc tội cầu thủ thiếu đoàn kết, thậm chí rơi vào nạn phe đảng. Nhưng khi các cầu thủ đoàn kết để phản đối sự tiết lộ một câu chửi nặng nề chỉ nên giữ trong nội bộ pḥng nghỉ, th́ báo chí nhân danh quyền được thông tin của người dân như thể sau mỗi phiên họp Hội đồng Chính phủ, dân chúng Pháp đều được thông tin thẳng thắn về lập trường và lời lẽ chính xác của mỗi bộ trưởng trên mọi vấn đề, như thể chưa hề có một bộ trưởng nào bị trừng phạt v́ đă hớ hênh tiết lộ «bí mật pḥng kín» của Hội đồng Chính phủ! Họ kết tội sự đoàn kết từ chối ra sân tập luyện để phản đối việc bịt miệng và trục xuất một cầu thủ có tội phỉ báng HLV là hành động phản giáo dục đối với trẻ em, trong khi lại phơi bày ngay tại Hạ Viện cảnh tượng ngài thủ tướng gồng lưng bào chữa cho một ông bộ trưởng[2] đang bị vấy bẩn bởi một hai x́-căng-đan tiền bạc. Gương đoàn kết thật là đẹp đẽ cho con trẻ! Cầu thủ chỉ có quyền đoàn kết trên sân cỏ mà thôi, và chỉ các vị lănh đạo nước Pháp mới có quyền đoàn kết trên mọi vấn đề, kể cả những chuyện bê bối nhất hay sao?

Từ thất bại bất ngờ tại World Cup 2002, sự loạng quạng trong ṿng đầu của World Cup 2006, và thất bại thê thảm tại Euro 2008, từ cú cụng đầu của Zinedine Zidane trong trận chung kết World Cup 2006, đến «bàn tay ếch» của Thierry Henri trong trận đá vớt quyết định với Eire ở ṿng loại World Cup 2010 này, và cuối cùng là cuộc phiêu lưu của cái... cẳng giữa của Frank Ribery vào chốn vị thành niên, đúng là h́nh ảnh đội bóng và cầu thủ Pháp sau Mondial 1998 lem nhem đến nỗi, theo một cuộc thăm ḍ dư luận trước World Cup, les bleus một trong những đội tuyển ít được cảm t́nh nhất thế giới. Nhưng trong sự phá sản của bóng đá và đội tuyển Pháp hiện nay, cuộc nổi loạn từ chối ra sân tập dượt trước một trận đấu quyết định của các tuyển thủ chỉ là cái cây đă che khuất cánh rừng.

*

Trách nhiệm trước hết nằm ở giới lănh đạo bóng đá và nhật  báo thể thao L’Équipe.

Ở sự mù quáng và lộng quyền của Liên đoàn Bóng đá Pháp. Chỉ kẻ mù quáng mới không nh́n thấy rằng Raymond Domenech hoàn toàn không có khả năng dẫn dắt đội tuyển quốc gia, và do đó, không được sự tín nhiệm của giới bóng đá, từ một số viên chức trong Liên đoàn đến các giới truyền thông, kể cả dư luận trong nước – và quan trọng hơn hết, của các tuyển thủ và cựu tuyển thủ. Bất chấp mọi lời cảnh báo, Domenech đă được giữ tại chức từ tháng 7-2004 đến nay, và chuyện phải xảy ra đă xảy ra. Mặt khác, chỉ kẻ không biết giới hạn quyền lực của ḿnh mới có thể cấm một cầu thủ bị báo chí xuyên tạc tự bênh vực công khai, v́ đây đơn giản là một quyền con người bất khả chuyển nhượng. Sau một tuần thách thức dư luận, ngài chủ tịch uy quyền của FFF từ 20 năm nay (1990-2010) cuối cùng đă tuyên bố từ chức (28-6-2010), nhưng phải chăng Jean-Pierre Escalettes là người duy nhất phải rút lui trong tập đoàn quyền lực mà cựu tuyển thủ Pháp Emmanuel Petit gọi là nền Cộng ḥa cây chuối[3][4]?

HLV quốc gia Raymond Domench phải chia sẻ phần trách nhiệm cao và nặng nhất này với Liên đoàn Bóng đá Pháp.  Cầu thủ chuyên nghiệp (1970-1986) nổi tiếng chơi dữ một thời, Domenech đă 8 lần mặc áo đội tuyển Pháp (1973-1979), và sau khi giải nghệ từng làm HLV cho  vài clubs bóng đá nhà nghề (Mulhouse, Lyon). Năm 1993, Domenech trở thành HLV cho đội Hy Vọng (đội tuyển B) Pháp, nhưng suốt 10 năm không thắng nổi một giải quốc tế lớn nào, dù cũng vào được đến trận chung kết tại Euro Espoir 2002. Được đưa lên làm HLV cho đội tuyển A năm 2004, Domenech cùng đội tuyển Pháp đoạt vé vào ṿng chung kết World Cup 2006 ở Đức, Euro 2008 ở Thụy Sĩ - Áo, và cuối cùng là World Cup 2010 ở Nam Phi.

Nhưng đâu là thành tích thực sự của vị HLV giữ kỷ lục «HLV quốc gia tại chức lâu nhất» từ trước tới nay này? Domenech đă ba lần liên tiếp (2006, 2008, 2010) đưa đội tuyển Pháp vào đến ṿng chung kết một giải thi đấu lớn ư? Đúng, nhưng sự khó khăn ở ṿng loại của các giải này cũng đă bị hạ thấp không ít, khi có thêm nhiều Liên đoàn bóng đá mới tham dự, sau sự phân ră của một số quốc gia đông Âu. Vào đến trận chung kết World Cup 2006 ư? Thật ra, đấy là nhờ ở sự trỗi dậy của các tuyển thủ sau hai trận mở màn thảm hại (chỉ hai trận này mới đúng là thành tích thực sự của HLV Domenech!), với tinh thần «cùng sống cùng chết» mà báo chí đă ca ngợi sau đó suốt năm. Tại Euro 2008, tuyển Pháp không vượt qua nổi ṿng loại, và sau khi bị đội  Ư loại 2-0 trở về, trong khi cả nước Pháp lo âu trước sự sa sút và tương lai của đội tuyển, để chứng tỏ rằng không có ǵ đáng lo, rằng ta đây vẫn làm chủ t́nh thế và đ... thèm lưu tâm đến những lời ong tiếng ve chung quanh, «kẻ bất tài tự măn nhất» («le nul le plus imbu de sa personne») nước Pháp này không t́m ra cách khiêu khích dư luận nào xấc láo hơn là hỏi cưới cô kư giả thể thao Estelle Denis[5] ngay trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài truyền h́nh M6, khiến dư luận đă bất măn càng điên tiết hơn. 

Trách nhiệm c̣n nằm ở ư chí phục thù của tờ nhật báo thể thao L’Equipe. Trước Mondial 1998, một kư giả của tờ này đă tấn công HLV Aimé Jacquet và nhiều cầu thủ được ông tuyển chọn một cách láo xược, tàn nhẫn và hết sức lố lăng; sau khi đoạt chức vô địch thế giới, Aimé Jacquet đă đánh giá kư giả này là «bất tài và bất lương» («incompétent et malhonnête»), và dứt khoát «Không, tôi không tha thứ» («Non, je ne pardonne pas»). Quan hệ vốn đă xấu giữa đảng bóng đá với giới báo chí giấy ngày càng tệ hơn, và có thể xem như đoạn tuyệt hẳn với sự xuất hiện của một HLV quốc gia «ta đây» số một, đồng thời cũng là cao thủ trong nghệ thuật khiêu khích báo chí. Và tất nhiên là L’Equipe đă không bỏ lỡ cơ hội trả thù khi vớ được tin giật gân, kể cả bằng biện pháp bóp méo sự thực: khi đăng h́nh Anelka và Domenech mặt đối mặt ở trang nhất, với câu chửi tục tằn bên trên, tờ báo gợi ư rằng Anelka đă ném thẳng vào mặt HLV Domenech những lời lẽ đó, trong khi sự thực là tuyển thủ này chỉ lẩm bẩm trong một góc pḥng. Loan tin không chính xác và có hậu ư như trên không thể gọi là thông tin, mà cần phải được gọi chính danh là xuyên tạc. 

*

Thật ra, khi đoàn kết để phản đối sự kiện một đồng đội bị người ta tước mất quyền tự do phát biểu, các cầu thủ Pháp đă tự xác nhận như những con người trưởng thành và có ư thức về quyền làm người của ḿnh, cho dù sự từ chối ra sân tập dượt trước một trận cầu định mệnh có thể không phải là h́nh thức hành động khôn ngoan nhất. Nhưng khi cả nước Pháp chấn động, rồi lớn tiếng xỉ vả nhóm tuyển thủ của ḿnh, th́ điều đáng lo ngại không phải chỉ là t́nh trạng sức khỏe của bóng đá Pháp mà là của toàn thể quốc gia – dù bóng đá có đúng là một «hiện tượng xă hội toàn diện»[6] theo nghĩa của Marcel Mauss hay không –, bởi v́ qua cuộc khủng hoảng này của nó, người ta có thể bắt mạch được t́nh trạng sức khỏe của nhiều lĩnh vực xă hội khác trên toàn nước Pháp. 

*

Thật sự là có một cuộc đảo lộn giá trị lớn, khi trong suốt thời gian  khủng hoảng và bản ḥa tấu «danh dự tổ quốc lâm nguy», không một tiếng nói bất đồng nào cất lên. Tập thể 23 tuyển thủ Pháp đă đoàn kết nhất trí[7], không phải để bênh vực câu chửi nặng nề của Anelka, mà nhằm chống lại việc ngăn cấm kẻ bị báo chí vu khống phát biểu để tự bênh vực. Từ chối nh́n nhận nội dung này mà chỉ tập trung trên h́nh thức tẩy chay buổi tập dượt của hành động phản kháng, phải chăng dư luận Pháp đă vô t́nh xác nhận rằng, ngày nay, chiếc cúp vàng vô địch thế giới bóng đá có giá trị hơn hẳn quyền tự do phát biểu được ghi trong bản tuyên ngôn nhân quyền, hơn cả tinh thần đồng đội vốn là nền tảng của thể thao, và hơn cả tinh thần bao dung phảng phất trong câu văn của Voltaire? Điều chướng tai gai mắt hơn nữa là trong cùng một thời điểm với cuộc khủng hoảng này, một ông bộ trưởng bị báo chí tố cáo lạm quyền và tham nhũng lại nghiễm nhiên có quyền tự bênh vực tại Quốc Hội, có quyền được hưởng sự đoàn kết bênh vực của nhiều nhân vật đồng đảng trong chính quyền, và đâu phải bất cứ ai, mà chính là của ngài Tổng thống và ngài Thủ tướng chính phủ? V́ bộ mặt của Nhà nước không có giá trị biểu trưng trước dư luận quốc tế bằng bộ mặt của bóng đá Pháp chăng? V́ cảnh tượng phơi bày tại Hạ Viện ít có giá trị giáo dục cho trẻ con hơn bóng đá chăng? Hay v́ ông bộ trưởng là nhân vật quyền  thế, c̣n Anelka th́ không?

Nếu thể diện của nước Pháp có thể biểu hiện ở phong cách hành xử của một ê-kíp bóng đá Pháp vào thời điểm mà cả thế giới đều hướng mắt về sân cỏ Nam Phi, th́ chắc chắn là nó c̣n phải được thể hiện nhiều hơn nữa trong phong cách cai trị của một ê-kíp chính quyền đang nắm trong tay vận mệnh quốc gia, với những vấn đề cực kỳ khó khăn. Mặt khác, nếu nhà thể thao có vai tṛ giáo dục không thể bàn căi là nêu gương đoàn kết,  phấn đấu để vượt khó cho con trẻ, th́ vai tṛ giáo dục của nhà chính trị chắc chắn c̣n phải hiển nhiên, cao cả và trọng đại hơn nhiều, bởi v́ chính các ngài mới đích thực là đối tượng để «kẻ dưới trông lên, người ngoài trông vào» mà định giá trị tinh thần của một quốc gia. Nicolas Anelka đă nổi khùng và chửi rủa cấp trên. Các tuyển thủ Pháp đă đoàn kết chống việc cấm phát biểu và trục xuất Anelka khỏi khách sạn Pezula ở Knysna bằng một hành động không được dư luận tán đồng và cả nước lên án. Ông bộ trưởng Eric Woerth bị nghi ngờ lạm dụng quyền thế và lem nhem chuyện phong b́ tiền bạc. Ông tự bênh vực tại Hạ Viện; ngài Thủ tướng François Fillon cũng đăng đàn bênh vực, và cả Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng lớn tiếng biện hộ cho ông trên diễn đàn quốc tế và trong nước. Cho hai tháng hè, trẻ em Pháp không thiếu những bài học; không chắc rằng loại gương nguy hại nhất cho việc nên người và làm công dân tốt của các em mai sau đă đến từ đội bóng đá!

Cuộc khủng hoảng c̣n cho thấy bộ mặt của một sự kỳ thị chủng tộc chỉ tạm lắng dịu trong xă hội sau thành tích vô địch thế giới năm 1998. Pháp là nước đầu tiên ở Âu châu đă có ư thức kiến tạo một đội tuyển bóng đá quốc gia nhiều màu da, (blanc, black, beur) và trong khi chính sách này đang trở thành một khuôn mẫu được nhiều nước láng giềng – vốn bảo thủ hơn trên vấn đề chủng tộc – bắt chước[8], th́ một số giọng điệu hằn học của quá khứ đă nhân cuộc khủng hoảng này lộn về quấy phá. Từ tin đồn có sự chia rẽ trong nội bộ đội tuyển trên đường ranh đen – trắng, đến lời chứng của bà Bộ trưởng Thể thao Roselyne Bachelot tại Quốc hội – một bọn «du đăng chưa trưởng thành» (ám chỉ các tuyển thủ da đen, đa số) đă áp đặt quyết định tẩy chay buổi tập dượt lên «đám trẻ con sợ hăi» (các tuyển thủ da trắng, thiểu số) – chính sách xét lại có thêm cơ sở để đ̣i hỏi một đội tuyển quốc gia hoàn toàn da trắng và Kitô giáo. Để   tham dự vào cuộc thi đấu nào, hay chỉ để diễu hành trong ngày Quốc khánh?

VƠ QUANG HÀO

Saint Denis, 29-7-2010

 

 



[1]  Cuộc nổi loạn của đoàn thủy thủ lật đổ thuyền trưởng William Bligh và chiếm chiếc tàu Bounty của hoàng gia Anh đă xảy ra ngày 28-4-1789.

[2]  Eric Woerth là Bộ trưởng Bộ Lao động (từ 22-3-2010), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngân sách (18-5-2007 đến 22-3-2010), và từng đứng đầu tổ chức vận động tài chính cho cuộc tranh cử tổng thống của Nicolas Sarkozy năm 2007. Ông bị báo chí cho là đă dùng uy thế chính trị của ḿnh để đưa vợ vào làm cho hăng Clymene là công ty quản lư phần tài sản tài chính của bà Lilianne Bettencourt (người giàu nhất nước Pháp), đă nhận phong b́ (150000 euros đóng góp bất hợp pháp) cho cuộc vận động tài chính tranh cử tổng thống của Sarkozy, và đă bán rẻ đất công ở Compiègne cho một công ty tư.

[3]  Xuất phát từ kinh nghiệm công ty quốc tế United Fruit Company (sau trở thành Chiquita Brands International) đă lũng đoạn nhiều chính quyền ở Trung Mỹ và vùng biển Caraibes trong suốt 50 năm, ngăn cản mọi nỗ lực cải cách nhằm phân phối đất cho dân nghèo để có thể tiếp tục khai thác các đồn điền chuối và bóc lột nông dân ở đấy, từ này ám chỉ một chính quyền hay một nhóm quyền lực bè phái, lũng đoạn và thối nát; thành ngữ có thể xem như tương đương trong tiếng Pháp là «république des copains et des coquins» («cộng ḥa bồ bịch và đểu giả»).

 

[5] Estelle Denis là kư giả trách nhiệm chương tŕnh «100% Foot» của M6 lúc đó. Cô có với Raymond Domenech 2 con tuy không cưới hỏi. Màn cầu hôn trực tiếp truyền h́nh của Domenech đă diễn ra ngày 17-6-2008 trên đài M6, chỉ vài giờ sau khi Ư loại Pháp (2-0) khỏi giải Euro 2008.

[6]  «Phénomène social total», khái niệm xă hội học của Marcel Mauss (1872-1950). Một hiện tượng là « hiện tượng xă hội toàn diện » khi nó là  kết tinh của hầu hết mọi chiều kích xă hội.  

[7]  Sau phát biểu của Jérémy Toulalan ngày 11-07 trên tờ Journal du Dimanche, khó ḷng c̣n tin vào huyền thoại «bọn du đăng thiếu chín chắn» («caïds immatures») đă áp đặt cuộc tẩy chay cho «đám trẻ sợ hăi» («gamins apeurés») của bà Bộ trưởng thể thao Roselyne Bachelot. 

[8]  Cầu thủ da đen đầu tiên được tuyển vào đội bóng quốc gia Pháp là Raoul Diagne, gốc Sénégal, năm 1931. Ở Anh, Viv(ian) Alexander Anderson là cầu thủ da đen đầu tiên được tuyển năm 1978, nhưng anh sinh trưởng ngay tại Nottingham. Ở Đức, phải đợi đến năm 2001, cầu thủ thực sự da đen gốc Ghana là Gerald Asamoah mới được tuyển lần đầu, sau hai tuyển thủ lai là Erwin Kostedde và Jimmy Hartwig, năm 1974. Nhưng kỳ Weltmeisterschaft 2010 này, đội Đức đă tŕnh làng một đội bóng gồm nhiều cầu thủ có gốc gác từ các quốc gia bên ngoài như Ba Lan (Miroslav Klose, Lukas Podolski, Piotr Trochowski), Brazil (Cacau), Ghana (Jérôme Boateng), Thổ Nhĩ Kỳ (Serdar Tasci, Mesut Oezil), Tunisia (Sami Khedira).