PhongThanh

Nhận định chính trị
 

PHONG THÁNH

 

«Sự vinh quang đôi khi là một ngộ nhận,

và có thể là ngộ nhận lớn nhất»

 (Jorge Luis Borgès)

 

1

Phong thánh không phải là độc quyền của tôn giáo và của các giáo hội. Tại nhiều nước, nhất là những nước trọng đạo đức lễ nghĩa ngày xưa ở Phương Đông, như Trung Hoa và Việt Nam, vua chúa và người b́nh dân nhiều khi cũng phong thánh, dĩ nhiên là theo những h́nh thức dân tộc của họ, cho những người mà xă hội xem là xứng đáng được tôn thờ. Ở Việt Nam ta, câu chuyện phong thánh xa xưa nhất, nhiều t́nh tự dân tộc nhất là chuyện «Phù Đổng Thiên Vương» hay chuyện «Thánh Dóng», được truyền khẩu qua nhiều thời đại, sang đến đời Trần th́ được Vũ Quỳnh với Kiều Phú ghi lại thành văn, và đưa vào LĨNH NAM CHÍCH QUÁI, tập truyện cổ dân gian nổi tiếng.

Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm lấn nước ta. Vua mới sai sứ đi rao trong nước để t́m người tài giỏi ra giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (tỉnh Bắc Ninh) có một cậu bé, đến ba tuổi c̣n chưa biết nói, chỉ nằm ngửa chứ không ngồi dậy được, đột nhiên đ̣i mẹ cho mời sứ giả đến. Khi gặp sứ thần, cậu bé xin nhà vua sai đúc một con ngựa, một thanh kiếm, một roi và một nón sắt, để cậu đi đánh giặc. Sứ giả về tâu lại, nhà vua tuy kinh sợ nhưng cũng mừng rỡ làm đúng theo lời. Khi ngựa và các món vơ khí đă đúc xong, cậu bé vươn vai một cái thành người cao lớn hơn một trượng, rồi nhảy lên ngựa, đầu đội nón, tay kiếm, tay roi ra trận. Phá tan giặc Ân rồi, con người thần kỳ ấy đi đến núi Sóc Sơn th́ biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng, sau phong làm «Phù Đổng Thiên Vương».

Đó là câu chuyện thời huyền sử, có giá trị tượng trưng hơn là giá trị xác thực. Nhưng thời chính sử cũng có những vị anh hùng dân tộc được phong thánh. Trần Quốc Tuấn, người đă đánh tan quân Mông Cổ xâm lược, là một. Ông là người có công to với đất nước, lại ăn ở thật là công chính với mọi người, nên từ vua đến dân, ai cũng tôn kính. Ông được phong làm «Thái Sư», «Thượng Phụ», «Thượng Quốc Công», «B́nh Bắc Đại Nguyên Soái», rồi «Hưng Đạo Đại Vương»; vua lại sai người về Vạn Kiếp làm sinh từ để thờ ông nơi dinh cư ông đóng ngày trước. Được tôn thờ từ khi c̣n sống, ông là một vị thánh sống hiếm hoi, nếu không phải là độc nhất của dân tộc; lúc ông mất đi, nhân dân nhiều nơi vẫn tiếp tục lập đền, xây tượng để tưởng nhớ công đức của ông. Những người đă từng sống tại Saigon, chẳng ai c̣n lạ ǵ ngôi đền ở đường Hiền Vương hay pho tượng ở bến Bạch Đằng.

Qua hai ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam không thiếu ǵ anh hùng, nhưng không bao nhiêu người được phong thánh. Một «B́nh Định Vương» Lê Lợi chẳng hạn, vị anh hùng áo vải đă gian khổ kháng chiến chống quân Minh trong mười năm trời, kể từ ngày khởi nghĩa ở Lam Sơn đến ngày đại thắng ở Chi Lăng, chiến công lừng lẫy, tài thao lược có thừa, thế mà không thấy trong sử sách ghi được nhân dân lập đền thờ. Hay là cái đức độ của ông, khi trở thành vua Thái Tổ nhà Hậu Lê, đă một phần nào bị nhem nhuốc đi, v́ những chuyện bạc đăi và giết hại công thần? Người đời sau, khi đứng trước bia Vĩnh Lăng ghi tạc sự nghiệp của nhà vua, chẳng mấy ai không bùi ngùi nhớ lại lời thề ở Lũng Nhai, không chạnh ḷng nghĩ đến những Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn và Phạm Văn Xảo.

Không có «Đức Thánh Lê» mà lại có «Đức Quan Thánh», một nhân vật Trung Hoa thời Tam Quốc không có liên hệ ǵ đến vận mạng của đất nước! Những ai có đọc TAM QUỐC, chắc đều chia sẻ với nhau một t́nh cảm khi đọc đến đoạn Quan Vân Trường chết trận: câu chuyện gần như không c̣n lư thú ǵ nữa! Và bởi v́ mọi người đều cảm phục những hành động anh hùng, kính trọng lối sống nhân nghĩa của Quan Công, nên mặc dù chẳng hề bị ai bắt buộc cả mà, ngoài người Hoa và người gốc Hoa, nhiều người Việt Nam cũng lập bàn thờ để thờ phụng ông trong nhà.

2

Phong thánh như vậy, nhiều người có thể sẽ chê là không có nguyên tắc. Sự thiếu nghiêm túc đó chỉ là bề ngoài. Cái cơ sở chung của những chuyện phong thánh nói trên là những người được phong thánh phải vừa có thành tích, lại vừa có nhân phẩm; nghĩ cho cùng, th́ phần sự nghiệp chỉ là điều kiện cần, mặt đức độ mới là điều kiện cần và đủ. Và điểm hay của nó là, một khi đă hội đủ hai điều kiện trên, th́ không c̣n có sự kỳ thị giữa người trong nước với người nước ngoài, theo đúng tinh thần «bốn bể đều là anh em».

Điều đó nói lên bản chất của một dân tộc vừa trọng đạo lư, vừa biết sống bao dung, và trong một chừng mực nào đó cũng có tinh thần quốc tế. Nhưng nếu bao dung không phải là chấp nhận bừa băi, nó cũng không có nghĩa là trộn lẫn lung tung. Người ta lập đền, xây tượng «Hưng Đạo Vương» để mọi người Việt Nam cùng thờ: «Đức Thánh Trần» là một vị thánh chung cho cả nước. Người ta vẽ h́nh Quan Vân Trường để ai tôn kính ông th́ mua về thờ trong nhà: «Đức Quan Thánh» chỉ là một ông thánh riêng đối với những gia đ́nh biết ngưỡng mộ nhân cách người quân tử của ông. Không có sự lẫn lộn giữa cái chung và cái riêng ở đây.

Người nước ta cũng không có cái tục tự phong thánh. Theo truyền thuyết, giải phóng đất nước xong, «Phù Đổng Thiên Vương» đă biến mất, không bắt ai thờ phụng ḿnh. Trong lịch sử, Trần Hưng Đạo, mặc dù được các vua Thánh Tông và Nhân Tông nhà Trần ban cho đặc quyền phong tước, ở nhiều cấp phong rồi mới tâu lên vua sau, đă không bao giờ tự tiện phong thưởng cho ai cả, đừng nói chi tự phong thánh cho ḿnh. Có lẽ v́ thế mà chuyện «Thánh Dóng» c̣n được truyền tụng đến nay, và «Đức Thánh Trần» vẫn măi măi c̣n trong tâm khảm người Việt.

Từ ngày thu nhập chủ nghĩa cộng sản, nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc đă bị gói gọn vào trong một cái bọc gọi là «phong kiến» để dễ vất vào thùng rác. «Đảng không bao giờ sai lầm» (mặc dù vẫn thường xuyên có những đợt «sửa sai» và bây giờ lại có cả phong trào «đổi mới»). Không bao giờ sai lầm là một thuộc tính của những bậc Vô Hạn; đă tự xem ḿnh là Thượng Đế được, th́ không ǵ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam không dám làm. «Đảng lớn nhanh như Thánh Dóng»! Tự phong thánh cho ḿnh chưa đủ, Đảng c̣n đóng vai tṛ của các vua chúa ngày xưa, phong thánh và xây lăng cho người đă sáng lập ra Đảng để mọi người cùng tôn thờ!

3

Sự xuất hiện của «Lăng Bác» ở quảng trường Ba Đ́nh làm tôi liên tưởng đến «Lăng Ông» ở khu Bà Chiểu, tức lăng Lê Văn Duyệt, một «khai quốc công thần» của triều Nguyễn. Ông Duyệt là tướng vơ, tánh t́nh tuy ngay thẳng nhưng nóng nảy, tâu đáp với vua không đủ vẻ kính phục thành thử mất ḷng vua Minh Mạng. Khi ông làm Tổng Trấn Gia Định, cha vợ vua là Huỳnh Công Lư làm Phó Tổng Trấn, ỷ thế con làm nhiều điều bạo ngược. Ông khép Lư vào tội tử h́nh, và đệ biểu về trào. Nhà vua muốn cứu cha vợ, c̣n một chước là đem Lư về trào rồi sau kiếm cách tha, mới phê vào biểu: «Lư đáng tội tử h́nh, điệu về kinh chịu tội». Ông được chiếu, dạy chém Lư, muối đầu bỏ vào thùng, niêm phong lại, ngoài đề: «Phụng thừa thánh chỉ, xử trảm tội nhân». Đă bị ghét, ông lại bị thù từ đấy.

Về sau, khi Lê Văn Khôi làm loạn thất bại, v́ bọn phản loạn đều là bề tôi cũ của Lê Văn Duyệt nên ông cũng bị kết tội lây. Mặc dù lúc đó đă mất, theo lối hành xử tiểu nhân của một số vua chúa phong kiến, ông vẫn bị lột hết chức tước phẩm hàm, mồ mả cũng bị san phẳng. Sang đến đời vua Tự Đức, nhờ sớ viết từ đời vua Thiệu Trị của quan Đông Các Đại Học Sĩ Vũ Xuân Cẩn, xin gia ân cho con cháu những công thần bị tội, Tự Đức cho truy phong ông lại một lượt với những công thần bị tội khác (Lê Chất và Nguyễn Văn Thành), và cho làm miếu thờ, để tránh khỏi cái cảnh tả trong sớ là «tàn hồn phải bơ vơ như ma trơi ngoài đồng, khác nào quỉ Mạc Ngao không ai thờ cúng» . «Lăng Ông», như vậy, khởi đầu, là cái «lương tâm bứt rứt» của vua tôi nhà Nguyễn.

«Lăng Bác», ngược lại, là cái «lương tâm trong sáng» của Đảng Cộng Sản Việt Nam. «Lăng là một công tŕnh kiến trúc có kích thước rât lớn, xây trên nơi đặt di hài của một vĩ nhân, hoặc ngày xưa, của vua chúa» (TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Nxb KHXH, 1977). Ông Hồ là người đời nay, lại không phải là vua chúa, ông chỉ c̣n có thể là một vĩ nhân. Vấn đề như vậy là ông Hồ có thực là một vĩ nhân hay không, và là vĩ nhân đối với ai? Một khi đă quyết định xây lăng cho ông (ngược với ư muốn của ông Hồ?), Đảng không thể ngăn cấm mọi người đặt câu hỏi đó.

4

Đánh giá sự nghiệp của ông Hồ là một điều khá phức tạp. Nhiều người ngoại quốc, khi nghiên cứu về ông, thường thắc mắc về tính chất cộng sản hay không của ông. Người khác lại nhận định rằng trong ông Hồ có hai con người, một con người cộng sản và một con người dân tộc, viện lẽ là ông đă tranh đấu cho chủ quyền dân tộc dưới một ngọn cờ quốc tế. Có người c̣n khẳng định rằng ông đă thực hiện được một sự tổng hợp giữa cái quốc tế và cái dân tộc. Đối với nhiều người Việt Nam, những phán đoán kiểu này không có giá trị như một sự hiển nhiên, bởi v́ nó bao hàm một định đề không hiển nhiên chút nào, là cái quốc tế và cái dân tộc không bao giờ đối kháng với nhau.

Tôi không nghĩ rằng ông Hồ đă thực sự tổng hợp được cái quốc tế và cái dân tộc; tôi nghĩ là trong cuộc đời hoạt động của ông, mặt quốc tế đă dần dần áp đảo mặt dân tộc. Đến viếng đền Kiếp Bạc, ông đă tự đánh giá ḿnh cao hơn «Hưng Đạo Vương» một bậc, v́ «Đức Thánh Trần» chỉ có kích thước dân tộc: «Bác đưa một nước qua nô lệ, Tôi dắt năm châu đến đại đồng». Cái tầm vóc quốc tế của ḿnh, ông không bao giờ quên, ngay cả khi ông viết di chúc: «V́ vậy tôi để sẵn mấy lời này, pḥng khi tôi sẽ đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lênin, và các cụ cách mạng đàn anh khác»; trong số các cụ được kể ra, chẳng có cụ nào thuộc giống ṇi Hồng Bàng (như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, hay Lư Thường Kiệt, chẳng hạn), cụ nào cũng thuộc ḍng giống Hồng Kỳ hết cả. Ông cũng thường nhắc nhở rằng Đảng phải «một ḷng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc»: giai cấp đă đi trước nhân dân, và nhân dân đi trước tổ quốc; nhân dân, theo một định nghĩa của chính ông, lại chỉ bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, và thành phần trí thức xă hội chủ nghĩa. Nếu tờ di chúc là phản ánh trung thực nhất của khối óc và con tim của một người sắp chết, th́ ông Hồ hẳn là người quốc tế hơn là người dân tộc.

Viết như thế, tôi không hề ám chỉ ông Hồ không phải là người yêu nước. Ông c̣n là Nguyễn Áí Quốc, và ông yêu nước theo lập trường của ông. Nhưng tôi thành thực nghĩ ông là người đă đi lầm đường. Có thể là những năm thuộc phần ba đầu thế kỷ này, những người yêu nước như ông Hồ khó ḷng không trở thành cộng sản: thế giới nằm giữa hai cuộc chiến tranh chủ yếu xuất phát từ những đối kháng quốc gia, các nước tư bản có thuộc địa chưa sẵn sàng nhả thuộc địa, một phong trào quốc tế đang thành h́nh với lời thề giải phóng các dân tộc và giai cấp khốn cùng (nghèo đói và bị áp bức). Nhưng ngày nay, ở vào phần ba cuối thế kỷ thứ 20, những người yêu nước, ngược lại, khó ḷng trở thành hay tiếp tục làm người cộng sản, nếu nh́n vào chiều hướng phát triển chung của cả thế giới, vào những đổi thay sâu rộng trong các nước tư bản, vào những thành quả khiêm tốn của các nước cộng sản, và vào sự bế tắc của cả hai con đường tư bản và cộng sản trước toàn bộ vấn đề phát triển thực sự xă hội và con người.

Ông Hồ đă nhầm lẫn khi ông chọn lựa đưa đất nước tiến lên dưới ngọn cờ của một chủ nghĩa lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng. Mâu thuẫn giai cấp là một dữ kiện lịch sử, nhưng một khi nó đă trở thành một cuộc tranh đấu có ư thức được nuôi dưỡng bằng căm thù - một thứ chủ nghĩa, một lẽ sống - th́ cái sự kiện đó có thể trở thành một vũ khí vừa lợi hại vừa tai hại. Lợi hại trong giai đoạn c̣n chiến đấu chống ngoại xâm, nhất là khi nó được phối hợp với chính sách đoàn kết giai đoạn của Đảng, bởi v́ ngoài các thành phần dân tộc ra, nó động viên được cả những tầng lớp bên dưới của các quốc gia thù địch. Nhưng một khi không c̣n người ngoại quốc nữa th́ nó trở thành tai hại: những người cùng có chung một tổ quốc, một văn hóa, một lịch sử, một ngôn ngữ... bỗng dưng trở thành những kẻ thù không đội trời chung! Để rồi, theo lời khuyên của Trần Thủ Độ, «nhổ cỏ phải nhổ tận gốc», hăm hại nhau đời này chưa đủ, người ta c̣n t́m ra nhiều biện pháp kiến hiệu để kềm kẹp nhau ở các thế hệ sau!

5

Ông Hồ là người có một sự nghiệp, và nh́n dưới khía cạnh quốc tế, đó là sự nghiệp của một «Kominternchik» vĩ đại; nếu một ngày kia, tất cả thế giới đều quy về một mối dưới ngọn cờ búa liềm, tất cả loài người trở thành một thứ nhân loại vô sản, sự nghiệp đó c̣n hiển hách hơn nữa. Bằng một cuộc chiến đấu dai dẳng và gian khổ vào bậc nhất, ông đă đóng góp một phần quyết định vào việc mở mang bờ cơi của chủ nghĩa cộng sản, đánh bại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc trắng, đă đưa đất nước của ông, một nước nông nghiệp lạc hậu không có bao nhiêu thợ thuyền, vào quỹ đạo của giai cấp công nhân và của khối xă hội chủ nghĩa. Không kể Karl Marx và Lênin, có lẽ trừ một Mao Trạch Đông của nước Trung Hoa rộng lớn, chẳng bao nhiêu lănh tụ cộng sản - nhất là lănh tụ nước nhỏ - có thể tự hào với những cống hiến tương tự.

Ngoài cái sự nghiệp quốc tế đồ sộ, ông Hồ c̣n là một chiến sĩ kỷ luật đến trở thành gương mẫu đối với Đệ Tam Quốc Tế. Theo đuổi cùng lúc những mục tiêu thế giới và quốc gia, về đường lối đấu tranh, ông đă luôn luôn bám sát những chuyển hướng đột ngột và sự lèo lái ngoằn ngoèo của Quốc Tế. Khi Đại Hội V (1924) Komintern đưa ra đường lối «hữu khuynh» (liên hiệp mọi lực lượng phản đế), ông cũng chủ trương cộng tác với mọi tổ chức yêu nước qua một mặt trận dân tộc (chương tŕnh của «Thanh Niên»). Khi Đại Hội VI (1928) quặt sang đường lối «tả khuynh» («giai cấp chống giai cấp»), ông thống nhất các tổ chức đảng phái theo khuynh hướng Marx-Lênin thành một đảng cộng sản duy nhất (1930), với một chương tŕnh khối (công nhân, nông dân, các thành phần lao động nghèo) chống khối (đế quốc, phong kiến, địa chủ, tư sản dân tộc) không nhân nhượng. Khi Đại Hội VII (1935) lại quặt về chủ trương «hữu khuynh» («mặt trận chống phát xít»), ông dựng lên mặt trận «Việt Minh» (1941), mở rộng sự đoàn kết ra đến cả những nhóm «thực dân chống phát xít». Đến khi Stalin giải thể Komintern (1943), ông cũng tạm giải tán «Đảng Cộng Sản Đông Dương» (1945), và thành lập mặt trận «Liên Việt» (1946). Chỉ sau khi «Đảng Cộng Sản Trung Hoa» lên nắm chánh quyền (1949), một đảng cộng sản mới tái xuất hiện ở Việt Nam (1951) với cái tên thận trọng là «Đảng Lao Động».

Theo đuổi đồng thời những mục tiêu quốc tế và quốc gia, nhưng kỷ luật và gương mẫu, ông Hồ cũng luôn luôn nhượng bộ trước những yêu sách của Quốc Tế, dù đôi khi những đ̣i hỏi này xúc phạm đến niềm tự hào dân tộc, hay thiệt tḥi cho cuộc tranh đấu quốc gia. Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1930), cấp lănh đạo Đệ Tam Quốc Tế, mặc dù chấp nhận sáng kiến thành lập Đảng, đă ngăn cấm Đảng sử dụng những sự vật tượng trưng cho Việt Nam, xem đấy là một sự lệch lạc có tính chất «quốc gia chủ nghĩa». Ông đă dùng hết uy tín của ḿnh để áp đặt cho các đồng chí sự từ bỏ mọi quy dẫn về đất nước; để tránh nghi kỵ, Đảng Cộng Sản Việt Nam c̣n đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng v́ kỷ luật và tinh thần quốc tế, ông đă chấp nhận, hai mươi bốn năm sau tại hội nghị Genève, những điều kiện chấm dứt chiến tranh thật ra chỉ phù hợp với các đ̣i hỏi chiến lược của phong trào cộng sản lúc đó, hơn là với quyền lợi của đất nước Việt Nam sau một chiến thắng vang dội như ở Điện Biên Phủ.

Nói về ông, có người đă b́nh luận rằng, trong cuộc đời hoạt động của ông Hồ, ông có hai mối t́nh: quốc tế vô sản và tổ quốc Việt Nam. Qua những dữ kiện lịch sử để lại, thật khó ḷng phủ nhận sự trọn vẹn của mối t́nh thứ nhất: không chút t́ vết, sứt mẻ. Tên tuổi ông chưa bao giờ bị lôi kéo vào các bất đồng nội bộ của Đệ Tam Quốc Tế; khác với nhiều lănh tụ cộng sản khác, ông không bị nhận ch́m, mà vẫn tồn tại nguyên vị qua bao cơn băo táp của phong trào. Chứng cớ là những người đồng chí hướng với ông không thể từ chối một sự đánh giá ca ngợi và nhất trí về ông; Đảng Cộng Sản Việt Nam xây lăng cho ông là điều dễ hiểu. Chỉ đáng tiếc là người ta đă không xây lăng ông ở Liên Xô, hiểu như thánh địa của người vô sản, bên cạnh những vĩ nhân khác của thế giới cộng sản. Tôi viết những ḍng này hoàn toàn không một chút mỉa mai.

6

Ông Hồ có một sự nghiệp, và nh́n dưới khía cạnh dân tộc, sự nghiệp đó thật là một tai họa cho tổ quốc của ông, nếu đánh giá khách quan qua thực trạng của Việt Nam ngày nay. Tất cả các mục tiêu dân tộc, bị khuynh loát bởi tham vọng cộng sản hóa toàn bộ đất nước, đă chỉ có thể dẫn đến những kết quả hoàn toàn trái ngược. Độc lập? Ông đă thành công trong việc đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; nhưng Việt Nam chưa bao giờ lệ thuộc vào đế quốc đỏ như bây giờ, và ít nhất là một phần đất nước (Cam Ranh, Hoàng Sa, Trường Sa) đă thực sự nằm trong tay các nước, các đảng đàn anh. Thống nhất? Ông đă chỉ thành công về mặt hành chánh, và đẩy lùi xa hơn nữa triển vọng thống nhất đất nước thật sự trong con tim của mỗi người dân Việt. Ḥa b́nh? Giấc mộng bá quyền của hai cường quốc mà ông dựa vào để đánh đuổi thực dân và đế quốc trắng đang đ̣i hỏi tổ quốc của ông phải trả nợ bằng một cuộc chiến tranh khác, nửa tự vệ nửa xâm lược ở Kampuchea. Phồn vinh? Việt Nam đă trở thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, một đất nước điêu tàn, một giống ṇi chia cắt, chỉ v́ những giáo điều «đấu tranh giai cấp», «chuyên chính vô sản»...

Ông Hồ có hai mối t́nh. Khác với cái thứ nhất, mối t́nh thứ hai của ông ngày càng phai nhạt với thời gian. Do đó, là lănh tụ, ông chỉ làm sôi nổi được con tim của một phần dân tộc. Chứng cớ là người Việt Nam - tôi nói những người đấu tranh yêu nước - không hề có cùng một sự đánh giá khen chê về ông. Ông không thể là một anh hùng dân tộc trọn vẹn, khi ông muốn đem cái riêng áp đặt làm cái chung cho cả nước. Chống phong kiến, ông là người của thời đại cộng ḥa, khi ông xác định bằng hành động, trong giai đoạn chiến tranh giành độc lập, là đất nước không thuộc về một ai, đất nước là của chung. Nhưng chống phong kiến, ông hăy c̣n vướng mắc quan điểm phong kiến, khi ông chiến đấu với cái định kiến là đất nước, sau khi giải phóng, phải trở thành của riêng của Đảng Cộng Sản Việt Nam - như ngày xưa, nó vẫn là vật sở hữu của ḍng họ nào đă chiếm lĩnh được ngôi báu sau mỗi cơn binh lửa.

Phong kiến hay cộng hoà, tựu trung, không chỉ là một vấn đề thời điểm, mà c̣n là một vấn đề tinh thần. «Ta là người mặc áo vải, chuyên nghề cày cấy. Nay v́ trừ bạo mà nổi binh, ḷng không nghĩ đến việc xưng vương xưng bá», với cái tâm hồn của những ngày c̣n ăn thề ở Lũng Nhai ấy, một Lê Lợi của đầu thế kỷ thứ 15 vẫn có thể là anh hùng dân tộc hiện đại. Với cái tâm địa của một ông vua sợ mất ngôi báu, đến nghi ngờ và hăm hại cả những người đă cùng ḿnh nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, vua Thái Tổ nhà Hậu Lê chỉ c̣n là một ông vua tầm thường, của một thời đại chuyên chế không đáng luyến tiếc!

Tổ quốc c̣n là nhân dân. Và ông Hồ c̣n là một lănh tụ cộng sản nói và viết rất nhiều về nhân dân, kể cả bằng văn vần; nhiều câu biểu lộ một ḷng tin sâu sắc, một t́nh cảm đậm đà: «Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong». Nhưng ông cũng là người đă lồng lên khái niệm nhân dân những giới hạn của quan điểm vô sản, như chỉ bao gồm các giai cấp công nhân, nông dân tập thể và thành phần trí thức xă hội chủ nghĩa. Tấm ḷng của ông, chung quy, chỉ hướng về những ai được ông xem là «nhân dân»; làm dân Bác Hồ lại không phải là điều dễ dàng, nếu không có được cái diễm phúc đă sinh trưởng trong một giai cấp «tiên tiến», th́ cũng phải là người đă đến với Bác qua một quá tŕnh cách mạng. Trần Thủ Độ ngày xưa, thương dân không bằng yêu cơ đồ nhà Trần, nên khi nh́n vào nhân dân, vẫn thấy sự phân biệt Lư - Trần; trong trái tim ông Hồ, lúc nào cũng thao thức một «khai quốc công thần» Trần Thủ Độ!

Mối t́nh của ông Hồ đối với «Đệ Tam Quốc Tế» là một mối t́nh lớn, nó bao trùm cả những sai lầm đẫm máu người lao động của phong trào vô sản; mối t́nh của ông đối với tổ quốc chỉ là một mối t́nh con, nó không bao hàm một nhân nhượng nào, một thứ tha nào, một tin cậy nào, đối với những người cùng huyết thống đă trót dại chống lại chủ nghĩa cộng sản, hay chỉ ngoan cố không dấn thân vào con đường ông lựa chọn cho đất nước. Dù to lớn đến đâu, nó vẫn c̣n thua kém xa lắc cái tấm ḷng của ông đối với quốc tế cộng sản. Tôi viết những ḍng này cũng hoàn toàn không một chút mỉa mai.

7

Đó là nói về sự nghiệp của ông Hồ; đánh giá cái đức độ của ông cũng không đơn giản hơn. Đầu tiên, v́ ông vẫn thường được ca tụng như một nhà giáo dục tài giỏi, người ta có thể nhận định nhân phẩm của ông qua những điều ông dạy dỗ cán bộ và đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông là một lănh tụ cộng sản có một ngôn ngữ thoạt nghe như của nhà nho; cái điểm khá đặc biệt đó của ông đă góp phần không nhỏ gây ra ngộ nhận rằng ông đă tổng hợp được cái quốc tế và cái dân tộc, cái xưa và cái nay. Thật ra, đây không phải là một sự tổng hợp chính danh, mà chỉ là cái pháp thuật «b́nh cũ rượu mới» cổ điển, nhằm sản xuất ra những viên gạch ngoại lai ngụy trang thành quen thuộc, hầu dễ dựng lên cái nền văn hóa «nội dung xă hội chủ nghĩa, h́nh thức dân tộc» mà Đảng hằng ấp ủ!

«Trung với nước, hiếu với dân» là một điển h́nh. Nếu «trung» với «hiếu» là những từ phảng phât nhân sinh quan Khổng Mạnh, th́ «nước» với «dân» là những từ phải được hiểu qua quan điểm giai cấp; «trung», «hiếu» chỉ là cái vỏ ngoài, cái ruột trong là đất nước vô sản và giai cấp công nông. Ông c̣n dạy phải cư xử với nhau «hợp t́nh hợp lư»; nhưng nếu cái lư đó chỉ là lư luận Marx-Lênin, và cái t́nh đây chỉ là t́nh hữu ái giai cấp, th́ lối cư xử này c̣n bất công và nguy hiểm hơn nữa cho những người không phải là đồng chí của ông. Những bài học đạo đức cách mạng khác cũng phải được hiểu qua lăng kính giai cấp, với tất cả sự lệch lạc của nó. «Chí công - vô tư», chẳng hạn, trong tinh thần «hợp t́nh hợp lư», đối với những đảng viên phạm pháp nhưng có thành tích cách mạng, trên thực tế, đă chỉ có thể dẫn đến một thứ công lư bè phái mệnh danh là «xử lư nội bộ».

Người ta cũng có thể đánh giá cái đức độ của ông Hồ qua những việc ông đă không làm (v́ không muốn làm hay không thể làm), khi Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy những quyết định sắt máu nhất. Ông chỉ can thiệp để chấm dứt các tṛ đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất của Trường Chinh khi sự phẫn nộ của dân chúng đă kết tinh thành từng đợt nổi dậy. Ông cũng không làm ǵ đáng kể để tránh cho giới văn nghệ sĩ miền Bắc những búa ŕu trấn áp của Đảng trong vụ «Nhân Văn Giai Phẩm», khi những người trí thức này lên tiếng tố cáo những điểm tiêu cực của chế độ. Ai biết ông đă đóng vai tṛ nào khi Trung Ương Đảng biểu quyết phát động cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam, với cái giá khổng lồ là hơn hai triệu xác chết?

Là con cháu Nguyễn Trăi, ông Hồ cũng đồng thời là một đồ đệ xa xôi nhưng trung thành và xuất sắc của Machiavel. Ở tổ tiên, ông đă kế thừa được cái ngôn ngữ nhân nghĩa. Ở sư tổ, thông qua sư phụ Lênin, ông đă thừa hưởng được lối làm chính trị «khoa học»: «cứu cánh biện minh cho phương tiện» . Ông Hoàng phải vừa là chồn cáo, vừa là sư tử; ông Hoàng không cần phải là người nhân đức, mà chỉ cần có vẻ nhân đức trước mắt mọi người. Nguyễn Trăi chỉ có thể phụng sự Machiavel, Machiavel chẳng đời nào lại phải đi phục vụ Nguyễn Trăi! Ngôn ngữ nhân nghĩa chỉ là phương tiện để thành công, ngôn ngữ nhân nghĩa không phải là cái mỏ neo để riềng con tàu cách mạng vào một bến bờ đạo đức nào hết.

Trong chiến tranh, để động viên nông dân, ông cải tổ chế độ ruộng đất: người cày có ruộng; khi lên nắm chánh quyền, để tiến tới chủ nghĩa xă hội, ông tập thể hóa ruộng đất: dân cày chỉ c̣n cái khố. Thời kháng chiến, để quyến rũ giai cấp tư sản dân tộc: giai cấp tư sản thuộc địa cũng là nạn nhân của giai cấp tư sản mẫu quốc; khi trở thành người cầm quyền, để bước vào xă hội vô sản: giai cấp tư sản dân tộc lại thuộc thành phần bóc lột, với những tội trạng ngoại suy từ bối cảnh lịch sử của nước Anh ở thế kỷ thứ 19. Cũng trong kháng chiến, để lôi cuốn các dân tộc ít người, ông cho thành lập những vùng tự trị; ngày nay, để kiện toàn nền chuyên chính vô sản, đồng bào thiểu số chỉ c̣n lại những vùng bị trị. Trong chiến tranh, ông kêu gọi «ḥa hợp dân tộc» , để xua đuổi ngoại bang và xây dựng lại đất nước «tươi đẹp hơn mười ngày nay»; khi lên nắm chánh quyền trên cả nước, nếu c̣n sống, để áp đặt và củng cố chế độ cộng sản, liệu ông sẽ hành động khác hơn những đồng chí của ông trong việc cai trị đất nước?

Điều khó tin là Hồ Chí Minh, nhà cách mạng khoa học, sẽ lại có lối hành xử của Trần Nhân Tông, một ông vua phong kiến. Bắt được tráp đựng những giấy má thư từ của một số quan dân đă tư thông với giặc Nguyên, thay v́ nghe lời đ́nh thần lục ra để trị tội, nhà vua lại sai đem đốt đi cho yên ḷng dân, t́m lại sự ḥa hợp trong nước. Cái khác nhau giữa khoa học và nhân nghĩa là thế, giữa cộng sản với phong kiến là vậy! Ôi, cái ngu của cả một đời Trần huy hoàng chưa được ánh sáng trí tuệ của chủ nghĩa Marx-Lênin rọi đến!

8

Ông Hồ có phải là người cộng sản? Những người ngoại quốc vẫn ôm nghi vấn này, bây giờ hẳn đă t́m ra câu trả lời: đất nước Việt Nam đă bị cộng sản hóa từ Bắc chí Nam. Ông Hồ có phải là người dân tộc? Những người nước ngoài chưa bao giờ có thắc mắc này, ngỡ là thừa, có thể bắt đầu tự hỏi. Đám con cháu vua Hùng đang đổi kiếp: đứa ở lại, làm người Da Đỏ, sống như dân thiểu số mạt hạng trên quê hương ḿnh, nh́n nếp sống của cha ông đảo lộn mỗi ngày trước những giá trị tinh thần lạ hoắc; đứa bỏ đi, làm người Do Thái, cố bám giữ dăm ba truyền thống của tổ tiên, trong một tiến tŕnh biến chất không thể tránh. Ông Hồ đă tổng hợp được tính Việt Nam với tính cộng sản? Những người ngoại quốc vẫn đinh ninh chân lư này có thể bắt đầu hoài nghi. Nếu dân tộc Việt Nam không chờ đợi có chủ nghĩa cộng sản mới biết đấu tranh chống ngoại xâm, biết lao động để tiến hóa; với chủ nghĩa cộng sản, dân tộc rất hiếu ḥa này đang học tập đấu, đánh, oán, thù,... giữa những đứa con cùng một mẹ!

Nếu người Việt Nam ngày nay c̣n phải đặt một số câu hỏi có liên quan ít nhiều đến ông Hồ, những câu hỏi này sẽ thuộc một loại h́nh khác. Từ 1975 đến nay, bao nhiêu người đă bỏ mạng trong các trại cải tạo? Bao nhiêu người đă làm mồi cho loại người thú, cho loài cá mập ngoài biển? Bao nhiêu người đă chết ṃn trong các trại định cư? Bao nhiêu người đă sạt nghiệp? Bao nhiêu gia đ́nh đă hết hy vọng c̣n trông thấy nhau? Bao nhiêu «con cái ngụy» không c̣n trông mong ǵ có được một ngày mai sáng sủa? «Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!». Câu ca dao của dân tộc nào, của đất nước nào, nghe sao mà đau thương, nghe sao mà lạc lơng!

Nếu chỉ v́ giết hại một số công thần, nghĩa sĩ, mà những người có công to với đất nước - như Lê Lợi - ngày xưa, đă không được người đương thời và hậu thế khâm phục đủ để tôn thờ, th́ không có lư do ǵ để người đời nay phải phong thánh cho một người thiếu cả điều kiện cần lẫn điều kiện đủ để được hưởng vinh dự đó như ông Hồ! «Lăng Bác» có thể là cái «lương tâm trong sáng» của Đảng Cộng Sản Việt Nam; tôi chỉ sợ rằng, đối với ít ra là quá nửa cộng đồng dân tộc, nó chỉ đứng sững trên đất «ngh́n năm văn vật» - đồ sộ nhưng trơ trọi giữa muôn vàn tan tác chung quanh - như một ngộ nhận của lịch sử, biểu hiệu cay đắng của một quá khứ tương tàn, một hiện tại ác mộng, một tương lai tắc nghẽn, không riêng ǵ của họ mà cho cả nước.

9

Về thăm Saigon, tôi đă chứng kiến nhiều chuyện hết sức kỳ quái. Khi nghe tin quân Trung Cộng đánh vào Lạng Sơn, nhiều người Việt Nam không thấy trong ḷng sôi sục, mà lại thấy phần nào nhẹ gánh lo âu, v́ Đảng càng mắc kẹt với đảng anh em chừng nào th́ càng để yên thân đồng bào chừng nấy! Một lần khác, xem phim thời sự trong rạp chiếu bóng, trên màn ảnh có những người vừa nối đuôi nhau đi ṿng quanh di hài ông Hồ vừa khóc nức nở, khán giả không ai bảo ai cùng cười rũ rượi! Những chuyện đó làm tôi bàng hoàng: tôi không ngờ cái hố phân cách giữa người Việt ḿnh với nhau bây giờ sâu rộng đến thế! Những người khóc đâu  phải khóc hờ: «Bác Hồ» đă đổi cuộc đời của họ từ chỗ khốn cùng lên chỗ nghèo đói, con đường tuy không bao xa, nhưng nó mang ư nghĩa của một sự giải phóng. Những người cười cũng đâu phải cười gượng: «già Hồ» đă đổi cuộc đời của họ từ chỗ sống được xuống chỗ khốn cùng, con đường có thể cũng không bao xa, nhưng nó mang ư nghĩa của một sự giải phóng nói lái.

Rốt cuộc th́ sự khốn cùng - nạn nghèo đói và nạn áp bức - tuy đă đổi thay giai cấp, nhưng vẫn c̣n nguyên đấy! Nếu gọi đó là một cuộc cách mạng th́, giữa người Việt Nam với nhau, cho tôi hỏi thật, trong cuộc đổi đời trên cả nước c̣n đang tiếp diễn này, bao nhiêu người đă khóc, bao nhiêu người đă cười, trong số những người là đối tượng của cách mạng? Bao nhiêu người đă cười ra nước mắt, bao nhiêu người đă khóc ra tiếng cười, trong số những người hoạt động cách mạng? Cuối cùng rồi, có lẽ mọi người đă chỉ có chung với nhau một giấc ḥe. «Giấc Nam Kha khéo bất b́nh, Bừng con mắt dậy...»

Nếu lăng ông Hồ xây ở một công trường đỏ nào đó trên đất thánh Liên Xô, tôi không có ǵ để nói: ông là một vĩ nhân của quốc tế vô sản. Nếu những người cộng sản Việt Nam tôn thờ ông trong nhà, tôi cũng không có ǵ để bàn: có người thờ Quan Vân Trường được v́ tinh thần truyền thống, th́ cũng có người thờ Hồ Chí Minh được v́ tinh thần quốc tế. Điều mà người ta dị nghị là Đảng đă đ̣i hỏi mọi người tôn thờ ông như một vị anh hùng dân tộc trọn vẹn, một ông thánh chung cho cả nước, trong khi đất nước đang phá sản toàn diện, cộng đồng dân tộc vỡ nát v́ cái chủ nghĩa mà ông theo đuổi. Dù sao th́ lăng ông cũng đă xây, và ông là người đă nằm xuống ngh́n thu. Tôi không viết bài này để thóa mạ người đă khuất; tôi cũng không viết bài này để chọc giận những «tṛ giỏi», những «cháu ngoan» của ông. Nhân có cuộc tranh căi về chuyện Vatican phong thánh cho một số con chiên Việt Nam ở thế kỷ 19, tôi chỉ nuôi tham vọng, bằng một đóng góp ngắn nhỏ, nhưng thẳng thắn và chân thành, làm cho mọi người thấy rơ hơn nữa sự phân hóa cùng cực của giống ṇi Việt Nam, qua trường hợp của một người, nếu không bị tha hoá v́ một chủ nghĩa không tưởng đội lốt khoa học, đă đương nhiên là người cha già của cả dân tộc.

Một ngày mai, tôi hy vọng sẽ rất gần đây, khi nước non thật sự thanh b́nh, anh em ta về, nếu có một đài tử sĩ chung cho tất cả những người đă hy sinh v́ Việt Nam, chúng ta sẽ đến chân đài cầu nguyện. Nếu lăng ông Hồ c̣n, trước khi xin biến nó thành một «Viện Bảo Tàng Những Sai Lầm Lịch Sử» từ khi lập nước, chúng ta - dù đă chiến đấu trong hàng ngũ nào - cũng nên đến đó cầu nguyện, một cách để nói, với nhau và với mai sau, rằng anh em ta đă quên hết những bài học hận thù của Bác. Cùng dựng một trụ đá khiêm tốn trên một mảnh đất nào đó của quê hương, chúng ta sẽ khắc lên đấy: «Ḥa hợp mất, dân tộc mất». Nếu chưa ai làm, chúng ta sẽ cùng xây những miếu thờ ở mỗi cửa biển, mỗi đường biên giới, cho những đồng bào đi chui đă chết oan ức, chết tức tưởi dọc đường, cho những bà con đă bỏ ḿnh nơi xứ người trong kiếp sống tha phương cầu an hay cầu thực, để tránh cho họ cái cảnh của «những ma Hời sờ soạng dắt nhau đi» mà chẳng biết đi đâu! Ở đâu, anh em ta cũng chỉ cầu nguyện một điều, là người Việt Nam, từ đây, sẽ biết măi măi thương yêu lẫn nhau.

 

Phạm Trọng Luật

THÔNG LUẬN, 10/1989