Sử học – Triết lư                                                                                               

C1

TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ

Tác giả: Wilhelm Dilthey*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Những lư do khiến ta quen tách rời các ngành khoa học nhân văn khỏi  khối khoa học tự nhiên, rồi tập hợp chúng thành một khối biệt lập, bắt rễ từ trong thâm sâu của cái ư thức mà con người có về chính ḿnh, và từ cảm nhận về tính toàn bộ của nó. Trước khi cái ư muốn t́m hiểu nguồn gốc của tinh thần mơn trớn con người, hắn đă nhận thức được từ ư thức đó cái t́nh cảm rằng ư chí của hắn là chủ nhân, rằng nó chịu trách nhiệm về mọi hành vi của hắn, rằng hắn có thể đặt mọi đối tượng vào tầm tư duy của ḿnh, rằng hắn có thể cưỡng lại tất cả mỗi khi náu ḿnh vào chiến lũy nội tâm, rằng năng lực của hắn đặt  hắn ra khỏi phần c̣n lại của thiên nhiên. Thật ra, hắn đă tự phát hiện, giữa thế giới tự nhiên này, như «một đế chế bên trong một đế chế»[1], nói theo cách diễn đạt của Spinoza*. Và, bởi v́ đối với hắn, cái tồn tại thực ra chỉ là một sự kiện ư thức của hắn, nên tất cả –  mọi giá trị, mọi cứu cánh trên đời – đều  bị rào lại trong cái thế giới tinh thần luôn luôn vận hành một cách độc lập bên trong, và mọi động thái của hắn không có định hướng nào khác ngoài việc tạo ra cái mới trong tŕnh tự của loại sự kiện tinh thần này. Một đường ranh đă tự vẽ ra như vậy giữa vương quốc thiên nhiên và vương quốc lịch sử, và bên trong vương quốc sau, giữa một tập hợp được phối hợp bởi sự tất yếu khách quan vốn là quy luật của tự nhiên, người ta chợt thấy từ một điểm lóe lên như ánh chớp cái gọi là tự do. Trong vương quốc lịch sử này, hoạt động của ư chí – ngược với những thay đổi tác động trong tự nhiên mang tính cơ học và, ngay từ đầu nghĩa là từ nguyên lư, đă chứa tất cả mọi hậu quả theo sau – hành vi của ư chí, nhờ một sự tiêu hao năng lượng và những hy sinh mà tầm quan trọng luôn luôn hiển hiện trước cá nhân như một sự kiện kinh nghiệm, cuối cùng đă sản sinh ra cái mới, và tác động của chúng dẫn đến sự tiến hóa của cả cá nhân lẫn toàn thể nhân loại. Nh́n từ ư thức con người, chúng vượt xa sự lặp đi lặp lại tự động và vô ích của những sự kiện tự nhiên, tṛ tái diễn liên tục mà nhiều người xem là lư tưởng của tiến bộ lịch sử, mà kẻ tôn thờ sự tiến hóa của tri thức ngây ngất phủ phục dưới chân như thần tượng[2].

 

Wilhelm Dilthey,

Introduction à l'Étude des Sciences humaines 

(Dẫn vào Nghiên cứu các Khoa học Nhân văn).

Trad. L. Sauzin,

Paris : PUF, 1942



[1] «Thực ra, có thể nói rằng họ quan niệm con người trong Thiên nhiên như một đế chế bên trong một đế chế (En vérité, on dirait qu’ils conçoivent l'homme dans la Nature comme un empire dans un empire)». Ở Baruch Spinoza, phát biểu trên nhằm phản bác những người tin rằng con người có tự do ư chí (xem giải thích câu trích dẫn trên ở phần Triết học của chúng tôi trên TLGD; ở đây, Dilthey đă sử dụng chính phát biểu của Spinoza để khẳng định ngược lại sự tồn tại của tự do và «vương quốc của lịch sử».

[2] Về ư tưởng này, có thể dẫn thêm phát biểu trứ danh của Dilthey khi tác giả đối lập khoa học về tự nhiên với khoa học về con người: «Chúng ta giải thích thiên nhiên; chúng ta hiểu đời sống tinh thần» (Wilhelm Dilthey, Le Monde de l’Esprit (Thế giới Tinh thần), Paris, Aubier, 1947, q. I, tr. 150.)