Tự do ư chí

C1

«Họ quan niệm con người trong thiên nhiên

như một đế chế bên trong một đế chế»[1]

(Baruch Spinoza, Éthique)

Tác giả: Florence Perrin & Alexis Rosenbaum

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Phán trách này của Spinoza nhắm vào những người cảm thấy đau khổ trước tội ác, v́ họ cho rằng tội lỗi là hệ quả của những quyết định tự do. Con người để lộ khả năng làm điều ác của ḿnh, khi hắn đầu hàng sự cám dỗ. Thế nhưng, một lời kết án như trên có chính đáng chăng?

Trách cứ này giả định rằng con người có tự do ư chí, nhờ đó hắn mới có khả năng làm chủ được mọi ham muốn của ḿnh, trong khi tất cả các động vật khác đều phải chịu quyết định của những xung lực cai trị chúng. Trong trường hợp này, con người là một ngoại lệ, bởi hắn có thể thực thi trên bản thân ḿnh một đế triều không bị đế chế vĩ đại của thiên nhiên thống trị. Tuy nhiên, Spinoza nhận định, như một sinh vật, con người chỉ có thể là một phần của thế giới, và không ǵ cho phép ta nghĩ rằng, trong điều kiện đó, hắn thoát khỏi luật tự nhiên được. Ư thức tự do của hắn là một ảo tưởng, giống như một viên đá có thể tưởng nó tự do khi rơi trong khoảng không mà không bị cản trở – trong khi thật ra, nó lại hoàn toàn bị quy định bởi luật rơi của vật thể; con người cũng tưởng tượng có tự do quyết định về  hành vi của ḿnh như vậy, khi không có hiểu biết về những cơ chế đă dẫn dắt hắn tới chính những lựa chọn đó.

Thoát khỏi ảo tưởng này, vai tṛ của triết gia là đặt con người vào ṿng quyết định của thiên nhiên trở lại. Qua một tầm nh́n thoáng rộng hơn, đam mê không c̣n xuất hiện như dấu hiệu của một ác tật tội lỗi nữa, mà như hệ quả của những cơ chế cảm xúc cần được chuyển hướng. Lúc đó, cốt lơi của vấn đề là sự giải phóng con người, tiệm tiến và được hỗ trợ bởi lư trí, hơn là sự đ̣i hỏi tự do tuyệt đối.

Florence Perrin & Alexis Rosenbaum

Citations philosophiques expliquées

(Trích dẫn Triết học Luận giải),

Paris, Eyrolles, 2014, tr. 152

 



[1] Trích dẫn từ: Baruch Spinoza, Éthique, Phần 3 (Tựa). «En vérité, on dirait qu’ils conçoivent l'homme dans la Nature comme un empire dans un empire». NVK