KhaTinhLichSu

Khả Tính của Lịch Sử

How Is History Possible?

(1905)

Tác giả: Georg Simmel

Người dịch: Phạm trọng Luật

 

___________________

Cùng với Maximilian Weber (1864-1920), Georg Simmel (1858-1918) là một trong những tác giả quan trọng nhất của nền xă hội học Đức giữa hai thế kỷ 19 và 20. Ông trước tác trong nhiều lĩnh vực: từ triết học, xă hội học hành động, kinh tế xă hội học, tâm lư xă hội học và xă hội học của đời sống thường nhật, đến triết lư của lịch sử và lư luận khoa học. Ông được xem là cha đẻ của «xă hội học h́nh thức» (sociologie de la forme hay sociologie formelle), một khuynh hướng nghiên cứu được xây dựng trên khái niệm trung tâm là «form(e)» (xem chú thích số [7] bên dưới). Tác phẩm chính của ông gồm có: Những vấn đề triết lư lịch sử (Die Probleme der Geschichtsphilosophie), Triết lư đồng tiền (Philosophie des Geldes), Những vấn đề cơ bản của xă hội học (Grundfragen der Soziologie) Xă hội học: khảo sát những h́nh thức xă hội hoá  (Soziologie: Untersuchungen über die Formen der Vergesellschaftung).

Khả tính của lịch sử là lời tựa của Những vấn đề triết lư lịch sử. Để chuyển ngữ đoạn văn ngắn mà quan trọng này, chúng tôi chủ yếu sử dụng bản tiếng Anh [1] kèm theo một số câu trích từ bản tiếng Pháp [2], khi chúng có thể được bổ sung (trong ngoặc đơn) như lời suy diễn thêm của câu dịch trước.  

Phạm Trọng Luật

_________________________

Bằng cách nào chất liệu thô sơ của kinh nghiệm sống trực tiếp đă có thể trở thành thứ cấu trúc lư thuyết gọi là lịch sử? Ở đây, bước cải biến từ nguyên liệu sang thành phẩm thuộc về một loại h́nh c̣n cơ bản hơn là thông kiến có thể tưởng rất nhiều. Chứng minh điều này là  triển khai thêm công cuộc phê b́nh chủ nghĩa hiện thực trong sử quan - của quan điểm cho rằng khoa học lịch sử phải cung cấp được tấm ảnh trong gương của quá khứ «như nó đă thực sự xảy ra» [3] (phải tái tạo quá khứ như nó đă xảy ra trong hiện thực). Loại quan điểm này cũng phạm phải cùng một sai lầm với chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật [4], khi nó tự cho là đă sao y hiện thực mà không ngờ rằng hành động «sao chép» đó thực ra đă cách điệu hoá xuyên suốt nội dung của hiện thực đến mức nào!   

Trong sự nhận thức thế giới tự nhiên, ảnh hưởng cấu tạo của lư trí con người nói chung thường được nh́n nhận dễ dàng (người ta công nhận dễ dàng rằng chủ thể nhận thức có năng lực tạo h́nh cho những dữ kiện của kinh nghiệm). Nhưng trong lịch sử, ảnh hưởng đó khó nhận diện hơn, bởi v́ ở đây, chất liệu của lịch sử chính là tinh thần (cả đối tượng lẫn chủ thể nhận thức đều cùng mang bản chất tinh thần). Khi lư trí con người tạo dựng lịch sử, tính độc lập của loại phạm trù nó sử dụng và cách thức chúng khuôn đúc nguyên liệu không hiển thị rơ như trong khoa học tự nhiên. Và điều chúng ta cần xác định - không phải trong chi tiết (không phải trong sự áp dụng vào đề tài này hay chủ đề nọ), mà trên nguyên tắc – là chiều kích tiên nghiệm của nhận thức lịch sử. Ngược hẳn với chủ nghĩa hiện thực ở đây, khi nó xem nghệ thuật viết sử như chỉ đơn thuần là sự tái tạo những biến cố, ngoài một vài cố gắng cô đọng hoá chất liệu bằng số lượng, chúng ta phải vạch ra rằng nghi vấn kiểu Kant «làm thế nào có thể có lịch sử?», là hoàn toàn đáng nêu lên và cần được biện minh.  

Giải đáp mà Kant đă mang lại cho câu hỏi do chính ông đặt ra – làm thế nào có thể có tự nhiên? [5] – là giá trị đích thực cho một triết lư nhân sinh. Giá trị đó nằm ở phần tự do mà, nhờ Kant, ta [6] đă chiếm lĩnh được trước thiên nhiên sơ khai. Trong chừng mức là chính ta đă tạo ra thiên nhiên bằng những biểu tượng do ta xây dựng, và các quy luật cấu thành thiên nhiên đều chỉ là những h́nh thái [7] của tinh thần, tồn tại tự nhiên đă hoàn toàn lệ thuộc vào chủ quyền của ta. Tất nhiên, không phải là lệ thuộc vào tính độc đoán và tính thất thường của khí chất cá nhân, mà vào bản chất của tồn tại ta và những tất yếu của tồn tại này - loại tất yếu không xuất phát từ những quy phạm bên ngoài, mà cấu thành ngay chính cuộc sống của ta.    

Câu trả lời của Kant đă giải thoát ta khỏi một trong hai áp bức đang đe doạ con người hiện đại: thiên nhiên và lịch sử. Cả hai dường như đang bóp nghẹt nhân cách tự do và tự chủ của ta: cái trước, bởi v́ cỗ máy tự nhiên như muốn đặt tinh thần dưới cùng một thứ năng lực mù quáng  xui khiến ḥn đá rơi xuống c̣n thân cây th́ mọc lên; cái sau bởi v́ nó muốn biến tinh thần đơn thuần thành giao điểm của các đường dây xă hội vẫn luôn xoay xoắn suốt lịch sử, và giản lược tất cả sự sáng tạo của hắn vào chuyện quản lư di sản chủng tộc. Sự giam giữ tồn tại kinh nghiệm của ta bởi thiên nhiên, từ Kant trở đi, đă bị tính tự chủ của tinh thần phản kích: h́nh ảnh thiên nhiên trong ư thức ta, sự khái niệm hoá năng lực cũng như ư nghĩa của nó đối với tinh thần là những thành tựu  của chính bản thân tinh thần.    

Tuy nhiên, sự xiềng xích cái ta bởi thiên nhiên mà tinh thần vừa phá  tung đă biến thành sự xiềng xích tinh thần bởi chính hắn.  Dù tính tất yếu và sức mạnh siêu việt mà lịch sử tác động trên nhân cách của mỗi cá nhân có đội lốt tự do chăng nữa - bởi v́ lịch sử đó là của tinh thần con người -, trên thực tế, như dữ kiện, như thực tại, như một lực siêu nhân, lịch sử cũng biểu trưng sự áp bức cái ta bởi một tác nhân bên ngoài không hơn không kém. (Bao cá tính như bị hoà tan trong lịch sử, dù ḍng lịch sử đó chỉ có thể là lịch sử của tinh thần, dưới tác động của một sự tất yếu và hung bạo đâu từ trên trời rơi xuống song vẫn được mệnh danh là tự do. Thật ra, sự tŕnh bày lịch sử như hiện thực bên ngoài, như một lực siêu nhân cũng chỉ thể hiện sự áp bức cái ta bởi cái không phải là ta như ở trường hợp trên). Cám dỗ xem là tự do cái thực chất chính là cưỡng chế thông qua một lực khác lạ bên ngoài chỉ tác động một cách tinh tế hơn ở đây, bởi v́ sợi giây xiềng dùng để xích ta cũng thuộc về cùng một bản chất như chính ta.   

Sự giải phóng khỏi chủ nghĩa tự nhiên mà Kant đă hoàn tất nay lại cần phải được thực hiện với chủ nghĩa lịch sử. Có thể là trong cả hai trường hợp, cùng một phê phán nhận thức sẽ đưa đến cùng một sự   giải thoát: nghĩa là ở đây, cũng như với thiên nhiên, chính tinh thần đă tạo tác ra h́nh ảnh của tồn tại tinh thần mà ta gọi là lịch sử trong một sự giác ngộ tự chủ, thông qua những phạm trù nội tại cố hữu nơi chủ thể nhận thức. Trong tư cách đối tượng nhận thức, con người là sản phẩm của thiên nhiên và lịch sử; nhưng trong tư cách chủ thể nhận thức, con người lại làm ra thiên nhiên và lịch sử.

Cái h́nh thái qua đó hiện thực tinh thần xuất hiện trong ư thức của mỗi cái ta, để hoá thân ở một mức độ cao hơn thành lịch sử, tự nó đă là một sản phẩm của cái ta sáng tạo. Tinh thần tự ư thức ḿnh trong ḍng chuyển biến không ngừng, nhưng hắn cũng đă ghi nhớ mọi bến bờ cùng chi nhánh của ḍng vô thường ấy, và bằng cách đó chuyển hoá ḍng chảy này thành «lịch sử». Loạt bài biên khảo tiếp theo bài tựa tổng quát này đều nhằm phụng sự mục đích chung là bảo tồn sự tự do của tinh thần con người - nghĩa là hoạt động tạo-h́nh của hắn - chống lại chủ nghĩa lịch sử, bằng cùng một phương thức như Kant đă làm trước chủ nghĩa tự nhiên. (Hiện thực tinh thần mà ta gọi là lịch sử là kết quả của những sinh hoạt cá nhân; nhưng lịch sử chỉ tồn tại nhờ hoạt động của cái ta nhận thức và khả năng tạo h́nh của hắn. Và cũng chính bản thân tinh thần đă định h́nh nào bến bờ, nào nhịp điệu cho ḍng chuyển biến, và bằng cách đó cải đổi ḍng vô thường này thành lịch sử. Sự tự do của tinh thần, khả năng tạo h́nh của hắn trước loại dữ kiện phải đối phó cũng cần phải được khẳng định chống chủ nghĩa lịch sử, như Kant đă từng làm chống chủ nghĩa tự nhiên. Dù sao, đây chính là chủ đề chung cho tất cả những phân tích tiếp theo.) 

 

 



[1] Simmel, Georg. On Individuality and Social Formes: Selected Writings. Ed. and with an introd. by Donald N. Levine. London; Chicago: The University of Chicago Press, 1971. Tr. 3-5.

[2] Simmel, Georg. Les Problèmes de la philosophie de l’histoire: une étude d’épistémologie. Introd. et trad. de l’allemand par Raymond Boudon. Paris: PUF, 1984. Tr. 53-55.

[3] «Wie es eigentlich gewesen ist», theo công thức nổi tiếng của Leopold von Ranke (1795-1886), một trong những sử gia Đức lớn nhất của thế kỷ 19, đồng thời thường được xem là người đă đặt nền cho môn lịch sử khoa học. Thật ra, về tư tưởng, Ranke c̣n tin rằng có bàn tay sắp xếp của Thượng Đế trong ḍng lịch sử. Nhưng khác với Hegel, ông không xem lịch sử như sự triển khai của một ư niệm hay một xu hướng nhất quán nào đó: nếu mỗi thời đại đều có thể được hun đúc bởi một tư tưởng hay khuynh hướng chủ đạo, các tư tưởng và xu hướng này chỉ có thể được miêu tả chứ không thể được tóm tắt và tiếp cận dưới khái niệm «tiến bộ». Theo ông, mỗi cộng đồng dân tộc hay thời kỳ lịch sử đều được Thượng Đế ban cho cá tính hay bản sắc riêng biệt, và mỗi cá nhân trong cộng đồng hay ở một thời đại đều cố gắng thực hiện nét độc đáo tinh thần đó một cách hoàn hảo nhất. Do đó, một mặt, cuộc cách mạng Pháp chẳng hạn chỉ thích hợp cho nước Pháp chứ không có chỗ đứng ở nước Phổ; mặt khác, mỗi thời kỳ lịch sử là duy nhất và phải được nghiên cứu trong bối cảnh đặc thù của nó, không thời đại nào thể bị xem là thấp kém hơn so với thời đại tới sau. Về sử liệu, Ranke nhấn mạnh trên tầm quan trọng của loại tư liệu bậc nhất (nhân chứng trực tiếp, bản gốc tài liệu, v. v…) và là sử gia đầu tiên đă khai thác toàn bộ 47 tập văn khố ngoại giao của Venice trong 2 thế kỷ 16 và 17. «Wie es eigentlich gewesen ist» có thể được xem như công thức tổng hợp nguyên tắc viết sử của Ranke: sử gia phải tŕnh bày chính xác và đơn thuần những sự kiện đă xảy ra, ngoài mọi quan điểm riêng tư; và trong trường hợp này, có thể được dùng để phản bác ngay chính tác giả khi ông c̣n nh́n thấy bàn tay của Thượng Đế sắp xếp lịch sử! Trên thực tế, công thức trên bị xem là hồi kèn động viên của các tác giả thực chứng triệt để trong sử học, khi họ đánh đồng lịch sử với quá khứ, quên rằng nó chỉ là nhận thức về quá khứ, với tất cả những hạn chế của chủ thể nhận thức như Kant đă vạch ra trong sự nhận thức thiên nhiên. Do đó, ngay cả sự phê phán chính đáng của Simmel ở đây cũng cần được hiểu trong giới hạn của nó, bởi v́ sau khi đă xác định chiều kích tiên nghiệm của nhận thức lịch sử, đă chấp nhận loại hạn chế nội tại của chủ thể nhận thức như ở Kant, vấn đề «chân lư» «khách quan» vẫn luôn luôn có thể được đặt ra ở mức độ cá nhân mỗi sử gia - nghĩa là dù sao cũng không thể đồng hoá sử học với triết lư lịch sử hay tiểu thuyết lịch sử được.       

[4] Nhận định này của Simmel cũng chỉ có thể được áp dụng cho phiên bản cực đoan nhất của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, tức khuynh hướng cho rằng vai tṛ của nghệ nhân chỉ là tái tạo (sao chép, bắt chước) tự nhiên hay hiện thực trong hội hoạ hay văn học. Thật ra, các khái niệm «tự nhiên» hay «hiện thực», và «sao chép» hay «bắt chước» đều có thể được xác định trong nhiều nghĩa hoặc ở nhiều mức độ nhận thức rất khác nhau, được thể hiện bởi nhiều trường phái khác nhau, khiến cho sự phê phán trên của tác giả không phải lúc nào cũng xác đáng.      

[5] Làm thế nào có thể có tự nhiên? Ở Kant, câu hỏi trên của triết lư siêu nghiệm có thể được đặt ra trong hai nghĩa. Trong nghĩa vật chất, như toàn bộ các hiện tượng được trực nhận, câu trả lời sẽ là: nhờ sự cấu tạo của cảm năng hay cảm tính (sensibility) qua đó cảm tính có thể bị kích thích bởi những sự vật xa lạ với nó. Trong nghĩa h́nh thức, như toàn bộ các quy luật chi phối hiện tượng khiến chúng có thể được tư duy trong tương quan với một kinh nghiệm nào đó, câu trả lời sẽ là: nhờ sự cấu tạo của tri năng hay giác tính (understanding) qua đó mọi biểu hiện của cảm tính nhất thiết phải quy về một ư thức (consciousness), khiến ta có thể tư duy theo phương thức đặc thù của ḿnh trong tư cách là chủ thể nhận thức  (Xem: Kant, Immanuel. Prolégomènes à toute métaphysique future qui pourra se présenter comme science. Bản dịch của Louis Guillermit. Paris: Vrin, 2001. Tr. 89-90.)      

[6] «The ego» trong bản tiếng Anh, «le moi» trong bản Pháp ngữ. Ở đây, chúng tôi dịch là «ta» theo nghĩa chủ thể nhận thức, để phân biệt với những cái «tôi» tâm lư của Ổi, Xoài, Ất, Giáp.

[7] Ở Simmel, khái niệm «form(e)» chỉ loại nguyên tắc tổng hợp có thể lấy nhiên liệu từ cuộc sống xă hội để đúc kết thành đơn vị khảo sát, và có thể mang ba ư nghĩa. «Form(e)» có thể chỉ một công cụ phương pháp luận tương đương với mô h́nh (model, modèle), cấu trúc (structure) hay mẫu lư tưởng (idealtype, type idéal), và có thể được dịch là mẫu h́nh (mẫu h́nh kẻ lạ, nhà phiêu lưu, người nghèo). «Form(e)» cũng có thể là những h́nh thái tư duy (lịch sử), h́nh thức tương tác (xung đột, thống trị) hay h́nh thể kết hợp trong cộng đồng (hội kín). Cuối cùng, «form(e)» cũng có thể chỉ sự kết tinh của những năng lực và tương tác xă hội trong các hiện tượng văn hoá (đồng tiền, thời trang) hay định chế quốc gia (pháp luật).