Nguyễn Văn Khoa

Nguyễn Văn Khoa

“Đừng cho phép bất cứ ai cấm ḿnh đọc sách!”

SGTT.VN - Tự nhận là đứng về phía con người trí thức kiểu Socrates, với nghĩa, trí thức là hợp nhất tri (hiểu biết) với hành (bảo vệ chân lư và công lư). Nhưng cũng tự trào rằng, ḿnh chỉ là một dịch giả, kẻ dừng lại ở khả năng “tán phét về trí thức chứ không làm trí thức”.

Ông là Nguyễn Văn Khoa, người sắp nhận giải thưởng Phan Châu Trinh 2011 về dịch thuật với dịch phẩm Đối thoại Socratic 1 (NXB Tri Thức, 2011). Dịch giả này đă dành cho PV SGTT một cuộc trao đổi khá cởi mở.

 

Thưa ông, công việc của một quản đốc thư viện đại học Paris 8 trong thời gian dài (1970 – 2007) hẳn tạo điều kiện thuận lợi cho ông tiếp cận văn bản, nghiên cứu và dịch thuật triết học?

Tất nhiên, thư viện là chỗ trú ẩn của kẻ thích đọc sách mà không phải mua. Nhưng điều này cũng chỉ đúng 20 năm đầu trong nghề của tôi mà thôi. Từ khi máy vi tính được đưa vào sử dụng, nghề này trở thành một trong những nghề trí thức cực nhất, v́ phải học tất cả những ǵ mới trong ngành để chỉ lại cho độc giả.

Trong một tiểu luận tự nhận là “tán phét” về một văn bản nghiên cứu triết học Bùi Giáng, ông có nhắc tới sự đối thoại tư tưởng Đông – Tây và tinh thần “chờ đón một biến động sắp đến trong tâm thức, giữa ḷng một cuộc chơi lớn đầy bất trắc” (chữ của Bùi Giáng). Phải chăng, điều quyến rũ ông đến với triết Tây cũng là cách thế bước vào trung tâm của sự chờ đón “cuộc chơi lớn đầy bất trắc” đó?

Đấy là Bùi Giáng. Tôi chỉ đoán ṃ, tán phét. Phần chính trị: lúc đó ông ấy muốn nói Việt Nam bị kẹt trong cuộc chiến tranh lạnh. C̣n phần triết lư, chuyện Đông – Tây, th́ tôi không chắc đă hiểu đúng ư ông, v́ vậy mới tự nhận là tán phét. Bây giờ không có thời giờ xem lại. Tôi đề nghị ta nên qua chuyện khác.

C̣n chuyện đến với triết Tây và cụ thể là Socrates-Plato, tôi không biết là định mệnh hay t́nh cờ, nhưng đơn giản thế này thôi: ở Việt Nam, tôi nuốt cái triết lư của Khổng Tử không trôi, triết lư của Phật th́ lúc đó tôi c̣n bị cái vỏ tôn giáo thấy trong nhà che khuất, chỉ mới bắt đầu băn khoăn trước các vụ tự thiêu th́ sang Pháp. Ở đây, khi có chút thời giờ rảnh trong công việc, vớ lấy cái ǵ có vẻ dễ đọc, thế là gặp Socrates trong các đối thoại của Plato. Rồi nghĩ: về già sẽ dịch, dễ mà! Bây giờ mới thấm nó “dễ” cỡ nào. Quá muộn!

Trong lời dẫn nhập về thư mục Trần Đức Thảo khá kỹ lưỡng và được nhiều người nghiên cứu triết gia này quan tâm, ông viết: “trong khi bổ túc tài liệu, chúng tôi đă chọn dành ưu tiên cho loại trước tác triết học, tạm quên (quên hẳn càng tốt?) Trần Đức Thảo c̣n là người dấn thân chính trị”. Có vẻ như, những lấn cấn trong “dấn thân”, hành xử chính trị ở ông Thảo ít nhiều gây khó cho những người làm nghiên cứu tư tưởng triết học thuần tuư như ông?

Phiên dịch không đơn giản chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Nó đ̣i hỏi phải biết về môn học, về lịch sử và văn hoá của xứ sở nơi tác giả ta dịch sinh sống

Có hai việc cần phân biệt: việc làm thư mục Trần Đức Thảo và việc đánh giá sự dấn thân của Trần Đức Thảo.

Việc dấn thân của ông Thảo không liên quan ǵ đến tôi, không có chuyện tôi muốn đánh giá nó, loại bỏ những bài về nó v́ bất đồng chính kiến. Hồi trẻ, tôi cũng yêu nước và yêu Karl Marx như ai. Nhiều lắm chỉ xin tâm sự như thế này: hồi mới qua Pháp, tôi rất quư phục tấm ḷng yêu nước của ông, nên đă t́m mua hay sao tất cả những ǵ có thể t́m thấy về ông, dù lúc đó đọc cũng chưa hiểu ǵ lắm. Bây giờ nh́n lại, đôi khi tôi thấy tiếc cho nền triết học Việt Nam, và cho chính ông ấy. Giá ông ít bức xúc, ít sôi nổi hơn, ở lại Pháp, vừa nghiên cứu triết học, vừa giúp cách mạng Việt Nam từ xa (điều hoàn toàn có thể làm được), th́ ông vẫn có thể vừa không mất cơ hội tham gia trực tiếp vào ḍng tiến hoá của triết học thế giới, vừa giúp Việt Nam đào tạo thêm một thế hệ triết gia trẻ chuyên về triết Tây có tầm vóc (trong giới sinh viên Việt Nam du học tại Pháp lúc đó hay sau một chút... Phải chi tôi được học triết với Trần Đức Thảo!)... Tất nhiên, ở Việt Nam, ông cũng có thể đào tạo ra một số nhà Mác xít, nhưng chính họ cũng cần phải xuất ngoại, nếu muốn tiến xa hơn là phục vụ những đĩa ḿ ăn liền.

C̣n việc làm thư mục, thú thực là tôi rất sợ phải sưu tầm, đọc những bài chửi rủa nội bộ về ông, với loại lời lẽ như “phun nọc độc” v.v. V́ vậy, tôi đă nghĩ tốt hơn nên giới hạn phần thư mục để khỏi phải đau đầu.

Nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam cả hôm qua lẫn hôm nay, người trí thức biết là một chuyện, nhưng biết và có thể làm ǵ lại là một chuyện khác. Làm triết gia người Việt, lại có ư định gắn bó với quê hương, hẳn cũng không nằm ngoài “mẫu số chung” đó?

Đúng thế. Cho tất cả mọi người, mọi ngành. Cả đời, tôi chưa hề gặp một người Việt Nam nào không yêu nước, nhưng gặp rất nhiều những người có vấn đề với... cái lề đường, và rất sợ khi băng qua đường!

Phần chú giải và dẫn nhập của cuốn Đối thoại Socratic 1 (NXB Tri Thức, 2011) được ông thực hiện khá kỹ. Ông nghĩ ǵ về vai tṛ của người làm công việc dịch, chú giải đối với những văn bản triết học, đặc biệt là ở những hoàn cảnh học thuật bị đứt đoạn, tri thức bị bóp méo, đời sống học giới thiếu vắng không gian đối thoại lẫn độc thoại?

Cả đời, tôi chưa hề gặp một người Việt Nam nào không yêu nước, nhưng gặp rất nhiều những người có vấn đề với... cái lề đường, và rất sợ khi băng qua đường!

Một chuyện vui. Khi đọc lời giới thiệu Đối thoại Socratic 1 trên một số web bán sách, tôi ngă ngửa: Đối thoại Socratic 1 tự nhiên trở thành Đối thoại với Socratic 1, như thể… đối thoại với một ông vua Socratic Đệ nhất nào đó!

Đấy là vấn đề. Càng xa trong không gian, thời gian càng phải chú giải. Nhưng với những tác giả đương đại, chưa chắc đă dễ hơn. Bởi v́ phiên dịch không đơn giản chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Nó đ̣i hỏi phải biết về môn học, về lịch sử và văn hoá của xứ sở nơi tác giả ta dịch sinh sống.

Tôi làm kỹ như thế v́ lư do duy nhất: kỷ niệm thời trẻ, ham học mà chẳng có ǵ để đọc, nên bây giờ tôi luôn luôn nghĩ ḿnh phải dịch cho những em như thằng tôi thời đó đọc, và cố làm hết sức ḿnh để có một quyển sách giáo khoa khả dĩ mang đến cho các em ấy cái ǵ.

C̣n chuyện không khí học thuật ngày nay th́ anh rành hơn tôi. Nhưng tôi đă từng nghe một giáo sư bậc đại học tuyên bố: “Tôi cấm học tṛ tôi đọc quyển sách này”. May thay, quyển sách bị cấm đó của Max Weber bây giờ đă được NXB Tri Thức dịch và xuất bản. Như vậy là có tiến đấy chứ.

Là một người nhiều năm gắn bó với sách vở, lại là người yêu mến Socrates với tinh thần hướng đến Con người “tự biết rằng ḿnh không biết chi cả” để kiếm t́m sự hiểu biết. Là một người từng làm thư viện, giảng viên và là dịch giả, theo ông làm sao để giúp người ta hoan hỉ, yêu mến sự hiểu biết trong thời hôm nay?

Chịu thua. Có lẽ làm cho người ta yêu sách chăng? Nghề tôi là hướng dẫn, mua sách cho thiên hạ đọc. Có lần mua một quyển sách tiếng Anh cho trường, rồi ṭ ṃ theo dơi, mới thấy là một giáo sư Pháp dùng rất nhiều quyển sách đó để dạy. Ta đă có câu “không thầy, đố mày làm nên”. Có lẽ nên thêm vế thứ hai: “không sách, đố thầy làm nên”. Dù sao, đừng bao giờ cho phép bất cứ ai cấm ḿnh đọc sách.

Nhưng người ta rất ngại việc đọc triết học sẽ làm cho cuộc sống… chậm lại?

Nhầm rồi. Có khi là nhanh lên đấy. V́ rất ít có triết gia sống lâu, cứ xem trường hợp Socrates th́ biết. Câu này là nói đùa thôi!

Nghe nói, năm 2006, khi về Việt Nam, tiếp xúc với NXB Tri Thức và được biết dự án tủ sách tinh hoa, ông đă nói đại ư rằng, “tôi biết những năm sắp tới tôi sẽ làm ǵ”. Phải chăng, trở về Việt Nam với những dịch phẩm triết học đó là “kế hoạch” những năm sắp tới của ông?

Chọn lựa của người tự biết đă bước vào phần cuối đời. Tôi đă tự nghĩ:

– C̣n sống bao lâu nữa?

– Không biết.

– Làm ǵ có ích nhất cho thế hệ sau?

– Làm cái ǵ ḿnh thấy cần, mà ḿnh có khả năng hơn cả.

Tất nhiên, nó có cái giá phải trả, đó là tạm quên những cái nhiễu chung quanh.

thực hiện: Nguyễn Vĩnh Nguyên

chân dung hội hoạ: Hoàng Tường

Dịch giả Nguyễn Văn Khoa sinh ngày 11.9.1944, tại Kompong Chàm (Campuchia).

Ông học trung học tại các trường Pétrus Kư (1956 – 1960), Chu Văn An (1960 – 1963), sau đó sang Pháp học đại học. Từng làm qua các chức vụ: quản đốc thư viện đại học Paris 8 (1970 – 2007), phụ trách giảng dạy (1975 – 1995, khoa học thông tin, đại học Paris 8).

Ông c̣n được biết đến với bút danh Phạm Trọng Luật kư dưới những tản văn, tiểu luận, dịch phẩm triết học.

Ông đang tiếp tục dịch Đối thoại Socratic 2 (Plato)Raymond Aron.

Hiện sống và dịch thuật tại hai nơi, Pháp và Việt Nam.

 

“PLATO – ĐỐI THOẠI SOCRATIC 1 không chỉ là dịch phẩm”

Dịch phẩm Plato – Đối thoại Socratic 1 của dịch giả Nguyễn Văn Khoa, do nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2011, là một bản dịch khả tín tác phẩm triết học của Plato, triết gia hăy c̣n xa lạ với chúng ta. Dịch phẩm này c̣n là một công tŕnh nghiên cứu hết sức công phu về nền văn hoá và triết học Hy Lạp, cung cấp cho độc giả một kiến thức nền có hệ thống để có thể hiểu được các bản chính văn của dịch phẩm.

Đóng góp quan trọng thứ hai của dịch phẩm vào việc phát triển nền văn hoá nước nhà thể hiện ở chỗ nó đă mang đến cho độc giả một thứ tiếng Việt hết sức chuẩn mực bởi tính uyển chuyển, trong sáng và chính xác. Khi đọc dịch phẩm này, độc giả Việt Nam ắt sẽ cảm thấy tự hào v́ vẻ đẹp và sức sống mạnh mẽ của ngôn ngữ dân tộc, một ngôn ngữ không chỉ làm nên những câu thơ tuyệt vời mà c̣n làm nên những tác phẩm triết học có tính tư biện cao, đầy lăng mạn và rất lư tính.

Một dịch phẩm có chất lượng như dịch phẩm nói trên của Nguyễn Văn Khoa là niềm tự hào của bất cứ giải thưởng nào có vinh hạnh được trao cho nó.

Đinh Hồng Phúc

  

NGUỒN :

http://sgtt.vn/Loi-song/161987/%E2%80%9CDung-cho-phep-bat-cu-ai-cam-minh-doc-sach%E2%80%9D.html