QUẢNG NGĂI ĐÁNG THƯƠNG, và

 

 

Về Quảng ngăi ăn tết, có người hỏi “muốn nghe chuyện như đùa không”, nghe chứ, ba ngày xuân mà. Nghe, và chỉ có trời mới biết NÓ là ai. NÓ là   ngôi chủ thể thứ ba đại diện một sinh vật, đồ vật hay cái ǵ đó hoàn toàn cụ thể. Ấy vậy mà thiên hạ dùng chữ NÓ để chỉ một thứ rất mơ hồ không nắm bắt được mà lại tin người nghe hiểu được. Về phương diện đáng thương th́ rất nhiều nơi chớ không riêng ǵ Quảng Ngăi, và thiên hạ vừa kể vừa đỏ mặt tía tai nấc nghẹn, th́ chắc nơi khác cũng vậy. 

 

Chợ cháy, chuyện đă rồi

 

Ai cũng biết vụ cháy chợ Quảng Ngăi, và theo VnExpress ngày 10-2-2012 th́ đúng là “chuyện như đùa” v́:

Nhóm bảo vệ nói rằng trong lúc chữa cháy họ gọi máy điện thoại bàn cho cảnh sát pḥng cháy măi không được, may nhờ có anh Hiệp (tổ viên) gọi cho cháu là cảnh sát pḥng cháy chữa cháy th́ đến khoảng 5h30, tức một tiếng rưỡi sau khi phát hiện cháy, xe cứu hỏa mới đến hiện trường.

Pḥng cháy chữa cháy có điện thoại mà không canh máy th́ làm việc ǵ trong khi chờ báo có vụ cháy? rồi lại “đến muộn” ! Nhưng không cần biết sự tắc trách đó, thiên hạ chỉ trợn mắt phán “Cháy ǵ, NÓ cố ư đốt để bán đất chớ bị cháy ǵ. Chợ nằm ngay tỉnh là khu đất vàng mà, NÓ phải bán để chia nhau chớ”. NÓ là ai mà chơi tṛ đốt chợ gây thiệt hại cho “ 424 hộ kinh doanh với gần 700 lô, sạp, hầu hết bị thiêu rụi trong đám cháy, ước tính thiệt hại 200 tỷ đồng” ? Uất quá th́ noí đại vậy chớ NÓ là ngôi thứ ba số ít th́ “chia nhau” với ai, phải có nhiều người mới “nhau” chứ.

 

Mấy tháng sau đă có bảng treo trên ṿng rào khu đất trống chợ cháy. Nghe nói Trung tâm thương mại sắp mọc lên đó. Và chợ th́ “tạm” dời vào phía nam dưới chân Núi Bút cách thành phố vài ba cây số. Buôn bán hết tấp nập v́ không thuận tiện nữa. Cái chợ xưa sầm uất hiên ngang bao nhiêu th́ chợ mới giống khu di dân trong cơn thiên tai bấy nhiêu. Sạp lợp tôn lụp xụp.  Khu A vải vóc hàng tiêu dùng, khu B cá thịt rau cỏ hàng thực phẩm. Ai cũng than là cái ḷ thiêu. Sản nghiệp bị bà Hoả nuốt hết rồi, ngồi chợ mới dù có tiện nghi vẫn cứ như thiêu huống chi “chợ  tạm” kiểu vậy đến ...hết đời.

 

Bịnh viện cũ-mới, chuyện cũng đă rồi

 

Trên mảnh đất Bịnh viện Đa khoa cũ của Quảng Ngăi đáng lẽ nay đă là Bịnh viện Đa khoa quốc tế Chợ Rẫy-Quảng Ngăi. Nghe nói giữa năm 2010 đă làm lễ khởi công “rất hoành tráng”. Nhưng rồi im, và cho tới nay vẫn chỉ là  đất bỏ hoang cỏ mọc cao với vài dăy pḥng chưa phá bỏ. V́ ban đầu kư kết là Đa khoa, sau đó NÓ đ̣i Chuyên khoa, làm khó như vậy để Chợ Rẫy rút đi th́ lấy lại đất cho chỗ khác, ḥng ăn  nhiều hơn. Cho nên NÓ cho Dung Quất thuê ngay rồi, thiếu ǵ tiền, tha hồ chia nhau !

 

Để t́m hiểu NÓ là ai mà tai quái thế, ṃ trên mạng, cám ơn cái mạng này quá, nhờ nó mà t́m “mạng” nào cũng ra. Nhưng không thấy hay t́m không đúng mạch nói về “mạng” NÓ là ai và ai chia nhau đất bịnh viện cũ. Chỉ biết rằng Bịnh viện mới được cất cách đó chừng hơn cây số, nằm khu ngoại ô trước kia nghèo khó nhưng bây giờ đại lộ thênh thang, chỉ xử dụng hơn hai năm là truyền thông la ỏm tỏi xuống cấp trầm trọng, cho nên chẳng lạ lùng khi thiên hạ lại nguưt ngoáy Xây cất dối trá như vậy mà tốn 249 tỉ đồng, tiền ǵ mà rẻ rúng như giấy tiền vàng bạc cúng các bác vậy, là v́ NÓ chia nhau hơn nửa rồi!

 

Năm 1971 Nhật giúp VN xây bịnh viện Chợ Rẫy đến nay vẫn c̣n được trầm trồ vận hành quá tốt, làm cửa cách sao mà gió hiu hiu thoáng mát quanh năm. Bốn mươi năm sau, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà thầu VN xây bịnh viện mới Quảng Ngăi như sau:

Tại Khoa Sản, các pḥng chờ đều thấm mốc, ngột ngạt do không có cửa sổ hay lỗ thông gió. 

Tại pḥng chăm sóc đặc biệt sau mổ, toàn bộ trần nhà đều bị ẩm mốc. Pḥng không có cửa sổ thoát khí nên càng bịt bùng, khó thở. Môi trường không đảm bảo, ẩm mốc là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bất cập không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các pḥng, tại Khoa Sản và Pḥng mổ trung tâm của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngăi đều không có hệ thống xử lư nước thải y tế riêng, nên việc xử lư chất thải y tế (như máu, dịch trong quá tŕnh mổ) vào hệ thống cầu tiêu hoặc hệ thống rửa tay chung của y, bác sĩ. [...]

Riêng khoa mổ, hàng ngày có khoảng 50 lít máu và các dịch nhầy sau mổ đều được xử lư thông qua một bồn vốn chỉ dùng cho vệ sinh tay, mặt. BS Hồ Văn Minh - Khoa Phẫu thuật gây mê - hồi sức nói: Nhiều khi máu đóng thành cục v́ thời gian mổ lâu, nên chúng tôi phải dùng tay để bóp cho máu tan ra rồi mới đổ chứ làm sao.


Quả là đặc biệt! Hẳn ḿnh không thể nào so với Nhật, nhưng kỹ thuật là môn cố định cho mọi người, chỉ khác cái khả năng và tư cách. Tư cách không có nên chẳng có chỗ cho khả năng bước vào. Lư do này thật đáng buồn, mặc dù cũng đúng là “chuyện như đùa”.

 

Trường Đại học Kinh tế Tài chính, chuyện sắp tới

 

Hiện nằm ở La Hà, huyện Tư Nghĩa, đang có chương tŕnh mở rộng ra nhiều, lấn hầu hết đất của dân khu đó. Không biết trường có bao nhiêu sinh viên  và sẽ đào tạo thêm được những ai, nhưng nghe nói ngoài kư túc xá c̣n có sân banh, sân tennít, (có hồ bơi không?) và ǵ ǵ nữa đó th́ vui cho sinh viên quá, được cưng cỡ đó là nhất rồi, dù sao sinh viên cũng là tương lai đất nước. Nhưng phần đông người ta ngạc nhiên là giáo sư giỏi của Việt nam th́ bằng nhúm tay, làm sao họ xẻ thân giữa thủ đô Hà nội, Sá g̣n, Đà Nẵng, Cần Thơ... là những nơi có đại học lâu đời và hoạt động tốt - Ai mà c̣n hơi chạy ra Quảng Ngăi?  VN ḿnh trường mọc lên như nấm, nơí nào cũng “tiêu chuẩn quốc tế” mà sinh viên ra trường cứ lóng ngóng. Báo chí thường nói nhân viên tại chức học thêm không cần đến lớp cũng đầy ắp bằng cấp “quốc tế”. Không biết so sánh kinh phí đền đất cho dân và xây trường khắp nước với tŕnh độ làng nhàng thấp, nếu củng cố các trường lớn có uy tín và giúp sinh viên nghèo tới đó học, th́ đằng nào tốn kém hơn?

 

Đó là chưa kể thiên hạ bao nhiêu thế hệ đă sống trên mảnh đất ông cha, nay phải  dời đi với số tiền đền đất vườn chẳng đáng vào đâu cho những hạt đất đă thấm mồ  hôi nhiều đời của ḍng họ.  Dân chúng chưa thấy thành quả của trường này, chỉ thấy thành quả của “những việc khác” và thấy uất ức, cho nên lại cũng phán Ở đâu cũng muốn xây hết cái nọ tới cái kia để NÓ chia nhau, xử dụng được hay không và kết quả ra sao th́ là chuyện khác.

Lại lên mạng, rồi an ủi chắc chương tŕnh đă được nghiên cứu kỹ lưỡng rồi. Thiên hạ bảo Th́ nghiên cứu, cứ xây, nhưng c̣n thiếu ǵ đất trống sao không xây cất, sao cứ phải bắt dân dời đi chỗ khác, tức là để NÓ chia nhau, chớ chỗ đất trống th́ làm sao lươn lẹo cách đền bù...

 

Chuyện quyết định nọ kia, đối với nhà nước là chuyện trong ngày, nhưng đối với dân là cả đời của bao thế hệ; xây cất công tŕnh nọ kia đối với nhà nước là chuyện nhỏ, nhưng đối với mỗi người dân là chuyện rất to. Ư dân là ư trời, nhưng các ông lớn th́ ở tận đâu đâu, trên cao, thính tai lắm chắc cũng chỉ nghe quanh bàn họp hay trong căn pḥng, làm sao nghe được cách xa cả ngh́n cây số nhất là từ những cái miệng bé trên cổ thấp? Cho nên NÓ chia nhau th́ làm sao dân thấy, xác quyết vậy chỉ là do bức xúc.

 

Xuân Sương

3-2013