DanTayVaKhungHoang

DÂN TÂY VÀ KHỦNG HOẢNG

 

Thế kỷ 21 là thế kỷ Á châu chăng? Không những càng ngày dân Tây phương càng t́m hiểu, học hỏi, theo đạo, trân trọng Á châu, mà trong đời sống hằng ngày, v́ kinh tế khó khăn người ta cũng thường mua sắm ở chợ Á châu. Rồi với cuộc khủng hoảng hiện tại, người ta c̣n làm cái điều mà dân ta áp dụng từ nhiều thế kỷ rồi : mua vàng pḥng thân.

 

Theo thống kê ngày 9-10 của IFOP (*), hiện tại có 10% dân Pháp lục đục rút tiền khỏi ngân hàng, và tiệm vàng bắt đầu đắt khách (không phải nữ trang). Ngoài chuyện mua vàng khối, người ta khuyên nên mua những đồng tiền vàng cổ, là vật luôn luôn có giá trị. Trữ vàng ít nhiều lại nguy: để kinh tế chạy, đồng tiền cũng phải chạy, tiền nằm trong tủ là tiền chết. Chẳng lạ v́ sao nước ta không cất cánh nổi.

 

Mọi mắt đều quay về Washington, mọi tai đều hướng đến Wall Street. Truyền thanh, truyền h́nh đưa tin tức mỗi ngày, mỗi giờ; dân chúng cũng hoang mang  mỗi ngày, mỗi giờ. Tin chính vào đúng bữa cơm tối (20g), giữa bao tin tức ít nhiều quái dị, giờ lại thêm tin giật gân chứng khoán, nhà băng. Về chứng khoán th́ Dự án Paulson bên Mỹ sắp được cứu xét: tăng; bị bác bỏ: xuống; sẽ xét bầu lại: tăng; cũng chẳng giải quyết được ǵ: xuống… Tiếng Pháp dùng chữ «chute libre» để tả t́nh trạng thăng trầm chứng khoán.  Rơi té tự do th́ c̣n ǵ là đời. Trong bữa cơm mà nghe những chuyện nghẹn ngào như vậy th́ làm sao tiêu hoá cho nổi. Chính cái tâm lư đó khiến dân Pháp ưu tư hơn là t́nh h́nh thực sự. Nói thế không có nghĩa là không ai lo ngại. Ngoài dân chơi chứng khoán, dân nhiều tiền lo ngại v́ giữa các nhà băng không cho nhau vay nữa,  thợ thuyền cũng nơm nớp v́ đă có nhiều xí nghiệp sa thải, số thất nghiệp gia tăng trong tháng 8 vừa qua hơn 41000 người, tức 2,7%. Và sẽ c̣n nữa nay mai.

 

Phe tả và nghiệp đoàn lại gợi cho dân ḷng nghi ngờ khi tổng thống Sarkozy, bà Bộ trưởng Bộ kinh tế Christine La Garde, và nhiều nhân vật cao cấp chính phủ  tuyên bố là nhà băng Pháp vững như bàn thạch, những ǵ bất hạnh bên Anh không thể bơi qua biển Manche tới đất có phó mát, rượu ngon này. Bà Bộ trưởng mất điểm khi loan tin mức tăng trưởng kinh tế là 2%, trong khi thực tế chỉ 1%, và thống kê này được tuyên bố hẳn hoi trên truyền h́nh. Tổng thống Sarko quay ṃng ṃng giữa bao vấn đề, nay an ủi chỗ này, mai khích lệ chỗ kia, mốt trấn an hứa hẹn… Ngay từ khi nhà băng đầu tiên bên Mỹ phá sản, ông đă họp khẩn các bộ trưởng : phải t́m mọi cách tránh t́nh trạng nguy hiểm đó cho ngân hàng Pháp. Ông khẳng định ầm ĩ : đảm bảo «tiền tiết kiệm» bỏ vào các quỹ đầu tư nhiều rủi ro nhất sẽ được hoàn trả trong trường hợp nhà băng gặp khó khăn. Bộ trưởng ngân sách hùng hồn: Không một euro nào trong tài khoản nhà băng hay bảo hiểm nhân thọ bị đụng chạm bởi cuộc khủng hoảng. Thống đốc Ngân hàng Pháp xác định : hệ thống ngân hàng Pháp là chắc chắn nhất thế giới, phải tin tưởng nó hoàn toàn. Vậy mà đầu tháng 10, thủ tướng Fillon cho biết số «tiền dôi» của Livret A (sổ tiết kiệm b́nh dân hầu như tất cả dân Pháp đều có, vốn tối đa 15300 euros mỗi người, lăi suất 4%), đáng lẽ vẫn chỉ được dùng để tài trợ cho việc xây cất nhà xă hội và bệnh viện mà chưa dùng đến, sẽ được dùng để tài trợ cho các xí nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Các nghiệp đoàn, đảng Xanh và phe tả cho đây là một h́nh thức «cướp đoạt», rằng nhà nước lấy tiền của dân làm ăn chân chỉ hạt bột tài trợ cho những kẻ lơn tơn đùa giỡn với tiền. Và trong t́nh trạng bấp bênh hiện tại, có ǵ chắc chắn  Livret A sẽ b́nh an (nếu dân chúng sợ, ào đi rút hết tiền th́ sao?), và tài trợ cho các xí nghiệp th́ việc hoàn trả càng mơ hồ hơn nữa (nếu có rủi ro ǵ th́ bắt thang lên hỏi ông trời à?)

 

Le livret A (Sipa).

 

Họ cũng chỉ trích là chính phủ than không có tiền, mà đùng một cái bỏ ra 3 tỉ cứu văn nhà băng Dexia (của Pháp-Bỉ-Lục) khỏi cảnh nguy nan. Tiền đào đâu ra? Trong khi nợ công cộng sang năm ít nhất là 66% của PIB (**), một kỷ lục chưa bao giờ thấy.

 

Về bất động sản, mục tiêu nhà nước là xây mỗi năm 500000 căn hộ xă hội. Do t́nh trạng kinh tế, trong ṿng một năm nay đă giảm hơn 13%, chỉ xây được 400000 căn. Số bán từ đầu năm tới giờ cũng giảm 10-15%, mặc dầu mới đây các nhà băng lớn đồng ư giảm mức tiền lời, điều mà Sarkozy rất hoan nghênh.

 

Phe tả nói ǵ về khủng hoảng? - Có hai bà: cựu ứng viên tổng thống Ségolène Royal và Martine Aubry, cùng đang gườm cái ghế  Bí Thư thứ nhất đảng Xă hội sẽ bầu vào tháng 11. Aubry cho rằng đảng Xă hội là “đảng cộng hoà có trách nhiệm”,  phải sát cánh tổng thống Sarko trong hành động của ông. Theo bà th́ các câu của Sarko như: “để đảm bảo tiền kư gửi của công dân Pháp”, và “để hành động mỗi khi nhà băng gặp khó khăn”, là những câu trả lời tốt. Ségo th́ phê b́nh rằng với tư cách Chủ tịch Hiệp hội Âu châu mà Sarko “phản ứng chậm trong cuộc khủng hoảng” v́ nó đă bắt đầu từ hai năm nay. Bà cho rằng không nên làm ǵ để củng cố một hệ thống độc hại mà phải có can đảm thay đổi nó. Theo bà, cần phải thay đổi hệ thống tư bản đă trở nên điên khùng, và áp đặt ít nhất 3 nguyên tắc : hủy bỏ thiên đàng thuế, cải tổ thù lao môi giới chứng khoán, và nhà băng phải bảo đảm tiền xí nghiệp vay. Coi vậy, cùng chí hướng tả, cùng nh́n cái ghế, đâu hẳn đă cùng quan điểm.

 

Nhà nước lo quốc gia đại sự, từ ngày 4 đến 12-10 họp hành liên miên với nhiều nước để t́m giải pháp khả thi, ít nhất là bảo vệ vùng đồng euros, và mọi người có vẻ hân hoan tin tưởng. Mỗi gia đ́nh lo tề gia, bớt tiêu xài hoang phí. Rất nhiều người cho rằng đă từng gặp thời điểm tệ hại hơn, khuyên đừng nên kinh hoảng, v́ chính nó cùng sự mất điềm tĩnh mới gây nên nguy hại. Và không những chỉ tổng thống hay thủ tướng, mà các nhà kinh tế, doanh nhân, sử gia, triết gia… được truyền h́nh mời lên mỗi ngày, đều kêu gọi hăy kiên tŕ, đoàn kết, nhất là giữ b́nh tĩnh, sang froid. Máu lạnh chỉ có dân ḅ sát. Dân có vú, khi «máu lạnh» rồi chắc đâu c̣n thở nữa?

 

Xuân Sương

Paris Oct. 2008

 

(*) Institut Français d’Opinion Publique.

(**) Produit Intérieur Brut = Tổng Sản phẩm nội địa hay Tổng sản lượnng quốc nội.