Dân Tây hết chuyện chơi, buồn, cứ nhè ông tổng thống mà chọc! Chưa vị nguyên thủ quốc gia Pháp nào đời tư bị động chạm nhiều đến nỗi phải đâm đơn kiện hoài như tổng thống Sarkozy khiến ông cũng mệt. Đă điên đầu v́ khủng hoảng nay bay nước này mai đáp nước kia, lo giải quyết linh tinh đại sự mà con dân chẳng để cho yên.
Trong lịch sử nền cộng hoà Pháp, năm 1970 Georges Pompidou thắng kiện vụ dùng tên tuổi ông quảng cáo cho hiệu máy tàu ; 1976 Valéry Giscard d’Estaing thắng kiện vụ dùng h́nh ảnh ông in trên bộ bài ; từ đó về sau không một «dân ngụ cư» nào ở điện Élysée muốn dính líu đến toà án, coi như khinh khỉnh cóc thèm để ư lời xầm x́ bàn dân thiên hạ. Nhưng Sarko th́ khác, làm tổng thống chưa đầy năm rưỡi mà ông đă phải đâm đơn sáu lần :
1- Tháng hai kiện hăng hàng không Ryan Air (dùng h́nh ảnh ông và Carla du lịch bên Ai Cập làm quảng cáo không xin phép). 2- Cùng tháng, kiện báo Nouvel Observateur (đă đăng lời nhắn bịa đặt của ông cho bà vợ cũ Cécilia), nhưng băi nại v́ phóng viên xin lỗi. 3- Tháng 5, ông kiện nhà sản xuất áo T-shirt mang ḍng chữ «Sarkozy: khoan hồng dê rô» (chữ O tên ông làm đích bắn). 4- Tháng 6, ông đứng tên bên nguyên trong vụ Clearstream (cho là ông có tài khoản chui bên Luxembourg). 5- Tháng 8, một người phe tả giăng biểu ngữ «Xéo đi, đồ ngu» trước mũi xe tổng thống (cái này đă có cảnh sát trừng trị). 6- Tháng 9, ông đâm đơn vì khám phá có người cả gan dùng lậu tài khoản của mình (việc này có nhà băng lo).
Tháng 10, trong ṿng 10 ngày, Sarko đă tung ra hai vụ. 7- Kiện Yves Bertrand, giám đốc cũ của Sở T́nh báo đã đăng trên tập san Point ngày 9-10 những trích đoạn trong «sổ tay», mà Sarko cho là đụng chạm đến đời tư và vu khống ḿnh. 8- Ngày 23-10, Sarko lại kiện nhà xuất bản K&B, đòi thu hồi các hình nhân của ông đă bày bán từ ngày 9 và 1 euro danh dự. Đó là hộp gồm một búp bê vải, 12 cây kim với quyển sách 56 trang «Nicolas Sarkozy, chỉ nam vaudou», là h́nh thức trù ếm nổi tiếng ở Phi Châu. Ngoài tiểu sử hóm hỉnh của Sarko, quyển chỉ nam bày «một số phù phép thần kỳ» và mời bạn đọc châm kim vào hình nhân để «xua đuổi điều xúi quẩy». Đã xuất 20000 hộp Sarko màu xanh, bên cạnh 12000 hộp Ségolène Royal màu đỏ. Mỗi hộp giá 12,95 euros. Trên mỗi búp bê ghi những giai đoạn hay lời lẽ nổi bật của mỗi người trong hành tŕnh chính trị của ḿnh. Ví dụ Sarko có chữ «Vô lại» khi đề cập đến thanh niên ngoại ô bất hạnh, «Xéo đi, đồ ngu» mà năm ngoái ông đă phóng đến một người từ chối bắt tay ông ở pḥng triển lăm nông nghiệp. Toàn những cái người ta muốn quên đi mà thiên hạ cứ xoáy vào vết thương ḷng! Về phần Ségolène th́ v́ các chữ bà dùng không gây sốc như Sarko nên dĩ nhiên có nhắc lại bà cũng chỉ thấy tức cười, cho rằng chẳng hay ho ǵ kiện nhà sản xuất. Vả chăng phải giữ ư nghĩa khôi hài của sự việc.
Nhờ bị kiện nên cuối tuần 25-10 tiệm sách mạng Amazon hưởng lộc, búp bê Sarko đứng đầu số lượng bán, búp bê Ségo hàng thứ sáu. Cố vấn tổng thống trách nhà xuất bản «vi phạm quyền sử dụng h́nh ảnh» và yêu cầu rút búp bê về, bất tuân sẽ phạt 1000 euros/con. Bởi đối với phe kiện th́ đó là «hàng quảng cáo» trong khi nhà xuất bản cho là «sản phẩm tinh thần» bán trong tiệm sách, không bán ở hàng đồ chơi, và dùng để «tháo bớt thặng dư mãi lực». Đó là Sarko không kiện v́ dị đoan, chớ tin bùa chú là đâm kim chỗ nào, áiy, đau điếng chỗ ấy th́ làm sao hành nghề tổng thống?
Chưa hết, ngày 6-11 này, một quyển sách 48 trang chào đời mang tên «Sách tṛ chơi của Nicolas và Carla- Hăy chơi với họ!», b́a vẽ Sarko thấp bé cầm bút hí hoáy tủm tỉm khoái chí và Carla cao lớn ngồi bên cạnh. Giá 8,5 euros, do Pascal Petiot Editions xuất bản, cho rằng với quyển sách này người ta có thể «thích thú theo dơi những trôi nổi lâm li của cặp uyên ương». Không nghe Sarko đòi kiện.
Người ta đặt câu hỏi tổng thống làm vậy có quá lố chăng. Dĩ nhiên nhà xuất bản và người không ưa Sarko th́ cho là có, phải nghĩ đến khía cạnh giải trí và khôi hài của quyển chỉ nam chứ! Họ cho rằng như vậy sẽ rất đáng ngại cho «tự do», rằng tṛ đùa Guignol (các nhân vật chính trị biến thành con rối mỗi chiều trên đài truyền h́nh TF1) có thể sẽ bị dẹp bỏ. Ngại v́ căn bản là luật sư nên Sarko biết rõ luật, và rất thường dùng chữ «luật pháp» với «h́nh phạt».
Nhưng tự do nào cũng có giới hạn, phải biết tôn trọng đời tư và nói chung là hiện thân kẻ khác. Dẫu sao cũng không nên đem h́nh ảnh tổng thống một nước nào ra đùa cợt, nhất là tổng thống nước ḿnh, với mục đích để làm thương mại.
Dù thường xác định rằng tự coi mình là một công dân thường, không nằm trên cũng không nằm dưới pháp luật, nhưng tổng thống kiện quá nhiều khiến người ta cũng ớn. Nguyên thủ quốc gia được hưởng quy chế tư pháp đặc biệt, ông không bị truy tố nhưng lại có thể truy tố tùy thích. Lại nữa là nói vậy cho vui chớ khi tổng thống đâm đơn, ai dám xem ông như «bất kỳ» công dân nào khác? Tổng thống nền cộng hoà là bề trên tất cả quan chức, và là chủ tịch Hội đồng Thẩm phán tối cao (cơ quan quyết định con đường công danh của thẩm phán và biện lý). Ông toà nào khùng muốn tự mình mở cửa nhà giam vào trong ấy ngồi chơi xơi nước?
Ấy vậy mà thứ tư ngày 29-10 vừa qua, Toà thượng thẩm Paris đã bác đơn, búp bế Sarko vẫn hiên ngang nằm trên quày các tiệm sách mạng. Tự do dân chủ muôn năm. Nhưng Sarko sẽ không ngừng ở đó. Không bao giờ Sarko ngừng ở đó… Hết hồi một. Xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ...
Xuân Sương
Paris, Nov. 2008