Đối với người Pháp chuyện đi nghỉ hè rất quan trọng : ngoài chuyện họ thích khám phá một nền văn hoá khác, thích phiêu lưu với một dân tộc khác

 

LIỆU CƠM GẮP MẮM

 

Đối với người Pháp, chuyện đi nghỉ hè rất quan trọng : ngoài chuyện ở mọi lứa tuổi  họ thích khám phá một nền văn hoá khác, thích phiêu lưu với một dân tộc khác, đối với dân trung niên con đi học th́ c̣n v́ lư do xă hội, là v́ con. Tựu trường, trẻ nhỏ sẽ khoe với bạn đă đi những đâu, và đó là điều chúng ít nhiều hănh diện. Dân độc thân dành dụm vài ba năm đủ tiền cho một chuyến du lịch nào đó là họ xách gói đi, khi về lại cày cục tiếp, không lo nghĩ nhiều đến ngày mai. V́ vậy thông thường sau lễ quốc khánh 14 tháng 7, thiên hạ lại lục tục xuất ngoại hoặc đi thuê nhà vùng khác (các bà mẹ Việt Nam bên ấy thường trách bây có điên không, có nhà không ở lại đi thuê!). Paris rất vắng người vào tháng 8, chỉ toàn du khách.

 

Từ khi đồng quan Pháp nhường chỗ cho đồng Euro th́ mọi cái có hơi khác, nhưng đặc biệt năm nay th́ trầm trọng, khi mà giá sinh hoạt leo thang khoảng 20 phần trăm trong ṿng 12 tháng nay, và măi lực xuống thấp chưa từng thấy từ 1987.  Thứ tư ngày 2-7 vừa qua tổng thống Sarkozy lại mới tuyên bố thêm 69 biện pháp cải tổ nhà nước, cộng với 332 dự án rồi, với hy vọng sẽ tằn tiện được 8 tỉ từ đây đến năm 2012. Các biện pháp này đặc biệt liên quan đến bộ Tư pháp, bộ Giáo dục, bộ phận Nghiên cứu đại học và bộ Ngoại giao.  Các bộ trưởng sẽ phải tăng tốc độ áp dụng trong mỗi bộ và từng điểm tiến triển của cải cách sẽ được kiểm tra mỗi ba tháng bởi bộ trưởng Ngân sách. Chính phủ cũng không quên trấn an dân công chức rằng lợi lộc của họ là làm cho dịch vụ công cộng tiến hoá để đảm bảo đường tiến thân của chính họ sung túc, đa dạng hơn.

 

Ǵ cũng tăng, trừ măi lực.

 

Mỗi năm, cứ đầu tháng 7 th́ gía vé phương tiện giao thông công cộng và cước phí bưu điện đều tăng. Lương bảo đảm tối thiểu (SMIC: Salaire minimum interprofessionnel de croissance) đă được tăng hồi tháng 5 vừa qua, đầu tháng 7 lại phải tăng lần nữa để giúp 2,5 triệu người thu nhập thấp đạt được mức lương hợp pháp 35 giờ / tuần. Dầu vậy cũng không chạy kịp thời giá. Ở Pháp xuất hiện tầng lớp “nghèo mới”, tuy có lương nhưng không “nối nổi cuối tháng này với đầu tháng sau”. Truyền h́nh thường có phóng sự về cái khó khăn của các bà nội trợ, cầm trong tay vài chục euros phải tính toán mua cái ǵ cho một gia đ́nh bốn người, bởi đặc biệt giá thực phẩm, bất động sản, dịch vụ giải trí, bị ảnh hưởng nhiều theo giá xăng. Dĩ nhiên cần xăng dầu chuyên chở, khi xăng dầu tăng th́ các thứ khác phải tăng theo. Riêng  y phục, đồ dùng trong nhà và các sản phẩm văn hoá lại tương đối  ổn định mà quư bà vẫn bớt sắm sửa, nếu trước kia thích ǵ cứ lấy không xài th́ bỏ, bây giờ đă phải nhâm nhẩm, ngần ngừ rồi ngoan ngoăn bỏ đi. Sách vở khó tăng giá.  Và món hạ duy nhất là hàng công nghiệp cao, trong nhà có vài cái máy vi tính th́ phải tự hài ḷng, không vội thay cái mới. Bây giờ điều mà chung chung ai cũng quan tâm là không để bao tử than phiền. Mọi cái khác trở thành thứ yếu.

 

Nếu từ Giáng sinh 2007, dân Pháp đă bắt đầu thắt hầu bao quà cáp, như hai con th́ chỉ đứa bé có quà, giảm thiểu tối đa giữa người lớn, th́ bắt đầu hè năm nay 61 % sẽ phải giảm bớt chi tiêu trong các tháng sắp tới, và số 50% may mắn có ăn có để sẽ để dành ít hơn. Từ khi xăng tăng, họ đă từ bỏ thói quen lái xe chạy đi mua tờ báo hay ổ bánh ḿ. Rất nhiều gia đ́nh mua máy tự làm bánh ḿ v́ chỉ sau 2 tháng là có thể lấy lại số tiền đă bỏ ra mua máy, mà bánh ḿ th́ họ ăn mỗi ngày nên hà tiện được khoản này cũng là đáng kể. Người ta cũng di chuyển bằng phương tiện công cộng nhiều hơn, hút thuốc ít hơn không phải v́ sợ bịnh hay bị cấm những nơi công cộng, mà v́ mắc. Riêng Paris chủ trương chạy xe đạp trong thành phố, ban đầu chỉ v́ lư do ô nhiễm mà đă thành công rực rỡ, giờ thêm xăng tăng giá gần gấp đôi, biện pháp này lại càng được hoan nghinh áp dụng hơn. Bây giờ ai cũng biết liệu cơm gắp mắm, và chỉ trích chính phủ thẳng tay, mỗi ngày, đến nỗi hiện giờ điểm của ông  Sarkozy chỉ c̣n 32, thấp chưa từng thấy của một tổng thống.

 

Người Pháp là một trong các dân tộc tiêu thụ thuốc men nhiều nhất thế giới, v́ hệ thống bảo hiểm sức khoẻ quá tốt nên cũng có nhiều người lợi dụng. Để hạn chế, từ đầu năm 2005 đă có biện pháp mỗi bịnh nhân phải có bác sĩ điều trị, theo dơi bịnh trạng và muốn được khám bởi bác sĩ chuyên môn trước hết phải bước qua ngưỡng cửa bác sĩ điều trị này cái đă, nếu đi bác sĩ khác th́ sẽ được hoàn tiền ít hơn. Cùng lúc khởi động chiến dịch dùng thuốc générique (đồng căn) dưới tên gọi chung quốc tế, là thuốc về căn bản y hệt như thuốc có thương hiệu, nhưng rẻ hơn. Đây là biện pháp mà hầu hết các nước phát triển áp dụng v́ tiết kiệm được 20-30% tốn kém.  Các cụ không ưa loại này, nhất định đ̣i cho được “viên màu xanh” hay viên màu đỏ, th́ phải trả tiền nhiều hơn và được hoàn lại ít hơn. Để không bị ế, các nhà bào chế hạ giá thuốc và đề nghị bác sĩ cứ ra toa thuốc như trước kia.

 

“Người thông minh là người thích nghi với mọi hoàn cảnh”, người Pháp khá thông minh, họ sẽ uyển chuyển sống với nền văn hoá của chính ḿnh bằng cách thức vẫn có cái ǵ gọi là “đi hè” ít tốn kém nhất. Và Paris plages (băi biển giả dọc sông Seine và nhiều địa điểm khác) đă rất thành công từ thuở chào đời 2002, chắc chắn dân cố thủ tại gia sẽ hưởng ứng nhiều hơn nữa.

 

Xuân Sương

(Paris, juillet 2008)