NguoiLinhCuoiCung

Tại Pháp, 15 giờ chiều ngày 8-5-1945 toàn thể chuông nhà thờ báo hiệu chiến tranh kết thúc cùng lúc đại tướng De Gaulle tuyên bố trên đài phát thanh. Dân chúng nô nức reo hò, rồi hôm đó cũng như ngày hôm sau được coi là ngày lễ. Nhưng phải truân chuyên lắm, đến năm 1982, ngày 8-5 mới chính thức vào danh sách quốc lễ. Từ đó mỗi năm vào ngày này, tổng thống Pháp đến Sở thương binh quốc gia đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ thế chiến và gặp gỡ thăm hỏi những người còn sống sót. Năm nay chỉ còn các chiến sĩ của thế chiến thứ hai, vì người cuối cùng của cuộc chiến thứ nhất đã ra đi tháng 3 vừa qua, mà lúc làm tang lễ tổng thống Sarkozy đã kêu gọi giới trẻ không được quên ơn những người đã hy sinh cho hiện tại. Cũng như lá thư của cậu Guy Môquet viết trước khi bị tử hình vào năm 1941, mà khi vừa vào điện Élysée 10 ngày, Sarkozy đã đề nghị đọc nó trong các lớp trung học ngày tựu trường. Trong khi ngày nay phe cực hữu phương Tây có khuynh hướng nguy hiểm là chối bỏ một số sự kiện lịch sử, thì cũng có khuynh hướng ngược lại, không muốn lơ là để giới trẻ thành vô ơn và coi nhẹ lòng yêu nước. Đám tang Người Lông Lá cuối cùng của thế chiến thứ nhất hồi tháng 3 vừa qua giản dị mà thấm thía trong lòng dân chúng Pháp. 

 

NGƯỜI LÍNH  CUỐI CÙNG CỦA THẾ CHIẾN

Lazare Ponticelli gốc Ý, sinh ngày 7-12-1897,  tham dự chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi nhập Pháp tịch năm 1939 trong lúc thế chiến thứ hai vừa bật lửa. Ông đã sống với tư cách một người lính xả thân cho tổ quốc, là người tốt, khiêm nhượng, anh dũng và tình nghĩa. Ông là người cuối cùng trong 8 triệu rưỡi quân nhân, đă từ giã cõi trần ngày 12 tháng 3 năm 2008 vừa qua sau 110 năm sinh sống.

 

Từ 2005, cựu tổng thống Chirac đă có ư định tổ chức tang lễ những chiến binh cuối cùng này ở tầm mức quốc gia. « Chúng ta có bổn phận tỏ ḷng biết ơn đối với tất cả  quân nhân  mọi cấp bậc, mọi nguồn gốc và  tín ngưỡng, đă đem lại vinh quang cho nước Pháp ». Sau khi từ chối lễ nghi chính thức cho tang lễ ḿnh dưới h́nh thức đó, tháng giêng vừa qua với cái chết của cựu chiến binh Louis de Cezenave, Ponticelli nhượng bộ, đã đồng ý nghi lễ được cử hành theo nghi thức quốc gia trong tinh thần nghiêm trang, miễn rầm rộ ồn ào và miễn diễu hành, chỉ cần cái lễ ở Invalides để tưởng niệm bạn bè đã hy sinh mà ông hứa sẽ không bao giờ quên họ, và cho tất đàn ông đàn bà đã tử vong trong cuộc chiến tranh ghê gớm đó. Ông chỉ muốn luôn luôn làm một người lính khiêm tốn cố làm tốt bổn phận, chỉ bổn phận thôi và tất cả bổn phận của mình. Sinh trưởng trong gia đình nghèo di cư sang Pháp năm lên 10, Ponticelli đã khai gian tăng tuổi để đăng lính. Mới đầu chỉ làm công việc đào hố chôn đồng đội tử vong. Ông đă trải qua những trận giao tranh ác liệt, trong đó có lần trên mặt trận Argonne (Pháp) ông mạo hiểm vào vùng vừa im tiếng súng cứu người. Hai quân nhân bị thương đă được cứu sống : một lính Đức có hai con và một lính Pháp có bốn con.

 

Sau chiến tranh ông cùng hai người anh em trai làm kỹ nghệ lò sưởi và các loại ống, thành công ở tầm mức quốc tế.

 

11 giờ trưa ngày 17-3, chiếc quan tài phủ quốc kỳ Pháp và 11 người lính lê dương khiêng vào nhà  thờ Saint Louis ở Invalides 5 ngày sau khi ông mất, với sự hiện diện của cựu tổng thống Chirac và đương kim tổng thống Sarkozy. Nghi lễ quốc gia buổi sáng gồm gia đình ông, các nhân vật chính quyền cùng những chiến sĩ thế chiến thứ hai,  cả các nhân vật tiếng tăm thế giới, dân sự và quân sự. Một sử gia đã nói “Nhờ ông, bạn bè mà ông nói là đă chết vô danh không ai màng đến, sẽ lấp đầy tâm khảm chúng ta. Giữa họ và chúng ta là một sự kết hợp thiêng liêng”. Bài thơ như sau do các em học sinh làm,  được đọc trong buổi lễ :  « Quư ông hăy ghi nhớ bài thơ các chữ ở đầu mà chúng cháu cùng làm : Ponticelli, P như thiên đường (paradis) nơi ông sẽ đến, O như chướng ngại (obstacle) mà ông đã vượt qua, N như tổ quốc (nation) mà ông đã bảo vệ... Nhờ quý ông, Người Lông Lá (Poilus), mà hôm nay chúng cháu được sống trong đất nước tự do. Xin cám ơn » . Và tại sao có tên Người Lông ? hẳn chẳng phải là người tiền sử. Chỉ v́ theo cách viết của các nhà văn thì đó là một kiểu tiếng lóng thân mật dành cho người can đảm, người lông mọc đúng chỗ chớ không mọc trong bàn tay, người có lông chân và bụng..., nhưng từ chiến tranh 1914 về sau danh từ này được dành cho quân nhân thế chiến vì râu tóc họ mọc tùm lum không cạo gọt.

 

Lễ buổi chiều làm ở  sân Vòm Sở thương binh quốc gia Invalides, ngoài những thành phần như trên còn có một số học sinh tiểu và trung học được mời tham dự, và bên ngoài, hai màn hình lớn phát trực tiếp buổi lễ xen kẽ với những đoạn phim tài liệu của cuộc chiến tranh thứ nhất. Rồi tổng thống Sarkozy một mình bước dưới Vòm, đặt bó hoa trước tấm biển vừa do hai học sinh kéo màn che. Đó là tấm biển tưởng niệm các chiến sĩ Pháp đã bỏ mình trong cuộc chiến :

 

“Khi mà người chiến sĩ Pháp cuối cùng của trận thế chiến thứ nhất ra đi, Tổ quốc ghi ơn những người đã phục vụ dưới cờ vào những năm 1914-1918. Nước Pháp trân trọng gìn giữ

kỷ niệm về những người đi vào lịch sử như những Người Lông Lá của cuộc đại chiến.

Ngày 17 tháng 3 năm 2008”. Buổi lễ kết thúc vào lúc 17 giờ chiều với «La Madelon» (*) của đoàn quân nhạc, bài hát của các người lông lá. Thi thể Ponticelli được hoả táng trong không khí gia đình ở vùng Val-de-Marne, tôn trọng ư muốn của ông cùng nằm với thân nhân thay vì đi vào đền Panthéon như cựu tổng thống Chirac đề nghị.

 

Trái với Pháp bất cứ cái chết nào của quân nhân thế chiến đều được đăng báo quốc nội quốc tế, nước Đức không hề cho tin tức những người lính còn sống và ngay cả cái chết cũng chỉ loan tin ơ hờ trễ nãi. Như trường hợp ông Erich Kaestner chết từ ngày 01-01-2008, thọ 107 tuổi,chỉ được báo Đức đăng tải 3 tuần sau, hầu như cùng lúc với cái chết của ông Louis de Cezenave mất ngày 20-01 mà báo chí Pháp đăng tải trang trọng. Cụ Cezenave này cũng thọ 110 tuổi. Rơ ràng các cụ nếu không chết trẻ trên chiến trường th́ sống thọ hơn người.

 

Một thế hệ đă tàn. Nhưng điều đáng buồn nhất là với cái chết của người lông lcuối cùng, kỷ niệm về cuộc chiến tranh thế giới cũng sẽ tàn lụn theo, có c̣n chăng là chỉ trong lănh vực chính trị.

Xuân Sương

Paris, Mai 2008

 

(*) Bài hát vui, rất thịnh hành trong quân đội Pháp, trở thành biểu tượng của binh lính thế chiến,