TranHuuNghiHoiPhien

 

TRẬN HỮU NGHỊ HƠI PHIỀN

 

 

Ông bà ta vẫn nói tiếng chào cao hơn mâm cỗ, tiếng chào có thể  làm  mâm cỗ đầy vơi, ngay cả lao chao. Đó là trường hợp trận đấu giữa Pháp-Tunisie hôm thứ ba ngày 14-10 vừa qua tại Stade de France. Dù các ủng hộ viên không tràn xuống sân cỏ như trận Pháp-Algérie 2001, nhưng trận đá bóng hữu nghị đă trở thành buổi hoà tấu huưt sáo.

 

Khi bài La Marseillaise do cô Lââm gốc Tunisie trổ tài trầm bổng, những con sâu ủng hộ viên đội Tunisie đă làm rầu nồi canh, không biết rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước, mặc dù đấy là việc hiếm hoi ít khi xảy ra. Ngay trưa hôm sau, tổng thống Sarkozy đă triệu tập bộ trưởng thể thao Roselyne Bachelot, thứ trưởng thể thao Bernard Laporte và chủ tịch Liên đoàn bóng đá Jean-Pierre Escalettes vào điện Élysée. Từ nay mỗi lần quốc ca bị huưt sáo th́ phải hủy bỏ trận đấu ngay lập tức, nhân viên chính quyền phải bỏ về và giải tán khán giả. Trận hữu nghị th́ dời lại tính sau. Thủ tướng cũng nói vậy, c̣n nêu trách nhiệm của nhà tổ chức khiến phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Pháp  nhảy nhổm: Thể thao tập hợp, mạnh hơn tṛ huưt sáo, không chơi luôn luôn là sai lầm.

 

Quyết định trên của tổng thống và các bộ trưởng đă gây không ít  bút chiến. Bởi v́ không giản dị chút nào, nó liên quan đến kinh tế v́ truyền h́nh phải trả bao nhiêu tiền để được phát đi, người mua vé xem hoàn toàn vô can mà bị ra về... lắm thứ rắc rối. Raymond Domenech than phiền là quyết định đó mất  an ninh, v́ nếu một hoàn cảnh như vậy xảy ra, không thể nào thảy năm bảy chục ngàn người ra đường mà không dự liệu trước, Sarkozy trả lời «nhà nước sẽ lo». Platini, cầu thủ số 10 đội tuyển quốc gia Pháp hồi… thế kỷ trước và hiện là chủ tịch Liên đoàn bóng đá Âu Châu UEFA, cho đó là một chỉ thị vô lư, là thể thao bị chính trị chi phối. Nhiều người cũng quan niệm không nên lấy một hành động vô ư thức của bọn trẻ hùa nhau cho vui làm vấn đề quốc sự. Kết quả Pháp thắng 3-1 là chính và cầu thủ hai bên vui vẻ choàng vai nhau sau trận, đó là cái c̣n lại trong mắt cầu thủ và người xem.

 

Người ta không quên khi c̣n là bộ trưởng nội vụ, Nicolas Sarkozy đă đưa vào bộ luật an ninh quốc gia h́nh phạt về «tội lăng nhục» biểu tượng nước Pháp (18-3-2003): 6 tháng tù và 7500 euros tiền phạt cho kẻ gây rối trong khuôn viên thể thao. Quyết định này xuất phát từ sau trận hữu nghị Pháp-Algérie ngày 6-10-2001, và trận chung kết Cúp nước Pháp ngày 11-5-2002 giữa Bastia với Lorient (tổng thống Jacques Chirac phải rời bỏ khán đài khi quốc ca Pháp bị ủng hộ viên đội Corse la ó). Nhưng luật này cũng vô hiệu, v́ trong trận đấu giữa Pháp-Maroc ngày 16-11-2007 ở Stade de France, quốc ca Pháp lại bị huưt sáo. V́ vậy người ta e rằng biện pháp hôm thứ tư (15-10-2008) chẳng những không bảo đảm sẽ giải quyết được vấn đề thể thao, mà c̣n có thể khơi dậy sự bất măn trong xă hội. Bernard Laporte đề nghị các trận Pháp-Bồ (người Bồ làm việc ở Pháp rất đông), hoặc Pháp và các nước Bắc Phi nên tổ chức ở nước bạn hoặc ở tỉnh, tránh Stade de France. Một đề nghị chẳng những bị chê là quá ngây thơ giản dị, mà c̣n bị gậy ông quật lưng ông:  lẽ ra hôm đó Laporte phải bỏ về khi quốc ca bị xúc phạm.

 

Phe cực hữu cho rằng những người huưt sáo là dân «Tây giấy», rằng việc hội  nhập hàng loạt (intégration de masse) người ngoại quốc vào văn hoá Pháp chỉ là một ảo tưởng đă thất bại hoàn toàn. Trái lại, phe tả cho rằng lớp trẻ la ó là những  kẻ không cảm thấy an vui trên đất Pháp, nên phải t́m hiểu tại sao họ cảm thấy cần phải huưt sáo bài La Marseillaise, bởi v́ đây là dấu hiệu sự rạn nứt của một phần dân Pháp gốc Bắc Phi với xă hội sở tại. Trên diễn đàn Internet, có người hỏi: khi dân Corse la ó bài La Marseillaise năm 2002, th́ nghỉ chơi với Corse và cấm các đội Corse dự giải vô địch hạng nhất ư ?

 

Trong môi trường thể thao, nhiều người cho rằng thể thức các trận đấu quốc tế rất rơ ràng: «Chỉ những trường hợp bất khả kháng mới ngừng các trận đấu quốc tế. Huưt sáo không thuộc phạm vi này». Và ai sẽ là người có thẩm quyền ngưng trận? Bao nhiêu người huưt, huưt to cỡ nào th́ ngưng?...  Hiện tại chỉ trọng tài có quyền ngưng trận đấu, mà trọng tài lại không thuộc quyền chính phủ Pháp. Cũng hiểu rằng trong cơn xúc động, người ta có thể tưởng tượng những biện pháp không giản dị chút nào cho việc thực hành.

 

80% dân Pháp phẫn nộ, cho là thiếu giáo dục. Đành rồi, quốc ca là  hồn thiêng của mỗi dân tộc. Thực tế th́ huưt sáo la ó trong các trận đấu quốc tế vào lúc đội bạn hát chào cờ vẫn thường xảy ra đấy chứ, nhưng chỉ dừng lại trong ṿng thể thao, cho là các ủng hộ viên hăng say muốn «chộ» đối thủ chơi thôi. Lần này có lẽ v́ t́nh cảm các nước Bắc Phi với Pháp luôn luôn quá tế nhị, quá khứ buồn buồn vẫn c̣n đó. Và dù sao dân nhập cư của các nước khác không phải là đối tượng mà tổng thống Sarko muốn «nhắm» vào, như một trong các bài diễn văn tranh cử, rằng nếu muốn sống ở Pháp phải yêu nước Pháp, ghét nó th́ cứ bỏ nó mà đi. Và ông đă từng phẫn nộ khi bố ủng hộ đội bóng Hung Gia Lợi chống Pháp. V́ vậy các cuộn băng vidéo quay hôm trận đấu sẽ được xem tỉ mẩn và sẽ nhận diện người nào chu môi… mà không hút thuốc.

 

Xuân Sương

Paris, Oct. 2008