Lac

LẠC

Cảm thấy có  ǵ cản ánh nắng trên mặt, chị hé mắt ngạc nhiên thấy thằng bé khoảng năm sáu tuổi đang nh́n ḿnh chằm chặp, mỉm cười. Chị cũng mỉm cười, nói bonjour rồi nhắm mắt. Nó chào lại và vẫn đứng đó, vẫn che ánh nắng. Chị đành ngồi lên gợi chuyện:

- Ba má em đâu?

Thằng bé lắc đầu. Con ai mà kháu quá chừng, hai má phúng phính đỏ au như trái đào điểm ba chấm nôt ruồi bên má trái, cặp mắt to màu xanh biển với hàng lông mi dài rậm, đôi môi rơ nét hé nụ cười mỉm, lộ hàm răng sạch sẽ trắng tinh. Chị có cảm tưởng  gặp nó ở đâu rồi, mà chịu, đầu óc càng ngày càng tệ.

- Ba má em không có đây sao?

- Ba má em không có đây.

Chị lẩm bẩm bằng tiếng Việt:

- Ai lại thả lạc con như vầy.

- Cháu không lạc.

Chị giật nẩy ḿnh:

- Cháu người ǵ? Cháu nói được tiếng Việt à?

- Cháu nói được tiếng Việt.

Bối rối vô cớ, chị mở xách lấy bánh mời thằng bé, nó nhón lấy một cái, khoan thai kiểu cách tiểu thư, nhưng không cám ơn. Bất chợt trong ḷng chị dấy lên niềm vui sảng khoái nhẹ nhàng,  thứ t́nh cảm chưa bao giờ có lại từ ngày hành khách cùng thuyền buộc chị phải buông thi hài đứa con trai duy nhất. Màu da không c̣n thể gọi vàng hay đen nữa, xám xịt, u ám. Thiên hạ nhao nhao trách chị không khéo gây bịnh cho cả thuyền v́ nó. Người tử tế th́ nhỏ nhẹ dỗ dành. Rồi hai người ôm chặt lấy chị, một người thả nhè nhẹ xuống nước cái xác đă bắt đầu śnh lên, căng tṛn bong bóng... Từ đó chị vừa thù ghét vừa yêu biển. Nó đă làm chị mất con đồng thời lại là nấm mồ ôm thi thể một phần xương thịt, t́nh thương, cả cuộc sống của chị. Và chị thường ra biển, cô độc âm thầm như  loài rong rêu, mong chờ cái ǵ không rơ.

Thằng bé ăn từng miếng nhỏ nhẹ, mắt vẫn nh́n chị không rời -  ánh mắt tuyệt vời, vẻ  ḍ hỏi, hơi ngạc nhiên và trong suốt ngây thơ đến động ḷng.

- Cháu ra biển với ai? (Nó lắc đầu). Phải có bố mẹ hay anh chị  dẫn cháu ra đây chớ. Chẳng lẽ cháu ra biển một ḿnh?

- Cháu ra biển một ḿnh.

Diều chao lượn vù vù trên không, tiếng chim biển, tiếng người lớn la con, tiếng con nít nhóm chơi banh, nhóm vừa xúc cát vừa tíu tít chuyện tṛ bàn căi cách xây lâu đài... tất cả quyện vào sóng biển ŕ rào táp nhẹ lên bờ. Thỉnh thoảng loa  cḥi canh vọng lên nhắc chừng không được bơi xa khỏi ṿng cầu vàng. Chị lắng nghe mong họ rao tin t́m trẻ lạc. Băi không đông người lắm, chị đảo mắt nh́n quanh chờ đợi h́nh ảnh một người đàn bà đang tất bật t́m con. Xa xa, cặp trai gái đang ôm nhau trên cát.

- Ba má cháu nằm kia phải không? ( Nó lắc đầu không quay lại nh́n). Cháu muốn chơi banh không?

- Cháu muốn chơi banh.

Khi đứng lên đẩy nhẹ vai thằng bé, thấy nó bước đi hơi ngập ngừng khó khăn, chị âu yếm hỏi:

- Chân sao vậy? Cháu bị đau chân à?

- Cháu không bị đau chân.

- Tung banh tới cho cô đi. Biết tung banh không?

- Cháu không biết tung banh.

Chị bật cười:

- Hèn chi mà hai tay cứ ôm banh khư khư. Đưa đây cô bày cho chơi.

Và cứ thế, họ chơi với nhau suốt buổi chiều. Ban đầu thằng bé tay chân vụng về chậm chạp, dần quen ra, nhanh nhẹn khéo léo hơn. Trên băi bắt đầu thưa người dần, bố mẹ em vẫn không thấy đâu. Chợt liên tưởng tới thằng bé người Việt Nam bị bỏ rơi trong siêu thị ở Metz cách đây mấy tháng, chị vội bảo:

- Chiều rồi, ḿnh về. Cô dẫn cháu tới cḥi canh t́m bố mẹ cháu nghe?

Không nói ǵ, thằng  nhỏ để yên bàn tay mủm mỉm trong tay chị  lặng lẽ bước theo chầm chậm. Nó không có vẻ chờ đợi hay sợ hăi. Đến cḥi, chị bế nó ngồi lên ghế  bắt đầu thao thao:

- Thằng nhỏ này đi lạc. Nó tên Jonathan, mẹ tên Françoise và bố tên Georges, không biết họ ǵ, rất đông anh em mà nhà th́ tận Paris, không biết đường ǵ, chỉ nhớ là gần cạnh quán cà phê Chez Jacques.

- Thằng nhỏ nào?

- Trời đất, c̣n thằng nhỏ nào nữa?

Chị vừa nói vừa chỉ tay vào thằng bé. Hai nhân viên cḥi canh nh́n nhau rồi hết nh́n chị lại nh́n thằng bé, ngập ngừng:

- Bà cứ để nó đây. Khoảng ba mươi phút nữa chúng tôi đóng cửa, nếu không ai tới t́m th́ bà cứ đem về mà nuôi.

Chị vừa thấy vui vui, lại lo lo vô cớ và bất măn thái độ hờ hững tắc trách của nhân viên:

- Ông không rao lên cho bố mẹ nó biết à?

Chưa kịp trả lời chị th́ một người bỗng kêu ǵ đó và tuông chạy ra khỏi pḥng, vừa la to cho bạn nghe có em bé gái sắp ch́m. Người bạn và chị chạy ra ban công nh́n xuống lo âu, căng thẳng. Lúc đứa bé gái được đưa lên bờ an toàn, chị an ḷng quay lại. Thằng bé vẫn mim mỉm nụ cười hồn nhiên mắt không dao động. Chị thầm ngợi khen tánh b́nh thản rất quư phái mà ở lứa tuổi em hẳn không phải dễ, trừ phi không hiểu lắm những ǵ xảy ra chung quanh nên có vẻ dửng dưng.

Ba mươi phút sau một nhân viên nhẹ nhàng bảo chị:

- Bây giờ chúng tôi đóng cửa, bà dẫn nó về với bà đêm nay đi. Nếu thực sự muốn trả lại cho bố mẹ nó th́ cho chúng tôi địa chỉ, họ hỏi th́ chúng tôi sẽ xin lại bà.

Chị vội mở xắc lấy giấy tờ :

- Tôi ở khách sạn La Plage, pḥng 25. Sáng chúa nhật tôi sẽ về Paris. Từ đây đến thứ bảy nếu bố mẹ em này chưa tới th́ tôi vẫn có thể trông nom nó nếu nó muốn, và nếu các ông không thấy ǵ trở ngại.

Hai nhân viên vui vẻ bảo:

- Hy vọng không ai t́m, để nó cho bà có bạn.

Buổi tối vào tiệm ăn, thằng bé ngẩn ngơ trước các món chị hỏi. Món nào cũng nói chưa ăn bao giờ. Chị cười:

- Thôi th́ ḿnh ăn xúp cá, sau đó là tôm nướng, chịu không?

Nó ăn uống nhỏ nhẻ, đưa muỗng lên môi chậm chạp vụng về và cứ nh́n chị để bắt chước. Chị cười:

- Ơ nhà, cháu chưa tự ăn một ḿnh được à?

- Cháu chưa ăn bao giờ.

- C̣n ở trường? Cháu ăn ở căng-tin chớ?

- Cháu chưa ăn ở căng-tin.

- Vậy chớ mỗi trưa về nhà ăn cơm à? Trường học gần nhà hả?

- Cháu chưa đi học.

- Ơ th́ cái ǵ cũng chưa. C̣n tiếng Việt, bố mẹ Pháp mà sao cháu nói được tiếng Việt?

- Cháu nói được tiếng Việt.

Chị bật cười thú vị cách trả lời lặp lại. Nó cười theo, bật ngửa ra ghế, hai mắt khép hờ. Khó ḷng t́m hiểu thêm ǵ về thằng bé. Chị nh́n mông lung ra biển đêm, có cảm giác mơ hồ biển dấu diếm cái ǵ, bí ẩn như tông tích thằng bé con đang mỉm cười trước mặt. Khi quay lại thấy bồi bàn nh́n vẻ nghi ngờ, chị ái ngại phân trần:

- Chả là thằng bé đi lạc, nhân viên cḥi canh nhờ tôi giữ hộ đêm nay.

Khi về khách sạn, chị xin đổi pḥng hai giường rồi bảo:

- Mai, nếu bố mẹ cháu vẫn chưa tới t́m, cô dẫn cháu đi mua bộ quần áo khác để có thay đổi nghe.

Nó gật đầu, xoay người nh́n chung quanh pḥng.

- Cháu buồn ngủ chưa?

- Cháu chưa buồn ngủ.

- Cô tắt đèn nghe?

Bỗng nó hoảng hốt van lơn:

- Không, cô đừng tắt đèn.

- Ơ th́ khoan. Sao vậy, cháu sợ bóng tối hả?

- Cháu sợ bóng tối.

Chị cười bao dung:

- Bóng tối có ma hay bà phù thủy hả?

- Có bà phù thủy.

Chị bật cười:

- Không có đâu, đừng sợ.

Nó nằm lên giường, mắt nhắm nghiền:

- Có. Có bà phù thủy.

- Ơ đâu?

- Trên lầu.

Chị lại cười. Ngộ nghĩnh làm sao. Chị yêu thằng bé lạ lùng. Với tất cả ḷng âu yếm của người mẹ bao năm không hề diễn tả cùng ai, chị tới bên giường kéo chăn lên cho thằng bé, dịu dàng vuốt tóc và đặt lên trán  cái hôn dài vô tận:

- Bà phù thủy làm ǵ mà cháu sợ?

- Bà doạ.

- Khi nào?

- Khi tắt đèn.

- Bà ta ra sao? Tay cầm cây chổi cán dài phải không?

- Cái cán găy.

- Uổng chưa. Cái mũ khoằm của bà ta có bị găy không? (Nó lắc đầu) Bà bận áo đen dài, đội mũ nhọn phải không?

- Cái áo đen rách.

- Tội nghiệp chưa. (Chị xoa nhẹ má nó) Mà cháu biết không,  phù thủy mà cán chổi găy, áo rách là hết phép rồi, c̣n sợ ǵ nữa. Mà bà dọa ǵ?

- Biểu nói bố mẹ may áo mới, thay chổi mới.

- Không th́ sao? Th́ bà biến phép cho cháu thành cái ǵ chớ ǵ?

- Thành chuột.

- Thế cháu có nói với bố mẹ không?

- Không.

- Tại sao không nói?

- Bố mẹ bận lắm.

- Bố mẹ cháu làm nghề ǵ mà bận dữ vậy?

- Bán hàng, đẻ em.

Tức cười. Chợt chị bối rối về hai tiếng "đẻ em". Lại một gia đ́nh vô ư để trẻ con bắt gặp chuyện người lớn nữa rồi!

- Cháu có pḥng riêng không?

- Cháu không có pḥng riêng.

- Cháu có bao nhiêu anh chị em?

- Cháu không biết.

- Các anh chị cháu ngủ đâu, cháu ngủ ở đâu, các em nữa?

- Ngủ chung hết.

Chị thở dài khe khẽ, về giường. Nhà thằng bé không được thong thả lắm. Im lặng một lúc:

- Cháu ngủ chưa?

- Cháu chưa ngủ.

- Th́ mở mắt nói chuyện với cô chớ sao cứ nhắm mắt vậy. Chói đèn à?

- Không chói đèn.

- Vậy sao cứ nhắm?

- Nằm là cháu cứ nhắm.

Ngồ ngộ vui vui. Bao lâu rồi chị không nghe nữa giọng nói ngây thơ với những điều ngây ngô đại loại của con nít? Chị nh́n, dưới tấm chăn mỏng, thằng bé nằm thẳng, tay buông theo đùi, miệng vẫn hé cười mà mắt nhắm nghiền. Chị bắt chước nhắm mắt lại. Tiếng sóng nhè nhẹ ngoài xa th́ thầm đều đều những t́nh tự muôn đời, ru chị ngủ quên tự lúc nào. Môi chị cũng mỉm cười, hẳn trong mơ có điều ǵ thú vị lắm. Đèn trong pḥng vẫn sáng...

*

Họ sống chung với nhau như cô cháu, như mẹ con đă gần hai tuần nay. Nửa muốn cảnh sát Paris t́m ra tông tích bố mẹ thằng bé, bởi v́ nỗi ḷng người mẹ bị mất con  như thế nào, chị hiểu. Nửa lo nếu phải trả nó về, phần đời c̣n lại của chị sẽ hẩm hiu tăm tối. Chị quyến luyến nó quá rồi. Mà lạ, họ cũng bảo chị cứ giữ nó mà nuôi. C̣n bảo bà ơi, chúng tôi có khối việc quan trọng cấp bách để làm. Trời đất, chẳng lẽ một đứa bé lạc cha lạc mẹ đối với họ là không quan trọng?

Chiều nay thứ bảy, chị dẫn thằng bé đi xi nê, xong dạo phố. Đại lộ thênh thang với các hàng áo quần, giày dép. Chị bảo vào tiệm mua áo quần th́ nó cứ nhất định không chịu. Bỗng nó kéo tay chị vào một tiệm đồ chơi làm tay. Chị vui vẻ bảo:

- Được rồi, cho cháu tha hồ mua những ǵ cháu thích. Tiệm này làm nhiều món đẹp lắm.

Bà chủ tiệm đang thối tiền cho  bà khách. Chị dạo xem hàng bán súng, xe tăng, xe hơi các loại... Chị chọn cái súng ngắn mà một hôm thằng bé nói thích có để đeo bên sườn, hỏi:

- Cháu thích cái này phải không?

Nhưng thằng bé không có bên cạnh. Chị gọi, dáo dác t́m. Bà chủ tiệm bước tới hỏi tôi có thể giúp bà ǵ không, và chị chưa kịp trả lời, bà kêu như ré:

- Georges, Georges!

Một ông hấp tấp chạy ra:

- Cái ǵ mà toáng lên vậy Françoise?

Bà chủ nhà tṛn mắt nh́n măi vào một chỗ, chị cũng nh́n theo rồi tái xanh mặt, vội ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Đầu óc chị có lú lẫn không, mắt chị có nh́n gà hoá cáo không? Nhưng làm sao nhầm được cái tee shirt màu xanh biển, in h́nh chiếc tàu và chữ Normandie màu đỏ. Làm sao nhầm được cái quần sọt ca rô đỏ dây đeo hơi dài, chị khâu tạm ngắn lên và đường may vụng về vẫn c̣n đó? Và làm sao, làm sao nhầm được đôi mắt trong veo  nh́n suốt ḷng người đối diện với ánh mắt ngây thơ ḍ hỏi cũng c̣n đang nh́n chị bây giờ? Chị cắn vào tay, đau điếng.

Chị ôm đầu, nước mắt bỗng nhiên ràn rụa. Sự mất mát ghê gớm dày xéo ḷng chị, cảm giác rờn rợn chạy khắp châu thân  và tiếc nuối ngẩn ngơ làm chị hụt hẫng, như không c̣n ǵ để bám víu vào cuộc sống. Bà chủ bớt ngạc nhiên, nói với chồng:

- Vậy chắc là ai ăn cắp chơi rồi đem trả lại, mà lại thay đồ cho nó! Trái banh chắc mất rồi.

- Đâu có, tôi đă bán nó tuần lễ trước hè mà.

Thấy chị khóc, bà ta vội hỏi:

- Bà sao vậy, có xà-va không?

Chị lắc đầu rồi lại gật đầu. Không biết phải nói thế nào để người ta tin ḿnh, không khéo họ  bảo chị điên. Lau nước mắt, nuốt ực cái ǵ nghèn nghẹn ở cổ rồi ôn tồn hỏi:

- Xin lỗi, ông bà c̣n giữ con búp bê phù thủy với cây chổi găy và cái áo rách không?

Họ gật đầu lia lịa, nh́n chị  ánh mắt ngạc nhiên, ái ngại. Chị tới ôm con búp bê trai với chiếc áo có chữ Normandie đỏ, nói như lên đồng:

- Tôi mua con này. Không, được rồi, đừng gói.

Chị vừa nói vừa khoát tay khi ông chủ tiệm chồm lên kệ lấy hộp. Họ có vẻ không hiểu lắm, nhưng không hỏi ǵ. Trong khi trả tiền, chị nói vu vơ:

- Không khéo ông bà lại cho tôi lắm chuyện, chớ ông bà nên thay cây chổi và may lại áo mới cho bà phù thủy. (Chị chỉ tay vào mấy dăy búp bê, mỗi con một vẻ khác nhau) Tụi chúng nó sợ lắm, bà ta doạ biến hết thành chuột nếu chúng không thưa điều đó với ông bà.

Ông chồng nhếch môi cười, mặt hơi cúi xuống tránh đôi kính lăo trên mũi, nh́n chị như thể khỉ sở thú làm tṛ. Chị ôm con búp bê, không chào và bỏ đi không ngoái lại.

Bà chủ ṭ ṃ chạy ra cửa nh́n theo, miệng lẩm bẩm bà này có vẻ không b́nh thường, rồi tíu tít gọi chồng:

- Georges, Georges, ra xem này. Cái bà đó không bồng búp bê trên tay mà lại kéo nó đi như kéo đứa con nít!

- Đâu?

- Trước cà phê Chez Jacques đó! (Rồi bà cười) Mà kỳ chưa, trông xa xa cứ như thằng bé biết đi thật. (Nhún vai) Quả vậy th́ tốt thôi, ḿnh cũng làm được một Picnocchio chứ giỡn à?

Ơ ngă tư đường, chiếc áo màu xanh biển và cái quần sọt ca rô đỏ tung tăng theo mẹ mất hút vào đám đông trên đại lộ.

 

MIENG

Paris, 30 Avril 1997