Bio

 

BIO

 

Càng ngày rau trái bio càng được ưa chuộng ở các xứ văn minh, nó đă bớt mang nhăn hiệu “dành cho nhà giàu” v́ nhiều nhà trồng trọt đă quan tâm đến  việc canh tác loại sản phẩm này. Phần đông các bà thích v́ mùi vị đậm sắc thơm tho hơn đă đành, mà chính là v́ sức khỏe.

 

Lên Đà Lạt, được may mắn thăm một vườn trồng rau quả sạch thật là thú vị. Vườn thênh thang uốn lượn trên đồi nằm xa thành phố, không khí trong lành và cây trái xanh tươi tạo nên khung cảnh êm đềm thanh tịnh. Văn pḥng nhỏ mà chứa đựng vài ba bộ óc lớn với tham vọng lớn: đem lại rau sạch cho dân. Nghĩ được điều này là đầu óc người kinh doanh đă sạch rồi, phải bỏ ra bao nhiêu công của mới gây dựng nên và biết đến bao giờ mới thâu lại vốn, khoan nói lợi lộc, trong khi trên đầu họ đă hai ba màu tóc.

 

May mắn được chủ nhân dẫn đi thăm quanh vườn giải thích chỉ dẫn mọi điều. Ở khu làm sạch rau, nhân viện gọt tỉa từng lá từng cộng, c̣n xanh tươi mà mấy lá chung quanh vẫn bỏ, sứt mẻ một chút là bỏ. Thấy tiếc. Cái máy rửa rau, cái máy hút chân không mấy triệu đô la biết bao giờ mới rờ được đồng tiền đă bỏ ra rước ḿnh về. Bên ngoài là hồ nước lọc đặc biệt để tưới rau rửa rau, biến chế rất khoa học, công phu. Rau trồng trong lồng, được chăm bón cưng kiu như con mọn. Không phải trồng rau bá tánh đâu, chỉ một số nào đó chọn lọc, như cải romaine, xà lách, cà rốt, cà chua, su, bí… Làm ǵ có rau muống rau dền hay tập tàng. Hệ thống tưới rau, hệ thống hứng nước mưa rất bài bản, vừa dùng nước thiên nhiên vừa tiết kiệm sức người. Nghĩa là tóm lại, cái ǵ đâu đó đều rất nguyên tắc, tân tiến và hiệu quả. Và sạch. Rất ấn tượng. Tiền, Tài chưa đủ, phải thêm chữ Tâm mới thực hiện được.

 

Ông chủ đă du học ngoại quốc, vườn rau của anh đă được báo chí nhắc nhở, ngợi khen. Một anh bạn nói nhỏ nghiêm trọng : “Việt Nam ḿnh được chừng năm người như vầy là sẽ khá lắm, đây là một cách giúp đất nước hữu hiệu”. Về, suy nghĩ: khá về cái chi? dù được năm trăm ông chưa chắc đă thay đổi được ǵ huống chi chỉ cần năm ông. Bởi v́ dù ông bà chủ và rất nhiều nhân viên không hề hở tay ở khâu gọt tỉa rửa rau, trồng trọt, tưới nước, chăm nom…, vẫn “không đủ cung cấp”. Mà nào phải cung cấp cho bá tánh, chỉ cung cấp “cho vài khách sạn 5 sao”. Vậy th́ rốt cuộc cũng chỉ là dân ngoại quốc, dân có tiền, dân ăn trên ngồi trước được hưởng. Ông chủ, với tinh thần xây dựng, đă bỏ bao nhiêu công sức và tâm huyết ra làm, nhưng cái công sức ấy vô t́nh chỉ phục vụ cho du khách và tầng lớp nào đó, các đại gia và các ông to chẳng hạn. (Dĩ nhiên ông to c̣n tùy ông nào, bởi nếu ông to sống đúng lời cụ Hồ chỉ dạy là “cần kiệm liêm chính” th́ cả đời tận tụy phục vụ nhân dân, cắc ca cắc củm từng đồng chắc chắn vẫn không dám bước chân vào những nơi có nhiều sao chớp nháy như vậy, sẽ không được diễm phúc xơi rau bio).

 

Bây giờ, một cách lạc quan (hay viết nhầm số), cứ cho là Việt Nam ta sẽ đủ năm trăm vị anh hùng Lương Sơn Bạt kiên nhẫn có ḷng như vậy đi, chịu khó bỏ công của như vậy đi. Bên cạnh thử hỏi ta đang có bao nhiêu khách sạn trên khắp nước và đang có dự án xây bao nhiêu cái nữa? Khách sạn càng lúc càng hoành tráng cao kỳ, việc đ̣i hỏi rau sạch là chắc chắn rồi – Vậy th́ dù có năm trăm trại rau bio cùng hoạt động cật lực cũng chỉ tạo được công ăn việc làm cho một số người thôi, chớ rau sạch làm ǵ đến được miệng thường dân? Đó là chưa nói đến giá cả, rờ tới chắc bỏng tay, nuốt tới đâu cháy cổ tới đó!

 

Báo chí VN cũng đăng bài về ông “vua rau quả”, cả đời đă xuôi ngược khắp nơi đem giống nọ trồng chỗ kia giống kia trồng chỗ nọ, đóng góp công sức không nhỏ cho nền rau quả Việt Nam, nhưng khi về hưu cũng chỉ có khả năng “thành lập Công ty kinh doanh rau quả thực phẩm VF nhận cung cấp rau, quả sạch cho nhà máy sản xuất các suất ăn trên máy bay đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất và cho các khách sạn 5 sao, các nhà hàng lớn, kể cả các trường mẫu giáo, tiểu học... ” (báo Thanh niên, 22-8-2008). Sức người có hạn, có thêm cho các trường học đă là quư hóa rồi. (Mà chắc là các trường mẫu giáo, tiểu học quốc tế, th́ lại cũng là con em dân ngoại quốc hoặc những kẻ lắm bạc thừa tiền nữa rồi!).

 

Trong khi đó, bất kỳ một ngơ ngách xa xôi nào con người cũng phải ăn rau ăn trái mỗi ngày, có khi nghèo quá ăn rau trừ cơm. Bất kỳ rẻo đất nơi đèo heo hút gió nào cũng có trồng trọt chăn nuôi. Một dạo báo chí ầm ĩ việc người bán rau tưới chất urê cho có vẻ xanh tươi và để lâu không héo úa. Dần dà biết người mua ngại, bèn phát minh bắt sâu bỏ lên rau cho có vẻ rau tự nhiên (có tính toán, mưu mô, bài bản!). Nghĩa là người bán, với ư nghĩ thiển cận chỉ biết làm sao không mất chỗ rau đă trồng, chỗ vốn đă mua, t́m đủ mọi cách thuyết phục người tiêu dùng thay v́ nghĩ đến cái nguy hiểm sâu xa. Thời kỳ kinh tế marketing mà, đâu phải chỉ có dân sản xuất hay kinh doanh rau quả áp dụng mánh này. Bây giờ tuy không nghe báo chí nói đến nữa nhưng không hẳn là rau trái đă thoát nạn uống urê.

 

V́ vậy chuyện “rau sạch”, thực tế trước mắt là làm sao dạy cho dân trồng trọt, dân buôn rau trái, hiểu cái nguy hiểm của việc dùng chất hóa học lung tung vô tội vạ. Không biết nhà nước có chương tŕnh giáo dục về mặt này tích cực tới đâu. Trước mắt mong sao các phương tiện truyền thông bớt đi vài ba kỳ của phim Tàu hay Đại Hàn lê thê hai ba trăm tập, đóng vai tṛ rao giảng thiện chí hơn để mỗi một vườn rau to nhỏ cỡ nào cũng đều là giản dị bio. Làm sao cố kéo dân trí lên một chút, giúp dân hiểu biết hơn một chút, rằng ăn một cộng rau hơi xấu không chết, mà cứ đ̣i những cộng rau phơi phới xinh tươi là rước bịnh vào người. Ta c̣n sống đến ngày nay bởi v́ ông bà ta không chết non yểu trước khi sinh ra các chi tộc ḍng họ, và các cụ ăn uống rau trái đúng tiêu chuẩn bio, không một giọt hóa chất. Trong khi hiện giờ, những ǵ ta nuốt hằng ngày luôn luôn kinh khủng, độc hại. Vậy th́ cố giới hạn được cái ǵ hay cái ấy.

 

Hoan nghênh rau sạch bio. Hoan nghênh thiện chí những con người đóng góp vào nền rau trái sạch.

 

Xuân Sương

Paris-NT, aout 2009