LongNhanDao

 

L̉NG NHÂN ĐẠO

 

Anh bạn từ Pháp hăm hở về Việt Nam dạy học, thương đất nước lắm, nguyện đem hết tâm lực và kiến thức thâu thập bao nhiêu năm ở xứ người ra phục vụ quê hương. Trễ c̣n hơn không. Về lần thứ hai đi xe Honda sau cơn mưa, bị té, chuyện b́nh thường. V́ anh có bịnh máu loăng nên trầy sướt chút xíu là máu đă tuôn ra khó cầm lại, chuyện b́nh thường. Và v́ chân bị dập nên máu loăng tụ lại làm đau nhức phải nằm một chỗ, cũng b́nh thường.

 

Trong thời gian nằm nhà, anh suy ngẫm về cái “ḷng nhân đạo của dân Việt Nam” mà chúng ta thường hết lời ca tụng. Và anh ngạc nhiên. Lúc té, ngay trạm chờ xe buưt rất đông người, nhưng không một ai hạ cố đỡ anh, dựng giùm chiếc xe hoặc hỏi có sao không. Nếu là hai người tông nhau có vẻ trầm trọng th́ nên giữ nguyên trạng “hiện trường”, đằng này anh bị té. Đừng đổ lỗi cho đám trẻ hậu sinh vô t́nh v́ xă hội, bởi v́ ngồi đó có hai bà cụ. Mọi người có nh́n anh, như nh́n cây cột đèn hay cái thùng rác, rồi hoàn toàn dửng dưng nh́n chỗ khác. Anh lồm cồm đứng lên khập khiễng dắt xe đi cả cây số mới gặp tiệm thuốc tây, vào mua băng dán. Người bán đưa hàng, lấy tiền, dửng dưng như người chờ xe buưt. Anh tự lau máu trên mặt, tự dán băng. Về, người nhà đưa đến bịnh viện Ḥa Hảo. Ở đây cũng không một lời,  người ta chỉ làm thủ tục, khám bịnh, lấy tiền, cũng dửng dưng như người chờ xe buưt, như người trong tiệm thuốc. Nghe anh kể, kẻ viết bài này liên tưởng đến hôm t́nh cờ thấy một người đàn ông bị xe tông hay bị ǵ, tay ôm đầu máu chảy ṛng lảo đảo tự đi lên hè đường giữa những con mắt có nh́n, nhưng không thấy.

 

Anh bạn kể lại cho bà con, họ nói đúng rồi, ở thành phố lớn mà, bây giờ “ai cũng như vậy hết”. Nhưng cũng có người nói tùy người và tùy nơi nữa. Ví dụ tây ba lô đi ngơ ngơ vấp té, thiên hạ chạy đến lượm giúp đồ đạc văng lung tung, chính anh tây ba lô này xua đuổi người ta v́ sợ bị mất cắp.

 

Dĩ nhiên vơ đũa cả nắm là không phải, nhưng giải thích làm sao cái ḷng nhân đạo của ta với các trường hợp trên? Chỉ là hên xui may rủi gặp người tốt người xấu, hay v́ đời sống thành phố Sài g̣n tất bật quá khiến người ta bớt quan tâm đến người khác, hay xúm xít chàng tây ba lô chỉ v́ máu vọng ngoại hay máu “hiếu khách” hay muốn nhân dịp chớp cái ǵ? Chịu.

 

Nhớ lại lần đầu tiên về Việt Nam sau hơn mười năm xa cách, một chiều  ngồi xích lô tôi thấy thằng bé nằm thơng thượt bất động bên lề đường. Xe cộ qua lại nhưng chẳng xe nào ngừng, bảo th́ xích lô không chịu ngừng v́ “chi cô, sẽ lôi thôi lắm”, và đạp nhanh hơn.  Về lần đầu, nghe “lôi thôi” th́ ngại, đành tiếp tục đi mà vẫn ngoái lại nh́n. Xa xa vẫn thấy thằng bé sóng soài, chân tay dang ra h́nh chữ thập. Chẳng biết thằng bé sống chết thế nào, hay nó chỉ xỉu v́ bịnh hay giản dị lă người v́ đói? Trời sâm sẫm rồi nhưng phố và xe chưa lên đèn, liệu người ta có thấy nó để tránh không hay có thể cán nó như chơi, ít nhất là một cánh tay?

 

H́nh ảnh đó cứ bám theo tôi măi đến giờ, gần hai mươi năm vẫn như c̣n thấy thằng bé nằm một ḿnh im ĺm giữa bao xe cộ lướt vèo qua. Và nếu v́ trở nên “thành phố lớn” mà người ta biến đổi thành lạnh lùng không quan tâm đến kẻ khác th́ thật ra chưa thành phố nào ở Việt Nam “lớn” hết cả. Bởi v́ những thành phố thực sự lớn không phải v́ kích thước từng cây số vuông mà lớn về kích thước luật lệ và ḷng người, th́ thấy ai bị tai nạn mà bỏ mặc không quan tâm sẽ bị khép vào tội không cứu người trong cơn nguy khốn. Nội cái như anh bạn té nói trên, ở các “thành phố lớn” thiên hạ sẽ chạy đến kẻ dắt xe người nâng anh dậy tíu tít hỏi thăm có sao không. Trong tiệm thuốc người ta sẽ lo băng bó cho anh, lăng xăng tṛ chuyện. C̣n ở bịnh viện, chắc chắn anh sẽ không cảm thấy là một “con rô bô” biết trả tiền như đă cảm thấy ở bịnh viện nêu trên.

 

Ta vẫn rất tự hào về 4000 năm văn hiến, “thương người như thể thương thân”, ḷng cởi mở hiếu khách, nhưng áp dụng lúc nào và cho ai? Chẳng lẽ chỉ dành cho người dị chủng ?

 

Xuân Sương

Paris-NT, aout 2009