Phong cách chơi xe sang…

 

 

Hồi đầu tháng 4, một bà Mỹ từng tham gia trong 20 năm “vào nhiều dự án chia sẻ phong thái với ban thư kư Nhà Trắng cùng với doanh nhân, công chức chính phủ ở hơn 30 quốc gia”, đă được mời đến Việt Nam để bày cách “chơi” xe sang.

Mới nh́n lời giới thiệu đă rất “ấn tượng”. Và v́ người dạy không phải tay ngang nghĩ sao nói vậy, mà là người đă từng làm việc với ban thư kư trong một văn pḥng quyền lực nhất thế giới, hẳn là bài bản có thừa. Nghe là vui. Th́ cũng như các cô lọ lem chân ướt chân ráo về làm dâu hoàng tộc, luôn luôn phải có ít nhất một bà dày kinh nghiệm luật lệ và phong cách cung đ́nh dẫn dắt, dạy bảo từng bước đi, từng cách cầm cái dao cái th́a, từng cái cười cái liếc. 

Cho nên có người từ xa lặn lội tới dạy phong cách siêu sang để chơi xe sang th́ các đại gia sở hữu xe sang hăng hái theo học. Ai chả biết nghề chơi cũng lắm công phu, phải rèn luyện chứ!  

Bà ấy dạy cách quư ông mở cửa cho quư bà, trang phục thế nào để xứng ngồi trong cái xe “khủng” làm bật lên phong cách bặt thiệp; dạy cách quư bà lên xuống xe, cách chọn trang phục cho từng bữa tiệc, cách ứng xử trên bàn ăn (chắc là đừng đưa tay chộp nhanh một món ḿnh khoái khẩu)… tất tất, làm thế nào để nam phụ lăo ấu đều được coi là trang nhă, lịch thiệp, nền nă, quư phái, như quư tộc thứ thiệt.

Gần 90 triệu dân cựu Giao Chỉ, chỉ có 70 nhân sinh được ân sủng ôm cặp tới trường. Và chắc là khi măn khóa, họ chỉ có thể “ôn bài” những cách thức vương giả đó với nhau. Bởi cái phong cách th́ không phải một buổi học mà thành, rồi áp dụng với bất cứ ai th́ nản lắm, dám bàn dân thiên hạ không hiểu, dám cho thằng cha này bị  rối loạn tiền đ́nh, bà nội kia đồng bóng thoát vị đĩa đệm, thế là dám chán, dám bỏ luôn, và sẽ quên – bởi v́ dù sao đó cũng chỉ là chút bơ phớt vội trên mặt bánh ḿ.  

Dạy cái ǵ?

Nhưng mà bà Mỹ sành điệu 20 năm đó, ngoài chuyện lịch lăm tuy cần nhưng chưa thiết, bà có dạy cách “chạy” trước khi dạy cách “chơi” không ? Bởi v́ biết cách chơi mà không biết cách chạy càng nguy. Xe càng “khủng”, càng “đẳng cấp” th́  thiên hạ càng ta đây, càng chạy như trên đường chỉ có ta với ta. Xe to hiếp xe bé; xe bé hiếp bé không xe; 4 bánh hiếp 2 bánh; 2 bánh hiếp 2 chân…  Hiếp loạn cả lên.

Người viết bài này đă từng d́u bà chị đau gối, bước đi với cái khung nhôm, trên đường có vạch dành cho người đi bộ. Ra giữa đường, từ xa một xe 7 chỗ trờ tới, bóp c̣i inh ỏi và không hạ tốc độ. Dĩ nhiên chẳng ai muốn vào nghĩa trang hay bị sống đời thực vật hoặc bị treo gị nằm nhà thương v́ những thằng khùng, đành d́u bà chị bước lui, tránh voi điên chẳng xấu mặt nào. Cũng từng tận mắt thấy một nhóm người ngồi bên lề đường mua bán chút đỉnh cây nhà lá vườn, có vũng nước, một xe “khủng” chạy vèo qua, nước văng tung tóe lên nhóm người đó. Nhiều tṛ lắm, làm sao thấy hết. Có tiền mua xe “khủng” th́ dễ, chỉ cần chợp mắt một đêm, sáng hôm sau may mắn thành tỉ phú là mua. Nhưng ứng xử có “phong cách” lại là chuyện khác.

Ở những xứ “trên đà phát triển”, cái xe là thể diện.  Ở các xứ đă qua đà phát triển, cái xe chỉ là phương tiện.  Mà phương tiện th́ chẳng ức hiếp được ai, xe to nhường xe bé như anh cả nhường em; xe bé nhường bé không xe, phải dừng lại bất cứ chỗ nào thấy có bàn chân vừa tḥ xuống ḷng đường… Hễ mà đụng một cái th́ cách ǵ người lái xe cũng có lỗi, bởi tài xế đă được dạy kỹ lưỡng rằng trời sinh anh ra là phải ngừng lại kịp thời bất cứ t́nh huống nào. Đang bon bon xa lộ mà có con hươu con sóc từ bụi rậm buồn buồn nhảy chồm ra chơi, c̣n phải tránh kịp chớ đừng nói giữa phố phường.

Nhưng dĩ nhiên ở đâu mà chẳng có thằng khùng, có điều xứ họ dân khùng cũng hiếm v́ không dám tự cho phép khùng. Ở ḿnh, thét rồi một thứ “văn hóa khùng” đàn áp người đi bộ, thân ai nấy lo chớ người ngồi sau tay lái đă tự cho ḿnh cái quyền được khùng không cần chữa trị. Khi xảy ra “sự cố” th́ (nếu) họ có hối tiếc kiểu ǵ cũng không bù đắp được mất mát của gia đ́nh người bị nạn.   

Đó là chưa kể một thời báo chí đă đăng tài xế cam nhông chích choác, và chủ hăng xe “bao” cho 2 mạng, mạng thứ 3 th́ ráng mà chịu (phụ đề: cứ giành đường chạy bạt mạng đi, tông chết dưới hai người th́ tao chi trả cho). Lại c̣n lỡ cán mà nạn nhân hăy c̣n hy vọng sống sót th́ phải lùi lại, dần cho chết tươi để tiện bề đền trả một lần. Chẳng  biết nước nào trên thế giới có cùng kiểu nhân bản như xứ ḿnh không.

 

Dạy chạy

Sau cái vụ “dạy chơi” này, có lẽ các công ty nhập cảng xe nên tính đến chuyện mời thầy “dạy chạy” cho các tay “lái lụa” khắp nước, bất cứ xe khủng hay không, hễ có bánh là phải học. Bởi v́ hạng mục này mới nhiều, mỗi giây phút ở mọi ngă đường, và chưa biết thế nào là phong cách. Bộ giao thông đó, các hăng xe đó, các vị doanh nhân nhập cảng đó, ít nhiều cũng nên tự lấy trách nhiệm chớ không phải tru tréo: dân ḿnh nó thế!

Thiên hạ bảo muốn biết tŕnh độ văn hóa một nước, chỉ cần đứng ở ngă tư nh́n cách xe cộ qua lại.  

Văn hóa ḿnh mỗi năm dưới 10 000 quan tài v́ tai nạn giao thông th́ hỉ hả mừng, cho là “có tiến bộ”. Và con số xui rủi này có sự đóng góp nhiệt t́nh của hơn 3 tỉ lít bia và hơn 68 triệu lít rượu, xe sang hay xe hèn, 2 hay 4 bánh đều hăng hái góp phần… công quả như nhau.  Vậy th́ ai hí hửng cấp giấy phép kinh doanh bia rượu và phấn khởi vụ sản xuất bia rượu gia tăng, cũng chịu khó nhận lấy trách nhiệm. Đó là chưa nói tới bệnh hoạn.

Tại một ngă ba thành phố du lịch nổi tiếng, mới đây du khách ngỡ ngàng được hai thanh niên ân cần dắt qua, nói là dịch vụ mới hỗ trợ du khách. Trên dù che nắng có viết đại khái “dịch vụ giúp qua đường” và có ghế ngồi chờ để được dắt. Mừng quá, từ đây bớt sợ. Nhưng hôm sau không c̣n thấy nữa, đến nỗi ḿnh nghi ngờ mắt mũi chắc có vấn đề, hoặc là ai bày ra một bữa để quay phim ? 

Nếu tích cực muốn giảm thiểu tai nạn, ở mỗi ngă ba - ngă tư đông đúc chỉ cần 2 chuyện: 1) làm những cái “lưng lừa” để nhắc tài xế chậm bớt lại, nhường đường, hoặc ít ra là không ăn hiếp bộ hành; 2) dạy người lái xe 2 bánh không cắt đường người đi bộ ngay trước mặt họ mà bọc sau lưng.

Cho nên chuyện dạy cách “chơi” là điều bắt đầu từ trên ngọn cho những người “trên ngọn”, và cái ngọn này cũng phất phơ trước gió lắm. Biết bao điều sơ đẳng dưới gốc dân ḿnh cần mà chưa được học, giản dị như không phóng uế bừa băi, không xả rác nơi công cộng, không chen lấn giành giựt… Cứ nghe thiên hạ chê hoài mà h́nh như  dân ḿnh chẳng tin vào cái ǵ nữa nên cũng cẳng quan tâm đến cái đúng-sai, hay-dở nữa chăng.

   

Xuân Sương

5-2015