THÓI QUEN RẤT LẠ
Không phải An Nam ta chỉ có cái lạ là ǵ cũng cười, mà c̣n nhiều cái lạ khác, và cái lạ đó lại là thói quen! Có thể đông-tây nhiều điều dị biệt, nhưng nếu so với các nước Á châu như Hàn quốc hay Nhật Bản, chắc chắn ta cũng chẳng giống họ rồi.
Ví dụ trừ nhạc trẻ giật gân, khoảnh khắc nghe nhạc đối với nhiều dân tộc nói th́ hơi quá, nhưng có lẽ là một trong những khoảnh khắc thiêng liêng. Họ im lặng để hết hồn thưởng thức, ai cần cựa quậy th́ phải rất khẽ, rón rén. Trong khi bên ḿnh không có văn hóa đó. Nhiều quán cà phê có nhạc sống, thiên hạ dẫn theo trẻ con và để chúng chạy đuổi nhau rần rần, la hét. Chính người lớn cũng kéo ghế ào ào, ca sĩ miên man thả hồn hát cứ hát, khách râm ran cứ râm ran, cố hét to cho át tiếng mi cà rô mới nghe nhau được. Phần đông không ai thưởng thức nhạc, đi là cho vui, chính là để nói chuyện. Suỵt nhiều lần, họ nh́n ḿnh như nh́n quái vật lắm chuyện rồi im một tí lại bắt đầu ồn ào. Vậy sao không vào quán cà phê thường không có nhạc sống, vừa rẻ hơn, vừa có cái ḿnh cần, để người khác yên tĩnh nghe nhạc?
Một lần, nhân buổi hội thảo văn học quốc tế, ông nhà ḿnh trước khi leo lên khán đài đă không quên đưa máy h́nh cho người khác nhờ chụp. Khi đă ngồi trên ấy nghĩa là bao nhiêu cặp mắt chiếu vào, bàn dài sáu người chỉ riêng ông nhà ḿnh huơ chân huơ tay, ngón tay làm hai ṿng tṛn để trên mắt, miệng lắp nhắp dù bên dưới không nghe, vẫn thấy ông nháy mắt, cười, ra dấu nhắc nhở người bên dưới chụp ḿnh. Hăi lắm. Nghĩa là cái sự “thượng đài” của ông như chỉ cốt có vài tấm h́nh kỷ niệm. Khi xuống ngồi bên dưới, ông cầm tờ tạp chí đập ồn ào vào hai đùi rung như động đất, nét mặt rất khoái chí thưởng thức cảm giác ǵ ǵ th́ chỉ trời và ông mới biết. Ngồi bên cạnh phát chóng mặt v́ cái ghế ḿnh cũng bị rung theo và rất ngượng với tiếng ồn ông gây ra. Vài người dăy ghế trước quay lại nh́n nhưng ông không để ư, không hiểu, tôi phải nhắc khéo bằng lời. Ngưng được vài phút rồi ông lại bắt đầu.
Trong ngành công nhân viên, cơ quan tôi làm thường gặp cảnh các cụ nhà ḿnh qua, buổi sáng cũng đến cho có mặt, rồi tà tà lúc nghỉ giải lao là chuồn mất viện lư do ǵ đó chẳng đâu vào đâu, buổi chiều th́ tuyệt đối là không đến rồi. Dĩ nhiên không hiểu tiếng ngoại quốc th́ ngồi đó cũng mất th́ giờ, nhức đầu và buồn ngủ – nhưng như thế gọi là “đi thực tập”, “đi công tác”? Nhiều khi tôi rất bối rối, phải bịa ra lư do ǵ khi tổng giám đốc sở tại thân chinh tiếp đón, tổ chức quy mô bao nhiêu nhân viên túc trực, soạn sẵn những phần mục và h́nh ảnh phải tŕnh bày rất bài bản, mà các cụ nhà ḿnh muốn đi chơi chỗ khác với lư do rất mơ hồ là “có chuyện”, chỉ c̣n lại lèo tèo vài ba mống trong khi họ dự trù tiếp đón cả chục? Và có chuyện ǵ, một khi đă đi với tính cách “công tác”? Đó là chưa kể nhiều nhóm c̣n đề nghị đến thăm cơ quan, nhưng chờ hoài chờ măi vẫn không ai đến và không thèm cả một cú điện thoại báo tin!
Người ḿnh lại c̣n cái bịnh lờ mờ. Hẹn ai, thường nói khơi khơi “mai đến”, mà ngày mai th́ cũng như mọi ngày, có 24 giờ, đến vào giờ nào ? Quảng cáo hai trận đá banh trên băi biển, chỉ cho biết ngày, không cho biết giờ bắt đầu. Nghĩa là chỉ các đội banh, ban giám khảo và những người có trách nhiệm biết thôi, người xem th́ phó mặc cho t́nh cờ. Mong rằng điều này không áp dụng khắp nơi.
Những chuyện này chẳng lạ lùng ǵ v́ đó là thói quen của dân ta. Mà thói quen là bản chất thứ hai. Làm sao ta có ư thức cao hơn một chút, ít nhất không thô thiển quá?
Xuân Sương
Paris-NT, aout 2009