20DoiDoi

20

 

ĐỔI ĐỜI

 

 

      Đại Sứ Martin cùng ban tham mưu lên trực thăng CH-46 mang tên Lady Ace 09 vào 4 giờ 58 phút ngày 30-04 bay ra chiếc tàu USS Blueridge đậu ngoài khơi. Thiếu tá Kean, người  chỉ huy Marines bảo vệ sứ quán Mỹ bỏ chạy trong chuyến trực thăng cuối cùng vào 7 giờ 53 phút. Bật khóc, ông ta chửi rồi hỏi ‘’ Hoa Kỳ làm ǵ mà khiến chúng tôi phải tất tả bỏ chạy thế này ?’’. Hai ngày trước, ngày 28, Big Minh lên nhiệm chức Tổng Thống, Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng Thống và Vũ Văn Mẫu, Thủ Tướng. Họ tự nguyện nhận trách nhiệm lịch sử tránh cho Sài G̣n một  trận tắm máu. Ngay hôm ấy, chiến sĩ nằm vùng Nguyễn Thành Trung cùng các phi công miền Bắc lái 5 chiếc A-37 chiếm được bắn phá phi trường Tân Sân Nhất và Biên Ḥa. Huyền và Mẫu vào trại Davis, kêu gọi thương thảo theo tinh thần của điều 3 trong Hiệp Định Paris về một chính phủ liên hiệp. Đại tá Vơ Đông Giang phe Cách Mạng xác nhận t́nh h́nh hiện nay không c̣n ǵ để thương thuyết, yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa tự giải thể và giải tán quân đội. Ngày 30-04, vào 9 giờ 24 phút, Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh : ‘‘ Tôi hoàn toàn tin tưởng những người Việt Nam có thể ḥa giải với nhau. Để tránh đổ máu thêm vô ích, tôi yêu cầu tất cả binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa ngưng bắn và ở yên tại chỗ...chờ đợi chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng Ḥa  miền Nam Việt Nam đến để cùng thảo luận việc bàn giao chính quyền ’’. Nhiều đơn vị binh sĩ không nghe lệnh, tiếp tục chiến đấu. Khi đánh chiếm Tân Sơn Nhất và bộ Tổng Tham Mưu, quân đội Bắc Việt chựng lại v́ sức kháng cự quyết liệt của binh chủng Dù đóng tại Ngă Tư Bẩy Hiền, mất 5 xe tăng T-54, bị thương vong nặng nề.

     

       Mờ sáng, trung đoàn 66 thuộc sư 304 tiến theo xe tăng về Sài G̣n, đến cầu Tân Cảng th́ bị chặn, giao tranh thiệt hại 4 tăng nhưng bắn cháy hai chiếc M-48. Đường mở, Đại đội 4 được lệnh vượt cầu. Xe tăng mang số 387 đi đầu, sau là 390, và cuối cùng là 847 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận. Đến cầu Thị Nghè, lại gặp đề kháng. Xe tăng đi đầu bị loại, hai chiếc kia tiếp tục tiến vào sau khi bắn cháy hai chiến xa M-113 của ‘’ngụy’’.  Không hiểu bản đồ vẽ thế nào mà xe 390 lạc. Chỉ có xe 847 đến được dinh Độc Lập, xô vào húc cổng phụ nhưng cổng không đổ, xe lại chết máy. Dinh Độc Lập nhốn nháo, nhưng đơn vị bảo vệ không hề  chống cự. Thận đợi xe 390, chỉ vào dinh khi sẵn sàng để quay phim như ‘‘trên’’ đă dặn ḍ, nhất định phải có h́nh ảnh ghi lại giây phút lịch sử có một không hai này. Lát sau, xe 390  t́m được đường, đến trước cổng chính. Quán triệt kinh nghiệm của 847, xe 390  rồ máy tăng tốc đâm vào như một con trâu điên. Cửa sập. Cách Mạng muôn năm, Thận hét tướng lên rồi giơ cao  cờ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam vẫy lên, chạy đàng sau xe 390 tiến vào. Phóng viên đưa máy quay lên vai, tiếng máy rè rè, đèn flash chớp sáng. Lúc ấy, đúng 11 giờ 21 phút. Sau, đến màn hạ cờ vàng ba sọc đỏ xuống và chăng cờ Mặt Trận lên nóc dinh Độc Lập. Rồi bắn súng chỉ thiên ăn mừng, và reo ḥ để thu âm. Khi đó, ban chỉ huy Lữ đoàn xe tăng cũng vừa đến phụ họa, có Chính Ủy Bùi Văn Tùng và Chỉ huy Nguyễn Tất Tài... Đi dép cao su bước trên nền cẩm thạch lót dinh Độc Lập, Tùng tự nhủ, phải b́nh tĩnh, phải b́nh tĩnh. Những thứ phồn vinh này đều giả tạo cả, chớ để nó tác động vào tinh thần tiến công cách mạng. Tùng mím môi, rồi ưỡn ngực đi vào đại sảnh. Một người cao lớn đeo kính trắng đứng lên nghiêng ḿnh chào. Tùng tự hỏi, ḿnh có nên nghiêng ḿnh kiểu cách như thằng ngụy này không? Không. Thế th́ làm ǵ ? Tốt nhất là làm như không thấy nó, lơ đi như mỗi lần ḿnh chưa t́m ra phương án ‘’tối ưu’’. Nhưng thằng ngụy sáp gần, giọng lễ độ :

      -  Thưa ông, chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao...

 

A, thằng ngụy! Có th́ mới giao chứ bây giờ nó c̣n cái ǵ để giao. Và thế th́ có việc ǵ mà phải bàn? Hít một hơi cho không  khí đầy phổi, Tùng dằn từng chữ :

      -  Các anh c̣n ǵ mà phải bàn với giao?

      -  Thưa ông, theo thông lệ khi thay đổi chính quyền th́...

 

Tùng sẵng giọng, nói như đinh đóng cột :

      -  Các anh nay chỉ có đầu hàng vô điều kiện.  Rơ chưa...

 

Trưa hôm đó, đúng 14 giờ, Dương Văn Minh đọc vào cát-xét để phát thanh :

      ‘‘ Tôi, Dương Văn Minh, Tổng Thống Chính quyền Sài G̣n, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng Ḥa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài G̣n từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn...’’

 

*

 

      Sau ngày 30 - 4, đài truyền thanh ra rả kêu gọi đồng bào b́nh tĩnh và loan báo lệnh giới nghiêm để bảo vệ an ninh.  Chỉ hai ba hôm sau, chợ trời đă họp lại.  Xe và người lại tấp nập, mặc dầu đó đây thấp thoáng những chiếc mũ cối bộ đội nhấp nhô trong những trạm gác. Ủy Ban Quân Quản tiến hành tiếp thu chính quyền. Cán bộ cục R vào Sài G̣n, chiếm hữu nhà bỏ trống của những người di tản, nơi bề thế dùng làm công sở cơ quan, mặt tiền cắm cờ Mặt Trận.  Nhưng giấc mơ miền Nam có một chính quyền theo Hiệp Định Paris không kéo lâu. Cán bộ miền Bắc từng đợt vào Nam lănh nhiệm vụ quản lư hành chính.  Ngay cửa dinh Độc Lập, ảnh Hồ Chí Minh với khẩu hiệu « Bác Hồ sống măi trong sự nghiệp của chúng ta » đập vào mắt. Trên những bức tường quanh chợ Bến Thành, h́nh chiến sĩ cầm súng, công nhân cầm búa, nông dân cầm liềm đứng xung quanh hàng chữ đỏ choét « Chủ nghĩa Mác - Lê bách chiến bách thắng » và « Không có ǵ quí hơn Độc Lập - Tự Do », báo hiệu một cuộc đổi đời không đảo ngược được.

 

      Tư Quới nay mặc quân phục công an, hỏi mới biết là Thiếu Tá được cắt cử trách nhiệm an ninh cho Quận 1.  Huyền tiếp tục công tác, lo tổ chức những đội dân phố, vận động những viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan của chế độ cũ ra tŕnh diện, tối nào cũng họp, cũng phổ biến đường lối  của chính quyền Cách Mạng.  Tầng lớp trung lưu ở thành phố nay cũng ngồi xệp xuống đất như mọi người.  Các vị bác sĩ, giáo sư, kỹ sư... bên cạnh chị Sáu cà phê, anh Ba xích lô... ban đầu có ngơ ngác, nhưng sau giơ tay phát biểu, cũng hồ hởi chẳng kém ǵ tầng lớp ‘’lao động’’.  Anh Ba đạp xe tháng chở con ông Phùng đi học từ hai năm nay, vỗ vai ông, tỉnh bơ ‘’...bây giờ làm chủ tập thể th́ tiền trả trước cho ba tháng tới tui coi như của tui, chứ xích lô tui không đạp nữa đâu! B́nh đẳng mà. Hết cái chuyện người bóc lột người rồi!’’.  Ông Phùng, vốn dạy toán cho một trường trung học tư thục, xuưt xoa ‘’...dĩ nhiên, anh Ba. Anh làm vậy là đúng chính sách.  Huề hết!’’. Một cậu trẻ măng vừa được ‘’ giác ngộ’’ chêm vào ‘’ Huề sao lẹ vậy?  C̣n phải bồi hoàn những bóc lột cà!’’. Những cậu loại này thuộc hàng ngũ « ông ba mươi », hăng gấp mười lần cán bộ chính cống, động miệng là giai cấp với đấu tranh, và lúc nào cũng để cho người đối thoại lờ mờ hiểu rằng họ đă ‘’hoạt động nội thành’’ từ lâu lắm rồi.  Để lập công, họ khai báo lung tung, rồi kèn cựa với nhau, gây ra rất nhiều phiền toái trong việc vận động quần chúng. Huyền làm công tác tư tưởng cho đội ngũ này. Dẫu khổ tâm nhưng v́ chính quyền mới cần họ trong những ngày đầu, Huyền vẫn cố gắng, sau mới biết họ từng lên Công An Thành tố cáo Huyền thuộc giai cấp tư sản, có cửa tiệm, thuê công nhân viên, và từng ăn cái ‘’thặng dư’’ của lao động.  Thật may, cái ‘’cửa tiệm’’ may đồ bọc đệm xe lại là cơ sở kinh tài ‘’của ta’’ che mắt ‘’ngụy’’.

*

 

      Sau ngày Nhân đi tŕnh diện, U già chân thấp chân cao về hớt hải gọi ‘’...cậu Nhân ơi!  Sang xem ông Hoàng, ông ấy làm sao ấy !’’.  Nhân hỏi, U già mang cơm sang cho Hoàng kể U vào nhà, lay nhưng Hoàng chỉ ngước mắt nh́n lờ đờ, tay chân không động đậy được nữa.  Nhân vơ vội ống tiêm và bịch thuốc cấp cứu chạy sang.  Đến nơi, mắt chú Hoàng đă trợn lên, chỉ thấy ḷng trắng.  Mạch yếu, nhưng chú c̣n thoi thóp, thỉnh thoảng thở hắt ra từng cơn, chân tay co rúm. Nhân tiêm một ống hồi sinh. Chú Hoàng lại mở mắt.  Cái nh́n của chú mới ai oán làm sao. Chú thều thào, nhưng Nhân áp tai vào, vẫn không hiểu ǵ. Nh́n xuống khay thuốc phiện, Nhân thấy một bát nước c̣n chút cạn. Nhân ngửi, mùi dấm. A, có phải là thuốc phiện ḥa với dấm thanh ? Nhân chấm ngón tay, quệt nhẹ vào đầu lưỡi. Thôi, thế này phải đưa chú đi rửa ruột ngay. Nhưng nh́n xuống, bọt mép chú đă sùi ra, chảy ṛng ṛng xuống cái gối nhớp nháp. Nhân rút ống nghe, áp vào ngực chú, rồi ngả người ra sau, thẫn thờ để xuống.

 

      Từ một tuần nay, chú không ra đường, cứ thấp tha thấp thỏm.  Khi Nhân qua thăm, chú chẳng hỏi ǵ khác câu hỏi ‘’...cha cháu đă vào đến nơi chưa ?’’.  Một buổi có cả bác Chương, nghe bác đọc Kiều « ...bó thân về triều đ́nh, hàng thần lơ láo phận ḿnh ra sao? », chú Hoàng cười buồn, chỉ hỏi ‘’...gặp lại bạn bè đi kháng chiến ngày xưa, không hiểu đối xử thế nào cho phải nhỉ ?’’.  Bác Chương không đáp, lại nh́n lên bốn câu thơ viết trên bức vách, lắc đầu.  Nhân hồi tưởng nét mặt chú lúc ấy. Không lộ ǵ bề ngoài, nhưng bên trong, sự đau đớn dày ṿ khiến khoé mép chú run bần bật nhếch lên gắng gượng giữ một nụ cười.

 

      Huyền dặn U già báo về báo để chỉ sang nhà chú Hoàng khi đă liệm, nhất quyết không nh́n mặt cả lúc sống lẫn khi chết. Đám ma chú, Nhân ra Ngă Sáu thuê một chiếc xe lôi. Ngồi cạnh áo quan, có thêm U già và bác Chương.  Bác quần áo chỉnh tề, áo com-lê, cổ thắt cà-vạt, nghiêm trang nhưng ung dung không vui không buồn.  Khi U già nói với Huyền ‘’ Nghĩa tử là nghĩa tận!’’ mong Huyền đổi ư th́ Huyền trừng mắt không đáp, dúi vào tay Nhân một xấp tiền để lo liệu ma chay.  Nhân thở dài nh́n mẹ, nửa thương, nửa giận.  T́m được một mảnh đất ở nghĩa trang G̣ Vấp, Nhân đặt đào huyệt và dặn đổ xi-măng một cái bia có ghi tên chú với năm sinh và quê quán.  Khi hạ huyệt, U già khóc tỉ tê. Bác Chương lẩm bẩm một điều ǵ, có thể là lời vĩnh biệt.  Nhân nuốt nước bọt ḱm xúc động.  Không phải là cha đẻ, nhưng từ thuở thiếu thời, chú đối với Nhân như ruột thịt.  Nhân chạnh nhớ Lương, tự nhủ, thế nào cũng cố nhớ để sau này kể lại cho Lương nghe những phút cuối cùng của chú trên cơi nhân gian này.

 

      Sau đám ma, Nhân và bác Chương về lại căn nhà của chú ở cổng xe lửa số hai.  Đúng giờ, xe lại rú c̣i, chạy x́nh xịch.  Nơi chú nằm hút thuốc chỉ c̣n một vết lơm trên cái đệm trống tênh.  Nhân nhặt nhạnh khay, đèn, tẩu, thuốc bỏ vào một cái thùng, nói với bác Chương ‘’...xin bác giữ làm kỷ niệm!’’.  Bác không nói ǵ, tay chỉ lên vách, nhỏ nhẹ ‘’... Nhân gỡ hộ bác giấy có viết những câu thơ...’’  Bác Chương chậm răi xé nó ra, từng mảnh, từng mảnh rồi bật lửa châm đốt.  Lửa bén vào  lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa. Lửa bốc trên quê hương ruồng bỏ giống ṇi khinh. Lửa lan ra biển vô tận xá ǵ phương hướng nữa. Cứ thế, lửa bốc lên rồi tàn lụi. Cho đến câu thuyền ơi thuyền theo gió hăy lênh đênh lạc loài vất vưởng trên những mảnh giấy cuối cùng th́ bác lẳng lặng đứng dậy, quay lưng g̣ người bước đi như đạp ngược gió ra khơi.

 

*

 

      Cứ tám giờ tối những ngày lẻ, U già thốt, đúng một câu, ‘’ lại cúp điện!’’ khi đèn nê-ông trong bếp tắt phụp.  Bé Quỳnh, con Dao Ánh, đáp cũng đúng một câu người lớn quen miệng  ‘’cho đỡ tốn, phải tiết kiệm!’’. Ngay dăm ngày đầu giải phóng, hai mẹ con Dao Ánh vào Sài G̣n. Sau khi kẹt ở Qui Nhơn gần một tháng từ ngày bỏ Huế xuống Đà Nẵng rồi lếch thếch theo đoàn người ồ ạt xuôi Nam, hai mẹ con đến được Sài G̣n th́ cờ Mặt Trận đă phất phới bay trên những nóc nhà dọc hai bên con lộ dẫn vào cầu Thị Nghè.  Dao Ánh đến tạm trú ngà bà cô ở chợ Phú Nhuận, không ngờ cuộc đổi đời nhanh trong chớp mắt, hệt tay tráo bài ba lá chợ Đông Ba.  ‘’ Hai con bích, một con cơ.  Đặt một trúng ba, nè...’’. Ba con bài bị đẩy ṿng vèo. ‘‘Tay... lật bài nào’’.  Rơ là con cơ, nhưng khi lật, lại bích.  Thường là vậy, nhưng cũng có người chỉ trúng cơ, được tiền.  Anh bài ba lá khi đó la làng ‘’ ...răng mà xui bữa ni hè...’’.  Tuy vậy, công việc tráo bài chắc là vững vàng, v́ anh tiếp tục hành nghề ngày này qua ngày nọ.  Người đi chợ ŕ rầm ‘’...thằng trúng là c̣ mồi, đừng có tin’’.

 

      Nghe Dao Ánh ví von cuộc đổi đời, Huyền nghiêm trang ‘’bài ba lá, nay lá nào cũng là cơ. Lật cách ǵ, cũng chỉ một màu đỏ!’’. Ánh có lẽ chỉ thấy những con bích đen, chỉ dấu của bất hạnh.  Bạn bè rủ rê, nàng đi bán thuốc tây ở chợ trời để sinh nhai. Sau hai tháng, bà cô Ánh phải cưu mang thêm bà con từ Huế vào, than nhà chật chội.  Khi đó, Nhân vừa lên đường  đi cải tạo trên Tây Ninh, theo chính sách Nhà Nước phổ biến là học một tháng rồi trở về đời sống b́nh thường.  Ánh ngỏ lời xin tạm trú nhà Huyền trước khi ra Huế. Nhà Huyền rộng, nay chỉ c̣n U già nên Ủy Ban Nhân Dân Phường nḥm ngó, ư muốn cho một số cán bộ tiếp quản đến ở tạm. Huyền phân vân, và khi Ánh hỏi, Huyền đồng ư ngay. Ánh và bé Quỳnh dẫu sao cũng đỡ bất tiện cho Huyền, một người đàn bà đơn lẻ, hơn là những người cán bộ Huyền không quen biết.  Vả lại, Huyền đợi Chính, từng ngày.

 

      Rồi ngày lại ngày, mỗi ngày một dài. Huyền dặn U già đi gọi ḿnh ngay khi có người từ miền Bắc vào t́m, ḷng lúc nào cũng  như lửa đốt mặc dầu công việc bộn bề. U già hỏi Huyền h́nh dạng Chính, nghe xong đầu gật gù, miệng lẩm bẩm ‘’ ...mợ nói kỹ thế, chắc cậu vào là nhận ra ngay thôi. Cao cao, gầy gầy...quai hàm bạnh ra...’’. Trước không sao, nhưng nay cứ tối tối, ḷng Huyền lại quặn thắt. Nàng lên sân thượng một ḿnh, lẳng lặng ngồi nh́n xuống sân ga xe lửa bên kia. Sài G̣n đêm đêm cúp điện. Sau giờ giới nghiêm, dăm ba người trong những tổ dân phố thỉnh thoảng lại đáo qua, tay xách đèn dầu, bóng đổ thẳng xuống ḷng đường thành những chú lùn nhập nḥa gẫy đổ. Trên trời, không có điện nên sao ở đâu mọc ra hằng hà sa số. Huyền nhắm mắt, t́m h́nh ảnh Chính trong tâm tưởng, rồi tưởng tượng ra Chính từ ngày nàng lên chiến khu Việt Bắc. Lời Chính giục Huyền đi Hưng Nguyên ngày nào lại văng vẳng. Rồi h́nh ảnh bà đồ Cửu. Và Xoan, môi mím, mặt băng đá, quay ngoắt người đi không thèm nh́n...Tất cả bỗng dưng hiện về nguyền rủa. Chia tay bà đồ thuở ấy, Huyền cắn răng, th́ thào ‘’... con lên Việt Bắc xin ở lại, nhưng con chiều ḷng anh Chính nên về đây! Nhưng cơ sự thế này con cũng chẳng biết phải làm sao!  Con không dám oán hận ǵ chị Xoan, v́ con là người đi sau đến muộn...Xin bà sau này nói thế để chị ấy yên ḷng!’’. Bà đồ ôm Nhân và Dân, tức tửi nói không nên lời. Trên đường về, Huyền cảm thấy một nỗi tủi nhục không chỉ cho riêng ḿnh mà cho cả hai đứa con bé bỏng mới lẫm chẫm biết đi. Nàng tự nhủ, thế là đủ đớn đau, nàng sẽ không bao giờ đi xin xỏ ǵ bất cứ ai trong đời nữa. Bức thư nàng gửi cho Chính sau đó vỏn vẹn báo đă đi Hưng Nguyên nhưng rồi lại về Kiến Thụy, không nhắc ǵ ngoài chuyện sức khoẻ bà đồ. Nhưng chắc Chính hiểu, hứa sẽ tự ḿnh giải quyết và dặn Huyền ở đâu cứ ở yên đấy. Và từ đó, nàng bặt tin. Lẩm bẩm, Huyền thốt ‘’ thế mà đă hai mươi ba năm...’’ rồi nàng bật lên khóc. Tử biệt, đă đành. Nhưng sống kiếp sinh ly, thử hỏi lấy ǵ bù đắp cho những ngày héo hon v́ chờ đợi.

       Dao Ánh bước ra sân thượng, ngỡ ngàng nh́n hai vai Huyền run lên nhịp cho một cơn thổn thức. Nàng im lặng, ngồi xuống bên Huyền. Hôm ấy, lần đầu Huyền kể chuyện đời ḿnh cho một người khác nghe, nước mắt nḥa nhoạt dưới những v́ sao đêm nhấp nháy âu lo. Nàng nguôi ngoai dần, hững người ngả vào thành ghế, nghe Ánh nhẹ nhàng ‘’...chắc bác trai sắp vào tới đây... ‘’, kịp ngưng lại không nói ‘’ nếu bác c̣n! ‘’. Tay nhét vào túi một bức thư Ánh định đưa cho Huyền đọc, nàng tự nhủ, đó là chuyện riêng của ḿnh, và thôi hăy đợi, có hề chi...

*

 

       Giữa tháng năm, Huyền lên chùa Hạnh Thông Tây gặp vị ni cô già xưa đă cho ḿnh toa thuốc diệt dục, nhỏ giọng :

-  Bạch thầy, xin thầy cho thuốc để đệ tử hồi nữ tính.

Vị ni cô ngạc nhiên :

      - Mười ba năm trước, thí chủ c̣n trẻ th́ xin thuốc diệt dục.  Nay, xuân tưởng đă qua, cớ ǵ lại tính chuyện hồi xuân?

Huyền kể cho ni cô nghe chuyện ḿnh.  Nàng khẩn khoản :

      -  Bạch thầy, đệ tử đă xa chồng hai mươi ba năm, nhưng ḷng đệ tử th́ không.  Đệ tử muốn sống trọn vẹn với chồng như xưa.  Khi gặp lại nhau, đệ tử mong được trở lại làm một người đàn bà, cho chồng...

Ni cô ngước lên mỉm cười, tay bắt mạch cho Huyền. Ngần ngừ một lát, ni cô nói, giọng khoan thai :

      -  Ai cũng có cái nghiệp người ấy.  Già này có thể phục hồi nữ tính cho thí chủ, chỉ dặn, làm cho thèm muốn khó, nhưng c̣n dễ hơn là diệt đi thèm muốn.  Nhưng già hiểu, t́nh mà không dục là không hợp lẽ tự nhiên...

 

      Từ khi uống thuốc, Huyền biết thân thể nàng thay đổi.  Đầu tiên, những sợi ria ở mép bạc đi rồi rụng dần. Tháng sau, nàng có kinh. Và hệt như thuở mới mười sáu mười bảy, nàng nay lắm lúc trạnh ḷng, dễ tủi thân, bắt đầu mơ mộng, khác hẳn khi trước nàng cứng cỏi phấn đấu trước những t́nh huống cam go. Quá khứ khốn khó bỗng vụt qua như một giấc mơ mờ nhạt. Huyền thấp thỏm trong chờ đợi, bôn ba  đây  đó ḍ hỏi tin Chính, tin Dân. Nàng t́m gặp những người quen trong kháng chiến chống Pháp, những kẻ đồng hương, những cán  bộ trên Việt Bắc khi xưa. Cuối năm 75, Huyền gặp được người làng. Nàng biết mẹ đă qua đời cách đây gần ba năm. C̣n Dân,  là thương binh, nay hiện đang đi học trên Hà Nội. Thắp hương khấn mẹ, Huyền ứa nước mắt, ḷng khắc khoải. Phần Dân, thế là Dân sống. Cuộc chiến khốc liệt như vậy đă chừa phần bất hạnh cho nàng, nay chỉ c̣n tin Chính nhưng sao đến nay Chính vẫn chẳng một tăm hơi?  Và Dân? Cớ ǵ Dân không t́m cách liên lạc với mẹ? Những câu hỏi đục khoét với hàm răng loài chuột cắn đến rách bét tâm tư. Có một lần, Huyền mơ thấy Chính một tay xua đuổi nàng, tay kia giơ dao dọa đâm. Tay giắt hai đứa con, nàng vừa chạy vừa thét lên cầu cứu. Trước mặt vách núi đứng dựng chắn đường. Huyền không c̣n cách ǵ khác là phải quay người lại, nhưng không c̣n thấy Chính đâu nữa. Sực tỉnh, nàng đưa tay lên sờ mặt ḿnh nhoè nhoẹt nước mắt. Những câu hỏi lại hiện h́nh dày ṿ. Có thể nào Chính nay vợ khác con khác, tránh nàng, tránh cả Dân... để an ḷng với một cuộc sống mới? Hoặc giả Chính đă chết ? V́ chiến  tranh, v́ bệnh hoạn? Ai biết được trong cơi đời đầy tai ương này ?

 

      Huyền rùng ḿnh nhớ đến một người đàn bà miệt Thủ Đức lên đ̣i gặp Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố để khiếu nại. Chồng bà ta tập kết từ năm 55, làm lại cuộc đời khi ở ngoài Bắc, trở lại miền Nam th́ dẫn theo một vợ hai con. Ông chồng đ̣i lại nhà cửa xưa thuộc cha mẹ ông, khai với công an huyện rằng bà ta là ‘’phản động’’, cấu kết thế nào mà công an đến đuổi bà và gia đ́nh cậu con trai bà ra đường. Đi lính Cộng Ḥa, con trai bà hiện đi học tập cải tạo, bà phải cưu mang con dâu và một đứa cháu c̣n ẵm ngửa. Cả ba giắt díu nhau lên Sài G̣n, ăn vật nằm vạ trước toà Đô Chính nay thành trụ sở của Ủy Ban Nhân Dân. Công an ra đuổi. Ít lâu sau, chị vợ ẵm con không biết đi đâu. C̣n bà, thất tha thất thểu dọc đường Đồng Khởi, ṿng xuống Nguyễn Huệ, ra Chợ Cũ,  rồi quay về xin vào khiếu nại, lại bị công an nạt nộ. Cứ thế, ngày nọ qua ngày kia, bà xơ xác như một cái thây quờ quạng giữa ban ngày, miệng lảm nhảm chửi chồng, chửi con, chửi Trời, chửi Đất. Một bữa, nhà thơ Bùi Giáng t́nh cờ thấy bà, liền chập chững đi theo. Vẫn quần  chằng áo đụp bằng  hàng  chục  loại vải mầu sắc lung tung,  nhà thơ kéo theo hai hàng dây sỏ những chiếc ống bơ  leng keng đụng vào nhau khi bước, vừa đi vừa hô ‘’ mỗi người cho mọi người, mọi người cho mỗi người, hè hè...’’. Công an bắt Bùi Giáng, nhưng coi như điên, một vài bữa sau đem thả. Thả ra, Bùi Giáng lại đi t́m người đàn bà, gọi bà là ‘’mẫu hậu thê lương’’, xưng ḿnh là ‘’ đười ươi đau đớn’’, cười ré lên và lớn giọng hô hào, ngôn ngữ th́ nửa Anh, nửa Pháp, nửa Đức...Một trưa, người đàn bà tuột quần tuột áo, trần truồng vừa chạy vừa hát ‘’ ...như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng ‘’. Bùi Giáng phấn khích gào lên Cách Mạng thành công. Chạy theo vung tay múa chân, miệng móm mém, Bùi Giáng hả họng hát điệp khúc ‘’ Việt Nam... Hồ Chí Minh ... Việt Nam... Hồ Chí Minh...’’.  Lần này, công an bắt cả hai và đưa thẳng họ vào nhà thương điên Biên Ḥa.

 

*

 

      Lần Huyền đi thăm nuôi Nhân, phép xin dễ v́ Huyền có giấy giới thiệu của công an quận. Nhưng với Dao Ánh, rất khác. Mất hai tháng, nàng mới có phép, sau khi đi lên đi xuống Ủy Ban Nhân Dân cấp quận đến ba bốn lần. Nhân hiện ở trại Trảng Lớn gần phi trường Tây Ninh. Cái hạn 30 ngày cho sĩ quan và viên chức trong chính quyền ‘’ngụy’’ học tập cải tạo để trở thành những công dân ‘’tốt’’ dưới chế độ mới đă trôi qua. Không một ai về. Rồi hy vọng kỳ hạn học tập thêm 3 tháng cũng tiêu tan mây khói. ‘’Ngụy’’  chắc tối dạ, đầu đặc, học sao măi chưa ‘’thông’’. Huyền làm đơn khiếu nại, tŕnh bầy rằng cha Nhân là Phan Thượng Chính, đảng viên từ thời tiền khởi nghĩa. Nàng yêu cầu Tư Quới xác minh chính bản thân ḿnh hoạt động nội thành từ mười mấy năm nay, và năn nỉ ông ta đi cùng với ḿnh lên gặp Tư Trọng, tức Thiếu Tướng Nguyễn Công Tài, một trong những người phụ trách an ninh cao nhất miền Nam khi đó. Tư Trọng thẳng thắn : ‘‘... chị nghĩ đi, ta nói học một  tháng th́ họ ra tŕnh diện chứ nói khác đi, họ sẽ trốn và gây ra t́nh trạng khó kiểm soát, không  bảo đảm được  an ninh! Bây giờ thế này, chị bảo cháu cứ thành khẩn khai báo và phấn đấu cải tạo thật tốt. Mặt khác, tôi sẽ yêu cầu Công an Trung Ương cung cấp thông tin về anh Chính...Như thế, hy vọng sẽ được  giải quyết nhanh gọn ! ’’. Huyền thất vọng, Nh́n Tư Trọng, Huyền buột miệng ‘‘Thế là chúng ta đi lừa!’’. Tư Trọng nghiêm mặt ‘‘...ta lừa địch, địch lừa ta! Cái nghề an ninh, nó thế, chị công tác lâu năm rồi, chắc phải hiểu’’. Huyền lắc đầu,  buồn bă nói nhỏ ‘‘...bây giờ địch th́ ít, nên lừa phần lớn là lừa nhân dân. Không giữ được chữ tín, sau nói ai c̣n nghe nữa? ’’. Bất th́nh ĺnh, Tư Trọng nói như quát trước mặt một thuộc hạ đang ghi chép ‘‘Chúng ta cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một  là một, hai là hai, trước thế nào sau như vậy. Thôi, xin kiếu đồng chí! ’’.   Tư Trọng nắm khuỷu tay Huyền đẩy ra cửa văn pḥng. Vừa bước, Tư Trọng vừa th́ thào chỉ cho một ḿnh Huyền nghe ‘‘... ngay cả ta với ta, cũng cứ thận trọng là hơn. Phức tạp lắm!’’. Ngạc nhiên, và phải hai năm sau, Huyền mới thực hiểu.

 

       Ánh lễ mễ xách hai gói quà Tết đă được công an kiểm kê vào nơi tiếp khách của Trại học tập. Trại không xa sông Vàm Cỏ, phía Tây là đầm lầy. Cuối mắt, chỏm núi Thất Sơn nhô cao giữa những cánh  đồng vàng lúa dưới ánh nắng rực rỡ buổi chớm xuân. Pḥng khách của Trại có 6 cái bàn. Mỗi cái, ghế để hai đầu, một  cho  người  thăm nuôi, một  cho trại viên. Chính giữa, một  cái ghế dành cho cán bộ quản giáo, người có nhiệm vụ ngồi nghe, thường tay cầm tờ Sài G̣n Giải Phóng để ngang mặt. Cán bộ trực gọi tên, tay chỉ ghế dành cho Ánh. Để quà lên bàn, Ánh nhướng mắt nh́n về phía cửa ra vào. Và đợi. Nửa giờ sau, cán bộ đưa trại viên ra, gióng to ‘’ Phan Thượng Nhân’’. Ánh đứng bật dậy. Anh cán bộ quản giáo lừ lừ xua tay, giọng sẵng ‘’Ngồi xuống!’’. Nhân nhận ra Ánh, nhưng  đứng yên cho đến khi quản giáo vẫy. Tiến lại, Nhân lẳng  lặng ngồi xuống chiếc ghế giành cho trại viên, mắt ngước lên. Hai người im lặng nh́n nhau. Thấy Nhân gầy rạc đi, mắt trũng xuống trông hốc hác, Ánh động ḷng, cắn môi. Quản giáo giục, giọng miền Bắc, lại ngọng ‘’...Lói ǵ th́ lói đi. Có mười nhăm phút, hết giờ thôi! ‘’. Anh ta há miệng ngáp dài khoe những chiếc răng bàn cuốc xỉn khói thuốc lào, tay lại cầm tờ báo  lên ngang mắt. Ngập ngừng, Ánh hỏi thăm sức khoẻ Nhân, kể lại sinh hoạt ở nhà và nhắn lời Huyền động viên dặn ḍ. Nhân nhếch mép cười, đưa mắt nh́n nhắc Ánh c̣n có người thứ ba đang nghe, nói như cái máy :

      -  Ánh về nói cho nhà yên tâm, ở trại đây thoải mái, chẳng thiếu thốn ǵ...Học tập th́ mỗi ngày một tiến, khi nào thông hiểu chính sách khắc về, chẳng có chi mà vội...

Ánh gật đầu, nhưng nước mắt ứa ra. Ḱm xúc  động, nàng nhẹ giọng :

      -  Báo tin anh biết, anh Thuyết hy sinh rồi...

Nhân lặng người. Châm thuốc, Nhân rít một hơi rồi nhẹ nhàng :

      -  Ánh biết tin hồi nào ?

      -  Khoảng hơn tháng nay. Đầu tiên là bức thư của mạ Ánh. Sau, anh Bửu Chỉ vô Sài G̣n, nói chính anh ấy đă đào mồ chôn anh Thuyết. Các anh ấy bị bom năm 73, ở mặt trận Quảng Trị...Nay mộ anh Thuyết vẫn c̣n trong rừng...

      - Mợ anh biết tin chưa ?

Nhớ đến buổi tối trên sân thượng hôm được Huyền kể cho nghe chuyện ḿnh, Ánh đáp :     

      - Em tính báo, nhưng tối hôm đó d́ ngó có bộ buồn nên lại thôi, chưa nói ǵ.

Nhân ngửng đầu nh́n ra ngoài. H́nh ảnh Thuyết ngày nào đưa Nhân đến chơi với đám sinh viên Huế ở cốc Tuyệt T́nh hiện ra. Mới bước chân vào đại học, Bửu Chỉ vẽ những bức minh họa cho tờ báo Sinh Viên. Dùng bút sắt, nét cứng cỏi đến tàn nhẫn, chàng họa sĩ tài tử này không che dấu sự dấn thân của ḿnh. Chỉ ít lâu sau, mật vụ chế độ cũ đi lùng, Bửu Chỉ cũng phải nhảy núi như Thuyết, như Trần Vàng Sao, như hai anh em Hoàng Phủ.

Ánh cố đổi giọng làm vui, thốt :

      -  Lại sắp Tết. Tuần sau Ánh đưa bé Quỳnh về ăn Tết với bà ngoại, sau đó sẽ ở hẳn Huế. Mạ Ánh dạo này đau ốm, Ánh cũng lo....

Nhân bật miệng, giọng không dấu được chút ǵ như hoảng hốt :

      -  Ăn Tết xong, Ánh vào lại Sài G̣n nhé...

      -  Ánh cũng  không biết nữa. Ở lâu, sớm muộn sẽ phiền d́...Sắp tới, phải khai hộ khẩu, phức tạp lắm...

Quản giáo giả ho khan, bỏ tờ báo xuống, mắt nh́n  đồng hồ, giọng khinh khỉnh :

      -  Hết giờ thăm luôi. Thôi!  Đủ rồi!

 

Nhân vội bóc bao thuốc lá Capstan, rút một điếu rồi đẩy cả bao về phía quản giáo, miệng nói ‘‘mời cán bộ...’’. Anh ta tḥ tay rút một điếu, đưa lên kẹp vào tai. Nhân vội khẩn khoản ‘’ cán bộ lấy cả bao đi. Tôi ho, ít khi hút lắm!’’.  Quản giáo đảo mắt liếc quanh một ṿng, nhón bao thuốc nhét nhanh vào túi rồi đứng dậy, miệng nói :

      -  Thông cảm cho lăm phút lữa nhé!

Anh ta bước về phía cửa ra vào. Ôi, quí hoá làm sao năm phút tư riêng  không ai ḍm ngó này. Nhân nh́n vào mắt Ánh, giọng run run :

      -  Anh muốn em ăn Tết xong rồi lại vào Sài G̣n với mợ. Thuyết đă không c̣n ở thế gian th́ anh có thể nói với em điều này...

Ánh ̣a lên khóc. Đây là lần đầu Nhân gọi Ánh bằng em. Và chỉ nói mợ, chứ không mợ anh như trước, như thể mợ là mợ của hai người. Lời Nhân nói đúng là lời cầu hôn của kẻ đang ở tù. C̣n Ánh, góa phụ, chồng chết cũng sắp được ba năm, coi như gần hết tang. Nh́n Ánh đưa hai tay lên ôm mặt, Nhân bùi ngùi :

-  Anh sẽ viết vài chữ xin phép mợ, Ánh  nhé...

Chia tay Nhân, Ánh bỗng xấu hổ như vừa vụng trộm, chạy vuột ra ngoài. Một cán bộ chặn Ánh lại, hỏi : ‘‘Thuyết là ai ?’’.

Th́ ra anh quản giáo ra ngoài báo cáo. Nhưng đổi một bao Capstan lấy năm phút để nghe một lời cầu hôn lẽ ra phải nói ra từ bảy năm trước quả không mấy đắt. Ánh  đáp, giọng ngậm ngùi :

      - Anh ấy là một chiến sĩ Cách Mạng đă bỏ ḿnh trong trận Quảng Trị...

     

Trên đường về Sài G̣n, Ánh chỉ vui được một nửa. Nửa kia, có ǵ nghe như một sự lỡ làng rất mơ hồ. Khi vớt  hụt những chiếc lá trôi ven bờ sông Hương ở tuổi ấu thơ, nàng đă lờ mờ mường tượng ra nó nhưng chưa biết là nửa bên kia hạnh phúc nào cũng có những vết trầy xuớc của định mệnh.

*

 

      Cuộc đổi đời nhẩy qua một bước ngoặt khi Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở miền Bắc chính thức đổi tên thành Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho một lănh thổ từ Bắc chí Nam. Đảng Lao Động cũng lấy lại tên thật là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Riêng Sài G̣n, dân vẫn chưa quen gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh,  nhưng thôi x́ xào chuyện thiết lập một Chính Phủ Cộng Ḥa cho riêng miền Nam. Bấy giờ, cờ Mặt Trận Giải Phóng biến mất, chỉ c̣n cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay khắp mọi nơi. Những kẻ có máu làm ăn trong Chợ Lớn nhanh chóng in ảnh Hồ Chí Minh. Chỉ ít lâu, nhà nhà treo ảnh Bác như bùa thiêng trấn áp tà ma cơi âm để giữ chút b́nh yên cho người cơi thế. Lực Lượng thứ Ba thời ‘‘ngụy’’ nay cũng giă từ mọi ảo tưởng khi Nhà Nước thu hồi cuốn Hồi Kư của tướng Trần Văn Trà, kẻ đă tuyên bố ngày đầu Giải Phóng rằng là người Việt Nam th́ không có ai thua ai thắng, chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua mà thôi. Tiếng đồn ông Trà không thống nhất quan điểm với Đại Tướng Văn Tiến Dũng, người viết cuốn Đại Thắng Mùa Xuân. Nhưng câu chuyện này cũng lắng dần như mọi trục trặc chốn cung đ́nh, cách giải quyết thường là vỗ về và ban phát lại bổng lộc cho công thần.

 

      Huyền được phân công phụ trách Ủy Ban Phụ Nữ phường. Việc chuyển từ an ninh Quận về lo một bộ phận quần chúng cấp Phường như vậy là h́nh thức hạ tầng công tác. Gặp Tư Quới, Huyền hỏi, ‘‘anh Tư à, tôi có khuyết điểm ǵ? ‘’. Tư Quới đáp : ‘‘ tui  cũng sẽ đi Dầu Tiếng tháng tới...Gặp anh Tư Trọng, tui cũng hỏi ảnh như cô Hai hỏi tui...’’. Huyền ngạc nhiên , ‘‘Anh ấy nói sao?’’. Lắc đầu, Tư Quới thở dài ‘‘Tư Trọng biểu chính ảnh cũng sắp phải ra Hà Nội nhận công tác mới...Chuyện phức tạp lắm! Ḿnh đổi nhân sự mà, cô Hai! ’’.  Chủ tịch Ủy Ban hành chính quận, một cán bộ từ Hà Nội mới vào, động viên Huyền ‘‘Tôi được biết xưa chị phụ trách dân vận khu Đồng Xuân thời giành chính quyền. Phân công chị về ủy ban phụ nữ là thả cá vào nước, đúng người đúng việc...’’. Huyền dửng dưng, chỉ nhắc ḿnh đă xin giấy phép về quê từ lâu mà vẫn chưa được phúc đáp của sở Công an Thành Phố. Huyền khẩn khoản ‘‘Mẹ tôi mất, con tôi là thương binh... Đến nay đă hơn hai mươi ba năm tôi chưa về quê hương bản quán, mong đồng chí nói hộ cho một tiếng!’’.

 

      Công việc mới bắt Huyền phải họp, họp và lại họp. Họp với khu, với phường, với những tổ dân phố. Họp để nghe và học hết nghị quyết này đến nghị quyết kia. Học xong, phải phổ biến, phải giải thích này nọ cho quần chúng, nhắc đi lập lại quyền làm chủ tập thể và tinh thần tiến công dưới hai ngọn cờ trong ba ḍng thác cách mạng. Quần chúng phần lớn ù ù cạc cạc và chỉ quan tâm đến đời sống thiết thực, phải thúc giục mới chịu nêu thắc mắc để cán bộ giải đáp. Ngôn ngữ ‘‘mới’’ bắt đầu thấm vào những người dân một chế độ ‘‘người không bóc lột người’’. Những từ  lạ  như phấn đấu, tích cực, tiên tiến, điển h́nh...thâm nhập cùng với số người Bắc, dân gọi là Bắc Kỳ 75, mỗi ngày một đông. Ở Thành Phố, cán bộ công nhân viên vào chiếm lĩnh những căn nhà do Ủy Ban hành chính cấp phát. Một số không  nhỏ đi từ những nơi dân số quá lớn như Thái B́nh, Nam Định... ồ ạt vào những khu kinh tế mới trên Lâm Đồng, Bảo Lộc... và ven biên giới Kampuchia, vừa có đất canh tác, vừa đồng thời ‘’bảo vệ’’ tổ quốc xă hội chủ nghĩa.

       Trong xă hội hiện nay, người  làm ít, người  ăn nhiều.  Không làm, th́ họp.  Họp sáng.  Rồi trưa.  Tối vẫn lại họp.  Có bữa, ba giờ sáng tập hợp để đi mít tinh mừng ngày Lao Động Quốc Tế.  Có đêm măi đến 11 giờ vẫn phải ngồi nghe cán bộ Thành xuống phổ biến phương hướng cải tạo kinh tế xă hội. Đảng đề ra chính sách hợp tác xă kết hợp công-nông nghiệp. Cán bộ giải thích, sản xuất nông sản nhưng đồng thời hợp tác xă vận dụng làm ra của cải công nghiệp nhẹ như rượu, đường, phân bón... tùy theo yếu tố thuận lợi từng địa phương.  Nhân dân ta vốn cần cù sáng tạo.  Thiếu xăng, th́ dùng xe ‘‘cải tiến’’ chạy bằng than đá Ḥn Gai, văi ra hàng đống than hồng lổm ngổm ḅ trên xa lộ như ma chơi đùa rỡn giữa một trong ba ḍng thác cách mạng có tên là khoa học kỹ thuật.

 

*

 

      Chị Sáu bán cháo ḷng là một thành viên ‘’ phấn đấu tốt’’ trong Ủy ban Phụ nữ Phường. Dậy từ 4 giờ sáng, chị nấu hai nồi cháo, gánh ra bến xe đ̣ Ngă Sáu và bán đến độ 10 giờ th́ về. Sau bữa trưa cho ba đứa con nhỏ,  chị ‘’công tác phụ nữ’’ đến chiều và cứ tối tối đi họp, không vắng mặt buổi nào. Anh Sáu, Hạ sĩ bộ binh ‘’ ngụy’’, đi học chỉ một tuần là giác ngộ, về nhưng không công ăn việc làm. Việc anh là coi mấy đứa nhỏ khi mẹ nó vắng nhà, và buồn nên anh nhậu dài dài, lúc lời ra tiếng vào là có thể quên mất ‘’nếp sống văn minh’’, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ con, và dọa đốt nhà ‘’cho VC  nó biết tay!’’. Chị Sáu ngậm tăm, cố khuyên can, và khi bị đánh u mặt th́ lại giả lả nói là té mặt đập xuống đất. Cho đến khi có người tố với cán bộ. Huyền đến tận nhà anh chị Sáu hỏi sự t́nh. Anh Sáu văng tục ‘’... ĐM, ‘’zợ’’  tui, tui có quyền đánh. Tui có đánh zợ người khác đâu! ‘’. Huyền bực ḿnh, bảo ‘’ vợ anh, nhưng là cán bộ Ủy Ban phụ nữ! ‘’. Anh Sáu bị giam hai ngày ở Công An Phường, phải chị Sáu bảo lănh mới được tự do. Anh tỉnh rượu nên khi Huyền đến nhà, anh buồn rầu nói, ‘‘Cô Hai à, không công ăn việc làm, nó zậy, buồn mới nhậu lai rai...’’. Bàn với chị Sáu, Huyền  gom  góp được một số tiền giúp anh Sáu ‘’làm ăn’’  hành cái nghề anh học được với cha anh từ nhỏ là sửa  đồng hồ. Chỉ ba tuần sau, anh thành chủ nhân một cái tủ đóng bằng gỗ dưới có bốn bánh xe cút-kít, mặt trên lồng kiếng che mấy chiếc đồng hồ cũ kiểu Timex, Movado...  bên cạnh dăm cây bút bi và mấy cái hộp quẹt ga bằng nhựa. Sáng sáng,  anh đẩy tủ đồ nghề ra mé cửa ga xe lửa, chăng cái bảng cạc-tông trên viết : bơm mực, đơm ga, sửa đồng hồ. Anh thôi đánh vợ và cười toe toét ‘‘lao động đúng là ‘‘zinh’’ quang, cô Hai à! ’’ nhưng luôn luôn giấu trong tủ đồ nghề một xị đế đă mở sẵn.

 

      Đội ngũ ông bà thuộc loại ‘‘ba mươi’’ thưa dần, một phần chán v́ không trục lợi được, một phần bị kiểm điểm v́ tác phong phản cách mạng. Ngược lại, quần chúng lao động rất tích cực, đặc biệt là các bà, các chị. Họ buôn thúng bán bưng quần quật cả ngày, nhưng tối đến họ họp hành, xung phong làm những việc cho phường, cho xóm đến khuya. Bán đủ thứ lặt vặt trên vỉa hè, kể cả ở những đường phố xưa nay sang trọng nề nếp như Lê Lợi, Nguyễn Huệ...họ bị công an đến dẹp. Học nghị quyết, họ căi lư, cho rằng họ chỉ thi hành quyền làm chủ tập thể. Công an phần đông là người khu 4, sẵng ‘’...về nhà mà làm chủ’’ th́ nghe trả lời ‘‘chỉ cho làm chủ ở nhà th́ sao chính sách lại kêu là phải làm chủ tập thể? Hè đường mà không thuộc tập thể th́ cái ǵ là của tập thể? ‘’. Công an bắt về trụ sở phường, nhưng ở đấy các bà các chị vi phạm luật lệ thường lại là những người sinh hoạt tích cực trong cḥm xóm nên rốt cuộc cứ chín th́ bỏ làm mười, và thế là họ thoát ‘‘nạn’’.

 

      Mức sống dân Sài G̣n tuột xuống đến chóng mặt. Năm 77, xăng nhớt thiếu hụt trầm trọng. Than và củi thay xăng và điện, bếp nhà nào cũng ám khói đen x́. Trên xa lộ Sài G̣n -Biên Ḥa, xe tải ‘’cải tiến’’ chạy, bụi than đầy trời, ban đêm than đỏ lổm nhổm ḅ trên mặt đường. Nhà cửa xuống cấp. Ở những buyn-đinh hàng chục tầng, cán bộ chiếm ngụ cuốc những nơi xới được đất lấy chỗ trồng rau để ‘’cải thiện’’ kinh tế gia đ́nh. Bồn tắm, nhà cầu ...từ từ thành nơi nuôi heo. Ống nước tắc, cống  nghẹt, mùi phân bốc lên thum thủm trong những khu chung  cư xưa thuộc loại sang. Một nhà thơ bộ đội hóm hỉnh nhại    thơ bác ‘‘nên ở trong thơ phải có c...Nhà thơ nay cũng biết nuôi heo’’.

 

       Xă hội mới, qui luật mới.  Cả ngôn ngữ, cũng mới.  Bắt đầu lạ tai, sau quen dần, nghe không c̣n kệnh cỡm như giễu nhạo thuở mới giải phóng. Nhưng cũng c̣n những điều lấn cấn. Số người từ miền Bắc vào tạm cư ở những hộ bỏ trống ở phường ngày một đông. Họ thường nghiêm và buồn, rất ít cười, khinh khỉnh quay ngoắt người khi gặp hàng xóm mới và hầu như không bao giờ biết nói xin lỗi hay cám ơn ai. Trong những buổi họp dân phố, họ thường tỏ vẻ thông hiểu chính sách, ‘’góp ư’’ và ‘’bổ túc’’ liên miên giúp cán bộ miền Nam ‘’xác định lập trường cách mạng‘’ mà họ khoe cho mọi người biết họ đă thấm nhuần với kinh nghiệm hai mươi năm cải tạo xă hội miền Bắc. Người miền Nam kêu ‘’... thôi mà, cảm phiền đừng phát biểu ba dê nữa’’.  Người miền Bắc hỏi ‘’ba dê là cái ǵ?’’.  ‘’ Là nói dài, nói dai và nói dở...’’.  Không khí xum họp Bắc - Nam v́ thế có lúc chẳng lấy ǵ vui cho lắm. 

 

      Nhưng trẻ con th́ khác.  Chúng hội nhập với nhau rất nhanh.  Trẻ miền Nam học chửi kiểu miền Bắc, và ngược lại.  Nhưng về mục chửi th́ miền Bắc quả ‘’tiên tiến’’ và đầy ‘’bản sắc dân tộc’’, nhất là các bé gái.  Mới chín, mười tuổi đầu, chúng chửi nghe như các bậc phụ huynh già dặn.  Chia hai phe, phe Cách Mạng và phe Mỹ - Ngụy, có đứa tụt quần xuống, réo rắt nhịp điệu hẳn hoi ‘’...cha tiên nhân bố thằng Ngụy liếm  máu... l... bà đây cho mà biết thế nào là đại thắng mùa Xuân nhé...’’.  Anh Ngụy miền Nam, động một cái là chỉ biết đ..., thường là kêu ‘’uưnh, uưnh’’ nhưng chạy. Tục chửi bậy lây nhanh, và ‘’trên’’ ra chỉ thị cấm chửi.  Phải giáo dục các em.  Muốn quàng khăn đỏ, cần phấn đấu tốt.  Các cô giáo ra sức giải thích thế nào là ‘’nếp sống văn minh’’.  Trong trường, lớp trưởng ḥ hét ‘’...phải văn minh nghe không, địt mẹ chúng mày, nay cấm chửi!  Đứa nào chửi, ông báo cáo phạt bỏ mẹ chúng mày!’’.

 

      Giữa năm, đă có những gia  đ́nh phải độn ḿ hột, bo bo vào cơm. Thời ‘‘ngụy’’, có viện trợ Mỹ và gạo Thái Lan, không thiếu. Nhưng nay, nông nghiệp chưa khôi phục. Trung Quốc h́nh như ngưng ủng hộ lương thực cho miền Bắc như trong thời chiến nên cơ nguy thiếu đói đe doạ. Chị Sáu vẫn nói, nhưng nhẹ giọng dần, ‘’đừng nóng vội! ‘’. Bụng không no, an ủi nhau bằng cách bảo ‘’ tất cả cho mai sau ‘’ chứ biết làm ǵ hơn được. Nhưng một bữa, chị Sáu lên phường khiếu nại về chuyện thuế. Chị kêu ‘’cái chú công an kinh tế cứ sáng là ra đếm mấy cái tô dơ vào giờ cao điểm, rồi nhân bốn lần lên để tính số tô bán được trong cả buổi sáng. Nhưng ‘’zậy’’ là không có tính khoa học xă hội chủ nghĩa. Từ 7 tới 8 giờ, bán nhiều  nhưng sau đó lai rai, nhân bốn th́ số tô gấp hai lần hai thùng cháo tui gánh ra bán phục vụ nhân dân. Tui quyết không chịu...’’. Rồi chị bầy, cứ tính số tô bằng hai thùng cháo, tới kiểm kê số cháo chưa bán hết, tính ra số tô bán được, và suy ra số thuế phải đóng cho Phường, như zậy mới bảo đảm được sự công bằng. Công an kinh tế lắc đầu, báo cáo với Ủy Ban là ở miền Bắc xă hội chủ nghĩa không làm như vậy, chính quyền ta phải cảnh giác để khỏi mắc mưu dân miền Nam vốn có kinh nghiệm ‘’tư bản  chủ nghĩa’’.  Chị Sáu thôi bán cháo và từ đó bớt sinh hoạt tập thể. Chị ấm ức, kêu ‘’ bán cháo đóng thuế xong th́ gần như huề vốn, vậy tức cho không lao  động, và như thế không người bóc lột người th́ c̣n là cái ǵ? ‘’. Huyền nghe chị nói, cười ra nước mắt nhưng không biết trả lời làm sao cho phải.

 

       Nhu yếu phẩm khan hiếm, tức có chợ đen. Thiếu tất cả: đường, sữa, bột ngọt, mỡ, vải vóc... và nhất là thuốc men. Trúng gió, cảm hàn, đau bao tử...cái ǵ cũng chữa bằng Xuyên Tâm Liên, thuốc của ta trị bách bệnh. Và cho công hiệu, mỗi ngày phải nuốt đến ba, bốn chục viên. Thuốc Tây do Việt Kiều gửi về cho gia đ́nh bán chui trong chợ đắt như vàng. Để chặn sự lũng đoạn của con buôn đang t́m cách khôi phục ‘’thị trường’’, Nhà Nước áp dụng những biện pháp đă xử dụng ở miến Bắc trong thời chiến. Chế độ tem phiếu được đem ra phổ biến, cái ǵ cũng ‘’quản’’, cái ǵ cũng ‘’phân’’. Với khẩu hiệu địa phương phấn  đấu  ‘’tự cung tự cấp’’, chuyện ngăn sông cấm chợ là hệ luận tất yếu. Kinh tế xă hội chủ nghĩa điều tiết bằng nghị quyết nên hàng hóa chỗ thiếu chỗ thừa, từ tỉnh này qua tỉnh kia chỉ mang 5 kí-lô  gạo cũng chặn, cũng bắt nên nền kinh tế mất cân đối cứ như thai nhi nhiễm chất  độc da cam,  méo tṛn, ph́nh bóp, dị dạng. Sài G̣n phồn vinh ‘’giả tạo’’ lui vào trí nhớ, hóa kiếp ra Thành Phố Hồ Chí Minh chăng trên mặt tiền chợ Bến Thành khẩu hiệu viết bằng chữ đỏ ‘’ Tất cả cho con em chúng ta’’. Tất cả, đúng vậy, như trong tṛ ảo thuật, chớp mắt đẩy hiện tại giật lùi đến sát vực bờ chung quanh vang vang tiếng reo ḥ cho một tương lai chưa ai tưởng tượng ra nổi.

 

*

 

       Nhà Nước ban hành lệnh đổi tiền, cứ 500 đồng tiền Cộng Ḥa ăn một đồng, mỗi hộ được đổi 100,000 tức 200 đồng tiền mới. Theo chính sách, gia  đ́nh nào có thừa số qui định th́ phải đem nộp Ngân Hàng, và sau có lư do chính đáng mới được rút ra. Người nhiều tiền mặt t́m cách mua vàng, mua hàng...nhưng xoay trở không kịp, biết rằng tiền gửi th́ sau chỉ có mà bắc thang lên hỏi ông Trời. Họ phân tán cho bà con quen biết nhờ giữ giùm, nhưng kết cuộc cũng mất trong một xă hội  giật gấu vá vai, không công ăn việc làm. Những cán bộ  như Huyền phải giải thích giông dài thế nào là b́nh đẳng xă hội, và 200 đồng nhà Nước cho đổi tương đương với 5,6  tháng lương giáo viên cấp 1. Vả lại, với tem phiếu nhu yếu phẩm nhà nước phát cho, tiền không quan trọng như xưa. Dân nghèo nghe yên tâm, thậm chí nhiều kẻ hả hê khi nhận thấy chênh lệch giầu nghèo giảm đi trông thấy. Đằng sau, ai cũng biết những  người giầu c̣n dấu vàng, hột xoàn, chương mục ngân hàng ở ngoại quốc...Nhưng xe hơi, sập gụ tủ chè, máy lạnh, tủ lạnh, bếp điện, bếp ga... th́ nay hết thời, đồ phụ tùng gỡ ra xếp đống bán ở chợ Cũ mà không có ai mua. Người mạnh miệng reo, xă hội công bằng b́nh đẳng là đây. Kẻ xấu, thường là giai cấp tiểu tư sản, than nhỏ với nhau đúng là phú quí giật lùi, nhưng ngoài mặt vẫn phấn đấu chấp hành chính sách, ngoan ngoăn bước vào cái xă hội đồng phục quần đen áo bà ba trắng dẫu chẳng  mấy an tâm.

      Nhà Nước cử Đỗ Mười, người có kinh nghiệm cải tạo công-thương nghiệp miền Bắc cuối những năm 50, vào Nam phát động  cuộc cải tạo cho lũ tư sản mọc rễ từ thời Mỹ-Ngụy. Tư sản được phân loại thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Loại ‘’dân tộc’’ gồm những người có ư thức, mang tài sản ra cống hiến, nhưng chắc họ không nhiều lắm. Loại ‘’mại bản’’ là đối tượng đấu tranh. Chúng thu ḿnh nằm ép xuống giấu của trong những đợt kiểm kê tài sản, tuồn vàng theo những đường dây do người gốc Hoa dựng ra, và chắc chắn có những thế lực ngoại bang che chắn. Chợ Lớn bỗng nhiên co ḿnh lại, người vắng, cửa hàng trống trơn, không c̣n dấu vết sầm uất thuở nào. Kêu gọi tư sản đi vào ‘’hợp tác’’ kiểu đă áp dụng ở miền Bắc khi xưa ít hiệu lực. Hợp tác làm sao trong một  nền kinh tế không nguyên liệu, không năng lượng và nhất là không một  niềm tin nào vào những chính sách ‘’nói zậy mà không phải zậy’’. Bằng chứng là những người đi học tập cải tạo cho đến nay đă hai năm nhưng số về c̣n thưa thớt. Thôi th́ ‘’ta’’ xoay sang phương thức gà què ăn quẩn cối say.

     

      Anh Sáu là một trong những nạn nhân đầu của phương thức này. Đang ngồi đợi khách bơm mực hay bơm ga, anh bị một đám công an ùa đến kiểm kê ‘’tài sản’’ đ̣i đem về quận. Anh nhất định không chịu, xô xát với công an, bị đánh bầm mặt. Về nhà, chị Sáu hỏi, anh bảo ‘’mất hết rồi, công an kết tui là tư sản mại bản! ‘’ Chị Sáu ré lên cười ‘’...cái chi mà kỳ cục vậy. Chục cái đồng hồ hư với dăm lọ mực bút bi mà tư sản sao được! Rỡn hoài. Hay là lại đế vô, nói bậy nên mới bị uưnh ? ‘’. Anh không trả lời. Hôm sau, anh đến trụ sở Ủy Ban Phường khiếu nại. Huyền hứa sẽ giúp giải quyết, chắc sai sót hiểu lầm. Tuần sau, anh lại lên hỏi, vẫn chưa có quyết định, hồ sơ phải đưa lên cấp quận. Anh lang thang vào chợ trời, t́nh cờ nhận ra mấy cái đồng hồ của anh đă bị kiểm kê. Về nhà, anh uống rượu, uống liên miên, rồi vô bếp đào lên một khẩu súng ngắn anh giấu không mang nộp ngày giải phóng. Giắt vào bụng, anh loạng choạng lên trụ sở công an, to tiếng chửi ‘’ĐM...thằng nào cướp đồ nghề mần ăn của tao ra đây! ‘’.  Công an xông ra, anh móc súng bắn. Một công an trúng đạn. Bị bắn trả, anh chết, đạn phá nát một nửa mặt, óc pḥi ra trắng hếu.

 

      Huyền đến nhà th́ chị Sáu ôm hai đứa con, mắt đỏ hoe, mũi sụt sịt. Xác anh Sáu quàn trong đồn công an để điều tra thêm xem việc anh Sáu làm có bọn phá hoại phản động nào đứng đằng sau không. Chị Sáu khóc, ‘’Tội tui quá cô Hai à, cách mạng chi mà kỳ ghê, tui hết hiểu nổi! ‘’. Huyền ngậm ngùi. Nàng cũng thế, nàng cũng không c̣n hiểu ǵ. Công an quận gặp Huyền, đề nghị t́m hiểu thêm và có chi lạ th́ báo cáo.  Huyền gượng cười, khiên cưỡng gật đầu. Ít lâu sau khi chôn cất anh Sáu, chị Sáu xin cho về quê làm ruộng, sống trên Thành Phố hết nổi. Chị nói, ‘’...cô Hai à, ảnh chết mới thấy thương. Mẹ con tui mang bàn thờ ảnh về cho ông già bà già, làm nương làm rẫy mà sống dưới quê chớ cứ tem phiếu hoài, vừa cực, vừa nhục.      Cô Hai làm phước giúp xin cái giấy cho phép mẹ con tui hồi hương, nghe cô Hai ‘’. Huyền đề đạt, nhưng không có quyền quyết định ǵ. Một tháng, rồi hai tháng trôi qua. Chị Sáu thôi không  ra đường. Không thấy hai đứa nhỏ đi học, nhà trường hỏi. Cửa nhà chị Sáu khoá trái. Báo lên công an, họ phá cửa xông vào, chỉ thấy xác ba mẹ con chị Sáu lê lết trên những băi nôn mửa đă bốc mùi. Ba mẹ con chị uống thuốc rầy trộn vào một bữa cháo ḷng cuối cùng, ăn xong đứt ruột ra chết.  Nghe anh Thiếu úy công an hồn nhiên hỏi căn cớ, Huyền đáp, ‘’ Chắc chị Sáu bị bọn ‘‘phản động’’ đẩy vào đường cùng! ’’.  Hôm sau, Huyền gặp Chủ Tịch Ủy Ban hành chính xin tạm ngưng công tác một thời gian. Hỏi tại sao, Huyền đáp : ‘‘... Tôi bị dao động! Cái ḥm đồ nghề khiến anh Sáu thành tư sản mại bản là do chính tôi bày ra, đâu ngờ v́ vậy mà cả nhà anh ấy chết ! ’’.

 

*

 

      Tiếng súng lúc một gần. Tay khều Nhân, anh Trung Úy Biệt Động Quân tên Thắng nói nhỏ, giọng hả hê ‘‘... có cả tiếng B-40. C̣n lại, toàn AK-47. Thế này th́ ‘’phe ta’’ đánh nhau to rồi ! ’’. Tin người nhà bên ngoài trại cho biết Việt Cộng đụng độ ở biên giới với Khơ-me-đỏ, và nghe đâu chính Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp đă vào thị sát chiến trường. Thiếu Tá Thưởng, xưa thuộc Cục Chiến Tranh Chính Trị của Sư Đoàn 1 cười khẩy, chép miệng, ‘‘chỉ Khơ-me th́ bố bảo cũng không dám đụng Việt Cộng. Đằng sau chắc là Trung Quốc đấy! ’’. Nhân lặng người, th́ thào, ‘‘Thế lại chiến tranh nữa à?’’.  Thưởng trầm ngâm một lúc, rồi thốt : ‘’ ...kiểu này cứ để Khơ-me vào làm thịt bọn ngụy tụi ḿnh là tiện đôi bề, vừa không ra tay vừa có dịp đổ tội cho Polpot!’’. Thắng rùng ḿnh, quay bảo, ‘‘ thế th́ lúc hỗn loạn là phải trốn’’. Thưởng cười nhạt ‘‘trốn đi đâu? Chẳng lẽ qua Kampuchia  nộp mạng à? ’’. Nổi tiếng bướng, Thưởng bị biệt giam một tháng v́ bất tuân kỷ luật và hô hào lăng công. Số là ban chỉ huy trại ra lệnh đào phi đạo Tây Ninh lên để lấy đất canh tác trồng trọt. Thưởng xin gặp Trại trưởng, hỏi ‘‘Cán bộ có biết một thước phi đạo giá là bao nhiêu triệu không?’’. Trại trưởng lắc đầu. Thưởng tiếp : ‘’... nhiều, nhiều lắm. Đào cả cái phi đạo này lên để trồng trọt th́ thu nhập hàng trăm năm sau cũng không bằng được thế đâu! ‘’. Dĩ nhiên, có chính sách. Và chính sách là tập cho trại viên biết lao động là vinh quang, trại ‘‘ta’’ từng bước quá độ tiến lên tự túc chất xanh. Ra phi đạo, Thưởng vứt cuốc xuống đất, hô ‘’anh em đừng đào ! Tài sản này là thuộc đất nước, không ai có quyền phá đi ! ‘’. Ban chỉ huy tím mặt, cùm Thưởng vứt vào biệt giam, họp trại viên ‘‘đả thông’’ chính sách kinh tế xă hội chủ nghĩa, vạch mặt chỉ tên bọn phá hoại phản cách mạng mang xu hướng tư bản bóc lột ra mê hoặc ḷng người.

 

      Nhưng sự lo ngại của Thưởng tiêu tan khi trại viên nhận lệnh chuyển trại v́ t́nh h́nh mất an ninh ở biên giới. Nhân bật cười khi Thắng nh́n Thưởng, tếu ‘‘chỉ được cái lo trời sụp!’’. Thưởng nghiêm mặt ‘‘ chỉ có thế mà đă mừng à? Chuyển đi đâu mới là vấn đề’’. Vài ngày sau, một đoàn xe cam-nhông đến đón trại viên, chở ra Long B́nh. Ở đó, chờ hai tuần rồi trại phân tán. Nhân và Thưởng vào một xe, đi cùng với một số người không phải thuộc diện sĩ quan quân đội. Có hai Thượng Tọa, một Linh Mục, và dăm người đă đứng tuổi, có lẽ là công chức cao cấp chế độ cũ. Thưởng nh́n, quạu cọ, ‘‘thế này th́ quả không biết đi đâu!’’. Th́ thào vào tai Nhân, Thưởng tiếp, ‘‘Đi với đám dân sự này, bọn ḿnh chắc kẹt!’’.

 

      Xe nhắm hướng Bắc. Vị Linh Mục nhắm mắt, miệng tươi, tay lần tràng hạt. Nhân hỏi, ông ta từ tốn : ‘’ Tôi là Thuận!’’. Nói cho Thưởng nghe, anh ta x́ xào, ‘’ Tổng Giám Mục  Thuận là cháu ông Ngô Đ́nh Diệm đấy!’’. Buồn bă, Thưởng tiếp : ‘’ thế này th́ bọn ḿnh bị ghép vào hạng ‘‘vơ lâm cao thủ’’ rồi ! ’’. Quả thế thật, hai ngày sau xe vượt cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải. Thưởng ngửa mặt nh́n trời, nói thành tiếng : ‘’ Đi thế này th́ mút mùa lệ chỉ, anh em ạ !’’. Cha Thuận nghe, b́nh tĩnh cười mỉm. Hai vị Thượng Tọa tuyên úy buột miệng tụng Nam Mô A Di Đà Phật. Lúc ấy, Nhân mới thót bụng.

 

      Thế là chàng chẳng kịp báo tin cho mẹ và Dao Ánh. Lần cuối chàng gặp, mẹ nhân dịp 2-9 đi thăm nuôi. Nhân  không c̣n dám hỏi tin cha và Dân, sợ động đến nỗi đau của mẹ. Huyền cũng không nhắc đến chồng con ngày một biền biệt, vết thương nay thành ung biếu làm độc trong ḷng. Nhớ đến t́nh cảnh mẹ, Nhân lại chạnh ḷng. Cha là cán bộ cao cấp, nếu đă chết th́ chẳng có lẽ ǵ người ta không báo cho mẹ. C̣n mẹ, hoạt động nội thành tức cũng là thành phần theo cách mạng. Vậy th́ cớ ǵ hôm nay chàng đang ngồi chuyến xe ra Bắc trong khi đám bác sĩ đồng học nay quá nửa đă được thả về ? Câu hỏi bám vào trí óc day dứt đến độ khi xe ngừng vào lúc nửa đêm, Nhân th́ thào tâm sự với Thưởng. Dựa lưng vào thành xe, Thưởng ngắn gọn: ‘’Chẳng nên t́m ra lư lẽ ǵ...Nó thế, thế thôi. Thời này không là thời của lư lẽ! Chịu đựng cho nó qua đi, và cố làm sao giữ được ḿnh là ḿnh...’’.

      Giữ được ḿnh? Làm thế nào đây? Nhân ứa nước mắt nghĩ tới Ánh. Góa bụa, nay nàng đi thêm một bước với kẻ đang trên đường đi đầy! Nếu biết trước, chắc hẳn chàng đă không đưa Ánh vào những ràng buộc mà tương lai chẳng ra sao cả. Mỗi lần mẹ đến thăm nuôi, Huyền vẫn thường để Nhân hiểu là ḿnh may mắn khi có Ánh và bé Quỳnh trong nhà. Nhất là từ khi nàng thôi không c̣n công tác quần chúng, đi ra  đi vào với U già nay càng ngày càng lẫn. Lần cuối Ánh về Huế là để chôn cất cho mạ Ánh. Sau giải phóng, nói thế nào bà cụ cũng không vào sống trong Sài G̣n, nhất quyết ở lại để ǵn giữ mồ mả tổ tiên sáu đời chôn ở Lăng Cô. Mạ Ánh bảo, con người ta có gốc có rễ, xa đi th́ chết khô chết rụi. Ánh ngậm ngùi xa mẹ, xa Huế, v́ chỉ c̣n Nhân là người Ánh bám vào để t́m ra lẽ sống.

 

      Cuộc hành tŕnh tiếp tục vào sáng sớm hôm sau. Nhân lơ đăng nh́n vệ đường tuồn tuột trôi về phía sau. Xe qua địa hạt Quảng B́nh, đất sỏi như rắc muối, biển phía xa loang loáng ánh lên chóa mắt.  Không bóng dáng con người. Chỉ có những triền đất hẹp cằn cỗi từ muôn đời khiến cuộc mưu sinh bằng trồng trọt là chuyện bất khả. Xe vào Hà Tĩnh. Lừng lững trước mắt là giải Hồng Lĩnh. Dấu vết bom đạn chưa xóa, tang thương vẫn c̣n đào xuống đồng ruộng hai bên đường những hố bom lỗ chỗ đó đây. Nhưng người, những người là người, vẫn đấy. Trên đường vào thị xă Vinh, họ đánh trâu  trên quốc lộ, dạt vào vệ đường khi nghe tiếng c̣i xe bóp inh ỏi. Những đoạn đường gần làng mạc, dân đổ lúa ra ḷng đường cho xe cán, đỡ công xay. Họ ngước mắt nh́n, ngơ ngác, tay đưa lên vẫy bộ đội. Đoàn xe ngừng lại ở một cái chợ huyện. Dân ùa tới. Không biết thế nào mà họ biết  là xe chở ‘’ngụy’’ đi cải tạo. Th́nh ĺnh, một người chỉ tay vào đoàn tù la  to ‘’ Bọn mi  sao không chết  đi  cho  rồi? ‘’.  Một bà già lưng c̣ng ở đâu nhẩy ra giữa đường, tay vén váy  nhẩy choi choi, tay kia ném những ḥn đá to bằng nắm tay vào xe, miệng chửi ‘’ Tổ cha tụi Mỹ-Ngụy hại dân...Không cho chúng nó thoát, bà con làng nước  ơi! ‘’. Thế là gạch đá rào rào bay tới, bất chấp đám bộ đội bảo vệ ḥ hét ngăn cản. Một vị Thượng Tọa cất tiếng niệm kinh Phổ Độ. Cha Thuận lẩm nhẩm, ‘‘lạy Chúa, họ không biết họ làm ǵ đâu ! ’’. Thưởng bực ḿnh cau có : ‘’ Biết chứ!  Họ ném đá giết ‘‘ngụy’’ trả thù cho con em họ ! ‘’. Nhân chợt nhớ đến lời cán bộ rao giảng về những bà mẹ anh hùng, thường có bốn con th́ chết ba đứa trong trận chiến vừa qua. Buồn rầu, Nhân khe khẽ đọc một câu thơ của bác Chương trên vách nhà chú Hoàng. Đúng là bị quê hương ruồng bỏ giống ṇi khinh, Thưởng lập lại, miệng lệch đi như mếu. Đúng, đúng như lời thơ tiên tri. Nhưng trước mặt không có biển vô tận mà là con đường ngoằn ngoèo dân hai bên vệ căng mắt nh́n bằng những ánh mắt oán hận. Tiếng súng chỉ thiên nổ. Đoàn xe nhích lên. Tù cải tạo im ĺm không nói, mặc tiếng đá quăng đập vào thành xe cảnh báo một ngày mai chẳng có ǵ tốt đẹp. Để nhận ch́m cơn hoảng loạn, ai đó khẽ đọc ‘‘...nhờ công ơn lân tuất của Chúa ta đă từ cao cho mặt trời mọc...Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta th́ dù có chết sẽ được sống lại, và ai sống mà tin ta th́ không  phải chết đời đời’’. Như đồng hưởng, một vị Thượng Toạ niệm ‘’ ...lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng...’’, nhưng tiếng cả hai người vừa cất lời cầu cứu Đấng tối cao lạc vào thinh không, tăm tích như làn gió mỏng tanh giạt về cuối núi.

 

*

      -  Mợ ơi, mợ!

Tiếng U già thất thanh vang lên, Huyền chưa kịp mặc áo đă nghe tiếng dép loẹt quẹt leo cầu thang. U lại gọi. Có chuyện ǵ mà u cuống lên? Xưa nay u chậm chạp, có bao giờ u vội vàng, nhất là khi phải leo lên thang lên tầng hai. Vừa thấy mặt Huyền, u nắm tay lắc lắc, mắt đă kéo màng trắng đục ngước lên, miệng  cuống quít :

- Có người từ Hà Nội vào, nhận là người nhà, hỏi mợ....Chắc là...

 

Huyền điếng đi, người lạnh toát. Có phải cái phút nàng chờ đợi là phút này. Hơn hai năm nay, mỗi khi nghe tiếng chuông cửa là Huyền hy vọng. Rồi tuyệt vọng. Từ khi Nhân bị chuyển ra Bắc đi học tập cải tạo th́ Huyền không c̣n đợi chờ ǵ. Nàng nay tin Chính đă chết. Tin thế, đỡ đau xót hơn là một Chính sống nhưng quay mặt bỏ vợ bỏ con. Và nàng cũng thôi không nói như nàng đă lập đi lập lại rằng cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến với đế quốc Mỹ, người Việt Nam ai cũng thắng. Không có kẻ chiến bại th́ sao Nhân tù tội, ra Bắc biết bao giờ về ? Nhân là ác ôn ? Nhân bướng bỉnh ? Khi Huyền lên khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân quận mới từ Quảng Ngăi vào nhận công tác nghiêm mặt hỏi ‘‘Con chị đă thực khai báo thành khẩn chưa? Tui làm sao biết mà can thiệp được ? ’’. Huyền bực bội ’’ .. tôi  là mẹ nó, nằm vùng hàng chục năm, có giấy xác minh của Thành Ủy. C̣n cha nó, cán bộ kỳ cựu ...’’. Ông Chủ tịch ngắt ngang, giọng lạnh lùng, ‘’Cán bộ nội thành nhiều liên quan phức tạp lắm, có trường hợp phải điều tra lại...C̣n cha anh Nhân, nói thiệt, nếu ổng là cán bộ cao cấp mà can thiệp th́ làm ǵ ảnh phải ra Bắc? ’’.  Huyền không đáp, đi thẳng. Nàng hỏi ḍ, biết chính Tư Trọng cũng bị nghi ngờ dính líu CIA, mặc dầu Thành Ủy xác nhận là thời gian Tư Trọng bị  Mỹ bắt, phần lớn những cơ sở nội thành của Đảng vẫn được bảo toàn, không hề bị đánh phá. Huyền nghe nay Tư Trọng đang phải kiểm điểm. Và cũng có thể v́ thế mà những người dưới quyền Trọng như Tư Quới không c̣n được tin dùng, bị thuyên chuyển ra khỏi vành đai Thành Phố. Phần ḿnh, Huyền biết ḿnh chỉ là một con vít nhỏ trong bộ máy huyền hoặc của những hoạt động trong ḷng địch ngày xưa. V́ thế, con vít đó tất nhiên phải tháo khỏi trục quay an ninh vốn là nhiệm vụ hàng đầu, và chỉ đáng để lắp vào cái ṿng vô thưởng vô phạt tên gọi là công tác quần chúng.

     

      Líu ríu, Huyền xỏ tay áo, thoáng nh́n ḿnh trong gương. Nàng hốt hoảng thấy mái tóc ḿnh chớm bạc. Đưa tay lên vén tóc, nàng bảo U già  vẫn đang thở hổn hển:

-  U xuống mời...khách ngồi, rót nước...Tôi xuống ngay!

 

Huyền bôi vội lên môi một lớp son nhạt, hít hơi đầy buồng phổi lấy b́nh tĩnh, nhưng vẫn nghe tiếng tim ḿnh th́nh thịch. Cố nhớ lại những lời  định nói khi gặp Chính nàng từng ấp ủ bao nhiêu năm nay, nhưng Huyền chỉ thấy đầu óc ḿnh gần như tê liệt. Mím môi, nàng xuống thang, nước mắt chực ứa ra. Lúc bấy giờ nàng mới sực nhớ tối nay thành phố bị cúp điện. U già hớt hải vội đi, nghe Huyền bảo châm cái đèn măng-xông lên. Vặn cao chiếc bấc trong bóng đèn dầu chập chờn như định tắt, Huyền mím môi bước ra.

 

      Người đàn ông mặt khuất trong khoảng tối đứng dậy, tay vẫn cầm chiếc nón cối. Cổ họng Huyền tắc lại. Thu hết sức, Huyền chậm răi bước tới, giơ ngọn đèn lên ngang mặt. Đầu gối bủn rủn, nàng ḱm lại thứ âm thanh tắc nghẹn trong cổ họng chỉ chực vỡ ra. Dưới ánh đèn, khuôn mặt người đàn ông mỗi lúc một rơ, nét hom hem, g̣ má cao, mắt đầy bóng tối. Huyền định thần. Trời ơi, không phải là Chính. Không, không là Chính nàng mong đợi từ thuở chia tay nhau trên Việt Bắc. Huyền  nghe mông lung :

      -  Có phải...chị Huyền đấy không?

Nhận ra cái ǵ đó thân quen, Huyền khe khẽ gật đầu.

      -  Em đây, Khiêm đây...

A, th́ ra cậu em con ông chú Huyền không gặp lại từ ngày kháng chiến toàn quốc. U già bưng chiếc đèn măng-xông ra. Huyền tiến lên một bước, căng mắt ra nh́n, tay nắm cánh tay em, miệng reo :

      -  Khiêm thật đấy à? Chị đây...

Khiêm đưa tay lên nắm rồi bóp chặt tay chị, im lặng nghe tiếng Huyền nghẹn ngào :

-  Thoắt một cái mà đă ba mươi năm rồi, Khiêm nhỉ...

 

H́nh ảnh Thái, anh của Khiêm bị Tây bắn chết ở Phủ Toàn Quyền năm xưa hiện ra. Rồi ngày Huyền bị chú thím đuổi, con Vện theo chân và chú bé Khiêm chạy ra gọi chó, mếu máo giơ tay lên vẫy nàng, lại như mới hôm qua, chẳng khác chi một cơn mơ cuối giấc c̣n vướng vất. Hai chị em kể cho nhau nghe những chuyện chẳng lấy ǵ làm vui. Chú Huyền mất năm 60, và hai năm sau đến lượt thím. Khiêm ở lại Hà Nội trong thời gian kháng chiến chống Pháp, học Y Khoa, ra trường đúng một tháng trước khi kư kết hiệp định Genève. Gia đ́nh Khiêm quyết định không di cư, một phần v́ người Khiêm yêu ở lại. Sau đó, họ lấy nhau, năm sau đẻ đứa con đầu ḷng. Khiêm làm việc ở nhà thương Bạch Mai, đến năm 67 th́ đi phục vụ chiến trường Tây Nguyên ở thời điểm khá ác liệt. Bị thương, Khiêm ra Hà Nội điều trị, khi lành th́ được cho sang Đông Đức tu nghiệp sáu tháng, sau về công tác tại bệnh viện Việt-Đức cho đến nay. Khiêm buồn bă :

      - Em có hai cháu, thằng lớn hy sinh ở Quảng Ngăi năm 73 lúc ‘‘ta’’ lấn chiếm ngay sau khi Hiệp Định Paris kư kết. Mẹ cháu chết lâu rồi, từ lúc cháu ba tuổi. C̣n em nó, con người vợ sau,  hiện mới học cấp 2. Chúng em ở vẫn căn nhà xưa đấy, chị c̣n nhớ không?

 

      Huyền gật đầu, nước mắt rưng rưng. Quên sao được cái thời mới lớn hăm hở thoát ly đi ‘’hoạt động’’. A, cái thời ấy mới đẹp làm sao! Tất cả đều trong sáng như trời trên cao chưa hề có đến một gợn mây. Khi đó, nàng đă tin, tin chân thành, và sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Nhắm mắt, Huyền hồi tưởng những ngày ở Ngũ Xă làm công tác dân vận khu Đồng Xuân, vào chợ vận  động các mẹ các chị băi thị phản đối bọn thực dân Pháp. Rồi h́nh ảnh Chính lại hiện về. Chính ngày cùng nàng đi giải cứu cho toà báo Việt Nam của Quốc Dân Đảng. Chính ở phủ Toàn Quyền khi chàng công tác trong ban Liên Kiểm, đến nhận xác những kẻ bắn vào lính gác rắp tâm gây ra một cuộc xung đột giữa Vệ Quốc quân và lính Pháp. Rồi Chính ở Hải Pḥng, khi thành phố bị bắn phá, dưới gầm cái bàn trên là cột kèo một mái nhà sụp xuống trong khi bom pháo đổ trên đầu. Nghe Huyền kể hoàn cảnh của ḿnh, Khiêm chép miệng :

      - Chị vất vả thật... Bây giờ phải lo cho cháu Nhân. Hiện cháu ở trại nào ?

      - Thơ cháu viết hai tháng trước th́ báo là Tân Lập!

      - ...Chắc ở khu Hoàng Liên Sơn, Khiêm  ngần ngừ. Cũng lạ, học th́ dĩ nhiên, nhưng phải đưa ra ngoài Bắc th́ phức tạp đấy!

Huyền lắc đầu, giọng chán nản :

      - Chị th́ chịu...Ban đầu cháu ở trại Đồng Ban, chuyển về Trảng Lớn v́ bị lính Khờ-me-đỏ pháo kích. Ở đấy ít lâu, trại giải tán, cháu được đưa về Suối Máu ở Biên Ḥa. Đùng một cái, có lệnh đưa ra Bắc, chẳng kịp báo. Sau chị mới nhận được thư th́ cháu đă ở Tân Lập rồi...

      - Em  đoán là có một cái ǵ đấy mà ta không biết. Chuyện Nhân phải ra Bắc học tập không đơn  giản đâu. Chị thử nghĩ lại, đoán xem...

Huyền trầm ngâm :

      - Thủ trưởng cấp cao nhất trong phạm vi công tác của chị bị điều ra Hà Nội rồi bị đ́nh chỉ công tác nội vụ chờ điều tra. Ở Thành Phố, họ chuyển chị từ khâu an ninh sang công tác quần chúng. Nếu có lư do ǵ v́ chị th́ chị không biết...Nhưng cũng khó là vậy, v́ xưa chị chỉ hoạt  động ở cấp quận, không có chi thật sự quan trọng!

Thở ra, Khiêm nhẹ giọng :

      - Nếu có v́ chị th́ cũng chỉ một phần thôi! Em thắc mắc là chuyện anh Chính! Nếu anh ấy biết chuyện Nhân, việc ǵ anh ấy phải im lặng?

      - Hay chỉ v́ anh ấy muốn quên chị, quên cháu...Huyền bật khóc.

Đợi một lát cho Huyền nguôi ngoai, Khiêm đắn đo :

      - Không đơn giản thế đâu chị ạ! Chị có chắc biết hết những việc của Nhân không?

Huyền quả quyết gật đầu. Khiêm im lặng một lát rồi nói :

      -  Về Hà Nội, em sẽ cố nhờ t́m hiểu trường hợp cháu và tin tức anh Chính. Em có một số quen biết trong chính quyền, may ra th́ sẽ biết, biết  rồi mới gỡ được! Chị ạ, chỉ biết mới sống được thời này thôi...

 

*

 

      Hai ngày nay, Ánh không ‘‘chạy chợ’’ như thường nhật.  Bị công an chặn khám, nàng mất một số thuốc tây ‘‘kư gửi’’. Ánh phải bồi hoàn vốn cho chị Sương.  Chị đứng đầu dây, móc nối với công an Quận nên buôn bán thuốc nằm trong diện ‘‘bán chính thức’’,  thỉnh thoảng lại phải ‘‘điều chỉnh’’ một lần cho có ‘‘phép nước’’.  Công an tịch thu thuốc, bảo Ánh qua bên kia đường là không c̣n quận Phú Nhuận mà là Quận 1, cứ đi về, đỡ  khai báo ‘’rách việc’’.  Xă hội mới thật là lạ.  Từ quận này sang quận kia, chỉ công an thành phố mới có quyền bắt bớ. Tinh thần địa phương kiểu này có ở mọi cấp, từ phường đến quận, hỏi th́ ‘‘cấp trên’’ giải thích đó là theo truyền thống ‘‘tổ chức’’. Thế là lũ tội phạm mua bán chợ đen chợ đỏ thường chân trước chân sau ở ranh giới quận,cứ  động tịnh th́ ‘‘vượt biên’’ là thoát thân.

 

       Nhá nhem tối, cả Huyền lẫn bé Quỳnh vẫn chưa về. Bé Quỳnh  sinh hoạt thiếu nhi, tháng trước tíu tít khoe mẹ đă được quàng khăn đỏ.  Không biết học ǵ nghe ǵ mà bé mím môi giơ tay đấm thề ‘’chống bành trướng’’ dẫu không biết bành trướng là ǵ. Nhưng bé  là niềm vui độc nhất của Huyền. Nó ríu rít suốt ngày, hỏi Huyền, bà ơi, bà có muốn nhạc ‘’yêu cầu’’ không? Nh́n Huyền gật là nó véo von   ‘’ Có chú chim non nho nhỏ...Cất tiếng ca cho cả nhà...’’. Mới đây, bé Quỳnh học mẫu giáo, được giải thưởng vẽ hạng nhất quận 1, và được cử đi dự thi toàn Thành Phố dịp Quốc Khánh 2-09 tới. Tranh của bé Quỳnh vẽ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thành Trung lái máy bay ngụy bỏ bom dinh Độc Lập ngày Giải Phóng. Dĩ nhiên, bom rơi trên dinh, lửa vàng rực tóe trên gạch tan ngói đổ, nhưng lạ là bé Quỳnh vẽ bên cạnh một quả bom lơ lửng mang h́nh bông hồng cánh đỏ, vạch mũi tên ghi chú  bằng hàng chữ nguệch ngoạc ‘’ bom rơi trên nhà nhân dân’’.  Đưa bé đi lănh giải của quận, Huyền  nghe  đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Hành chính hỏi ‘’ sao lại là hoa hồng hả cháu?’’. Quỳnh đáp, giọng hồn nhiên ‘’...bom thật th́ chết nhân dân à, không được!’’.  Ông Chủ Tịch quay sang Huyền, bỗ bă, ‘’ Chị giáo dục cháu tốt quá, tiên tiến thế th́ không ai bằng...’’. Biết là sau lời khen, thế nào ông cũng lại nói chuyện công tác, Huyền đứng dậy kiếu, tay giắt bé Quỳnh hớn hở ôm chồng giấy trắng và hộp bút ch́ mầu được thưởng.

 

       Sau khi bếp nước xong suôi,  Ánh nhẹ chân đi lên nhà trên, dựa người vào ḷng chiếc ghế bành, nhắm mắt lại.  Năm nay, thật vất vả.  Dịp Tết, Ánh về Huế.  Cùng đi với Bửu Chỉ, Ánh t́m mộ rồi đưa thi hài Thuyết về Huế chôn ở thôn Vĩ Dạ.  Tiễn Thuyết về ḷng đất, bạn bè được dăm người, có cả Trịnh Công Sơn.  Ánh nghe nói anh em văn nghệ sĩ trong một dịp đi lao động, Sơn suưt chết nếu không có một con trâu đạp phải ḿn thế mạng cho anh.  Hỏi, Sơn chỉ cười, ‘’...số mạng mà, thây kệ’’. Ánh hỏi, ‘’ Ngày 30 tháng tư, anh đă lên đài hát nối ṿng tay lớn ngay sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, sao không ở Sài G̣n mà về Huế làm chi?’’.  Sơn vẫn cười, không đáp. Ánh chợt thoáng hoang mang, nàng cảm thấy ḿnh cũng như mọi người đều lạc lơng giữa những sức mạnh vô h́nh đẩy lúc bên trái, khi bên phải, chẳng biết sẽ đi đến đâu.  Thắp hương khấn Thuyết, Ánh xin, sống khôn chết thiêng phù hộ cho tất cả bạn bè, kể cả Nhân nay đang ở một xó rừng nào đó trong dăy Hoàng Liên Sơn ngoài Bắc. Nh́n ṿng khói nhạt vạch những chữ O bay lên trời, Ánh lặng lẽ ứa nước mắt.

 

       Nhân đi cải tạo ở Tân Lập đă gần được một năm.  Cứ mỗi ba tháng, người nhà được phiếu cho phép gửi quà ‘’thăm nuôi’’  tù qua bưu điện.  Dịp Tết sắp tới, Ánh đă nhờ chị Sương mua ‘’lậu’’ cho một phiếu để gửi thêm thuốc đúng như Nhân thư về yêu cầu.  Chị Sương cười hỉ hả ‘’...tập kết tụi này rành mà. Nhứt thân, nh́ thế!  Nhưng thân thế cũng hổng qua được đồng tiền.  Tiền là ‘’ hết ư’’, nên phải biết cách tranh thủ, hà hà...’’  Ánh không biết chị Sương tập kết thật hay giả, và chị tranh thủ thế nào. Chị hay nhắc chú Năm, chú Sáu, anh Hai, anh Ba... mỗi lần ‘’đánh quả’’ hoặc lo thủ tục giấy tờ, và lần nào như lần nấy, chị hớn hở kêu ‘’lại trúng’’.Thấy Huyền xin giấy đi thăm nuôi Nhân măi không được, Ánh đánh bạo hỏi chị.  Chị kêu ‘’... để đó tao lo. Cỡ ba chỉ!’’. Ánh gật đầu, tháo cái nhẫn tay ra đưa. Chị cao giọng, rất hảo hán ‘’ Tao dọ đường, đường có thông th́ mới lấy trước một  chỉ.  Khi có giấy, trả hết.  Tiền trao cháo múc nghen!’’.

 

       Đang mơ mơ màng màng, Ánh nhổm dậy khi nghe tiếng cạch cửa.  Bé Quỳnh chạy xô vào. Huyền theo sau, nét mặt đăm chiêu, tay bỏ túi xách xuống sàn đá hoa.  Một năm nay, Huyền già hẳn đi, tóc đă lưa thưa chớm bạc.  Nàng bây giờ không trang điểm, quần áo xuềnh xoàng, quay mặt đi mỗi khi thấy ḿnh trong gương.  Từ khi Nhân phải ra Bắc, Huyền ít nói hẳn, môi lại mím lại như khi xưa, nửa chịu đựng, nửa cương ngạnh.  Chỉ cái dự định về thắp hương cho mẹ và t́m lại Dân, đứa con nàng để lại miền Bắc khi di cư, nàng vẫn chưa xin được giấy phép. Ánh nhờ chị Sương lo, nhưng không nói ǵ trước.  Ra đón Huyền, Ánh nay mới kể cho Huyền nghe. Nước mắt ứa ra, Ánh nghẹn ngào :

       -  Sáng mai mợ mang theo chứng minh nhân dân lên công an thành phố với con gặp chị Sương.  Chỉ c̣n thủ tục này nữa là xong!

Huyền ngạc nhiên, nhưng không nói ǵ, chỉ nắm tay Ánh lắc nhè nhẹ. Nàng đă tập thói quen thôi không hy vọng, cái ǵ tới ắt tới, sức người trong thời thế này chỉ có hạn. Bé Quỳnh tíu tít khoe mẹ phần thưởng vừa mới lănh, chúm chím miệng, nói :

- Lớn lên con làm họa sĩ kiếm tiến về cho mẹ nghe...

Huyền mỉm cười :

- ...cho mẹ chứ không cho bà à?

-  Có chứ...Cho bà, rồi cho cả U già nữa!

Đợi bé Quỳnh đi khuất, Huyền nh́n Ánh, nhỏ nhẹ :

       - Mợ biết con thương mợ, nhưng làm ǵ th́ cũng cẩn thận, đừng để  người ta lừa. Nếu đi được, mợ sẽ cố thăm nuôi Nhân! Nhưng đơn xin chỉ nói về thăm quê quán, chẳng hiểu ‘’họ’’ có cho ḿnh vào trại học tập không? Dẫu sao, ngày mai cứ lên công an, xem sao...Nhưng chỉ khi nắm giấy phép trong tay th́ mới biết được, con ạ!

 

Huyền chậm răi bước lên thang, bóng hắt thành một vệt dài ngả nghiêng gẫy đổ dưới ánh đèn dầu. Ánh thầm nhủ, chỉ có một điều rất chắc, là ngày lẻ khu phố ḿnh không có điện.

 

       Tiếng U già gọi bé Quỳnh rửa tay rồi đi ăn cơm vang lên.  Tiếng bé Quỳnh hát, vẫn cứ bài ‘’có chú chim non nho nhỏ...’’.