HAI

 

 

 

 

Lạnh, lạnh thấu xương. Cái lạnh ngấm vào người từ mọi chốn. Từ nền đất ẩm, rơm trải ướt nhớp nháp. Từ mái rạ tênh hênh để gió luồn qua kèo cột thông thống. Từ  tiếng ếch nhái ồm ộp quẫy nước, và từ cả bóng đêm chập chùng chẳng biết đến bao giờ mới sáng. Anh-giáo thu người nằm co, đầu gối đưa sát cằm, nhưng thế nằm đó khiến những khớp xương nhức nhối như kim châm. Bọn chuyên tra tấn có nghề. Chúng nhè khuỷu chân, khuỷu tay, xương  lưng, xương hông mà nện.

Anh-giáo nhắm mắt, nhưng không thể ngủ được. Chiều nay, anh cùng hai thanh  niên bảo vệ các chị các mẹ trên chiếc xe trâu căng khẩu hiệu ‘’ Bác ơi, cứu lấy dân’’. Bọn ‘quần chúng tự phát’  mặt mũi hầm hầm vung gậy gộc ḥ hét, đằng sau là kiêu binh áo xanh đứng quan sát, rất bàng quan, mặt lạnh như tiền. Anh-giáo nói ‘’ Ta lùi ra sau thôi! Chúng nó chỉ đợi thằng chỉ huy ra lệnh là chúng nó xông vào đánh!’’ Tiếng thét cắt ngang lời Anh-giáo ‘’ Không, không lùi!’’.

Một người đàn bà luống tuổi xông lên phía trước. Bà cụ đưa tay xổ chiếc khăn nâu cuốn tóc, ḥ ‘’ Bác ơi, Đảng ơi, cứu lấy dân! ‘’. Dưới ánh nắng vàng vọt cuối ngày, những lọn tóc bạc trắng phất phơ ngược chiều gió xơa bay. Các mẹ các chị ḥ theo. Bà cụ đứng thẳng người, ngực ưỡn, tay giơ cao ‘’ Chúng bay đánh mẹ chúng bay à? Chúng bay c̣n là người không?’’. Một thanh niên ước chừng 17, 18 tiến tới, thẳng tay thọc chiếc gậy tṛn to bằng cổ tay vào bụng bà. Hự lên một tiếng, bà khạc ra máu, ngă ngồi. Anh-giáo nhẩy lại, miệng la ‘’ Cứu, cứu...’’ Khi ấy, các mẹ các chị không ai bảo ai nhẩy ra chặn thanh niên, đồng thanh xỉa xói ‘’ Cha con đẻ mẹ mày, mày đánh bà  mày thế à! ‘’ cứ mỗi người một câu trong một bài đồng ca trật nhịp. Loa phóng thanh ồm ồm ‘’ Đồng bào để  chúng tôi  thi hành công vụ’’. Tiếng đồng thanh đáp trả ‘’ Công vụ ǵ, đi ăn cướp đất th́ có, tiên sư bố chúng mày!’’

Đầu gấu khai triển đội h́nh, bắt đầu xông lên. Các mẹ các chị  tuột quần tuột áo, tồng ngồng hàng chục người  đứng lên xe trâu chăng khẩu hiệu, hô ‘’ Cứu lấy dân! ‘’, vừa hô vừa vỗ b́ bạch vào những... phần đặc biệt dưới hạ thể. Đây là thế vơ quần chúng chống đàn áp được  phổ biến khá rộng trong tập thể dân oan. Cô Đồng cũng định làm như mọi người, nhưng sau khi tụt áo th́ không biết nghĩ ǵ mà lại thôi, kéo quần lên, chỉ gào ‘’ Thánh thần sẽ vặn cổ chúng mày, đồ khốn nạn!’’.   Anh-giáo đứng cạnh, bị một gậy vào cổ, ngă lăn quay. Đứng lên, anh xiêu vẹo, nhưng bà cụ nẫy bị đánh  níu lại, bảo : ‘’ Hô cho dân ḿnh nằm xuống, đừng để chúng nó đánh! ‘’.

Anh-giáo kêu:

-          Bà con ḿnh, nằm xuống, đừng  chống lại bằng gậy gộc...Cứ nằm xuống, tay bám lấy tay người  bên cạnh... 

Bà con  nằm, không ai bảo ai, cùng cất tiếng hát ‘’ Bác đang cùng chúng cháu hành quân ‘’. Tiếng hát vang vang đến tận tuyến ba, các cháu thiếu nhi cháu ngoan bác Hồ quen miệng liền hát theo. Không khí cách mạng tưởng chết yểu bỗng phục sinh, và những bóng ma mở miệng như ngày xửa ngày xưa, rống lên ‘’ trùng trùng đoàn ta bước theo con đường của bác’’,  lời  ca vẫn  hùng  nhưng nay có chút ǵ không c̣n chi phù hợp.

Đó là lúc đồng chí Đại Tá gọi điện thoại về Hà Nội, và khi xin phép nổ súng không được mà c̣n bị chửi là ngu th́ có  người ở ‘’ trên’’ gợi ư dùng xe ṿi rồng sịt nước, đồng chí vội gọi cho Huyện, rồi Tỉnh, không quên nhấn mạnh  trong chương ‘’ Quân Sử trận Ngọc Trần’’ đều có tên tuổi mọi đồng chí có vai tṛ lịch sử trong chiến công chống bạo loạn  này. Phải nói, ‘’trên’’ rất quyền biến, linh động, và cũng như những ngày chống ngoại xâm, nay đă đánh trúng yếu huyệt nhân dân, đói từ sáng và co quắp trong cái lạnh một  chiều thu đến vội. ‘’ Trên’’ cũng không có ư kiến khi kiêu binh và đám dân pḥng vào đập nát đền Ngọc Trần, móc từng ḥn gạch lên hôi của, và nhận nước cô Đồng bắt khai nơi giấu tiền đến độ cô chết đi sống lại đôi ba lần.

Ngày hôm sau, Anh-giáo bị biệt giam trong một căn pḥng 4 mét vuông, không cửa sổ, tối om  om, và khai nồng nặc. Bó gối, Anh-giáo lo không biết Kiều, người  bạn cùng anh lên đền Ngọc Trần có bị bắt hay không. Tội nghiệp, thân gái sa vào nơi hang hùm miệng sói, chẳng hiểu sẽ ra sao. Nhưng quan trọng hơn cả là Kiều có bảo quản được  cái máy vi tính mà anh giữ như vật hộ thân không? Nếu để lọt vào tay đám kiêu binh, chắc chắn chẳng chỉ thân ḿnh mà bao nhiêu người quen biết đồng hành với anh trong công việc bênh vực dân oan sẽ liên lụy   

Không biết cô Đồng khai báo thế nào mà Anh-giáo được xếp vào thành phần chủ mưu của một diễn biến có tính bạo loạn, mục đích chống phá chính sách kinh tế mở và đa dạng nhằm thúc đẩy vốn đầu tư ngoại quốc FDI vào công cuộc xây dựng đất nước ta đang khom lưng hội nhập vào thế giới phằng phằng phẳng hiện đại. Những bức đơn anh viết hộ chủ đền Ngọc Trần cùng toàn thể tín nữ đạo Mẫu gửi đến  các vị trong Bộ Chính Trị, Ban Bí thư Trung Ương, Quốc Hội, Ủy ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc và nhân dịp tuồn đến nào BBC, RFA, RFI...chắc chắn là thủ đoạn diễn biến ḥa b́nh phá hoại Nhà Nước ta  một cách tinh vi và thâm độc. Quản giáo trại giam thông báo, giọng đêu đểu, ‘’ Anh số đỏ, đích thân đồng chí Đại Tá sẽ trực tiếp xuống đây điều tra đấy!’’.

Không phải ai cũng có cái hân hạnh được một sĩ quan an ninh cao cấp lưu tâm. Trường hợp Anh-giáo đặc biệt. Nơi cư trú của anh ghi rơ ràng là quận Tây hồ, nơi giành cho một lớp người đặc tuyển. Đại Tá biết thừa điều này, và ông cho điều tra thân thế anh. Sống quen với cái châm ngôn nhất thân nh́ thế, nay gánh thêm cái thứ ba là tiền, Đại Tá cho Anh-giáo nếm mùi biệt giam thêm một tuần, hưởng ba trận đ̣n ‘’ thân ái’’, mục đích là dọa cho sợ. Khi gọi anh lên, Đại Tá đă sửa soạn kịch bản và chủ động đóng vai chính, đứng dậy đến bên vỗ vai, miệng giả lả: 

-         Tôi biết cậu là con nhà cách mạng, ông cụ từng là trợ lư của lănh đạo cấo cao,  tại sao cậu lại làm những chuyện có tính cách chống đối phản động ?  Đại tá lấy giọng buồn buồn hỏi.

Anh-giáo cười nhạt, hàng ria mấp máy, nhưng khinh khỉnh không đáp.

-         Thời gian tới, bà cụ thân sinh sẽ lên đây thăm anh. Ông Đại Tá nghiêm giọng - Tôi đặc biệt chiếu cố lắm mới được vậy đấy.

Nh́n lên trần nhà, Anh-giáo nói như nói vào trống không:

-         Tôi không muốn gặp ai hết trước khi các ông đưa tôi ra toà định tội rồi xét xử...Thật ra, tội tôi th́ cái đầu gối tôi là ông công tố viên ṭa án đă phán rồi, biết thêm chẳng để làm ǵ!

Đại Tá đứng dậy giả như không nghe, phẩy tay gọi lính rồi quay sang Anh-giáo, mềm mỏng:

-         Anh nghĩ khoẻ  nhé...B́nh tĩnh, ta sẽ trao đổi sau!

*

Anh-giáo họ Đặng Vũ, tên Thiện, con trai duy nhất một nhà tư tưởng gia Mác-Lênin, kẻ   từng đào tạo 2,3 lớp lănh đạo chóp bu qua hàng chục khóa học của trường Nguyễn Ái Quốc. Vào Đại học, Thiện học Kinh Tế. Nhưng vớ được cuốn sách nhập môn của Samuelson - kẻ đoạt giải Nobel kinh tế -  được bộ Ngoại Giao ta mang dịch, ngấu nghiến đọc rồi mang bệnh xét lại, tệ hơn, bệnh biến chất tư bản mà quên mất là nền dân chủ của xă hội ta hơn ngàn lần vạn lần cái đồ giả hiệu made in USA. Giữa Thiện và cha, mối bất đồng ư kiến, thậm chí bất đồng lư tưởng, dẫn đến bất ḥa phụ tử. Mácxít nhưng lại giữ truyền thống nhà Nho quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, cha Thiện kết luận Thiện bất hiếu với cha, bất trung với Đảng, và bất nghĩa với những thế hệ cha anh đă hiến ḿnh hy sinh cho Tổ Quốc. Nghe kết tội đến đó, Thiện cười khẩy, đánh một câu tổ quốc cũng như tổ c̣, cứ ra mà xem dân sống ra sao th́ biết chẳng có cái loại chim nào - trừ chim cu - mà ở nhà vila, đi xe Lexus, và sau họp hành gật gù là...vui c̣n hơn ngày giải phóng với những chân dài, bụng thon, đầu th́ bé tí teo.

Dĩ nhiên Thiện không thể tiếp tục học kinh tế kiểu kế hoạch tập trung mà không bất đồng đến gây đổ vỡ với lớp thày bà chuyên tụng những bài về sở hữu phưong tiện sinh ra quan hệ sản xuất, tính biện chứng duy vật lịch sử và giai cấp đấu tranh là động cơ cấu thành và phát triển xă hội, vân vân.  Học ở trường chán, về nhà th́ nghe cha ḿnh rao giảng, cũng một bài, nhưng với giọng điệu c̣n chắc hơn trăm lần đinh đóng cột, Thiện sẵng ‘’ Cứ làm được mấy cái đinh mà không phải nhập từ Tàu vào rồi hẵng nói’’.  Cha Thiện quát, như từng đă quát,  ‘’ Đi, mày di đâu th́ đi đi!’’.  Bỏ học lang thang một năm, và dưới áp lực của mẹ, Thiện xin vào Đại Học Sư Phạm, khoa Văn và Ngôn Ngữ. Ra trường, Thiện thành anh giáo cấp 2 một thời gian ngắn , nhưng cái họa sách vở tiếp tục như một nghiệp chướng. T́nh cờ đọc được cuốn ‘’ Độ không của lối viết’’ do nhà văn Nguyên Ngọc dịch  từ tác phẩm của một người Pháp có cái tên lạ hoắc là Roland Barthe, Thiện say mê Tiểu thuyết Mới, thấy những nhà văn ‘’ta’’ hơi bị cũ, và ôm mộng viết văn. Tṛ chơi hiểm nghèo này không dễ hợp với mọi tạng người. Viết, rồi xé, rồi viết, rồi lại xé, Thiện quanh quẩn với những con chữ chưa định h́nh, rơi vào trạng thái trầm cảm khá nặng nề. Thời gian đó, Kiều xuất hiện như một cứu rỗi. Thiện gọi Kiều là Thánh nữ của ḿnh, người quan tâm đến phần tâm linh hững hụt bấy lâu mà Thiện không ư thức. Chính với Kiều mà Thiện dấn ḿnh vào những sự vụ như viết đơn kêu oan, kiện cáo, và những bài trên Blốc về những vấn đề dân sinh nhức nhối. Blốc có tên là Anh-giáo, nay thành tên tục của Thiện.

Dăm ngày sau khi Thiện bị bắt, Kiều đến bấm chuông một vila nằm cạnh hồ Tây. Vila sơn vôi trắng, sân trước khá rộng để đậu xe hơi, đầu tường cắm đầy những miểng chai nhọn hoắt, và ngay góc sân cây hoa đại phủ bóng lên mặt một cái hồ cá và ông Lă Vọng bé tí  đang thả cần câu làm bằng plát-tích. Có tiếng dép loẹt quoẹt. Hai con béc-giê bất ngờ xông ra, nhe răng trắng nhởn, lưỡi đỏ ḷm, sủa oăng oẳng. Tiếng ai đó mắng chó. Một khuôn mặt tḥ ra cái cửa sổ bé bằng năm bàn tay chụm lại.

-         Chị hỏi ǵ? T́m việc th́ không  có đâu. Tôi là ô-sin rồi!

-         Dạ không, tôi là người  quen của anh Thiện, có việc gấp muốn nhắn người  nhà...

-         Th́ nhắn đi....Quay nh́n hai con chó vẫn gầm gừ, chị ô-sin tiếp -  đến là chó, người  sang đi xe ô-tô  th́ chẳng  dám sủa,  nếu không th́ cứ nhặng xị lên!

Kiều ngần ngừ, bối rối:

-         Anh Thiện dặn em là phải gặp bà thân sinh mới được!

Không đáp, chị ô-sin đóng sầm cái cửa sổ, quay ngoắt đi vào. Lát sau, chị ta lại ra đuổi chó, tḥ ch́a khóa vặn hai ổ khóa buộc một sợi xích sắt to bằng ba ngón tay cái, kéo cánh cổng  vừa vặn mở cho một người vào. Kiều lách người, nhớn nhác nh́n, vẫn e dè hai con chó thôi không sủa nhưng chạy loanh quoanh chân. Chị ô-sin đóng cổng, lại khóa, giọng sơng sượt : ‘’ Theo tôi!’’.

Căn pḥng khách villa trần thiết khá đơn giản. Ch́nh ́nh ngay bức tường án ngữ lối vào là ảnh Bác, râu tóc đầy đủ, mắt long lanh sáng. Tường bên trái, một cái ban thờ trên cao treo ảnh phục chế của một vị đầu đội khăn xếp,  dưới một bát hương đựng cả chục chân hương màu đỏ tía, một đĩa trái cây, và một cái chuông đồng bé bằng nắm tay. Tường bên phải, một bức tranh khổ 80x120, ở dưới gắn một miếng đồng bóng nhoáng, ghi ‘’ Déjeuner sur l’herbe – Manet 1863’’. Bức tranh vẽ cảnh một người đàn bà lơa lồ ngồi  pích-ních với dăm người đàn ông mũ áo đàng hoàng. Được đánh giá là tạo một cuộc cách mạng nghệ thuật, bức tranh từng gây x́-căng-đan kích dục bên Âu Châu rất ‘’đạo đức’’ ở thế kỷ 19 được một họa sĩ tài danh Hà thành sao chép rất đạt,  nay  không gây phản cảm nào trong bối cảnh Hà Nội thế kỷ 21, có lẽ nhờ  ảnh một cụ nhà nho và ảnh Bác đă tạo được thế cân bằng trong công cuộc hội nhập với thế giới văn minh.

Kiều không dám ngồi xuống chiếc sô-pha đặt sau một cái bàn lộng kiếng, đứng lớ ngớ ôm cái bị làm bằng vải thô.  Dăm phút sau, cửa hông pḥng khách mở. Một bà ước chừng U-60 lề mề bước ra, mặt dồi phấn, môi tô son đỏ chót, hất hàm:

-         Cháu có chuyện ǵ ?

Kiều kể chuyện Thiện bị bắt trong trận càn đền Ngọc Trần, được báo chí chính thức giật tít ‘’ Thành công lớn trong chiến dịch bài trừ mê tín’’ và ỉm chuyện chiếm đất sây sân gôn và làm khách sạn theo kế hoạch du lịch sinh thái của tỉnh Y với sự đồng thuận của đồng chí X.  Bà nghe, dửng dưng:

-         Thế Thiện nó nhắn ǵ cho bác? Con dại th́ lại cái mang, phải không?

Hai tay rút cái láp-tốp khỏi bị, Kiều trịnh trọng:

-         Anh ấy xin bác giữ hộ...

Bà mẹ Thiện hừ một tiếng, đứng lên đỡ cái láp-tốp. Lạnh lùng, bà hỏi:

-         Cháu cần ǵ, cứ nói. Công cháu lặn lội đến đây! Nhớ để lại số điện thoại tay, sau có tin tức ǵ bác sẽ liên lạc...

Kiều lắc đầu, biết là lúc phải đi, lí nhí cám ơn.

Ra đến sân, Kiều lại đưa mắt xem hai con béc-giê đâu. Ngoảnh lại, Kiều thấy bà mẹ Thiện vạch rèm nh́n theo, nàng sợ như bị hớp hồn, nỗi sợ chẳng kém ǵ sợ bị chó cắn như lúc vào nhà Thiện sáng nay.

*

Nếu Kiều biết chuyện ông Đại Tá  đă điện thoại hẹn đến thăm gia đ́nh Thiện th́ chắc nàng bớt ngạc nhiên về thái độ lạnh lùng dửng dưng của bà mẹ. Bà nghi Kiều là người tiền đạo đi ḍ đường cho ông Đại Tá, quan sát ‘’ địch t́nh’’ và báo cáo để ông ta xác định động thái của ḿnh. Với nghiệp vụ chuyên môn, ông đă tóm được lư lịch nhà Đặng Vũ, biết quá tŕnh hoạt động và sự thăng tiến của ông thân sinh ra Thiện, và suy  nghĩ đắn đo về vụ đánh quả làm sao cho ‘’ hai bên cùng có lợi’’. Hôm ông điện thoại, người bắt máy là ông thân sinh ra Thiện. Sau khi lan man kể chuyện ‘’quân sử ‘’ chống nổi dậy ở đền Ngọc Trần, ông đề cập đến việc bắt Thiện ra sao, Thiện phản ứng hung bạo đến độ cắn  hai chiến sĩ công an, một suưt đứt ngón tay, c̣n một th́ bị một miếng vào bắp chân hiện vẩn chống nạng mới đi được...Rơ ràng ông luận tội Thiện là chống người thi hành công vụ,  thậm chí cả tội có hành động ‘’ lật đổ’’, chuyện dĩ nhiên không phải nhỏ. Nghe Đại Tá kể, ông thân sinh ra Thiện cứ ậm ừ, có nói th́ độc một câu, ‘’ tôi nghe đây’’, miệng chép chép như khi xỉa răng.    

-         Thưa anh, cậu Thiện chúng tôi chỉ tạm giam, hồ sơ để trắng chờ cứu xét. Chúng tôi tất nhiên phải tham khảo anh, t́m phương hướng giải quyết tối ưu...Dù sao, trong hàng ngũ ta, làm ǵ cũng phải có t́nh có lư...

Ông thân sinh Thiện lúc ấy mới nói:

-         Vâng, cám ơn anh. Tôi vô phúc sinh ra  một thằng khùng. Nói thật, tôi đă từ nó rồi, nhà này chỉ có mẹ nó là có giữ liên lạc với nó. Phần tôi, tôi coi tôi vô can, anh có cần chuyện tṛ với nhà tôi th́ cứ hẹn. Lúc này tôi rất bận, tí nữa phải đi họp ở Tuyên Giáo để sửa soạn đề cương về  chính sách Tuyên Truyền Thông Tin thời Internet, sau phải về các tỉnh phổ biến, vậy anh thông cảm...

Nghe đến đó, Đại Tá hiểu ngay ông đá banh sang cho vợ. Ông vô can th́ mới bảo đảm là không có ‘’ thiệt hại song le’’ mà   những đối thủ của ông trong guồng quyền lực có thể gây ra với mục đích hất cẳng ông. Thế là Đại Tá vâng vâng dạ dạ rồi lấy hẹn đến thăm ‘’ gia đ́nh ta’’.

Hôm ấy là chủ nhật, một hôm trời đột nhiên trở lạnh, hai ngày sau khi Kiều đến mang láp-tốp gửi bà thân sinh ra Thiện. Đại Tá diện thường phục, mặc côm-plê xám, sơ-mi hồng, cà vạt đỏ, và gọi taxi chứ không dùng xe công vụ. Bấm chuông, hai con Béc-giê xồ ra, nhưng đích thân bà thân sinh ra Thiện quát chó, rồi chính bà ra mở cổng, mời:

-         Thưa anh, hân hạnh...Mời anh vào! Anh khéo mặc, cà vạt đỏ trên nền hồng thật là nổi, trẻ trung lắm!

Đại Tá lùi xa ngắm bà thân sinh ra Thiện, giọng thân mật:

-         Chào chị, nh́n chị ngờ ngợ như bà chị ruột em...Thôi, ḿnh cứ coi nhau như trong gia đ́nh, cho em được làm em nhé!

Bà chị cười ngay:

-         Thế th́ c̣n ǵ bằng...

Ông em liền hểnh hệch:

-         Thế ǵ c̣n ǵ bằng, nhất bà chị rồi...

Câu chuyện ‘’gia đ́nh’’ là hỏi đáp về t́nh cảnh tư riêng, nhưng ai nói mặc ai, chẳng ai tin ai. Thực chất, hai bên sửa soạn trận địa với những tuyến pḥng ngự, chỗ tiến chỗ lùi, những cái bẫy thiết lập qua những câu nói ân t́nh lắm khi cảm động đến ứa nước mắt. Chẳng hạn: ‘’ Chị chỉ có ḿnh nó, nhưng cháu không  mấy b́nh thường, hơi bị tâm thần, có những  hành vi gần như mất kiểm soát, Được cái bụng dạ nó tốt, thương người, nhưng dại lắm chú ạ!’’.   Chẳng hạn: ‘’ Dẫu em công tác lâu năm, một vợ ba con nhưng lương lậu ba cọc ba đồng, lắm lúc cuối tháng là phải chạy vạy từng bữa...’’.  Chẳng hạn: ‘’ Bây giờ ông nhà tôi  không coi nó như con, bỏ mặc một ḿnh chị...Cũng như chú, công nhân viên nhà nước th́ lương chỉ 8 triệu, bổng lộc trong công tác tư tưởng đâu có như chuyện xây dựng cầu đường, hay đóng tầu, hay dầu hỏa khí đốt, bô xít Tây Nguyên...Lộc lâu lâu một lần, thường dịp Tết, là tiền từ các báo, các nhà xuất bản văn học, nhưng  chỉ đủ để ăn cháo, loăng như cháo lá đa...’’.  Đại Tá thở hắt ra : ‘’  Chặc chặc, t́nh h́nh nhà ḿnh cũng như nhà em thôi, nhưng em phải đèo bồng mấy chục nhân viên dưới quyền, t́m cái cho chúng nó đủ ăn, chị ạ!’’.

Trên cơ sở của tuyến pḥng ngự, cuộc mặc cả chị - em cụ thể hơn nhiều. Có một khoản hợp đồng nằm ngoài dự đoán của chị khi cậu em thỏ thẻ:

-         Kèm vào những thứ vật chất như chị em ta bàn, em có một nhu cầu khác...

-         Nhu cầu ǵ?

-         Nhu cầu trí tuệ. Em biết là trường nơi anh đào tạo cán bộ chính trị có những lớp tập huấn ngắn ngày, có thể học tại chức. Ǵ chứ hiểu biết đối với em quan trọng như...con ngươi tṛng mắt. Em chỉ xin anh lưu tâm khi em làm đơn xin, anh chấp nhận là em có dịp sáng mắt sáng ḷng...

-         Được thôi, để chị nói với anh. Ông ấy thường th́ khó tính lắm, đ̣i điều kiện này nọ, nhất là về tŕnh độ th́ cứ nằng nặc phải có cấp 3 trở lên...

-         Chịu, em chỉ mới vừa xong cấp 2, làm thế nào đây?

Bà chị mặt xịu xuống, giọng nghiêm và  buồn như khi tụng kinh Phật:

-         Để chị xem anh có thể châm chước thế nào...

Bụng bảo dạ, chắc cậu em đang có đường thăng quan tiến chức cần đến thị chứng tŕnh độ chính trị, bà chị liền mạnh dạn nói, giọng nửa đùa nửa thật:

-         Này, thế th́ cái khoản kia em giảm ít nhiều cho chị, có qua có lại mà...Chị cũng vào bước đường cùng v́ cái thằng nghịch tử đó rồi!

Nói tới đoạn này, bà chị  đưa khăn tay lên chấm nước mắt. Ông em  bùi ngùi đứng lên, hẹn sẽ trả lời sau. Bà chị tiễn ông em ra cổng, khẩn khoản:

-         Em cho chị lên trại nhận cháu ra chứ?

-         Hà? Có nên không chị?

Bà chị lúc đó thân mật nắm tay ông em, nhẹ giọng:

-         Lên thấy cháu tận mắt th́ chỉ là cốt cho ‘’người thật việc thật’’, có chi mà không nên!

*

Chiếc xe LandRover - bà mẹ Thiện gọi là ‘’xe lăn 4 bánh’’ - trượt trên mặt đường toàn bùn. Anh tài nghiến răng xoay tay lái, xe nhích dần rồi vượt được quăng giốc, từ từ tiến vào Trại mang độc một con số, số 17. Cán bộ trại có vẻ ngạc nhiên. Quan trên nào th́nh ĺnh đến?  Chắc để kiểm tra kiểm sát ǵ đó?  Lănh đạo làm việc như ma chơi, khi ẩn khi hiện, biết  đường nào mà lo được  chuyện tiếp rước lề lối. Anh Trung Úy chỉ huy giơ tay ngang trán chào, lẩm bẩm ‘’ Đm... đéo báo mà cứ xông vào như chỗ không người !’’.

Sáng sớm Đại Tá tư lệnh an ninh huyện đă đến ‘’làm việc’’ với ban lănh đạo trại,  dặn sửa soạn hồ sơ  Đặng Vũ Thiện bị t́nh nghi chống lại nhân viên thi hành công vụ.  Khi xe ngừng bánh, Đại Tá bước ra nói nhỏ vào tai viên Trung Úy rồi đi về phía xe, ân cần mỉm cười. Ngoài mẹ Thiện, c̣n Kiều mà bà liên lạc qua điện thoại báo tin. Kiều khẩn khoản xin được cùng lên trại tạm giam Anh-giáo.

Được gọi lên pḥng khách của trại, Anh-giáo ngạc nhiên thấy mẹ và Kiều đă ngồi cạnh vị Đại Tá.  Anh-giáo lẳng lặng bước tới. Bà mẹ  đứng lên, tay nắm lấy tay con, lắc lắc:

-         Giời ơi là giời, làm ǵ mà tội t́nh thế hở con!

Anh-giáo nh́n Kiều, ánh mắt ḍ hỏi, khẽ gỡ tay ra. Đại Tá nh́n thẳng vào mắt Anh-giáo, nghiêm nghị:

-         Cơ quan an ninh huyện đă điều tra, không thấy có sai phạm ǵ đáng kể, chỉ cảnh cáo lưu ư can phạm nên lánh xa những nơi  có biểu t́nh, hoặc khiếu kiện đông người, dễ bị bọn xấu lợi dụng phá phách...

Ông Đại Tá tiếp tục nói, nhưng Anh-giáo nh́n đâu đâu, miệng nhếch lên cười tủm. Cụt hứng, Đại Tá khà một tiếng, quay sang bà mẹ:

-         Xin chị kư nhận giấy bảo lănh người bị tạm giam đây...

Kư kết xong, mọi người lục tục đi ra. Đại Tá  khẽ kéo tay cho bà mẹ  lui ra sau, khẽ hỏi : ‘’ Chị nhắc anh chuyện em xin đi tập huấn chưa?’’. Bà mẹ gật. Lên xe, Đại Tá giúi vào tay bà hồ sơ kẹp mấy cái giấy, bảo nhỏ : ‘’ Chị về cứ đốt đi, vậy là trắng chuyện!’’. Bà mẹ nắm tay Đại Tá th́ thào cám ơn.

Phạm nhân vừa thoát tội ngồi cạnh mẹ băng sau, chồm lên trước hỏi Kiều; ‘’ cái láp-tốp đâu?’’ Kiều đáp em đă đưa gửi bà. Anh-giáo thở ra. Bà mẹ mặt sa xầm, nh́n xa xăm, giọng dỗi: ‘’ Toi mất trăm triệu đấy, con ơi là con !  Đúng là oan gia ! ‘’

Anh-giáo trước sau vẫn lầm ĺ, nhắm mắt như ngủ.

*

Ngoái ra sau thấy Anh-giáo, Kiều bắt chước, cũng cố ngủ sau gần nửa ngày đi hơn trăm  cây số trên con đường đầy ổ trâu ổ gà. Mơ màng, nàng nh́n thấy chính ḿnh và chẳng hiểu động cơ nào khiến đời nàng bỗng dưng thành thứ phim truyện nhiều kỳ trên truyền h́nh VTV. Kiều thành tài tử, người dong dỏng, tóc húi cao, không xấu không đẹp nhưng khá có duyên, khi cười một bên má lúm đồng tiền. Nói, giọng nàng nửa bắc nửa nam, nếu không hỏi mà đoán già đón non th́ ngỡ là dân xưa tập kết. Nhưng không, nàng sinh ra  sau Giải Phóng ba năm, gần bến Ninh Kiều, thị xă  Cần Thơ. Cha nàng mới là dân tập kết, phục viên sau 75, nhưng khi chiến tranh biên giới với Campuchia th́ bị tái động viên. Mẹ nàng, Bắc chay, người Hưng Yên,  thích xưng ḿnh là con gái Hà Nội gốc. Nàng lên ba th́ cha tử trận nghe đâu ở Kampong Thon, chết được thăng đại úy. Lương tử mẹ nàng lănh ăn đâu được năm ngày là cạn. Nhưng thật may, bà nội không theo ông ra bắc, có hai mẫu đất hương hỏa.  Khi qua đời,  v́ thương thằng con độc nhất anh dũng hy sinh cho đất nước, bà để mẹ con nàng thừa kế hai mẫu đất. Chẳng  biết trồng trọt nên mẹ cho nông dân thuê, đến cuối vụ lấy một  phần thu hoạch. Nhưng thế là địa tô, là ‘’bóc lột’’,  giai cấp địa chủ ngo ngoe ngóc đầu, như rắn. Đội tiên phong công nông kiếm chuyện, rao giảng chính sách xây dựng nông trường, đất đai là sở hữu toàn dân, và cứ thế đẩy lùi mẹ con nàng từ mặt lộ vào tuốt luốt bên trong, cho phép dựng một cái nhà cḥi được lợp mái. Lên sáu, nàng đi học, mỗi lần lội bộ 3 cây số mới tới được trường, đường th́ đường ruộng lầy lội, mất gần 2 giờ. Nhưng nàng nằng nặc đi mỗi ngày, chẳng phải v́ yêu chữ nghĩa  mà là thích cùng bạn đồng lớp vỗ tay hát bài ‘’ Như có Bác Hồ trong ngày vui Đại Thắng’’ hay bài ‘’ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ’’.  Tuy nhiên, đến khi lên tám, nàng cũng biết đọc biết viết.

Thời đó ngăn sông cấm chợ, đi từ chỗ này sang chỗ khác mà đem hơn 2,3 kilô gạo là bị bắt. Dân Sài G̣n  phải ăn độn bobo, nhưng dân ăn được ǵ cứ ăn, nghị quyết th́ thế mà làm, cấm hỏi. Với chính sách hộ khẩu, muốn đi khỏi địa phương là chuyện khó hơn lên trời. Mẹ con nàng chạy chọt xin lên Sài G̣n v́ có họ hàng sẵn ḷng cưu mang, nhưng bị mắng là phản cách mạng. Và với chính sách  mỗi người dân là một người công an, mẹ con nàng đi đâu cũng bị ḍm ngó. Đến năm 1987, chao ôi, đổi mới, đổi mới hay là chết. Tất nhiên, v́ cứ không thay cũ th́ dân đă ngắc ngoải rồi, chết sẽ là tất yếu thôi!

Thời cơ đến, hai mẹ con lếch thếch đi Sài G̣n, dĩ nhiên vẫn phải ở chui nhưng dù sao cũng c̣n đỡ hơn sống trong cái nhà cḥi gió thốc vô tội vạ đủ hai mùa  mưa nắng. Hai năm mẹ tảo tần, chạy chợ, buôn thuốc tây và rồi gặp người làng, quyết định tái giá. Dượng là cán bộ kinh tài, tháo vát, lời ăn tiếng nói ngọt ngào. Vả lại, mẹ chưa đến nỗi già, góa bụa cũng 6,7 năm, và nói như dượng, thủ tiết như thế là vượt  thời đại Hồ Chí Minh. Ngày đám cưới, người làng có hàng mấy chục người, ai nấy dzô dzô chúc tụng cho đúng thủ tục miền Nam thành đồng. Năm ấy Kiều mười lăm, tự nhủ sẽ coi dượng như cha đẻ, nhắm học xong cấp ba sẽ xin đi làm nhằm giúp đỡ gia đ́nh.  Hai năm sau, nhân một dịp mẹ đi vắng, dượng làm như say,  tưởng Kiều là mẹ, cứ thế đè xuống làm cái việc Kiều từ đó kinh  tởm. Những cơn ác mộng ùn ùn kéo về làm giông làm gió mỗi đêm khiến Kiều rạc người, mất hết sinh khí.  Cực chẳng đă, khi kể cho mẹ nghe về cái sự cố ‘’khốn nạn’’ ấy, mẹ Kiều đánh và cấm nói lại, kêu là Kiều dối trá nhằm chia rẽ dượng với mẹ.  Giơ chiếc gậy tṛn to bằng cánh tay quật xuống, mẹ rít ‘’ Ai bảo mà mày rắp tâm phá hoại hạnh phúc gia đ́nh tao?’’.  Dượng sau này chẳng  cần giả say, hưởng theo nhu cầu, đúng khẩu hiệu,  theo sát chính sách. Có lẽ đoán được, ngày cũng như đêm, có dịp là mẹ khiêu khích cho chồng giải thoát sinh dục,  cách làm ông ta kiệt sức ḥng để Kiều yên. Và đến lượt ông ta mặt mũi nhợt nhạt, vừa nói lắp bắp vừa thở hào hển , thấy mặt mẹ là giơ tay như ngụy đầu hàng quân ta trên màn h́nh VTV.

Kiều ngậm tăm cho đến khi bị những cơn tức thở đến ngất đi. Vào nhà thương, Trường cử cô giáo phụ trách lớp đến thăm. Cô giáo biết ra cớ sự, báo cáo với trường xin can thiệp. Ban giám đốc bảo, chuyện gia đ́nh người ta, đề nghị thông báo lên Phường nơi gia đ́nh Kiều cư trú. Phường nắm thông tin, liền truyền lệnh xuống thôn, rồi khóm văn hóa, thúc đẩy điều tra một sự vụ hơi bị thiếu văn hoá. Khi ra khỏi nhà thương, Kiều quay về nhà, cắn răng tát vào mặt dượng, quát:

-         Mày không bằng con chó!

Rồi Kiều bỏ ra đi. Đứa con gái 17 tuổi làm ǵ để sống? Bưng bê : lương và tiền boa, triệu bẩy đến hơn hai triệu, ăn và trả tiền thuê chiếu ngủ chung pḥng với 2 đứa con gái khác khéo là vừa đủ. Muốn có boa hậu, phải để cho khách ‘’tự do’’. Điều này ‘’tất yếu’’ nhưng chẳng phải kiểu kinh sách Mác-Lê mà là theo cung cách ‘’ bốc hốt’’ tiền trao cháo múc của thị trường có định hướng khoái trá chủ nghĩa.

Từ bưng bê đến lên gái gọi chỉ là một bước quá độ. Kiều chửi, mất cha nó trinh tiết, c̣n đéo ǵ nữa mà phải giữ!  T́nh trạng buông thả sớm muộn cũng dẫn đến x́-ke ma túy nhằm mục đích quên, quên hết, quên luôn cả cái ư định tự kết liễu đời ḿnh mà ban đầu ám ảnh Kiều. Thật lạ, khi tỉnh giấc lúc tàn canh, Kiều ôm quyển Đoạn Trường Tân Thanh đọc đi đọc lại đến thuộc nằm ḷng. Hận đời, nàng hận v́ ḿnh không c̣n cha để chuộc, bán thân chẳng biết là để cho ai và v́ ǵ. Cuối cùng, thôi, vị nghệ thuật vậy. Và nàng tập những ngón tâm lư chiến trong sắc dục, kiểu rên rỉ, cắn vai, cào cấu, kêu nữa đi, hoặc khóc nức lên và lấy tay che mặt v́ không có lấy một giọt nước mắt nào...Nàng trả thù lũ đàn ông qua cái nghệ thuật đó, khiến chúng bỏ con mất vợ, và cuối trận th́ móc túi chi trả cho cái nghệ thuật chẳng phải ai cũng đạt được. Khi có kẻ t́nh si đến ngu muội, nàng lạnh lùng bảo, anh à, nơi nào có nghệ thuật làm t́nh th́ nơi đó vắng t́nh yêu đích thực. Riêng nàng, xác thịt là chuyện nàng ghê tởm, sau chung đụng nàng tắm rửa cho thật sạch và kỳ cọ nhiều khi đến bật máu.

*

Xe lăn qua cửa ô lúc quá trưa. Th́nh ĺnh, có tiếng kêu toáng lên ‘’ Cướp, có bọn cướp ngày, đồng bào ơi! ’’. Anh tài thắng chiếc LandRover, quay kính xe lên. Bà mẹ Thiện thức giấc,  nh́n ra ngoài. Kiêu binh Lam-y đuổi theo một người đàn ông râu ria vừa chạy vừa đánh trống miệng, tùng tùng tùng. Thoắt một cái, anh ta nhẩy cẫng lên, quát ‘’ Đội Trung Kính trong Tam Phủ đâu’’, rồi  rẽ vào cái ngơ hẹp chỉ một người đi lọt. Lúc ấy, bà mẹ Thiện quay kính xe xuống,  hỏi một cụ già đang xem hoạt cảnh đứng vỗ tay cười móm mém. Cụ đáp : ‘’ Cứ dăm ba ngày một lần khùng lên ra đánh trống Đăng Văn ấy mà, có ai nghe được  đâu!’’. Bà mẹ Thiện b́nh phẩm :’’ Thời  này đầy lũ điên, phải bắt  cho bằng hết để chỉnh trang khuôn mặt thủ đô chứ!’’. 

Xe lại lăn bánh. Ôi, Hà Nội mến yêu của ta! Kiều thầm nhủ, nhớ những ngày đầu tiên đặt chân đến đất Kinh Kỳ. Đi hoang trên những nẻo chông gai của thành phố mang tên Bác, Kiều chỉ giữ liên hệ với bà d́, kẻ đă cưu mang mẹ con nàng thời chân ướt chân ráo về Sài G̣n. D́ tưởng Kiều là công nhân một hăng dệt may, không hề biết nàng giang hồ gót đă ngh́n chân. Đầu năm 2000, d́ kêu ngôi Từ đường họ ngoại ở Hưng Yên sắp bị chính quyền địa phương rỡ đi lấy chỗ  cho Ủy Ban Văn Hóa cấp huyện, hiện họ hàng đang đâm đơn khiếu nại, nhưng chẳng  biết cơ sự sẽ ra sao.  Dự định về quê, d́ sốt sắng rủ Kiều, bảo về cho biết một phần gốc gác. Khi đó, Kiều ở giai đoạn cần  nghỉ ngơi thư giăn. Nàng vui vẻ nhận lời.

Chuyến bay Vietnam Airline từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội trễ 3 giờ. Đến nơi, lấy xe buưt về trung tâm, hai d́ cháu ra bến xe đi Hưng Yên, về tới nơi th́ đă xế trưa. Chào hỏi qua loa, hai người ra Từ Đường. Thật ra, đây  chỉ là một căn nhà gạch mái lợp ngói lụp xụp, diện tích khoảng 30 mét vuông, sân có căng bạt che cho vài người trai tráng, kẻ nằm người  ngồi, ra canh không cho ai xâm phạm đến nơi thờ tự của gịng họ. Chuyện tṛ, hai d́ cháu biết Bà ngoại và bác Cả  hiện đang trên Hà Nội đâm đơn ở Pḥng Tiếp Dân. Đêm hôm đó, hai d́ cháu ngủ lại. Thật bất ngờ, dẫu là lần đầu Kiều về quê mẹ nhưng sao nàng thấy thân thương lạ lùng. Ngay cả mối oán thù bố dượng là người đồng hương cũng tan dần như sợi khói ba nén hương nàng cắm vào chiếc lư đồng đặt trên ban thờ. Nửa đêm, khoác chiếc áo len lên người, nàng ra đứng giữa sân ngửng đầu nh́n lên. Trời chi chít sao,  huyền ảo, lung linh, thực hư cùng một thể chẳng thể nào tách phân được. Kiều nhớ lại bài mẹ dạy đếm khi c̣n thơ, buột miệng ngân nga nho nhỏ ‘’  một  ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng....’’.

Sáng sớm hôm sau, hai d́ cháu về Hà Nội, đến thẳng pḥng Tiếp Dân rảo mắt t́m người  thân. Không thấy Bà và bác Cả, hai người  theo lời chỉ dẫn của một  dân oan lần ṃ ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Đến cái lều chăng ba góc, d́ chưa vào đă khóc ầm lên. Người bước ra là bác Cả, thấy d́ khóc cũng tức tưởi, nghẹn ngào gọi ‘’ Bu ơi, ra mà xem em nó về!’’ Bà ngoại lưng c̣ng lụ khụ bước ra, ngước cặp mắt trắng ḷa, nh́n như muốn chọc thủng cái không gian nḥe nhoẹt trước mặt. Nắm tay d́, bà nức nở : ‘’ Con đấy à, lâu quá bây giờ mới về với bu à....’’. D́ kéo Kiều về phía Bà, bảo : ‘’Con chào Bà đi, cái Kiều, con chị hai đó bu!’’. Kiều ứa nước mắt, nắm lấy tay Bà, không nói nên lời.

Hai d́ cháu ra Hà Nội đúng lúc bác Cả muốn về quê để hoàn thành thủ tục khiếu kiện v́ Pḥng Tiếp Dân đ̣i ‘’ gia đ́nh ta’’ phải có giấy trước bạ của ngôi nhà Từ Đường. Bác Cả bảo, giấy tờ từ thời Tây th́ trải qua giặc dă liên miên, chẳng biết c̣n hay mất. Không có giấy tờ th́ chịu, cán bộ pḥng Tiếp Dân Trung Ương lạnh lùng. Bác Cả hỏi, nếu không có giấy tờ nhưng được những hào lư chế độ trước chứng nhận có được không? Pḥng Tiếp Dân nói không biết, chưa có nghị định ǵ của chính phủ phổ biến về việc này, nhưng cứ c̣n nước, c̣n tát.

Hai d́ cháu ở lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng để trông nom Bà khi bác Cả về quê. Kiều quen với nếp sống tiện nghi, mất mấy ngày rồi quen cảnh đời cơm đường cháo chợ, ăn ngủ tạm bợ trong những căn bạt che không chắn nổi nhữngcơn gió đă bắt đầu lạnh cắt da. Sợ hơn cả là những hôm mưa dầm. Độ ẩm khiến choàng cho Bà ba cái chăn len xưa giành cho bộ đội mà bà vẫn run lập cập. D́ khuyên, thôi vài hôm nữa đưa Bà về, thế này th́ đến chết rét mất. Bà trừng trợn, quát: ‘’ Chết tao cũng ở lại, không th́ để chúng nó ăn sống nuốt tươi hết à ! ‘’.

Một hôm, dân oan trong vườn hoa nghe tiếng xe thắng gấp, tiếng xô đến rầm, rồi tiếng chửi ‘’ Đ.m thằng  điên, không có mắt tránh xe à!’’. Xe lại rú, lao nhanh trên đường, để lại một vệt khói đen x́. Nạn nhân bị xe đụng nằm vắt chân lên lề đường, mắt nhắm nghiền, không c̣n sức rên la. Người ta xô ra, mắt thao láo nh́n, nhưng chẳng một ai làm ǵ. Khi ấy, Kiều vạch đám người, cúi xuống nh́n nạn nhân rồi la ‘’ Giúp một tay khênh vào!’’. Cái lều nơi Bà tạm trú thành trạm cứu thương. Máu me nhoe nhoét, nạn nhân mặt xanh rờn, thở phều phào. Kiều bảo, phải gọi bác sĩ. Có người  hỏi, tiền đâu để trả. Kiều mạnh dạn rút ví trao cho tiền người ấy, giục đi đi. Một giờ sau, bác sĩ tới, tiêm hai mũi và băng bó cho nạn nhân. Làm xong, bác sĩ nói: ‘’ May đấy, chỉ ngoại thương thôi. Mai mốt đến bệnh viện Việt Đức nơi tôi  công tác để chụp quang tuyến X  xem xương xẩu có găy không cho chắc!’’.  Nạn nhân, một thanh niên trạc ba mươi tuổi, râu mép lún phún, người gầy g̣, mắt vẫn nhắm nhưng miệng cứ nhếch lên nửa cười nửa mếu. Sau mới biết anh ta tên Thiện. Thiện trú ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng cả tuần, t́m cách trả ơn những người cưu mang, xin giúp một tay ‘’ điều chỉnh hồ sơ dân oan’’ cho mọi người. Thế là Thiện ngày nào cũng phải viết:

Cộng Ḥa xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam/  Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

K/g: Văn Pḥng Quốc Hội...

Đồng k/g Chủ tịch UBND tỉnh...

đến mỏi tay. Biết Thiện từng tốt nghiệp Đại Học, lại không lấy thù lao, dân oan hết ḷng tin tưởng.

Dân oan đi khiếu kiện đến từ mọi nơi, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang  cho tới Nha Trang, Tuy Ḥa, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Sơn La, Hoà B́nh...Thôi th́ đủ địa danh trên ba miền đất nước. Khi đông, họ hàng trăm người, già có trẻ có, nam có nữ có, sống chui rúc  dưới những tấm bạt plát-tích căng cọc ba, bốn góc. Họ căng những khẩu hiệu đ̣i đất, kêu oan nhưng không  quên chăng biển trên viết Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, dưới viết chữ đỏ Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc như để nhắc nhở chính quyền. Chung quanh  vườn hoa, đội lam-y kín đáo bao ṿng, vài anh hoàng-y huưt c̣i giữ trật tự giao thông, và chỉ để đám dân pḥng tay xách gậy thỉnh thoảng diễu qua để lưu ư những người vô tâm dễ mắc tṛ manh động. Vấn đề ở th́ thế, nhưng ăn mới gian nan. Mỗi lều đều có mang theo bếp cồn, bếp ga,  và nồi niêu xoong chảo... nhưng không bao giờ phối hợp thổi cơm ăn chung nên chi phí khá tốn kém. Nhiều dân oan phải bỏ về v́ cạn túi,  và khi đă phải vậy th́ chuyện khiếu kiện là chuyện làm đơn chém gió chứ chẳng  đi được đến đâu.  Kiều ngẫm nghĩ rồi đi điều tra giá cả rau cỏ, thịt thà... và tính ra là nấu cơm chung th́ ăn có chất lượng mà mỗi bữa chỉ khoảng 1000 đồng một người. Thay phiên nhau góp tay vào,  không ai buộc cũng đầu tắt mặt tối lăn vào bếp núc mỗi ngày, có thời giờ nghỉ ngơi thư giản. Lợi rơ, nhưng cứ nói đến tập thể là ai nấy nh́n nhau, nỗi sợ hiện lên ánh mắt, và ừ hữ, không nói có không nói không. Kiều lập được một nhóm gồm 6 căn lều, phân công rồi chia 2 ê-kíp, làm thử. Khi thư giản, Kiều bổ túc văn hóa cho mọi thành viên bằng cách đọc chuyện Kiều mà nàng thuộc ḷng. Thế là đúng lời Bác, Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết và Thành công, thành công, đại thành công. Thành công lớn nhất là giảm được chi phí ăn uống. Kinh nghiệm ban đầu được nhân lên 2,3, 4 lần số thành viên tham gia sự nghiệp nấu cơm chung.  Huyền thoại truyền tụng, rằng Kiều dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng chính là hậu thân của Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh ngày trước. Các cụ dân oan khấn ‘’ Lạy vua Từ Hải, lậy văi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều,  có linh thiêng xin hăy rủ ḷng thương sinh linh khiến cho kiện cáo được chính quyền khu xử cho hợp t́nh hợp lư! ‘’.

Nhưng cứ mỗi khi dân có sáng kiến th́ Nhà Nước không để yên. Cơm rẻ, tối lại có người  đọc Kiều cho nghe, dân oan lần lữa không về, và như vậy có hại cho khuôn mặt thủ đô ta. Nhưng không lẽ cấm thổi cơm chung. Công quyền vốn linh động, mặc dầu rêu rao duy vật nhưng vũ khí tư tưởng mới thực là điểm mạnh của chế độ.

*

Truyện Kiều c̣n, nước ta c̣n, nghe đâu như vậy. Cụ Tiên Điền ơi, ba trăm năm sau rồi mà cụ vẫn đấy, xin cụ bước khỏi cơi kia  đến đây nghe cô Kiều tân thời đọc lại những lời vàng ngọc. Tối nay, cô đọc đến đoạn Hồ Tôn Hiến dụ Kiều khuyên Từ Hải ra hàng :

Ngẫm từ dấy việc binh đao

Đống xương Vô-định đă cao bằng đầu

Làm chi để tiếng về sau

Ngh́n năm ai có khen đâu Hoàng Sào

Sao bằng lộc trọng quyền cao

Công danh ai dứt lối nào cho qua?

Nghe lời nàng nói mặn mà

Thể công Từ mới trở ra thế hàng

Một bà U-70 la lên: ‘’ Đừng tin, nó lừa đấy! ‘’. Một ông, cỡ U-60, ồm ồm: ‘’ Yên nào, để nghe tiếp đă’’

Tin lời thành hạ yêu minh

Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng

Việc binh bỏ chẳng giữ giàng

 ‘’ Chết , chết, ai dại thế ?’’ một thanh niên kêu toáng lên. ‘’ Yên nào, để xem sao đă...’’, ông U-60 lại ồm ồm cất giọng.

Từ công hờ hững biết đâu

Đại quan lễ phục ra đầu cửa viên

Hồ công ám hiệu trận tiền

Ba bề phát súng bốn bên kéo cờ

Đang khi bất ư chẳng ngờ

Hùm thiêng khi đă sa cơ cũng hèn

‘’ Giời ơi là giời - một bà U-40 đập tay vào đít, ong ỏng - đă bảo mà, thằng giặc họ Hồ nó lừa rồi mà không biết, vô tư thế th́ ...chết đáng đời!’’

 Tử sinh liều giữa trận tiền

Dạn dầy cho biết gan liền tướng quân

Bà U-70 hồi năy x́ một tiếng, giọng eo éo: ‘’Rơ anh hùng rơm! Thua th́ hàng ngay cho xong! ‘’

Khí thiêng khi đă về thần

Nhơn nhơn c̣n đứng chôn chân giữa ṿng

Trơ như đá, vững nhu  đồng

Ai lay chẳng chuyển ai rung  chẳng dời

Có người kêu ầm lên ‘’ Thế Kiều trốn đâu, ra cho nhân dân đấu chứ!’’.  Mọi người cùng cất tiếng: ‘’ Ra ngay, xem cái mặt thị có phải là mặt mo không? ‘’Riêng một chàng tuổi đôi mươi nhăn mặt: ‘’ Cái ǵ cũng đổ cho phụ nữ gánh! Ai bảo ngu, chết th́ ráng mà chịu!’’ Lại có tiếng ḥ ‘’ Ra đi nào !’’.

Ừ, ra th́ ra :

...

Trong hào ngoài lũy tan hoang

Loạn quân vừa giắt tay nàng đến nơi

Trong ṿng tên lửa bời bời

Thấy Từ c̣n đứng giữa trời trơ trơ

Khóc rằng ‘’ Trí dũng có thừa

Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này

Mặt nào trông thấy nhau đây

Thà liều sống thác một ngày với nhau ‘’

Ḍng thu như giội cơn sầu

Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên

Cụ dân oan đến từ miền Nam, hỏi ‘’ Gieo đầu dzô đâu? Bả có chết hôn?’’ Một cụ đạo mạo đáp:  ‘’ Chết đứt đi chứ lị !’’.  Một thiếu nử ỏn ẻn sửa: ‘’ Ở cấp ba dạy văn th́ bảo không,  không chết,  sau lại c̣n đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe...’’. Sau đó, nhân dân luận bàn ồn ào, mặc cho bọn chỉ điểm có nhiệm vụ thu băng rúc rích cười. Chỉ hai ngày sau, lệnh trên  truyền xuống cấm không cho sinh hoạt ‘’văn hóa’’ v́ bọn xấu lợi dụng, dám thừa cơ phạm húy, phát ngôn:  ‘’ Giời ơi là giời, đă bảo mà, thằng giặc họ Hồ nó lừa rồi mà không biết ‘’

Âm mưu kích động dân oan hẳn có khả năng khiến diễn biến xem ra không mấy ḥa b́nh. Cảnh sát Cơ động bố trí trận địa xong, để đội đầu gấu xung kích xông vào nơi dân oan che màn che bạt, hô ‘’ Tiến lên, không cho chúng nó thoát!’’. Nhờ đám người hiếu kỳ qua đường chen nhau vào xem diễn biến, đội xung kích chỉ đạp đổ lều, bạt và đá nồi niêu xoong chảo nghe loảng xoảng, không ra  tay với vơ công được huấn luyện thuần thục chống biểu t́nh. Sợ th́ có sợ thật, nhưng phải làm ǵ chứ. Một bà mạ từ Quảng Nam xông đến trước mặt kiêu binh, tụt váy, hô hoán vơ  công nay khá  phổ  biến ‘’ Đồng bào, nào…Cùng tụt!’’.  Một mẹ anh hùng xứ Nghệ chen lên, tụt, vỗ và chửi ‘’ Chúng mày vô đây liếm máu l…mẹ chúng mày đi xem nào! ‘’. Phản ứng có chút hơi hướng truyền thống khiến kiêu binh chưa biết đối đầu ra sao.  Viên chỉ huy có râu hô, ‘’ Tiến !’’ th́  chúng rầm rập tuân lệnh, có đứa vừa xông vào vừa bụm miệng cười.

Nhưng màn kế tiếp ly kỳ hơn. Một ông cụ đầu bạc phơ quê Thái B́nh đứng lên trên đôi chân cà nhắc, giọng run run :

-         Tŕnh với đồng bào, tôi là Đảng viên 50 tuổi đảng, phục vụ suốt hai cuộc kháng chiến, nhưng rồi hiểu ra rằng chính sách  người  cày có ruộng là chuyện nói chơi cho vui. Năm 97 tôi đă quyết sống mái với bọn tham quan cướp đất, nhưng thắng giặc ngoại mà rồi thua giặc nội xâm, chúng nó đánh đến què. Nay tôi xin phản đối Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Quốc Hội, Mặt Trận Tổ Quốc bằng chính sinh  mạng tôi. Yêu cầu phóng viên báo mạng sẵn sàng…

Nói xong, cụ mở một can plát-tích đầy săng, giơ lên cao và đổ xuống đầu, hô Việt Nam Muôn Năm. Cụ đánh diêm, nhưng diêm made in Việt Nam, đánh ba cái liền mà không có cái nào lên lửa. Một thanh niên chạy ào tới ôm lấy cụ, gào ‘’ Ông ơi là ông ơi, đừng làm thế, con về làng nói với bố con thế nào…’’ Đội xung kích nhào ngay vào trận địa, đá cụ già một cú đá ngang kiểu Thái Cực đạo, và tống cho cậu cháu một quả theo lối trường quyền Thiếu Lâm Tự. Viên chỉ huy hô ‘’ Đánh, đánh!’’, và vốn thịt da ai cũng là người, nhân dân chạy giạt trước đội xung kích chống biểu t́nh nay đă lấy lại hồn vía sau cái chiêu tụt quần của các mẹ và cuộc tự thiêu thiếu lửa của ông cụ 50 tuổi đảng .

Kiều lọt vào tầm ngắm an ninh, phải lỉnh đi sau khi bác Cả lên đón Bà về quê. Phần Anh-giáo, anh tiếp tục giúp ‘’đâm đơn’’ khiếu kiện, tự học luật, cũng tùy trường hợp mà viện dẫn  Điều số X...trong Hiến Pháp 1992, bổ sung năm 2002, hay Nghị định Y...của Ban Thường Vụ Quốc Hội, vân vân ...Nhưng việc anh làm như dă tràng xe cát trước  biển sóng tràn bờ, dùng luật trong một đất nước không (hoặc chưa) có tinh thần pháp trị. Hai người dần dần thân nhau, thỉnh thoảng đi cà-phê chuyện tṛ. Anh-giáo kể, sau tai nạn tạo dịp anh gần gũi với những nỗi oan khiên và sự cơ cực của đồng bào, những cơn trầm uất ‘’văn nghệ’’ bớt hẳn, rồi biến mất. Anh bảo, Kiều à, hóa ra  giấc mơ làm nhà văn của ḿnh hăo huyền không thua ǵ chuyện với tay bắt mây trời trong khi gió táp tứ bề vào những cuộc đời khốn khổ xung quanh. Anh nghiệm ra cái ta bé nhỏ, ích kỷ, u mê trong một tập hợp những chúng tôi  lẻ loi cô đơn. Chính điều đó khiến chúng ta bất lực. Kiều đáp, anh lại rao giảng và rút dao chém gió rồi. Em thực tế, kiếm cách làm sao giảm được chi phí ăn uống cho bà con là em zui. Bây giờ bị ŕnh, không làm được, chắc em về Sài G̣n thôi.

Nghe đến đây, bỗng Anh-giáo hốt hoảng. Anh hỏi về làm ǵ, câu hỏi thật thừa thăi và vô duyên. Kiều bĩu môi hỏi lại, thế ở đây th́ làm ǵ?  Ṿ đầu, Anh-giáo ấp úng, nói:  ‘’ Anh mong em ở lại’’.  Kiều nâng tách cà phê lên môi, ḷng có chút bồi hồi.

-         Công việc của em ở Sài G̣n thế nào? Anh-giáo hỏi.

Th́nh ĺnh Kiều bụm mặt, không đáp, nước mắt ứa ra qua kẽ những ngón tay run bần bật.

Mấy ngày sau, Kiều tránh không gặp Anh-giáo. Ngẫm lại, ở Hà Nội là thời gian Kiều thanh thản, mất hẳn cái cảm giác lúc nào người cũng nhớp nhơ như thời sống trong Sài G̣n. Nàng ít khi cảm thấy đời đen bạc mặc dầu hàng ngày đối mặt với những cảnh đời oan khiên mất nhà mất cửa. Bước qua cửa hàng cà-phê, nàng biết Anh-giáo ngồi trong góc, nhưng đi thật nhanh. Có lẽ anh ta đang gơ c̣m-piu-tơ viết đơn kiện tụng. Tội nghiệp cho những con kiến đi kiện củ khoai, kiện đi kiện lại kiện hoài toi công.

Một trưa, Anh-giáo thấy bóng Kiều vội chạy ra. Anh ríu rít:

-         Kiều ơi, vào cho xem cái này...

Anh hớn hở, mở màn h́nh c̣m-piu-tơ, nói nhỏ:

-         Đây là cái Blốc anh mở tuần trước. Thế mà đă có hơn 20 ngàn lượt xem đấy. Ních-nêm của anh là Anh-giáo, bảnh không?

Kiều tự dưng cảm động trước cái nỗi vui rất trẻ thơ của người đối diện, cầm chuột lướt mạng, buột miệng phê:

-         Thiếu h́nh ảnh, toàn chữ không hà, thời này có mấy ai chịu đọc...

-         Anh biết - Ch́a cho Kiều cái điện thoại di động nhỏ bằng nửa bàn tay, Anh-giáo th́ thào - Cái này chụp h́nh được, rơ nét, đưa lên blốc là tuyệt vời đấy. Cứ một cái h́nh là bằng 10,000 chữ. Anh viết chữ, em chụp h́nh nhé...

Kiều cười nhẹ. Anh-giáo khẩn khoản:

-         Đừng vào Sài G̣n ngay, ở lại ít hôm cộng tác với Blốc nghe...Chuyện công ích mà...

Nghe Anh-giáo nói, Kiều tự nhủ, đây là một lời tỏ t́nh, gần như vô tư kiểu Hà Nội, và phải nói là thật tội nghiệp. Kiều nhận lời, anh cám ơn, hai chữ cám ơn anh chưa hề nói ngay cả với những người thân sinh ra anh.

Anh-giáo nay thuê một căn pḥng gần vườn hoa có khiếu kiện đông người, sáng sáng ra cà-phê, viết  đơn, viết Blốc. Nay, số người giao thiệp với anh qua Blốc khá đông. Anh hân hoan, nói nhỏ vào tai Kiều, nay anh không c̣n là người cô độc. Bị theo dơi, nhưng anh không ‘’được’’ truy bức như những kẻ có ‘’vấn đề’’, có lẽ v́ anh được xếp vào loại ‘’hoàng tử’’  thuộc tầng lớp cao trong thế quyền.  Trong tầng lớp ‘’ kế thừa ’’ nàyanh chưa phải loại ‘’thái tử’’, thường là con cái các vị cao cấp nhất trong Trung Ương từ dăm ba kỳ Đại Hội.

Một tối, Kiều đến pḥng anh. Trai gái gần nhau nơi thanh vắng, lại có ông trăng thập tḥ nơi cửa sổ, th́ theo ca dao miền Nam, người  dưng khác họ / chẳng nọ thời kia... Anh-giáo không phải là thánh, và nghĩ cho cùng, thế là may. Khi anh đ̣i, Kiều đẩy anh ra, kể lời nàng Thúy lúc gặp Kim Trọng giở tṛ ba lơn:

-         Chữ trinh c̣n một  chút này

Chẳng ǵn cho vững lại rày cho tan.

Anh-giáo tân học nên không hiểu ngay.

Kiều kể chuyện đời ḿnh, từ khi bị hăm hiếp đến ngày bỏ nhà đi lên Sài G̣n, thành gái gọi hạng siêu.   Xưa nay chăn gấm lụa là, Anh-giáo nay ôm mặt khóc hu hu. Kinh qua thứ bản năng nàng chợt cảm thấy như một lăng quên khó tha thứ, Kiều an ủi Anh-giáo, giọng mẹ an ủi con thơ:

-         Nín đi, nín đi nào...

Anh-giáo nghẹn ngào xin lỗi, hai chữ anh cũng chưa bao giờ nói với những người đẻ ra anh.

         - Thôi....Nín đi chứ! Kiều th́ thào.

*

Khi xe vào nội thành, bà mẹ Thiện nh́n quanh, nói với lên băng trước:

-         Cháu về đâu để bác bảo lái xe nó đưa?

Kiều ngẫm nghĩ, biết không nên để ai rơ nơi ăn chốn ở của ḿnh. Nh́n ra sau, khẽ đáp, giọng có chút bùi ngùi:

-         Bác cho cháu xuống chỗ chợ Hàng Da!

Anh-giáo mở mắt, hạ kính xe, nh́n ra ngoài. Hà Nội vào thu, những chiếc lá bàng bay lượn xào xạc, nhưng trời không nắng, mây ảm đạm chụp lên khiến thành phố như bị đè xuống. Khi xe đến góc Hàng Khay và Tràng Tiền, tiếng tu huưt vang lên, anh tài thắng gấp. Nh́n ra, Cảnh sát Giao thông áo vàng rầm rập, dân pḥng áo xanh lơ vác gậy xô ra, dân chúng tụ tập trên lề đường đứng xem, mắt nh́n, miệng b́nh phẩm.  Một chiếc Lexus đen bóng bị chặn v́ lấn lề đụng người đi Honda, nạn nhân nằm chèo queo đợi xe cứu thương, máu lai láng trên mặt lộ. Vị ngồi băng sau mặt mũi phương phi không xuống, chỉ vẫy tay ra dấu. Cảnh sát xáp lại, vị đó nói đủ to để mọi người cùng nghe: ‘’ Tôi đi họp, không thể chờ các đồng chí  lề mề công tác được! Để xe công vụ này đi, các đồng chí làm biên bản sau!’’. Nói dứt lời, ông ta hạ kính xe, khinh khỉnh giục tài xế, đầu cát két, y phục trắng tươm, rơ là xe không phải xe người thường. Cảnh sát ch́a một  mảnh giấy, ông phẩy tay, và anh tài nhanh nhẩu đỡ lấy kư, hạ một  câu Đ...mẹ rất ngọt.

Hà Nội ta xưa đánh Mỹ giỏi, nay dậy kiêu binh vào nền vào nếp khá nhanh, nói ít hiểu nhiều, linh  động tuyệt vời. Bà mẹ Thiện giục: ‘’ Thôi, cứ theo xe công vụ mà đi, vô tư!’’. Xe lăn bánh theo một chiếc có c̣i hụ, rất oai, rất nghiêm, và chẳng chạy theo luật giao thông nào cả.

Anh-giáo thở dài.

Nh́n Kiều, anh không nói ǵ, chỉ mỉm cười ngượng ngùng. Lát sau, anh dặng hắng, nói trống không:

-         Nhất nhật tại tù, khi ra th́  thiên thu tại ngoại, nhưng sao rồi ngoài này cũng vẫn là nhà tù, chẳng  khác ǵ!

Bà mẹ x́ một tiếng, lẩm bẩm nhưng đủ để mọi người  nghe: ‘’ Dở hơi...Cứ như bị ma làm! ‘’.

Khi xe ngừng cho Kiều xuống th́ Anh-giáo nhẩy theo. Nh́n vẻ thất vọng nhăn nhúm trên khuôn mặt bà mẹ Thiện, Kiều chạnh ḷng, nói nhỏ:

-         Thôi, anh về nhà đi, c̣n lấy lại cái láp-tốp chứ!

Anh giáo vịn cửa xe, nói nhanh:

-         Ừ, nhưng nhớ tối ra cà-phê nhé, chỗ cũ...

 


(xem tiếp kỳ 3)