Bo baF

 

Bộ Ba

( Hài kư về một vấn nạn)

Bất b́nh tắc minh

Hàn Dũ

Chỉ khi lưu lạc đến Arkansas, tui mới được bộ đôi kia cho nhập cuộc. Học chung với nhau từ lớp đệ thất, bộ đôi  Xe-Pháo đă bắt duyên từ năm thi Trung học đệ nhất cấp, tức là lớp 9 bây giờ. Một chàng đi Mobylette, chàng kia Velosolex, họ thuộc giai cấp quí phái di cư từ Bắc zô. C̣n tui, từ Cần Giờ lên học tại trường Hồ Ngọc Cẩn ở Gia Định, có cái xe đạp mỗi tuần phải vá lốp một lần, tui tất là kẻ ngoại đạo. T́nh thế khác hẳn trong buổi đổi đời, khi tụi tui gập nhau trên đất khách. T́nh cờ nh́n thấy Xe trên đường phố lạ, tui reo ầm ầm. Xe biểu Pháo cũng ở gần đây. Số người ḿnh thời đó c̣n thiệt là ít ỏi ở bển, tất nhiên tui thành Mă.

Thưa quí vị, đó là giai đoạn tiền khởi nghĩa  (gọi là cách mạng, nếu thành công ở chỗ đoạt được quyền lực) của bộ ba tụi tui. Và ‘‘chúng’’ liền t́m đường cứu nước, phục quốc, liên minh này nọ: Xe-Pháo-Mă hễ ngồi với nhau là thế nào cũng nhắc đến hàm răng vàng ông Tổng Kiêm, mái tóc tém tẩm dầu của thày Thiên Phụng, đến những tà áo trắng đám nữ sinh Lê văn Duyệt ở Lăng Ông, những mối t́nh dang dở ...sau khi quất 1 két Bud và nghiên cứu ư đồ phản bội của bọn Nhà Trắng, sự hảo tâm của CIA, rồi phân loại đám ‘’bồ câu’’ không sài được với bọn ‘’ lừng chừng con chim sẻ’’, và dành riêng một cột cho loài ‘’ diều hâu ‘’ ở lầu Năm Góc. Pháo nổ : ‘’ Quyền lực nằm đầu ṇng súng ‘’ mặc dầu xưa được động viên tại chỗ v́ gia cảnh. Xe gục gặc đưa đẩy: ‘’ ...cậu nói đúng. Nhưng vẫn luôn luôn cần một mặt trận chính trị dựa trên toàn dân làm hậu thuẫn.’’ Mă tui nghe, thót bụng lại, nhớ cái giọng Thái B́nh chói tai của tên quản giáo trại cải tạo X ở miệt B́nh Long. Hắn cũng hét ‘’bạo lực cách mạng’’ và ê a thành kính tụng hai chữ ‘’nhân dân’’ mỗi khi sài xể tụi ngụy này, làm eo bắt lỗi, và xuống gam La thứ, khuyên anh em nên thành những con người mới có quyền làm chủ tập thể, nghĩa là mỗi người cho mọi người. Ngụy tụi tui nháy nhau, riễu dở làm hiệu nhắc, mọi người cho một (vài) người, nhớ nghen. Thiệt thà, tui hỏi Xe, chắc Xe người Thái B́nh. Xe hỏi lại, Thái B́nh th́ sao? Nghe giọng biết hả? Tui cảm thấy nhợn, cười cười, có sao đâu ! Rồi tui bỏ cục nước đá vô ly, rót rượu cho ảnh. Bộ ba tụi tui lại vui vẻ tiếp tục cưa nốt chai Camus VSOP 750 cl, hào hứng hướng về chiến khu, trang bị tinh thần đợi đồ nhậu bà xă sắp mang lên cho chiến sĩ.

Bộ ba rủ nhau về Cali lập nghiệp. Xe nghiêm trang : ‘’... ở đó ḿnh gần quần chúng hơn’’ và quyết định giùm đồng chí một cách rất dân chủ. Và cứ thế, năm năm, rồi mười năm trôi qua. Rồi hai mươi năm. Xe đi tiên phong, mới có cháu nội. Pháo kèm Xe, sẵn sàng ở vị trí pháo đầu, đă có cháu ngoại. Mă tui số lận đận, vợ muộn, nhưng cứ ba năm đôi nên cũng đạt thắng lợi đẻ ra ba con tốt, hai nam một nữ. Chúng sắp vào Đại Học, ú ớ tiếng mẹ đẻ, nói rặc tiếng Mỹ, mặt mũi cứ nghếch lên, bộ dạng ngông nghênh chướng mắt, chẳng c̣n biết ông bà cha mẹ là ai.

*

Xe nh́n, rồi khinh khỉnh : ‘’ Đấy ! Cứ nh́n bọn tốt kia th́ biết. Vấn đề chính diện của chúng ta bây giờ là văn hóa. Và văn hóa, ở một góc độ có tính lịch sử, hợp thành một với văn tự. Phải viết - Xe nh́n như định thôi miên - ta phải viết...’’. Pháo trầm ngâm, sắc diện vừa nghiêm vừa buồn, nổ lẹt đẹt : ‘’... đúng lắm ! Viết để giữ ǵn truyền thống, phục hồi bản sắc dân tộc, thắng cái văn minh vật chất ngay trên đất Mỹ...’’. Ngại Pháo hứng quá đà, Xe đi nước cản, nhỏ nhẹ : ‘’ Cái hay ta giữ, cái dở, ta bỏ. Vả lại, sinh lực tiềm ẩn của một nền văn hóa là khả năng tiếp nhận và ḥa đồng, nói gọn- đó là khả năng hiện đại hóa. Chúng ta đă già rồi...’’. Tui ngắt lời, căi ‘’ .... sắp thôi, sắp già thôi ! ‘’. Xe trợn mắt. Pháo định sừng sộ. Tui sợ, bèn bẽn lẽn, nói chưa có cháu nội cháu ngoại nên tự hạ ḿnh xuống hạng sắp già, để hai ông anh cái chiếu trên. Xe, Pháo đều an ḷng, phán : ‘’ ...nên đứng đắn, chớ bông đùa. Từ nay xưng hô cho nó là Tướng- Sĩ -Tượng ‘’. Và từ đó, tất cả những ǵ có tính manh động, tụi tui nhường hết cho bọn loi choi Xe Pháo Mă, mặc chúng phản đối việc Mỹ b́nh thường hóa quan hệ với cái bùi nhùi gọi là XHCN áp chế của Bắc Việt, mặc chúng xuống đường kêu gọi đồng bào chớ du lịch về thăm cha mẹ già nua bệnh hoạn, hoặc chớ mua tôm Hậu Giang, mắm Đồng Tháp...vô t́nh tiếp tay cho bọn Việt Cộng đang dày xéo ( và t́m công ăn việc làm để bóc lột) dân ta. Tướng khẩn trương : ‘’ ...tiếng Việt c̣n, người Việt c̣n. Người Việt c̣n, truyện Kiều c̣n.  Truyện Kiều c̣n, Nguyễn Du c̣n. Vậy muốn c̣n, ta phải viết...’’. Sĩ vỗ tay ‘’...và viết cho sáng tạo.’’. Tướng lấy đà chiêu một ngụm Bud (gan già hết chịu nổi Camus rồi), nh́n ra chân trời hun hút xa, nói nho nhỏ nhưng thừa để mọi người cùng nghe: ‘’ ...sáng tạo sẽ vinh danh một khi ma sát với lư luận phê b́nh. Nhưng điều này đ̣i hỏi kiến thức và trí tuệ ‘’. Chết cha ! C̣n tui, con Tượng mộc mạc hồn nhiên, xưa đi học th́ văn dốt, ngoại ngữ tồi, và nay th́ làm nghề thợ tiện. Tui phải làm ǵ đây trong cái mặt trận văn hóa chông gai này ?. Cả Tướng lẫn Sĩ đều thở dài khi nghe tui hỏi.  ‘’ Thôi, ông là bạn đọc vậy ! ‘’. Nói xong , Tướng sai tui đi ra nhà sách Văn Khoa mua 2 cuốn Từ Điển, một Anh Việt - Việt Anh của ông Nguyễn văn Khôn, một Pháp Việt -Việt Pháp của ông Đào Đăng Vĩ.

Thưa quí vị, từ ngày Tướng và Sĩ lên ông, tui cũng đi ké lên theo. Và nay, tui có thêm chức năng bạn đọc. Dĩ nhiên, bạn ra bạn, thù ra thù. Với Tướng và Sĩ, rất rơ. Là Bạn, nghĩa là biết chiều nhau. Chiều, phải yêu. Yêu, tất khâm phục. Phục th́ phải tấm tắc khen, để tạo cảm hứng cho những người đang đổ mồ hôi sáng tạo phục vụ cuộc đời ‘’ thường’’ này.

*

Tướng lao vào công việc với tầm vóc một nhà lănh đạo,  lúc nào cũng âu lo cho tiền đồ, hay thở dài. Sau khi đă có hai cuốn từ điển, Tướng rất chịu khó mua sách ngoại ngữ, bày trên kệ chềnh ềnh trong sa lông, những cuốn như Le bruissement de la langue của Rolland Barthes, Probleme des Realismus của Georg Lukacs, Formal Logic and Trancendental Logic của Husserl, vv...Sĩ khác. Sĩ nh́n sách vở với dáng thờ ơ và có chút khinh bỉ, mắt luôn mơ màng về những chân trời tít tắp. Khi Tướng hỏi : ‘’ Chọn văn hay thơ ‘’ th́ Sĩ khủng khẳng ‘’ cả hai ‘’. Tướng nh́n thật lâu vào mắt Sĩ, cố giữ giọng nhỏ nhẹ : ‘’ ... contradiction dans les termes (mâu thuẫn trong câu chữ)...Chọn cả hai không phải là chọn. Chọn, là phải gạt ra để giữ lại...’’. Sĩ cười khẩy, cắt ngang : ‘’ Đó là tính chất của những kẻ không tham vọng và không đam mê. Với cả văn lẫn thơ, sáng tạo vốn là động cơ tiên khởi, và là bản thể của nghệ thuật...’’Tui nghĩ bụng ‘’ kinh thiệt ‘’ nhưng chẳng hiểu ráo trọi ǵ th́ nghe Tướng phán ‘’ Ông phải chuyên sâu, ít ra là ở giai đoạn đầu, cho người ta biết đến tên  ḿnh cái đă ‘’. Sĩ vẻ không hài ḷng, nhưng chưa kịp nói th́ tui chen vô, làm dịu bầu không khí đầy tư duy phức tạp, bằng cách  hồn nhiên hỏi : ‘’  c̣n tui, hai ông biểu tui phải làm ǵ với chức năng bạn đọc ? ‘’. Cả hai cùng một lúc ngẩng mắt nh́n ṿm cây xanh trên cao, giọng khinh bạc, ‘’ ...Bạn đọc th́ phải đọc chứ c̣n ǵ nữa !  ‘’.

Thưa quí vị, phải đọc tuy không hẳn là nhục h́nh nhưng không phải là không vất vả. Vất vả là v́ bắt buộc phải lao động  giải mă. Lấy 1 thí dụ cho nó thiết thực. Tướng có bữa đưa tui 1 chồng giấy đặc chữ, bảo mang về đọc rồi cuối tuần đến cho biết ư. Tui nhón nhén cầm, đuổi vợ con ra ngoài sân, súc miệng, đốt trầm hương, rồi cẩn trọng mở ra :

’’Bản ngă (being) phải nằm trong tổng thể (ontic) tức có nghĩa bản ngă phi lịch sử v́ tự thân là nguyên lư tiên thiên, uyên nguyên có mặt trước những ǵ có sử. Ví dụ, bản ngă mỹ thuật có trước lịch sử mỹ thuật, bản ngă thi ca có trước lịch sử thi ca ( tui găi đầu tự hỏi, thế là bản ngă tui có trước khi tui ra đời). Đồng thời, những bản ngă này liên tục trải dài ra vô hạn ( vậy mà thằng cha Tần Thủy Hoàng nào đó dại dột đi t́m thuốc tràng sinh). Levinas (ông nội nào đây ?) cho rằng đạo đức nằm trong tổng thể cho nên đạo đức không có nhân loại tính (humanism) (tui găi tai, chết cha...Sao đang cái này lại xọ qua cái kia tỉnh bơ  zậy).  Nếu thế tư tưởng về đạo đức của Levinas có thể trùng với tư tưởng của Lăo Tử, khi Lăo Tử nói ‘’ Trời đất coi người như chó rơm ‘’. Và đôi khi chúng ta cũng cất tiếng than ‘’Tạo Hóa vô t́nh’’ ( cái này th́ tui rơ, mụ vợ mua xổ số không trúng cũng than cách ấy)...’’.

Quên thưa cùng quí vị là trong đoạn văn vừa trích những chữ  nghiêng  trong ngoặc là của tui, c̣n chữ thẳng là của tác giả. Sau tui có hỏi làm ǵ mà mở rồi đóng ngoặc quá xá vậy th́ một cây bút có tiếng ở quận Cam giải thích rằng đó là thuật lạm ngữ,  nói nôm na là thừa chữ (nhất quyết chỉ thừa chữ Hán Việt, Anh, Pháp, Đức, Latinh, Hy Lạp...tóm lại là các loại ngoại ngữ mà dân quê ta không biết). Tui thắc mắc, để chi zậy? ‘’Th́ cho nó sang trọng lên chớ ‘’ù.  ‘’Mà sao khó hiểu quá hà ?’’. Cây bút nh́n tui, thương hại: ‘’... đi mua mấy cuốn từ điển, xong ngay. Nhưng trong văn chương, hỡi anh bạn đọc, c̣n nhiều thuật khác. Chẳng hạn như  thuật ẩn dụ. Thuật này là thuật nghĩ một đằng viết một nẻo, và chắc chắn bạn đọc, chủ động và sáng tạo, lại hiểu theo một hướng khác’’. Tui lắc đầu, xin được phép thẩm thấu từ từ, sợ bị tẩu hỏa nhập ma, kiếu và hẹn sẽ đến thọ giáo sau khi thêm được chút ít  công lực.

Trở lại việc đọc bản thảo của Tướng, sau khi vững bụng như có nói, tui tiếp tục :

‘’...Nói và viết đều là những biểu thị (signifier) cho con người. Derrida ( lại một ông nội khác)  khai triển nhận xét của Levinas như sau: ‘’ trong ngôn ngữ sáng tạo, nhà văn chính là ngôn ngữ (in-self). Cái gọi chính là ngôn ngữ này chẳng qua là cái ngă (ego) của nhà văn. Cái ngă trong văn chương( tui lại găi đầu, chắc ít nhất có 2, thậm chí 3 cái ngă, trong văn chương, trên giường ngủ, và biết đâu chẳng có 1 cái trong toilet ( rest room, pḥng tắm, nhà vệ sinh) ) của nhà văn vươn tới một bản thể (being) ( hồi năy Tướng gọi là bản ngă ?) chỉ v́ yếu tính sáng tạo của văn chương (for-itself) ( tui dở Từ điển bỏ túi, in-itself tiếng Pháp là en- soi, for-itself là pour-soi, chua vào cho thêm sang). Vươn lên một bản thể tức là vươn lên một cái ǵ khác (other) ( chữ này tui hiểu liền, chua thêm autre là tiếng Pháp mà không tra từ điển , nhưng vẫn tự hỏi có ǵ mà phải đóng với mở ngoặc. Tui muốn cho chắc, t́m thêm cuốn Từ điển Hán Việt của Thiều Trửu, ṃ ra vơ được từ dị biệt, nghe cũng hay hay ) .

Hiểu được chính xác chữ other, tui hăm hở, không nề nguy nan, đọc tiếp :

‘’...Nếu Nguyễn Du không có ư chí sáng tạo th́ chúng ta sẽ không có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm của Nguyễn Du. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Du đưa cái ngă của Nguyễn Du đến một bản thể khác. ‘’ (Chết thật, cụ có Truyện Kiều và 249 bài thơ chữ Hán, không kể nghi vấn cụ cũng là tác giả của Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh. Như thế là ít ra cụ cũng phỗng tới 250 bản thể).

 

Tuần sau đó, tui hân hoan đến nhà Tướng, mong đóng góp tích cực chút ǵ, nhỏ nhẹ : ‘’ Ông à ! Khi đọc  tui thấy bản ngă lúc th́ là being, khi lại hóa ra ego, rồi sau lại thành bản thể ( being). Thiệt là khó ! Có thể nó khác (other) mà cũng có thể, v́ yếu tính (for-itself) nó chính là (in-itself) Một, như Đạo ( the way, la voie, do) trong Lăo học chăng ? ‘’. Thiệt t́nh, tui nói chữ cho oai, nhưng chỉ nhằm mục đích lưu ư người viết. Tướng trừng mắt, giằng lấy bản thảo (sau này được một tạp chí rất đàng hoàng in ra đầu tập, số Mùa Đông 1988), giơng dạc : ‘’ Bạn đọc đừng kiểm duyệt những từ ngữ bị coi như táo bạo. Kiểm duyệt là che đi cái gọi là tục.’’. Tui ngạc nhiên không thấy lời Tướng ăn nhập ǵ với bản thảo, thanh với tục ở đâu mà ra, và khi nói tui không hề có giọng điệu ư đồ kiểm tra kiểm duyệt ǵ, nên ngớ ngẩn nh́n th́ Tướng ghé vào tai, th́ thầm : ‘’ Tôi đă gửi bài đến địa chỉ nhà riêng của triết gia Jacques Derrida bên Pháp để xin ông phê b́nh khảo luận này, bởi nó có liên quan đến lư thuyết Deconstruction ( Phê b́nh cơ cấu, ủa phá cơ cấu chớ ? ) của ông. Derrida nhận xét rằng chuyên luận của tôi là một công tŕnh cụ thể và công phu (đââưyy...). Bản Việt ngữ chỉ tóm tắt vài ư niệm chính và bỏ qua phần chuyên môn (đââưyy...)’’. Tui đánh bạo : ‘’ Đếm ra, cụ Nguyễn Du có chác chắn là 250 bản thể, cũng gọi là bản ngă...’’. Tướng quay ngoắt đi, nói nhỏ nhưng cố t́nh cho tui nghe lọt  ‘’...Mẹ nó, thật là láo !’’, rồi lạnh lùng đứng lên. Tui hiểu là tui nên cám ơn và kiếu từ. Ra về, tui nói như van vỉ ‘’...Đừng giận tui nghen ! ‘’.

*

Đi thẳng đến nhà Sĩ, ḷng tui  nặng ch́nh chịch, oán bản văn oái oăm kia th́ ít, trách ḿnh ngu dốt th́ nhiều. Tui nói liền ; ‘’ Ông à ! Ông có đọc bài Ngôn ngữ và Bản thể  của Tướng chưa ? ‘’. Sĩ lửng lơ ‘’ Có ǵ mà đọc ! ‘’. Tui ngạc nhiên ‘’ Có hiểu ǵ giảng cho tui nghen !’’. Khui 1 chai bia, Sĩ đưa tui, giọng lạnh lùng ‘’ Hiểu ? Ich chi ! ‘’ rồi chậm răi ‘’ ... có chăng chỉ Thượng Đế mới hiểu thế nào là sáng tạo mà thôi !’’. Gắp miếng ḷng heo, Sĩ chấm vào bát mắm tôm có bỏ chanh ớt, miệng hít hà v́ cay, nói tiếp ‘’...Thượng Đế và may ra thêm được nhà thơ, thế thôi ! ‘’. Tôi ṭ ṃ ‘’ ...thế c̣n nhà phê b́nh ? ‘’. Sĩ cười mỉm ‘’...họ đi theo nhặt chữ nghĩa từ sự sáng tạo, rồi tán hươu tán vượn, khéo dẫn bạn đọc quay cuồng u mê lên đồng với thứ trống phách lặp đi lặp lại để hớp hồn. Như vậy, họ sẽ cướp lấy chức năng phong thần, tự cho ḿnh cái thẩm quyền có khuôn vàng thước ngọc, rồi cứ thế chia phần cho văn nghệ sĩ, xếp lớp lang, chia chiếu trên chiếu dưới. Nhưng thôi, ta nói chuyện sáng tạo, đó mới là chuyện huyết mạch của một nền văn hóa ‘’. Tui vâng dạ, gắp một miếng ḷng, cũng chấm mắm, nhai nhằm một trái ớt hiểm cay lè lưỡi. Sĩ ê a ‘’ ...một năm nay, tôi chuyên sâu về thơ hiện đại ‘’, tay kéo từ hộc tủ một xấp có lẽ đến cả ngàn tờ giấy chi chít chữ. Tui phát hoảng, nghe hết tất chết, liền hít hà ‘’ xin nhà thơ chọn  dăm bài đắc ư cho nghe !’’. Sĩ  ầm ừ ‘’ Được, nhưng thể loại nào. Nói ngay nhé. Tôi chống thơ có vần, thơ lục bát, và nhất  là mọi sự sáo ṃn’’. Tui reo ‘’ Tuyệt vời, thơ nhất định không sáo ṃn’’. Sĩ say sưa ‘’ ...Thơ phải hiện đại,  rồi sau là hậu hiện đại. Cứ dẵm lên đầu những nhà thơ già mà đi ‘’. Tui e mấy vị đó chịu không thấu cả ngàn nhà thơ hiện đại, liền châm chước ‘’ khỏi dẵm, cái ǵ tiền hiện đại là quá khứ, ta cứ quên cha nó đi’’.  Sĩ tiếp ‘’...Phải. Có thế ta mới đi thật xa, không bờ bến.’’. Tui nói theo cho vui ‘’ tuyệt vời. Không cần biết về đâu, đến đâu ! ‘’.  Sĩ như lên cơn sốt, la lớn : ‘’ ...đúng thay. Và kiêu sa thay sự tự do tuyệt đối của nhà thơ. Không cần về đâu, đi đâu, đến đâu. Bạn đọc. Bạn đang trở thành một nhà thơ. Hăy để tiềm thức đẩy bạn về phía trước để bạn bước vào tương lai và đặt chân đến cơi vô ngôn‘’.  Tui kinh hoảng, không lẽ đang khơi khơi nói rồi v́ thơ mà hóa ra câm, tính phản đối th́ Sĩ ha hả cười ‘’...đi đến vô ngôn là sứ mạng cao nhất của thi ca đích thực. Tôi chưa đạt đến đó, nhưng có khả năng mở đường  cho bạn. Vậy bạn muốn nghe thể loại ǵ. Phải thú thật, tôi nay chuyên sâu về thơ ‘’tục ’’ và trường phái ‘’ trúc trắc’’, có thể hầu tiếp bạn đọc cả đêm nay’’. Tui nào có cái tham vọng đó, đang ngập ngừng, bỗng Sĩ nổi nóng, chửi ĐM một chặp rồi quát, nghe đây:

 

“ Thân là / du tử / ủ ê

Quên ḿnh / viết / lách /

kéo lê/ ngày tàn

Không quen rượu / lại uống càn

Viết trên / gạch dưới /  ngổn ngang /

một đời.

Bạn đọc thấy đó là thể thơ ǵ ? ’’

Tui thưa, đó là thể lục bát. Sĩ thốt lên, à, khá đấy. Tui hỏi sao Sĩ cứ hự lên. Sĩ nhún vai, bảo cứ hự một lần là gạch chéo một lần, và dậy: “ ... kiểu này là giả hiện đại, không phải hàng xịn ’’ rồi lại ĐM tùm lum.  Sĩ nói trống không “ Có muốn biết thơ hiện đại ra sao không ? ’’. Tui chưa kịp nói chi th́ Sĩ đă ưỡn ngực, hừm hừm lấy giọng, rồi đọc to:

Mèo mả

kêu meo meo

Co chân nhảy ḷ c̣ quanh hàng rào

thép gai

Gà đồng gáy sáng

B́nh minh mặt trời đen

Không tương lai

dưới nầm mồ nở loài hoa dại .

Nghe cách diễn tả của Sĩ, tui thinh thích nhưng thú thiệt tui cũng chẳng hiểu hơn ǵ cái bài ngôn ngữ và bản thể có ông Derrida nào đó. Sĩ cười thỏa măn, hỏi thấy thế nào, có lâng lâng một niềm cô đơn tuyệt vọng không, có thấy cách luyến láy của âm M trong 2 câu đầu đặc sắc không. Tui gật gật, hỏi đó hẳn phải là thơ trúc trắc. Sĩ giảng, hiện đại tất trúc trắc v́ cứ nh́n quanh th́ thấy, có cái ǵ không trúc trắc đâu. Sĩ cao giọng, dân ta hiện đại đă từ lâu, bằng chứng là bài Con cóc trong hang . Con cóc nhảy ra... Bài thơ đó tuyệt vời theo 1 số nhà phê b́nh tên tuổi, và cấu trúc th́ ở mức trúc trắc hậu hiện đại. Rồi Sĩ buồn bă kết “...trúc trắc hệt như cuộc đời vậy ! ’’.

Tui ṭ ṃ, lại hỏi, thế thơ tục thế nào ? A, có gu nhỉ, Sĩ reo, tay đưa lên trời. Vừa lúc đó, bà xă Sĩ về. Sĩ xua tay, âu yếm nói, để anh làm việc. Chị nguưt một cái, lẳng lặng ra. Sĩ thở dài, lẩm bẩm “ rơ là thân phận đàn bà ’’ rồi quay sang tui, vui vẻ, lấy giọng :

Há hoác lỗ đêm

hung hăng húc hắc hục hặc

đen thùi lùi

Với tay rứt ra từ trống không

bốn cái lông

nhịp Linda

dùi trống đâm vào

lao xao thiên hạ

Tôi thú rằng tôi ưa của lạ

như vợ người ta

như Maria

như Eva

Và nói lái đáo vèo má hồng phận mỏng...

Đến đoạn này, tui dơ tay kêu “...cho ḿnh một phút’’. Tay chỉ ra sau, Sĩ bảo “ Trong kia, mé phải ‘’.

Phải nói là sau khi làm xong những thủ tục tự nhiên và trần tục vô cùng, tui mất tới 15 phút để định thần . Tui nghĩ thầm, hiện đại thiệt là lạ. Nhớ lại, có một ông họa sĩ tài danh than là cứ treo tranh ngược người ta mới để ư. Lạ, v́ treo ngược chứ đâu v́ tranh. Treo ngược măi chắc rồi nhàm, lúc đó lại phải treo xuôi  để gây chú ư sao ? Hóa ra nghệ thuật  chỉ là xuôi rồi ngược, ngược rồi xuôi  à ?. Nghĩ th́ nghĩ, tui ngậm miệng một hồi rồi mới dám mở cửa bước ra. Đến pḥng khách, đă có dăm ba bạn thơ tới chơi với Sĩ.. Ôm lấy vai tui, Sĩ  giới thiệu “ Đây, một bạn đọc yêu thơ và có tŕnh độ thẩm thấu thơ hiện đại ’’. Hai nhà thơ nhẩy vội đến, một ch́a tay ra bắt, một quàng vai khiến tui nhờn nhợn nhớ lại bài thơ Sĩ mới đọc. Nhà thơ thứ ba, chững chạc hơn, chỉ vỗ cái vai tui c̣n trống, rồi nói “...quí lắm, bạn đọc bây giờ là quí lắm, bạn đọc cứ mỗi ngày một hiếm đi ! ‘’.

*

 Bộ ba tụi tui thỉnh thoảng cũng va chạm nhè nhẹ. Tướng và Sĩ ở trong cung nay khá ăn giơ, tung hứng liền lạc trong sứ mệnh làm văn hóa. C̣n Tượng tui, tui cố gắng hết mức trong chức năng bạn đọc, thường chỉ gặc gù cười v́ là thiểu số tuyệt đối. Thiệt t́nh, tui chậm chạp, nặng nề, lại kém ngoại ngữ cho nên ngày một mặc cảm. Nhắm mục đích trở thành một bạn đọc có tŕnh độ, tui gọi ba con tốt lên, biểu đứa nào muốn đi học văn chương th́ tui cho đi, nhưng chỉ hy sanh một trong ba đứa thôi. Con tốt nữ  giơ tay. Hai thằng đực chỉ nhăm nhăm học computer. Thôi được, con gái của ba, sau ráng chọn được tấm chồng có công ăn việc làm th́ nay có học văn cũng chẳng sao! Thế là tui cho nó vô UC Irvine, rồi nhờ nó tối tối chỉ lại cho ông già để ổng tăng nội lực văn học.

Vậy mà tui không tiến bộ được nhiêu, tui biết v́ vẫn chưa hiểu chi ráo trọi. Mỗi lần nhậu nhẹt với Tướng, Sĩ và quí thi văn hữu, tui ngồi yên lắng nghe, đợi ai đó cười là tui cười theo, đặng cũng chút ít góp lửa vào sứ mệnh sáng tạo và hiện đại hóa thơ văn của người ḿnh ở Hải Ngoại. Nay, cả Tướng lẫn Sĩ đều có tiếng trong quận Cam, xưng hô với mấy ông nhà văn đă nổi từ trước 75 là b́nh đẳng anh anh tôi  tôi, toa toa moa moa, chứ chẳng ấp úng như cái thuở ban đầu e ấp ấy. Gặp thời cơ, tui cũng oai lên : bạn của hai nhà văn hóa lớn chắc không thể nhỏ được. Vả lại, hơi đâu mà mặc cảm, tui biết họ từ thuở c̣n hàn vi kia mà !

 

Nhưng than ôi ! Có một chiều thu lá thu rơi... Thưa quí vị, không ai học được chữ ngờ. Câu chuyện xẩy ra cũng lỗi tại tui, xin để tui kể cho rành rọt. Số là trong các buổi văn đàm, có một số qui luật bất thành văn như không ai chê ai, nghi ngơ  ai. Kị nhứt là sửa lưng đồng đội khi nhậu nhẹt. Nhưng rượu vào, lời ra. Tui lại mau miệng và luôn luôn để tâm khi các bạn văn mở ngoặc ra rồi đóng ngoặc lại. Để tạo tính kiến thức, sự sang trọng và tư thế độc lập tư duy, thi văn hữu mở ngoặc bảo, ờ th́ thằng cha Barthes cũng nói thế này, con mẻ Duras cấu trúc kiểu nouveau roman thế kia, c̣n chú Kunderra trong cuốn L'art du roman th́ thế nọ vv...rồi hỉ hả đóng ngoặc, an tâm là tác phẩm của ḿnh (thường chỉ ở trạng thái c̣n ấp ủ) cũng vậy.   Nghe rồi nhập tâm, tui ngạc nhiên khi cũng vị văn hữu đó hai tuần sau nói ngược hẳn  lại, mặc dầu vẫn   mở ngoặc đóng ngoặc với những cái tên Tây như trước, có khác đi chút là lần này th́ thêm vào tên Rentenmer nào đó vô. Tui nhắc ảnh. Ảnh đang cười, bỗng dưng dằn cái chén lẩu xuống bàn nghe cái rầm. Không khí  đặc quánh lại. Chỉ c̣n tiếng húp canh x́ xụp và tiếng nhai xương rau ráu. Ảnh trừng hai con ngươi, gằn : “ Bộ muốn tui trước sau như một kiểu Việt Cộng hả ? ’’. Chết mẹ, tui than thầm. Nói yes là chết ba đời. C̣n lúng túng, tui đương tính xin lỗi, th́ Tướng cứu bồ, đỡ nhẹ : “...tư tưởng sáng tạo tất vận hành và tiến hóa. Bạn ngưng lại là chết, chết ngay. Vũ trụ động mà bạn tĩnh, bạn sẽ bị gạt ra khỏi quĩ đạo...’’. Ảnh vẫn chưa nguôi, vỗ bàn, khinh bỉ: “...biết chi mà nói. Có viết lách ǵ mà được nói ‘’. Tui nổi máu nóng lên, nh́n thấy ảnh nhỏ thó, lại dằn xuống, nhưng giận mất khôn, bất ngờ tui đá gị lái : “ tui không dám viết v́ tui chưa rành thơ là ǵ, văn là ǵ ? Dám hỏi ông anh, biết th́ giải đáp giùm. ‘’. Thi văn hữu sựng lại nh́n tui tṛng trọc. Không khí  đặc quánh lại. Không c̣n tiếng húp canh x́ xụp và tiếng nhai xương rau ráu. Chết cha rồi, tui ớn lạnh, nói cho qua: “... dạ dạ, thế nhà văn nhà thơ là ǵ ? ‘’.

 Thiệt t́nh, thưa quí vị, tui đâu muốn chơi khó. Chính tui hỏi con tốt nữ nhà tui, nó đi học đàng hoàng mà nó cũng ấm ớ chuyện thơ văn là ǵ. C̣n nhà văn nhà thơ là ǵ  th́ ư tui là cố mớm cho mấy ảnh nói cho lớn lối để rồi êm chuyện, nhưng sao mấy ảnh cứ nh́n tui hoài vầy nè ? Tui lắp bắp “ Dạ dạ, xin lỗi, câu hỏi thiệt là zô duyên, phải không à ! ‘’.

Đó là lần cuối cùng tui có hân hạnh ngồi chiếu dưới với quí văn thi hữu bạn bè của Tướng và Sĩ. Sau đó, bộ ba xé, Tượng bị lơ luôn và cho ra d́a trong cơi thơ văn. Mất tui, bạn đọc, th́ quí thi văn hữu trở thành bạn đọc với nhau, cho nhau, v́ nhau, và do nhau định (giống như nhà nước cộng ḥa), hề hấn chi ! Từ ấy trong tui mùa đông giá ( không bừng nắng hạ, chớ chụp mũ nghen), nhưng tui vẫn theo sát văn thi nghiệp của Tướng và Sĩ, v́ trong tâm tui, tui tự nhủ thà để người phụ ḿnh chớ ḿnh không phụ người. Hai người bạn tui trong bộ ba khi xưa nay thành công, trên  báo nào cũng có tên họ, từ báo biếu cho đến báo phải mua mới có. Phải nói, đó là phép lạ, v́ ở cái quận Cam này ai nấy lơ là văn hóa, đầu tắt mặt tối, job sáng job đêm, buôn buôn bán bán, ăn cơm phần rồi nghỉ mệt coi football, hoặc hô hố cười chuyện tục tĩu bú mớm  của ông Clinton với nàng Lewinsky.

Tui dần dà cũng mất dần cái chức năng bạn đọc cao quí ngày trước v́ cho đến nay tui vẫn khựng trước những dấu ngoặc đóng mở  theo thuật lạm ngữ với những bài lư luận văn học mặc dầu tui thông cảm sự hạn chế của tiếng Việt ( nhưng ngôn ngữ nào mà không có hạn chế ?). Tui vẫn chưa quen lối tán tỉnh phê b́nh và giọng phán quan sắp cỗ trên chiếc chiếu văn học, màu son xưa nay có chiều nhạt nḥa ảo vọng. Tui dẫu gồng nhưng khi đọc thơ vừa trúc trắc vừa tục kiểu bán một cho một, tui vẫn bị zội và không cương lên như khi tui và bà xă xem video loại XXX.

 

Khốn nạn thay cho tui, người có chức năng bạn đọc !

*

Vừa qua vấn nạn “ Sống và Viết ở Hải Ngoại ’’ được mang lên bàn giải phẫu cắt xén tỉa tói lại cho ra lẽ. Thiệt khó. Thi văn hữu tha hồ la ó, kêu gào, và mức độ có thể coi là khá thảm thiết. Bắt đầu bằng một cuộc lưu đầy chính trị, ta sẽ kết thúc bằng một cuộc lưu đầy văn hóa. Đồng ư. Nhưng điều này đâu chỉ đúng với thổ dân Giao Chỉ quận. Nh́n quanh, h́nh như là nó chẳng có ǵ sai lạ với toàn bộ những giống dân nghèo thế kỷ 20 này tha phương từ Nam cầu thực phía Bắc. El Norte, chỉ thằng nào may mới đi lọt.  Nhưng một khi ấm cật no cơm, là phải đối đầu với vấn nạn lưu đầy văn hóa. Ờ, th́ cũng tự nhiên mà thôi, có chi mà quí bạn la hoảng như gặp ma, gặp tà vậy ?

Thôi, cũng OK đi. Văn hóa đang băng hoại. Cả trong lẫn ngoài nước. OK. Ngôn ngữ hạn hẹp. Lịch sử oái oăm. Truyền thống mỏng mảnh. OK. Thiếu khả năng, tầm cỡ. Đúng. Khó hội nhập với văn chương thế giới (có lẽ v́ khôn vặt và hay bắt chước). Cũng OK. Quả người viết có nhiều vấn ( vấn đề hay tra vấn ?) và (tai) nạn thiệt !

Nhưng người viết có cân lại cho đúng trọng lượng của Tượng tui, ăn no vác nặng, và là bạn đọc đă bị Tướng - Sĩ cho de không ? Nẫy tui tự rủa là khốn nạn, nay xin tŕnh bày cho tỏ, khốn là nguy mất rồi và nạn th́ vẫn cứ là (tai) nạn. Tại sao ? V́ lẽ   lơm bơm tiếng Anh tiếng Pháp (hay tiếng nước sở tại nơi định cư nào đó) tui chỉ có thứ chữ ông bà ông vải để lại để mà phát triển trí tuệ và văn hóa. Thế mà tui bị đạp lăn cù khi mấp mé chiếu văn, chỉ v́ tui hỏi một câu dễ ợt, tui, một bạn đọc nhiệt t́nh đầy ḿnh, nhưng chưa có bản lănh văn học để thẩm thấu và kham chịu những dấu ngoặc, vần trúc trắc, thơ tục tự do, văn chương hậu hiện đại cóc cần ai hiểu, vv...Tui đấm ngực, gào : Tội cũng ở tui ( mea culpea, đấy tui cũng học làm sang được chớ ). V́ với quí văn thi nhân, tui mắc cái tội thờ ơ lơ là và không chịu mua mà chỉ lăm le đọc báo cọp. OK. Tội th́ chịu nhưng có phải nó chỉ ở tui không ?

Thưa với quí văn thi nhân và các nhà học giả lư luận phê b́nh, tui không hề muốn nói rằng phải chiều theo thị hiếu “tầm thường’’ của bạn đọc để xuống cấp đâu. Tui biết rằng bọn văn học phiệt chúng định những chỉ tiêu như mỗi cuốn tiểu thuyết phải có 20% chơi bạo máu me, 30% sexy thứ làm người ta mất lư trí, 30% psycho tâm thần chữa rồi khỏi, c̣n lại để 10% cho t́nh yêu lăng mạn, 5% cho cái Đẹp và 5% cho Thượng Đế. Có “đạt’’ như vậy, tiểu thuyết  mới in. Nếu không, ế, th́ đâu ra lợi nhuận. Đấy, nhưng nó đông, thị trường lớn, in vài chục ngàn đầu sách rồi ra cũng may có chục cuốn là tác phẩm văn học. Phần ta, ta có thế đựơc không ? Câu này không cần ai trả lời ! Nhưng một điều lạ là ta nhẩy đến cái thái cực đối nghịch : quí vị viết lách đâm ra thành bạn đọc với nhau trong cái tâm thế rất t́nh tứ Bá Nha -Tử  Kỳ, rất cục bộ trong thẩm định phê b́nh. Tập hợp nhau thành những đơn vị tự cung tự cầu,  không khí sinh hoạt văn hóa văn nghệ sớm muộn sẽ thiếu lành mạnh để rồi ngột ngạt lúc nào đó. Dĩ nhiên quí vị đứng đắn và có trách nhiệm luôn hỏi:Viết ǵ ? Tại sao viết ? Viết cho ai ? Viết làm sao ? Như vậy, bạn đọc  hẳn không bị hoàn toàn quên lăng. Nhưng nói thế chỉ như để tự an ủi !

Tui thầm th́ với một bạn đọc “ h́nh như ở Hải Ngoại tác phẩm sáng giá từ 10 năm qua có, nhưng ít. ‘’. Anh ta giơ tay, đáp, khoan khoan chàng chớ vội la. Hôm sau, anh mang cho tui 1 chồng báo Văn xuất bản ở Sài G̣n trước 75. Ảnh biểu, ông Mai Thảo có kể rằng thời đó báo nhận được nhiều bản thảo đến độ có kẻ liệng cả truyện Con Sâu của Dương Nghiễm Mậu vào thùng rác, may sao ổng lượm lại được. Tui bắt mừng, tự nhủ xưa nhiều chọn lựa, chắc Văn đă in nhiều tác phẩm sáng giá hết xẩy. Tui chăm chú đọc suốt một  week-end. Bà xă hỏi, tui thưa, cũng được, cũng hay hay. ‘’ So với thời nay th́ sao hả cưng ?’’. Tui găi tai, nhưng quả quyết: “ Có cái sáng giá , nhưng so với mấy tờ báo văn học ở đây th́ cũng xêm xêm, nửa cân chín lạng mà thôi....’’. Bả bồi : ‘’ Thế nào là sáng giá ? ‘’. Tui   nghĩ, nào xin mời quí vị, các nhà phê b́nh, hăy thẩm định một cách đứng đắn, với kiến thức không cần tṛ giải mă, và ngoài cái ṿng kim cô yêu ghét phe phái. Nếu quí vị tán tỉnh rồi yêu mà phán tốt th́ bạn đọc như tui xin được phép cười và ...bỏ qua. Tính nói, bà xă x́ một cái, rồi lia : ‘’ ...tui đọc hết nửa trang mà mắt sụp xuống rồi ngủ là dở. C̣n hay, tui mê tui đọc hết, đọc từ từ v́ sợ hết, lấy chi nữa mà đọc. Sáng giá là zậy đó.!’’. Thiệt là đờn bà, sao bản năng ( instinct , Tđ Nguyễn văn Khôn) quá hà ! Không bản thể (being) hay tổng thể ( ontic) ǵ cho vui nhà vui cửa.

 

Nếu như tui không sai lắm khi so sánh chất lượng văn chương hải ngoại bây giờ với thời Cộng Ḥa th́ hóa ra vấn nạn lớn nhất của người viết là không có người đọc ( điều này khá xưa). Chữ nghĩa thời này bị TV, Video, Internet.... cạnh tranh nên đang mất giá. Lại nữa, con em chúng ta nó mất gốc hết ( tại ai ?), hết biết tiếng Việt ( lại tại ai?) và có th́ cũng làm lơ, hỏi ngược lại là có ǵ mà phải đọc ( so với văn chương thế giới ?). C̣n các cụ, cứ từ từ lên đường, bỏ mặc con em với những vấn nạn mới trong những b́nh rượu cũ mèm ( Tạo hóa vô t́nh ?).

H́nh như, ở điều kiện khó khăn trên, chữ nghĩa cũng mất hồn. Cái c̣n lại, đôi khi chỉ có h́nh thức. Nó lổn nhổn trên chiếu văn khi quá chén uống vội. Nó thấp thoáng bóng bà cốt cô đồng trong những dấu ngoặc có tên tuổi ngoại quốc ốp vô. Nhưng công bằng mà thưa, trong mỗi số báo văn học đứng đắn, tui cũng thẩm thấu được đôi bài, nên tui thề không ca đi ca lại  bài ‘’... đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng ‘’.

Thưa quí vị, các nhà văn nhà thơ nhà phê b́nh lư luận đều có chân đứng trong cái vấn nạn Sống và Viết tại Hải Ngoại.  Tui, bạn đọc bị ra d́a, vẫn c̣n ngơ ngác. Nh́n lại, ba con tốt nhà tui đă qua sông trên bàn cờ tha phương cầu thực. Chúng không quay lại nh́n, nói ǵ đến đọc, những chồng sách tiếng Việt xuất bản ở Cali. Khi xưa, bọn mất gốc lai căng đó có biết đâu chính chúng là động cơ để Tướng, Sĩ và Tượng tui đă xung kích trong mặt trận văn hóa. Chúng vẫn mất gốc, người viết vẫn thiếu bạn đọc, mười năm nữa là ô hô ai tai c̣n ǵ gọi là văn học Hải Ngoại, mặc dù Tướng và Sĩ đă thành ‘’danh’’ (hăo) trong cái giai đoạn những người già chưa chết hoặc chưa chết hẳn.

Vâng, tốt đă qua sông, đến bờ bên kia, và đi ngang được  nhưng không có quyền lùi.  Biết đâu, đó lại là cái cơ may cho chúng. C̣n lại là tui, con Tượng già, loay hoay đứng nh́n theo, Và khi ngoái lại, Tướng cùng Sĩ vẫn quanh quẩn trong cung cấm rên xiết với nhau. Nghịch lư thay, trong ánh mắt họ lại có một cái ǵ như niềm tự măn thật là khó hiểu.

Đă muộn màng chăng nếu ta cùng bàn thêm về “ Đọc và Chết ở Hải Ngoại ‘’?  Đó là một bước để giải quyết, nếu c̣n kịp, vấn nạn “ Sống và Viết ‘’, ở bất cứ chỗ nào, của tất cả những người đèo theo văn hóa ḿnh trên những bước tha hương trong cái làng toàn cầu vừa bé nhỏ nhưng vừa lại lạ lẫm này.

1-06-99