HuyNoiDungVaiDieuMon

nam dao

 

Hủy nội dung, vài điều mọn...

 

Khi bạn hỏi, tôi ngờ ngệch nhận, được, tôi sẽ cố. Bắt đầu suy nghĩ, tôi đâm...băn khoăn. Cặp nội dung - h́nh thức, như âm - dương, đen - trắng? Như yêu - ghét, xây - phá? A, cứ xếp những cặp khái niệm (nhị nguyên)  như vậy th́ phải chăng hủy nội dung tức là tạo h́nh thức? Hủy cái cũ, để tạo cái mới. Một cách triệt để.

 

Nhưng đâu nào hết băn khoăn! Một buổi trưa Cali, nắng đông vẫn vàng óng, trời ở trên cao vút, dưới đất, bàn nhậu họa sĩ Nguyễn Đ́nh Thuần đăi người phương xa bốc mùi rượu, chung quanh có nhà thơ Lữ Quỳnh, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, họa sĩ Rừng và trước mặt, một bức tranh choán gần hết bức tường, nền xanh dương, sắc màu quyện lại thành những khoảng, nơi là niềm đam mê, chỗ là chiều sâu tuyệt vọng, bỗng từ đó lại bay vút với chụp sự thanh thản an nhiên trong suốt...Bất chợt tôi liên tưởng đến tranh trừu tượng. Phải chăng khi đưa ra h́nh thức mới này nghệ sĩ tạo h́nh đầu thế kỷ trước cũng có thể  nhằm hủy nội dung, hay chính xác hơn, hủy  một nội dung nào đó?

 

Hủy nội dung nào? Quay lại thời tranh ấn tượng impressioniste, cái ‘’mắt thấy’’  thăng hoa qua phong cách cầm cọ tạo h́nh. Và nhất là mầu sắc, thứ mầu sắc trong tâm thức người vẽ. H́nh tượng và mầu sắc  không c̣n là chủ thể khách quan,  thiên nhiên bớt ép đặt, và người  nghệ sĩ t́m được một  giải phóng nào đó qua tác phẩm ḿnh đẻ ra.  Đến tranh trừu tượng th́ thiên nhiên hết ép đặt,  mầu sắc lẫn h́nh tượng và cả cấu trúc tranh đều xuất phát đi, và trở về, chủ thể - là người vẽ, nghệ sĩ đẩy tác phẩm nới mức tự do sáng tạo. Hủy nội dung ‘’ mắt thấy’’, tác phẩm đèo bồng một nội dung mới, nội dung đó ít nhất là thành quả của tự do trong ư thức sáng tạo. Nhưng chẳng chỉ người sáng tạo ra tác phẩm mới chinh phục được tự do. Xin lạm bàn, và mong bạn  tha thứ nếu những  ḍng chữ sau chẳng  mang lại được điều tôi  mong bạn chia sẻ :  người thưởng ngoạn những tác phẩm với nội dung ‘’ mắt thấy’’ cũng được giải phóng, và cũng nới rộng ra được những giới hạn của chính ḿnh.

 

 

Tranh Nguyễn đ́nh Thuần - Hạt Giống

 

Canvas tranh 2 chiều, cũng như tờ giấy trắng. Chất liệu vẽ là mầu : 4 mầu cơ bản, trộn vào nhau biến hóa ra vô số sắc thái, đậm nhạt tương phản tạo ánh sáng, h́nh tượng từ thực sang ảo, tiến đến vô h́nh vô thể th́ buộc người xem tranh thành chủ thể tạo cho chính ḿnh « cái chỉ ḿnh thấy được ». Tranh trừu tượng mang vô số « nội dung », mỗi nội dung là một người thưởng ngoạn, ở một thời điểm, trong một không gian nhất định. Như vậy, tạo h́nh thức hủy một cách nh́n cho phép tạo ra những cách nh́n khác tiềm ẩn nội dung khác-. Hủy một nội dung, qua sáng tạo h́nh thức mới, cũng là khẳng định  những nội dung khác.

 

C̣n văn học. Đây mới là phạm trù bạn đặt câu hỏi và tôi ngờ nghệch nhận lời. Tôi hiểu muốn đáp, tôi chẳng thể lờ đi cặp biện chứng nội dung - h́nh thức. Lờ v́ không muốn chia tay biện chứng học Hegel, buông  ḿnh thả vào làn sóng chủ thuyết hậu hiện đại [1] với những tên tuổi như  Foucault, Lyotard, C Levis-Strauss, Derrida, R Barthes hay a Robbe-Grillet…Lờ, v́ dốt, không biết câu trả lời, thậm chí không biết phải đi từ đâu để t́m câu trả lời.[2] Nhưng lại lạm bàn, thử xét vấn đề chất liệu như với hội họa ở trên.

 

Trong văn học, chất liệu là những con chữ, tập hợp trong từ điển một ngôn ngữ. Chúng là những qui ước cơ bản, chỉ một sự vật, một trạng thái, xa hơn, một khái niệm. Ghép chúng lại hay xếp chúng theo một thứ tự - là  tạo h́nh thức -  người viết nhằm tạo nghĩa, nghĩa là nội dung, mong để người đọc tiếp thu và cảm nhận (dĩ nhiên, có người sẽ nói, tôi viết cho tôi thôi, nhưng sao lại phát tán trên báo, trên mạng?). Trộn hai mầu, họa sĩ tạo mầu thứ ba, thế thôi, và rất tự do. Ghép hai chữ, nếu chúng có nghĩa, chúng tồn tại như một chữ kép. Nếu vô nghĩa, chúng sẽ vô tăm. Người viết văn chẳng được tự do như người vẽ tranh, và h́nh thức (chữ, cách diển đạt…) mới chưa chắc tạo được nội dung. Diễn ngôn bằng thứ chữ mới không ( hay chưa) ai chia sẻ mang tính phá cách c̣n hơn một kẻ phát điên độc thoại giữa đồng loại. Chí ít, anh chàng điên này vẫn phát âm qua ngôn ngữ người đời, chứ nhà văn, tạo ra và diễn ngôn bằng ngôn ngữ không ai chia sẻ, không ai chấp nhận …th́ ? Diễn văn qua một cấu trúc mới không ai hiểu, cũng vậy. Mặc dầu tác phẩm có thể đa tầng, đa  nghĩa, nhưng nếu đi đến mức muốn hiểu làm sao cũng được th́…chắc văn bản chẳng xa cái khả năng không ai hiểu bao nhiêu.

 

Như một tiền đề, hủy nội dung trong văn học chỉ là một cuộc phiêu lưu của ư thức sáng tạo. Để hủy nội dung cũ,  tạo h́nh thức mới ? Trong truyện ngắn, phải làm ǵ? Mới ở đâu? Có cấu trúc của truyện. Của từng câu văn. Của từng cách ghép chữ. Cao nhất, sáng tạo ra chữ. Nhưng tập hợp những người đọc là bà đỡ, chữ mới có được chấp nhận vào cuốn từ điển dân gian hay không là phán quyết cuối cùng (nhưng thế là thôi không chơi kiểu hậu hiện đại mất rồi! ). Lại nhắc, h́nh thức mới cũng tạo ra những nội dung khác. Như thế, vô phương hủy nội dung. Và hủy triệt để. Trừ phi là vô ngôn.

 

Vô ngôn, như… một nụ hôn vội cuối đời chưa kịp nở. Chính thế, vô ngôn trở thành bất tận ngôn. Nhưng không thể, theo thiển ư, có một nền văn học nào như vậy được. Ít ra là cho đến nay.

 

 

Cali, 28-02-2010

Quebec 22-04-2010



[1] Bùi Văn Nam Sơn ‘’ Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzche ở Pháp’’, http://www.diendan.org, 20/04/2010 :

Sự chia tay với Hegel có nghĩa : từ bỏ tri thức tuyệt đối, từ bỏ lối tư duy toàn thể hóa. Nơi Derrida là sự phá hủy thuyết “ lôgíc trung tâm ”, nơi Lyotard là sự “ suy đồi ” và “ chủ nghĩa hư vô khẳng định ”, nơi Foucault là sự phá hủy những cái hiển nhiên và những cái phổ quát. Đó cũng là khởi điểm cho việc “ tiêu biến ” của con người và sự phê phán “ chủ nghĩa nhân bản ”, hai chủ đề tiêu biểu của tư tưởng Pháp hiện đại. Foucault phê phán “ chủ nghĩa nhân bản ” như là một lư thuyết đă đề cao những h́nh thức trói buộc, áp bức trong hai, ba thế kỷ vừa qua. Luận điểm gây sốc của ông : “ kẻ tra tấn chính là lư tính ! ”. Ngay cả Claude Lévi-Strauss, vốn ôn tồn và dè dặt, cũng khẳng định (trong Nhiệt đới buồn)(4) rằng thế giới đă bắt đầu không có con người và rồi sẽ kết thúc không có con người do lỗi của chính con người

[2] Bùi Văn Nam Sơn, đd :                    

Việc từ khước tư duy toàn thể hóa kiểu Hegel sẽ là sự kết liễu những “ đại tự sự ” (“ những ư hệ ”) nơi Lyotard, là sự lan tỏa của những “ tiểu tự sự ”, tức, những tṛ chơi ngôn ngữ, những lập luận và chiến lược tư duy “ vi mô ”. “ Hoạt động thiểu số ” này của Lyotard tương ứng với việc “ trở thành thiểu số ” của Deleuze. Rồi những phong trào xă hội hiện thực theo quan niệm của Tourraine cũng là việc h́nh thành những “ nhóm thiểu số ” liên kết thành một mạng lưới hơn là những tổ chức mang tính đối lập, để có thể thoát ra khỏi những “ phong trào quần chúng quan liêu hóa ”. Những “ nhóm thiểu số ” ở đây không được hiểu theo nghĩa luân lư (“ hăy bảo vệ và tôn trọng quyền hạn của các nhóm thiểu số ! ”), trái lại, chúng là bộ phận của một tư duy mới, rộng răi hơn nhiều của một sự “ thoát khỏi khuôn khổ ”, sự “ đi lệch ”, sự “ khác biệt ” (la différence), “ chủ nghĩa du mục ” (nomadisme). Tất cả nói lên sự sảng khoái của “ một lối tư duy thảm họa, tai biến ”, nói như Baudrillard, để bảo vệ con người trước “ sự buồn tẻ của cái đă hoàn tất ” (“ Melancholie des Fertigen ”) theo cách nói của Nietzsche. Hay nói như Bataille, vấn đề không phải là “ tư duy, tư tưởng ” (penser, la pensée) mà là “ tư duy vượt rào ”, là “ dốc sức ”, “ tận hiến ” (dépenser, la dépense).