NguoiVietTreVNTaiBacMy

 

Tường tŕnh về đề án trong chương tŕnh Vietnam-Diapora của Trung Tâm William Joiner :

 

 

 

 

Người viết trẻ trong Văn học Việt Nam hải ngoại tại Bắc Mỹ qua điện báo Internet: tồn tại, hội nhập và tương lai.

 

Nam Dao

 

 

 

 

Văn học Việt Nam hải ngoại nói chung, và tại Bắc Mỹ nói riêng, trong mười năm qua có những nét đặc thù so với những cộng đồng văn hóa của nhiều sắc tộc di dân khác. Đó là :

·        Thứ nhất, số lượng tạp chí văn học đang lưu hành rất lớn so với số người gốc Việt. Chúng  ta có thể kể các tạp chí in ấn như Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Việt, Thơ, Chủ Đề, Phố Văn, Non Sông, Khởi Hành, Nhịp Sống... Những tạp chí này thường mỗi năm ra từ 2 (Thơ, Việt),  4 (Chủ Đề), 6 (Hợp Lưu) đến 12 số ( Văn, Văn Học), mỗi số trung b́nh từ 160 trang (Văn, Văn Học), đến 280-320 trang (Việt, Thơ, Hợp Lưu), và ấn hành cỡ 500-1000 ấn bản một lần.

·        Thứ nh́, sự xuất hiện của nhiều tờ điện báo từ khi Liên mạng Internet  trở thành thông dụng. Chúng ta có thể kể Văn Học Nghệ Thuật liên mạng, Văn Nghệ Ngàn Phương, Suối Nguồn, Nhánh nhỏ, Hồn Quê, Tạp chí  Thi Văn, Bút nhóm Ngàn Thông ... và các nhóm hội luận văn học như Quán Văn Nghệ, Diễn Đàn Ô Thước... Những tờ điện báo[1] này thường tương đương cỡ 200 trang in, ra định kỳ  một lần mỗi 1 hay 2 tháng.

·        Song song với số lượng báo chí văn học là sự xuất hiện  của những người viết ‘‘ trẻ ’’. Mươi năm trở lại đây, họ đang dần dần thay thế thế hệ những người viết ‘‘cũ’’, trở thành một hiện tượng đáng quan tâm.

 

Đối tượng của dự án nghiên cứu tŕnh bày sau đây là những người viết trẻ trong ḍng Văn học Việt Nam hải ngoại. Trong dự án này, họ được qui định như những người tuổi dưới 45, có tác phẩm trong 5 năm trở lại đây, thường xuyên phổ biến trong các tạp chí văn học  dưới dạng điện báo. Chúng tôi tập trung vào Bắc Mỹ, nơi cộng đồng Việt Nam đông  đảo nhất,  và cũng là nơi qui tụ được phần lớn những sinh hoạt văn hóa và văn nghệ. 

 

 

Đặt vấn đề

 

Thể loại những sáng tác của những người viết trẻ thường tập trung vào thơ, truyện ngắn và kư. Trong dự án này, chúng tôi đề nghị đặt trọng tâm trên truyện ngắn và kư,

một phần v́ thơ là một h́nh thức đặc thù của ngôn ngữ nên tự thân khó mà xác định được mức độ hội nhập. Ngôn ngữ trong những sáng tác nói trên phần lớn là tiếng Việt.   Về phổ biến, h́nh thức chính là điện-báo định kỳ, và thường thường, mỗi năm có những tuyển tập in ấn một hay hai lần. Môi trường phổ biến  trước tiên thường là những người viết trẻ với nhau, và sau là những người lên mạng để đọc. Số người sau không phải là ít nếu dựa trên con số ghi những  người vào mạng, nhưng họ đọc ǵ, bao nhiêu...th́ vẫn là một ẩn số đáng quan tâm. 

 

Đối với loại văn hóa phẩm in ấn như Văn, Văn Học, Hợp Lưu…, hiện tượng   « lăo hóa » của cả người viết lẫn người đọc được báo động như là yếu tố sớm muộn sẽ dẫn đến sự tiêu vong của văn nghệ Việt Nam trên Bắc Mỹ trong mươi mười lăm năm sắp tới. Vài ba năm trở lại đây, nhiều tạp chí văn học có chỗ đứng đă đăng lại tác phẩm của những nhà văn trong nước, một phần v́ chủ trương hợp lưu văn hóa, phần khác, không nói ra, là cũng v́ thiếu vắng những tác phẩm ở hải ngoại.  Tác phẩm « trong nước » dẫu sao cũng không gần gũi người đọc v́ những khác biệt ở hoàn cảnh môi sinh, tâm lư, chính trị...Với t́nh trạng này, người đọc sẽ lại rơi rớt, và sẽ góp phần đẩy mạnh chiều hướng tiêu vong nói trên.

 

Trên báo Internet từ 1998 đến 2000, những sáng tác ở mọi thể loại của những người viết trẻ có thể coi như đáng kể. Nó nói lên sự cần thiết, và đồng thời nhu cầu đọc cũng như viết,  của một thành phần trong cộng đồng văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Như vậy, sự có mặt của những người viết trẻ phải chăng là một niềm hy vọng ? Họ là những ai ? Tại sao họ viết ? Và tại sao họ viết bằêng tiếng Việt ? Như thế, có phải rằng họ tự xếp ḿnh « bên lề » ḍng chính ? Hoặc họ có một cách hội nhập cá biệt ? Trong trường hợp sau, họ tiếp cận ḍng văn  hóa chính như thế nào ? Khả năng tiếp thu và chấp nhận văn học Âu – Mỹ để làm một cuộc tổng hợp với ḍng văn  học Việt Nam ra sao ? Ở vị thế đó, họ sẽ đóng góp những ǵ ? Và họ sẽ được tiếp thu thế nào ?

 

 Những vấn đề vừa đặt ra không phải ít. Trong giới hạn một đề án nghiên cứu ngắn hạn, tôi xin khoanh gọn trong một số câu hỏi ưu tiên. Đối với những người viết trẻ,  những câu hỏi là Tại sao họ viết ? Thể loại sáng tác của họ, qua ngôn ngữ, phong cách và tư tưởng, thuộc vào ḍng hội nhập hay « bên lề » ? Yếu tố nào đă xác định tính cách hội nhập ( «bên lề») ? Trên cơ sở những dữ kiện thu lượm cho hai câu hỏi trên, dự phóng về tương lai của nền Văn học Việt Nam hải ngoại sẽ ra sao ? 

 

Phương pháp điều nghiên.

 

Nhằm mục đích trả lời  những vấn đề đặt ra trên hai phương diện định tính và định lượng, chúng tôi sẽ kết hợp 2 phương pháp, một dựa trên điều tra khiếm danh, một dựa trên tiếp cận văn bản và phỏng vấn trực tiếp.

 

1- Điều tra dựa trên phỏng vấn khiếm danh.

Qua Internet, chúng tôi đặt ra những câu hỏi và gửi đến 126 người có những sáng tác dưới thể loại truyện và kư đă xuất hiện 4 năm trở lại đây trên điện báo. Những câu hỏi gồm 3 phần :

 

Phần 1 nhằm xác định giới tính, tuổi tác, số năm định cư ở nước ngoài, học lực, nghành nghề, môi trường sinh hoạt, nơi cư ngụ, giao tiếp với người đồng hương và cộng đồng, liên hệ với quê hương gốc ( về thăm, gia đ́nh…).

 

Phần 2 nhằm xác định diện mạo của người viết qua số lượng văn bản tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) họ đọc, những báo văn học và những tác giả họ yêu chuộng, thể loại, ngôn ngữ và số lượng sáng tác của chính họ. Quan trọng hơn, phần này t́m hiểu động cơ khi họ viết bằng ngôn ngữ Việt Nam (v́ dễ dàng, v́ xác quyết bản sắc, gốc gác, v́ nhu cầu chia xẻ buồn vui với người Việt nói chung, hay hoặc người ở trong nước hoặc ở trong cộng đồng « tị nạn », v́ muốn thông đạt văn hóa Việt Nam đến người nước ngoài…).

 

Phần 3 đặt thẳng vấn đề hội nhập (xin xem phần phụ lục về câu hỏi). Chúng tôi nhấn mạnh rằng vấn đề hội nhập đặt ra ở đây có  tính cách  hiện tượng xă hội nh́n qua dạng văn học nghệ thuật. V́ thế chúng tôi sẽ không đi vào con đường phân tích sắc thái của những tác phẩm mà tập trung vào một số chuẩn độ sau đây.

 

Thế nào là hội nhập ? Nếu viết như một nhà văn Mỹ chính gốc qua cả h́nh thức, nội dung th́ người viết hội nhập ở mức độ cao nhất là đồng hóa vào ḍng văn hóa chủ đạo, c̣n gọi là ḍng «chính» (main stream). Hội nhập khác với đồng hóa. Đây là một vấn đề cơ kết giữa bản sắc và cách sống của những  di dân, trong đó bản sắc văn hoá (cultural identity) là trọng tâm, luôn luôn vừa tồn tại, vừa đồng thời h́nh thành, trong quá tŕnh tiến hóa (evolution) và thích nghi (adaptation) mà không tự phủ nhận ḿnh. Chúng tôi đề nghị thảo luận trên những chuẩn độ (benchmark) như sau :

·        Hội nhập văn hóa là một quá tŕnh mang những mâu thuẫn xung đột giữa văn hóa của xă hội gốc và văn hóa của xă hội  mới, nơi nhập cư  của người viết. Từ đó, tất một cuộc tổng hợp hai văn hóa có cơ h́nh thành.

·        Mức độ cao nhất của sự hội nhập là người viết tiếp cận và lấy đề tài từ sinh hoạt trong xă hội mới, nh́n dưới cảm nhận và tâm thức của nền văn hóa gốc, với những đáp ứng thay  đổi cần thiết. H́nh thức cao của sự hội nhập là sử dụng ngôn ngữ của nơi người viết định cư.

·        Trong văn bản, ở mức độ vừa nói, truyện dưạ trên tương tác  giữa sự sống cũng như  tâm thức những nhân vật người bản địa và người mới nhập cư, hoặc giữa những người mới nhập cư trước cuộc sống mới ...

·        Ở mức độ thấp hơn, nhưng không phải không quan trọng, là sự tiếp thu những giá trị mới của xă hội nhập cư để từ đó những người viết  nh́n lại và đánh giá những vấn đề của xă hội gốc. Đây là vấn đề phản hồi văn hóa, dẫu trọng tâm là xă hội Việt Nam, nhưng góc độ nh́n và tâm cảnh có khác, và dĩ nhiên là đóng góp vào sự hiện đại hóa ( có ư thức và chọn lựa) xă hội gốc.

·        Ở đối cực của khái niệm ḥa nhập là tính cách «bên lề» của những sáng tác văn  nghệ. Mức độ cao nhất là loại văn bản co cụm trên hoàn cảnh sống và tâm lư của tập hợp những di dân sống khép kín với nhau, lơ bỏ và quên đi văn hóa và xă hội bên ngoài cộng đồng của họ. Đây là thể loại văn nghệ - văn hóa của xă hội gốc « kéo dài », thuần tính hoài tưởng, không có một thực tại hữu cơ làm nền, thường mang chất ảo ảnh, và không chuyên chở khả năng đổi thay cập nhật văn hóa của xă hội gốc.

 

2- Tiếp cận văn bản và phỏng vấn trực tiếp.

Trên cơ sở thông tin từ những hồi đáp bản câu hỏi điều tra nói trên, chúng tôi đào sâu những vấn đề đáng quan tâm với 4 tác giả có những tác phẩm gây được chú ư và ảnh hưởng trong sáng tác văn nghệ trẻ. Trước tiên chúng tôi xin mỗi tác giả cho biết 2 tác phẩm đắc ư nhất trong 3 năm trở lại đây. Sau khi tiếp cận và phân tích văn bản dưới nhưng khía cạnh đề án này đặt ra, chúng tôi  phỏng vấn trực tiếp những tác giả đó.

 

Kết quả dựa trên hồi đáp điều tra.

 

Chủ yếu nhắm thu góp những dữ kiện có tính định  lượng, điều tra khiếm danh gồm những trả lời cho những câu hỏi được xếp theo mức độ biểu hiện bằng số (từ  1 đến 5). Trên căn sở tổng quát những bản trả lời[2], và dựa thêm vào những văn bản chúng tôi tham khảo từ những điện báo đă kể trong thời gian 1999-2002, chúng tôi rút tỉa những nhận xét sau:

 

Họ là những ai ?

·        Những người  viết trẻ trên điện báo Internet tuổi trung b́nh là 34-35, nhập cư ở Mỹ trung b́nh từ 14-15 năm, phần lớn rời Việt Nam vào 15-16 tuổi (sống 1-3 năm ở trại tị nạn),  đă học trung học ở Việt Nam và sau đó Đại học hoặc Cao đẳng (College) ở Mỹ, có nghề nghiệp chuyên môn ( computer, kế toán, social workers, ngành tâm lư, giáo dục…), sống ở vùng đông di dân Việt Nam, trong khuôn khổ gia đ́nh (và đại gia đ́nh) Việt Nam, giao tiếp khá giới hạn với người Mỹ ngoài công ăn việc làm.

·        Họ ít đọc sách báo văn chương, kể cả bằng tiếng Việt Nam, thường chỉ chú trọng đọc kiến thức kỹ thuật liên quan đến công ăn việc làm.

·        Họ chỉ dành 8% lượng sáng tác cho văn xuôi (truyện, kư), c̣n lại là thơ.

 

Những người viết trẻ thuộc một thế hệ khác với thế hệ cha-anh về nhiều mặt. Không trực tiếp tham dự một cách thiết thân kinh nghiệm chính trị - lịch sử qua biến cố 30- 04, họ có một hoàn cảnh tâm lư và đời sống khác. Có nhiều người học trung học và rồi đại học ở Việt Nam sau 75. Họ thường can qua những đổi thay xă hội quan trọng, đi từ một chế độ kinh tế bao cấp qua thời đổi mới, rồi tới bây giờ là một xă hội quá độ qua kinh tế thị trường có nét ít nhiều « tư bản hoang dại», hiện tượng ghi nhận trong những quốc gia kém phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu. Nhập cư vào Bắc Mỹ ở tuổi c̣n trẻ với những ước vọng tái tạo một tương lai mới mẻ, họ không mang loại mặc cảm chủ bại, thường là thành công trong việc đi học và thành chuyên viên kỹ thuật trong nhiều ngành. Phần lớn, họ có ư định cư suốt đời ở hải ngoại. Liên hệ của họ với Việt Nam thuần là liên hệ t́nh cảm gốc gác. Hoài băo và ước mơ của họ mang những nét mới chứ không  nặng phần ám ảnh chính trị như vói thế hệ cha-anh họ.

 

Tại sao họ viết? Viết ǵ? Cho ai?

 

·        Rơ nét nhất là họ viết v́ có nhu cầu giăi bày, văn chương thường mang phong cách hoài tưởng, nặng dáng dấp quá khứ, một thứ quá khứ đè trên thân phận những người như cha, anh, bạn bè…Ở đây, ư niệm và kiến thức lịch sử khá mông lung, thường dựa vào những thành kiến quốc-cộng phổ quát, không hẳn mang được ǵ mới lạ. Tuy nhiên, mức độ chính trị thôâ thiển ngày càng giảm, đồng thời sự quan tâm đến hiện thực Việt Nam cũng mờ nhạt dần.

·        Thứ đến, động cơ viết đến từ nhu cầu xă hội thu nhỏ, thường do bạn bè lôi kéo (viết cho vui, cho nhau đọc…). Cũng v́ thế mà văn chương trên những tờ điện báo thường thuộc loại thù tạc tương thân tương ái, chủ yếu là thể hoài tưởng ướt át.

·        Ngoài thể hoài tưởng thương nhớ cảnh cũ người xưa, họ cũng đề cập đến đời sống những người vừa định cư, nhưng những người này vẫn là những người thuần Việt, với tâm t́nh Sài G̣n hay Huế cách đây 10 năm mà sống giữa Cali, Texas…, luẩn quẩn với nhau, và thường rất ít khi nước Mỹ có được một sự hiện diện văn hóa nào.

 

Với ư thức nào, h́nh thức nào ?

 

·        ư thức hội nhập văn hóa nếu có th́ chỉ qua những sinh hoạt hời hợt (xem football, volley ball trên truyền h́nh, uống ca phê Starbuck, ăn Mc Do… hoặc chêm tiếng Anh vào đối thoại làm dáng), rất ít khi đề cập đến những vấn đề đến từ những ma xát văn hóa trong cuộc sống di dân.

·        ư thức mang sáng tác văn chương hải ngoại tác động lên nền văn hoá nước cư trú hầu như không có.  

·        ư thức mang sáng tác văn chương hải ngoại tác động lên nền văn hoá nước mẹ Việt Nam cũng không có.

·        Phần nào, những người viết có đôi chút mặc cảm tự ti với văn học phương Tây, nhưng nếu có đưa những yếu tố của nền văn hocï này (nhưng không hẳn biết)  vào văn học Việt Nam th́ hầu như  chỉ qua những hô hào ồn ào công thức trong báo chí văn học Việt  về những trào lưu như Tân H́nh Thức hay Hậu Hiện Đại.

·        Nói chung, đa phần những sáng tác trên điện báo Internet mang h́nh thức dễ dăi, văn phong rập khuôn văn học loại trữ t́nh Sài G̣n trước 75, và có hơi hướng văn học thời Đổi Mới 89-92: đây là văn chương trường cấp 3 nối dài từ Việt Nam sau 75 đến Mỹ hiện đại mà không mảy may ngại ngần.

·        Về câu hỏi trực tiếp đến sự hội nhập, tổng số điểm là 39 cộng lại từ 58 bản trả lời điều tra : tính hội nhập của văn chương trên điện báo qua cách đặt vấn đề nói trên coi như không đáng kể.

 

Tóm lại, văn chương trên điện báo Internet thuộc dạng bên lề, khá co cụm và rập khuôn, không mang được những phẩm chất sáng tạo mới, với những nội dung thường sáo rỗng.

 

Qua phỏng vấn trực tiếp.

 

Phỏng vấn 4 nhà văn xử dụng báo Internet nhằm vào mục đích đào sâu những vấn đề liên quan đến văn chương bên lề hay văn chương hội nhập. Từ những trao đổi đó, chúng tôi xin đúc kết, với một số nhận định dẫn tới những tiểu đề cần nghiên cứu thêm. Đa số cho rằng :

·        Ngôn ngữ có tính quyết định cho tính hội nhập hay bên lề. Dùng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác là kinh qua toàn bộ tâm thức ngôn ngữ đó chuyên chở, cả mặt cảm nhận lẫn phần lư tính, và v́ vậy văn chương ngôn ngữ Việt Nam ở nước ngoài nhất thiết mang nhiều tính bên lề hơn hội nhập.

 

·        Hội nhập hay bên lề chẳng phải chỉ tùy thuộc người viết mà c̣n tùy thuộc người đọc. Qua văn chương, người đọc ở nước ngoài đi t́m cách xác định lại ḿnh trong một cuộc sống mới đă «hoà nhập » họ ít nhiều về phương diện sinh nhai. Họ góp phần đẩy văn chương hải ngoại ra bên lề ḍng văn chương nước họ cư trú.

 

·        Tŕnh độ đọc khiến những cách tân và t́m ṭi những cái « mới » trong sáng tác bị khựng : người đọc ở Bắc Mỹ phần lớn lớn tuổi ( trên dưới 50), quen với phong cách văn chương thời tiền chiến và trước 75, ít có « phản hồi » với những cách tân cả nội dung lẫn h́nh thức, khiến rập khuôn trong văn chương hải ngoại là điều khó  tránh.

 

·        Cần mở ra những thảo luận nghiêm túc về ư thức sáng tạo, văn cách, mỹ học (esthetics), vai tṛ nhà văn và xác định chỗ đứng của văn học tiếng Việt ở hải ngoại, trong  quá khứ, ở hiện tại và nhất là trong tương lai.

 

Nhận định tổng kết và vài suy nghĩ về tương lai nền Văn Học VN hải ngoại.

 

Năm 2003, một số lớn những tờ điện báo xuất hiện ồ ạt trong khoảng 1998-99 đă hầu như rất ít, thậm chí ngưng,  hoạt động (Hồn Quê, Văn Nghệ Ngàn Phương, Nhánh Nhỏ, Thi Văn, Suối Nguồn, Ngàn Thông…). Hiện nay chỉ c̣n Tập san Giao Mùa và Văn Hóa Nghệ Thuật Liên Mạng. Tạp chí VHNTLM đă hoạt động 5 năm, ngưng trệ mùa hè năm 2003, nhưng đă trở lại hiện diện với sự đóng góp của những nhà văn đă thành danh ư thức được tầm quan trọng của phương thức phổ biến văn chương qua Internet. Đồng bộ với sự ngưng hoạt động của những điện báo nói trên, một số nhà văn trẻ  cộng tác với báo cũng  biến mất. Đa số, họ có lẽ là những nhà văn tài tử với những gắn bó nhất định với văn chương. Phải chăng điện báo Internet, dùng mạng như một phươngtiện phổ biến rất dễ và rẻ, chỉ có tính thời thượng, và chính v́ thế mà nó nhất thời, thiếu những yếu tố  có giá trị về nội dung và h́nh thức để tồn tại dài lâu?

 

Nhưng có một số người viết trẻ, tuy không đông, vừa tiếp tục sinh hoạt trong môi trường Internet, vừa cộng tác với thể loại báo in ấn, và là những nhà văn sẽ tiếp nối ḍng văn chương hải ngoại. Rất tiếc là họ không đông, và nhất là không đủ đông để thay thế những nhà văn « cũ » ra đi, v́ tuổi tác. Tập hợp những người viết văn ở hải ngoại thưa vắng dần, và khuynh hướng này h́nh như có vẻ không cưỡng lại được!

 

          Văn học Việt Nam hải ngoại nói chung, tại Bắc Mỹ nói riêng, là một tập hợp những thành tựu có đóng góp tích cực vào sinh hoạt và sáng tạo văn hóa – văn nghệ của cả xă hội nhập cư (Mỹ, Canada,...) cũng như  xă hội gốc là Việt Nam. Duy tŕ được sự tồn tại và t́m phương cách thúc đẩy sự phát triển của nền văn học này cần dựa vào những yếu tố và biện pháp nào ? Đây là một vấn đề không đơn giản. Muốn tồn tại và phát triển, cần người đọc và người viết. Qua ngôn ngữ  Việt Nam, lớp người cao tuổi nhập cư khi đă thành niên, c̣n giữ được số vốn tương đối dồi dào, nay càng ngày càng ít dần. Lớp trẻ, nhập cư từ nhỏ hoặc sinh đẻ tại Mỹ, được đào tạo giáo dục ở nước sở tại, không có điều kiện duy tŕ được vốn tiếng Việt, tất  nhiên càng ngày càng hiếm. Thêm vào sự cạnh tranh với sách báo của những dạng h́nh văn nghệ khác như  TV, Phim Ảnh ... chắc rằng, vớùi cái đà hiện tại, số người đọc sẽ teo tóp và biến đi trong tương lai. Từ t́nh trạng ở lâu dài không có người đọc, những người viết mất động cơ, thiếu diễn đàn, sinh hoạt tất co cụm vào những nhóm nhỏ mang tính cách thù đáp tương thân tương ái, dễ rơi vào t́nh huống « ghetto », h́nh thức ngặt nghẽo bên lề nhất.

 

Tương lai Văn Học VN ở hải ngoại phần lớn tùy cách trả lời câu hỏi, nên hay không duy tŕ  văn học bằng ngôn ngữ Việt Nam ở ngoài nước. Câu hỏi này đặt cho nhà văn, cho cộng đồng hải ngoại, cho xă hội Mỹ và cho cả những nhà hữu trách văn hóa ở Việt Nam.

·        Cho cộng đồng, có 1 nền văn chương hải ngoại là một cách quan trọng xác minh bản sắc văn hóa của ḿnh, giữ và phát huy những ǵ tốt đẹp, rồi kế truyền những điều đó đến con em.

·         Cho một xă hội, cả xă hội Mỹ lẫn xă hội gốc Việt Nam, sự giầu có không đến từ tính đồng nhất mà là từ sự đa dạng dị biệt văn hóa. Hợp chủng nhưng đa văn hóa là nét phác của những xă hội trong tương lai.

·        Cho nhà văn, viết là một cách làm người với cái tâm thức sâu lắng tiềm ẩn trong ngôn ngữ. Nhưng phải viết. Viết tiếng Việt Nam với cái tâm thức đó, anh là nhà văn Việt Nam sống trên đất Mỹ. Viết bằng tiếng Anh, anh sẽ là một nhà văn Mỹ gốc Việt. Sự chọn lựa nào trong bối cảnh này th́ hội nhập như đă nêu trong câu hỏi ở phần 3 trong bản điều tra là điều phải đặt ra. Để tránh sự tiêu vong trong ṿng 1 hay 2 thế hệ tới của Văn học Việt Nam hải ngoại, phải chăng hội nhập, như vừa nói, là phương thức duy nhất ?

 

Về  văn chương có tính hội nhập, có lẽ nên nhắc, hội nhập là người viết tiếp cận và lấy đề tài từ sinh hoạt trong xă hội mới, nh́n dưới cảm nhận và tâm thức của nền văn hóa gốc, với những đáp ứng thay  đổi cần thiết. Trong văn bản, ở mức độ vừa nói, truyện dưạ trên tương tác  giữa sự sống cũng như  tâm thức những nhân vật người Nước ngoài và người Việt mới nhập cư, hoặc giữa những người Việt trong cuộc sống mới.  Ở mức độ khác, nhưng không phải không quan trọng, là sự tiếp thu những giá trị mới của xă hội nhập cư để từ đó những người viết trẻ nh́n lại và đánh giá những vấn đề của xă hội gốc là Việt Nam . Đây là vấn đề phản hồi văn hóa, dẫu trọng tâm là xă hội Việt Nam, nhưng góc độ nh́n và tâm cảnh có khác, và dĩ nhiên là đóng góp vào sự hiện đại hóa (có ư thức và chọn lựa) cũa văn chương Việt Nam .

 

Sẽ có hay không một nền văn chương người Mỹ gốc Việt qua ngôn ngữ Việt Nam, cũng như hiện đă có một  nền văn chương  người Mỹ gốc hispanic qua tiếng Tây ban Nha ? Và nếu muốn thực hiện điều đó, xă hội Mỹ sở tại, xă hội gốc Việt Nam  cũng như cộng đồng ở hải ngoại phải có những biện pháp nào ? Câu hỏi dẫu khó nhưng cần được trả lời một cách xác đáng và nghiêm chỉnh. Chúng tôi xin gợi một vài ư :

·        Trong xă hội Bắc Mỹ, với những nhà hữu trách và những người có quan tâm đến vấn đề giữ  nền văn chương Việt Nam ở Bắc Mỹ tồn tại, dịch thuật văn Việt ngữơ qua tiếng Anh sẽ tác động tích cực lên động cơ viết cũa những nhà văn hiện cố gắng nhưng chưa đến được độc giả người Mỹ, nước sở tại. Đồng thời, thúc đẩy môn Việt học ở những Đại học cho những người Mỹ, và người Mỹ gốc Việt trong những thế hệ sắp tới, tạo ra một ngành chính (major) trong chương tŕnh dậy văn học Á Đông cũng rất quan trọng.

·        Đối với những nhà hữu trách văn hóa ở Việt Nam, hẳn thật rơ ràng rằng tiềm năng người đọc trong nước là hàng triệu, khác xa với điều kiện hải ngoại mà số người đọc teo tóp dần, khiến động cơ viết văn ở hải ngoại bằng tiếng Việt ngày một sút kém. Văn chương hải ngoại là một bộ phận văn hóa Việt, hệ luận tất nhiên của khẩu hiệu Việt kiều là một bộ phận xít xao của dân tộc. Việt kiều có thể về nước du lịch, đầu tư…nhưng văn chương hải ngoại th́ ít nhiều cũng c̣n chịu cảnh ngăn sông cách chợ, không có nhập cảnh để về được với người đọc trong nước. Trong điều kiện ấy, nó sẽ bị thui chột, và đất nước sẽ lại mất mát những ǵ mà trí tuệ có thể mang đến, cho sự nghiệp chung. Chúng tôi tin rằng sự mở cửa cho văn học hải ngoại « hồi hương », bằng cách cụ thể là cho phép phổ biến và in ấn rộng răi hơn, là một việc đáng suy ngẫm. Dĩ nhiên rộng răi đến đâu th́ nằm ngoài thẩm quyền của những người làm công việc văn học.

 

___________________________________________________________     Nam Dao

03-2004

Tài liệu tham khảo

 

 

Trần đ́nh Hượu, Về đặc sắc văn hóa Việt Nam ,  in trên Talawas, Phương Đông và Phương Tây, http://members.tripod.de/talawas.

Thụy Khê, Hai mươi lăm năm Văn Học Việt Nam hải ngoại 1975-2000, Hợp Lưu,50, 11-12-2000, 31-49.

Thụy Khê, Hai mươi lăm năm Văn Học Việt Nam hải ngoại 1975-2000 : sự phân chia giai đoạn và phương hướng, Hợp Lưu, 51, 1- 2001.

Hợp Lưu, số đặc biệt về chủ đề : Người viết, Người đọc,  số 47, 6-7- 1999, trang 3-66.

Chủ Đề : Họ làm thơ và viết văn cho ai ?, Chủ Đề, 5, Mùa Xuân 2001, tang 23-141. Đây là tập hợp nhiều bài viết đứng đắn của Nguyễn Mộng Gíác, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Trung Hối....

  Cộng Ḥa Văn Chương thế kỷ 21 : Họ đă viết văn/làm thơ như thế nào? Đây là một tập hợp nhiều tiểu luận có giá trị, chủ biên Nguyễn Hưng Quốc, Việt, số 5, 2000, trang 82-224.

Đặng Phùng Quân, Văn chương và lưu đầy,Gió Việt, 1985, trang 229-30.

Đặng Phùng Quân, Về lưu đầy cuả văn chương, Thế kỷ 21, 1989, trang 69.

 

 

Phụ lục : những câu hỏi trong bản điều tra qua Internet

 

Văn học Việt Nam hải ngoại  : tồn tại, hội nhập và tương lai.

          Xin  quí văn hữu trả lời những câu hỏi và gửi  e-mail về : thivan@....

Đây là một số câu hỏi thuộc phần phỏng  vấn khiếm danh trong dự án thẩm tra mức độ hội nhập của văn học VN tại hải ngoại, được sự trợ giúp của quỹ Rockefeller. Kết quả điều nghiên của dự án này sẽ gửi đến mọi văn hữu đă trả lời giúp chúng tôi thực hiện, với lời cảm tạ chân thành.

 Nam Dao

 

Phần 1

 

Giới tính   Nam    Nữ  

Tuổi                   Số năm định cư ở Nước ngoài         

Học vụ :

-         Học Trung học và Đại học tại Nước ngoài ( ghi số  4)

-         Học Trung học tại VN và Đại học tại Nước ngoài (ghi  số 3)

-         Học Trung học tại VN và Đại học tại VN (ghi  số 2)

-         Trường hợp khác (ghi số 1)



Ngành nghề :

          -     Nhân văn,  nghệ thuật  (ghi số 4)

-         Quản lư, Kinh Tế, Tài chính…(ghi số 3)

-         Khoa học , Kỹ thuật, Máy tính (ghi số 2)

-         Trường hợp khác (ghi số 1)



Môi trường :

-         Ở trong gia đ́nh Nước ngoài ( ghi số 4)

-         Ở trong gia đ́nh VN ( ghi số 2)

-         Ở với bạn người ngoại quốc ( ghi số 3)

-         Ở với bạn người VN ( ghi số 1)

-         Ở một ḿnh (ghi số 0)



Nơi cư ngụ

-         Rất đông người VN ( ghi số 2); Có người VN nhưng không

nhiều (ghi số 1) ; Rất ít người VN (ghisố 0)

                                                                             

Giao tiếp

-         Số bạn thân người Nước ngoài trên 3 (ghi số 4)

-         Số bạn thân người VN trên 3 (ghi số 2)

-         Số bạn thân có Nước ngoài, có VN  (ghi số 3)

-         Trường hợp khác (ghi số 1)

-         Không có bạn thân (ghi số 0)                                                                    

Số lần về VN trong 10 năm  qua                                                                          

Số lần tham dự những sinh hoạt cộng đồng mỗi năm                                          

 

 

Phần 2:

 

 Đọc và Viết

 

Trong 1 năm qua, số sách và báo văn học tiếng Nước ngoài bạn đă đọc :Trên 7 (ghi số 4); Từ 5-7 (ghisố 3) ; Từ 3-5 (ghisố 2);  Từ 1-2 (ghi số 1); Không đọc (ghi số 0)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Trong 1 năm qua, số sách và báo văn học tiếng VN bạn đă đọc :Trên 7 (ghi số 4); Từ 5-7 (ghisố 3) ; Từ 3-5 (ghisố 2);  Từ 1-2 (ghi số 1); Không đọc (ghi số 0)                    

                                                                                                                   

Bạn yêu chuộng nhất những tác giả ngoại quốc :

1 :_______________________ 2 :____________________ 3 :_____________________

Bạn yêu chuộng nhất những tác giả VN :

1 :_______________________ 2 :____________________ 3 :_____________________

Bạn yêu chuộng nhất những báo văn học ngoại quốc :

1 :_______________________ 2 :____________________ 3 :_____________________

Bạn yêu chuộng nhất những báo văn học VN :

1 :_______________________ 2 :____________________ 3 :_____________________

 

Trong 3 năm qua, số  tác phẩm văn học tiếng Nước ngoài ( xin ghi rơ thể loại : truyện, tùy bút, tiểu luận, thơ…) bạn đă viết : Trên 7 (ghi số 4); Từ 5-7 (ghisố 3) ; Từ 3-5 (ghisố 2);  Từ 1-2 (ghi số 1); Không viết (ghi số 0)                                                                                                                                                                               

 

Trong 3 năm qua, số tác phẩm văn học tiếng VN ( xin ghi rơ thể loại : truyện, tùy bút, tiểu luận, thơ…)  bạn đă viết: Trên 7 (ghi số 4); Từ 5-7 (ghisố 3); Từ 3-5 (ghisố 2); Từ 1-2 (ghi số 1); Không viết (ghi số 0)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

 

Bạn viết văn bằng ngôn ngữ bạn nghĩ trong đầu và xử dụng dễ dàng nhất :   Y___ N___ (Bạn có thể cho thêm ư kiến :_________________________________________)

 

Xin bạn ghi theo mức quan trọng từ 1 (quan trọng nhất ) đến 3, Khi bạn viết văn bằng tiếng VN, đó là:

-         Để có chỗ đứng và tiếng nói trong văn giới VN ở hải ngoại              __________

-         Để có chỗ đứng và tiếng nói trong văn học VN                               __________

-         Gửi thông điệp cá nhân ḿnh đến độc giả VN                                 __________

-         Chia xẻ buồn vui, tâm t́nh, với mọi người trong cộng đồng             __________

-         V́ viết tiếng Việt dễ hơn                                                                 __________

-         V́  không muốn mất bản sắc VN                                                    __________

 

Xin bạn ghi theo mức quan trọng từ 1 (quan trọng nhất ) đến 3, Khi bạn viết văn bằng tiếng Nước ngoài, đó là:

-         Để cá nhân bạn có chỗ đứng và tiếng nói trong văn học Nước ngoài     __________

-         Để người VNù chỗ đứng và tiếng nói trong văn họcNước ngoài             ___________

-         Gửi thông điệp cá nhân ḿnh đến độc giả Nước ngoài                           __________

-         Gửi thông điệp một người VN đến độc giả Nước ngoài                          __________

-         Chia xẻ buồn vui, tâm t́nh, với mọi người trong nước  sở tại                  __________

-         V́ viết tiếng Nước ngoài dễ hơn                                                            __________

-      V́  muốn người Nước ngoài hiểu bản sắc người V và lịch sử VN          __________         

 

Bạn đánh giá công việc viết văn của bạn, ghi theo mức quan trọng từ 1 (quan trọng nhất ) đến 3, là :

 

-   Bày tỏ tâm t́nh và thế giới quan người V nói chung                   ___________

-   Bày tỏ tâm t́nh và thế giới quan người V tị nạn ở Nước ngoài           ___________

-   Bày tỏ tâm t́nh và thế giới quan người Nước ngoài gốc V                  ___________

          -   Bày tỏ tâm t́nh và thế giới quan người Nước ngoài cho người V        ___________

          -   Khiến  mọi người V tị nạn gần và thông cảm nhau hơn           ___________ 

          -   Khiến người V tị nạn  ở hải ngoại gần và thông cảm nhau hơn          ___________               

-   Khiến người V trong nước gần và thông cảm Việt Kiều hơn              ___________

          -   Khiến người Nước ngoài thông cảm người V tị nạn hơn          ___________

          -   Khiến người Nước ngoài thông cảm người V và văn hoá VN hơn      ___________

 

 

 

 

Phần 3

 

Tính cách hội nhập của công việc văn học, theo cách nh́n sau :

 

Hội nhập văn hóa là một quá tŕnh mang những mâu thuẫn xung đột giữa văn hóa của xă hội gốc và văn hóa của xă hội  mới, nơi nhập cư  của người viết. Từ đó, tất một cuộc tổng hợp hai văn hóa có cơ h́nh thành. Xin đề nghị trong dự án này  những chuẩn độ (benchmark) như sau :

·        Mức độ cao nhất của sự hội nhập là người viết tiếp cận và lấy đề tài từ sinh hoạt trong xă hội mới, nh́n dưới cảm nhận và tâm thức của nền văn hóa gốc, với những đáp ứng thay  đổi cần thiết. H́nh thức cao của sự hội nhập là sử dụng tiếng Nước ngoài .Trường hợp này, xin bạn ghi số 4.

·        Trong văn bản, ở mức độ vừa nói, truyện dưạ trên tương tác  giữa sự sống cũng như  tâm thức những nhân vật người Nước ngoài và người V mới nhập cư, hoặc giữa những người V trong cuộc sống mới. Trường hợp này, xin bạn ghi số 3.

·        Ở mức độ thấp hơn, nhưng không phải không quan trọng, là sự tiếp thu những giá trị mới của xă hội nhập cư để từ đó những người viết trẻ nh́n lại và đánh giá những vấn đề của xă hội gốc là VN. Đây là vấn đề phản hồi văn hóa, dẫu trọng tâm là xă hội Việt Nam, nhưng góc độ nh́n và tâm cảnh có khác, và dĩ nhiên là đóng góp vào sự hiện đại hóăcó ư thức và chọn lựa) xă hội VN. Trường hợp này, xin bạn ghi số 2.

·        Nếu công việc văn học của bạn tập trung trên những vấn đề và tâm tư của người Việt tị nạn ở hải ngoại đang cùng thể nghiệm những khúc mắc, khó khăn tâm lư và xung đột văn hóa, giá trị…với xă hội Nước ngoài. Trường hợp này, xin bạn ghi số 1.

·        Nếu công việc văn học cuả bạn có tính hoài vọng, nội dung sáng tác thường là  hoàn cảnh sống và tâm lư của tập hợp những di dân sống với một quá khứ mất mát khép kín v́ có thể thông cảm với nhau, nhưng thật quan trọng để giữ bản sắc. Trong trường hợp này, xin bạn ghi 0.

 

Theo những chuẩn độ kể trên, mức hội nhập của công việc viết văn của bạn là         :   

Chọn một trong những số 4,3,2,1,0                                                          

Nếu bạn có ư kiến  về những chuẩn độ khác, mong bạn cho biết :

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 

 



 

[1]  Chúng tôi chủ yếu tham khảo:

Văn Học Nghệ Thuật Liên mạng

 www.saomai.org <http://www.saomai.org/>, chủ biên : Phạm chi Lan

Suối Nguồn

www.suoinguon.com <http://www.suoinguon.com/>, chủ biên : Thơ Thơ

Nhân Văn

www.nhanvan.com <http://www.nhanvan.com/> , chủ biên : Thượng Văn

Nhánh Nhỏ

http://www.nhanhnho.org,   chủ biên :Ư Liên

Văn Nghệ Ngàn Phương

<http://saigonline.com/vnnp>  chủ biên :Tường Vi

Nguyệt san Hồn Quê

<http://honque.com/>  chủ biên : Vương Huyền

Tập san ThiVăn

www.thivan.freehomepage <http://www.thivan.freehomepage/>,  chủ biên : Mai Trường

Nguyệt san Giao Mùa

 www. Giaomua.com,  chủ biên : Trung Kỳ.

Chúng tôi không tham khảo những tác giả xuất hiện trên những diễn đàn ngoài Bắc Mỹ như Tiền Vệ ở Úc hoặc Talawas ở Đức.

 

[2] <http://amvc.free.fr/Damvc/Nam%20Dao/TapVan/NguoiVietTreVNTaiBacMy.htm>Tập hợp những câu trả lời, là một mẫu thống kê cho phép dùng phương pháp kinh trắc nghiệm (probit analysis) để xác định độ liên hệ và độ xác quyết của những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất ḥa nhập, hoặc bên lề của sáng tác. Phương pháp vừa kể trên khá phổ cập trong những nghiên cứu định lượng thuộc Xă Hội, Nhân Chủng hay Kinh Tế học. Không may, chúng tôi chỉ thu lượm được 58 bảng hồi đáp những câu hỏi, và v́ thế không thể tiến hành cách định lượng như dự định trên v́ phương pháp này đ̣i hỏi tối thiểu là 80 bản trả lời.