DoiMoiGiaiDoan2

Nam Dao – Đổi mới giai đoạn 2

 

Thân gửi anh Y,

 

Đọc những nhận xét xác đáng anh[1] đề cập đến Đổi mới giai đoạn 2: "Cái tối ưu theo thiển ư để thoát khỏi t́nh trạng đen tối này là một Đổi mới giai đoạn 2 trong Đảng về dân chủ, về đạo đức, về tự do báo chí ngôn luận, lề trái lề phải được đối ứng nhau. Giai đoạn Đổi mới 1 thời 1986 mở đầu từ dưới lên với ông Kim Ngọc.
Giai đoạn 2 cũng khởi lên rồi với xă hội dân sự và các blog, mạng trong ngoài nước bị đánh phá bởi tin tặc mà vụ Vũ Hải Triều là một điển h́nh.
Vậy th́ đây là thời cơ vàng nằm trong tay các vị đảng viên can trường, tâm huyết, đạo đức và bản lănh trong cuộc bầu Đại hội Đảng sắp đến",  xin chia sẻ ư anh, và nhân đây, mở rộng vấn đề thêm một chút.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Chính quyền, Nhà nước, và cả Quốc hội) đă mắc sai phạm trầm trọng trong:

 

1.    nhiệm vụ bảo vệ lănh thổ, tài nguyên của đất nước (Trường Sa Hoàng Sa, bauxite Tây Nguyên, than, quặng vùng biên giới Bắc và Tây Bắc, vân vân…);

2.    xây dựng một nền kinh tế bền vững (chưa nói đến phát triển), hiện nay chỉ ăn xổi ở th́, gia công xí nghiệp ngoại quốc trong nội địa, bán lao động rẻ mạt ra nước ngoài, thâm thủng ngân sách, thâm thủng mậu dịch, đẩy nợ công đă lên mức cần báo động;

3.    xây dựng một hệ thống giáo dục và y tế  b́nh thường (như những quốc gia cùng mức phát triển trong vùng Châu Á - Thái B́nh Dương);

4.    xă hội đang tuột dốc đạo lư, văn hóa… và cứ theo đà "thời đồ đểu" này sẽ chẳng  mấy chốc mà quay trở về thời đồ đá. 

 

Nguyên nhân của những sai phạm trầm trọng này nay đă rơ: cơ chế tập quyền của Đảng vào một thiểu số quan chức, khiến xă hội ta đang ngập vào vũng bùn của một chế độ phong kiến ở mức tệ hại nhất, vênh váo bất cần đến đến chuyện "đẩy thuyền đi" là dân. Cơ chế vừa nói khiến quốc nạn tham nhũng,  ăn cắp của công, vấy nợ cho những thế hệ sau, bỏ bê quyền lợi đất nước, bán rẻ lănh thổ và tài nguyên... là tất yếu. "Lật thuyền cũng là dân" (Mạnh Tử). Chưa nói đến lật thuyền, nay chỉ xin đưa thuyền vào đúng ḍng nước, chắc hẳn cần đến "các vị đảng viên can trường, tâm huyết, đạo đức và bản lănh trong cuộc bầu Đại hội Đảng sắp đến". Nhưng sau lưng những vị này phải là dân, và toàn bộ nhân dân chỉ có thể hậu thuẫn cho những thay đổi sống c̣n nếu được thông tin chính xác, rơ ra cái c̣n cái mất, cái được cái thua trong những đổi thay cần có. Vậy, phải làm thế nào?

 

Cho đến nay, những thông tin phản biện được chia sẻ phần nào qua mạng internet, giữa những người quan tâm, đa phần là trí thức, chuyên viên, và học sinh sinh viên ở đô thị. Những phản biện đó thường dàn trải, theo thời tính, rất khó tổng hợp. Tại sao "dân" lướt mạng không làm những hồ sơ tổng hợp những sai phạm đă đề cập ở phần trên? Những hồ sơ này nên chỉ độ 20, 30 trang, có ghi nguồn những dữ kiện chính, viết bằng văn phong ‘’b́nh dân’’, dễ in để phổ biến đến những người không dùng máy tính ở những vùng sâu vùng xa, không nhất thiết có tŕnh độ ‘’cao’’. Đồng thời, cũng đề nghị lập một cẩm nang luật pháp để những người đọc biết đầy đủ quyền công dân về thông tin của ḿnh. Xă hội Việt Nam đang trẻ hóa: đối tượng như vậy phải là lớp trẻ. Nên nêu rơ quyền lợi của lớp trẻ trong trường hợp tu chỉnh được một cơ chế tập quyền mà nay là vấn nạn lớn nhất trong lịch sử từ thuở giành được độc lập và toàn vẹn lănh thổ.

 

Anh Y thân mến,

Tin như anh rằng vẫn có những vị đảng viên can trường, tâm huyết và đạo đức, chẳng những chỉ ở những vị trí cao mà c̣n phổ quát ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi ngành, trong quân đội, công an, trong các bộ phận quản lư từ trung ương đến địa phương, tôi cũng đánh giá nay là thời cơ vàng để chấn chỉnh bước đi vào tương lai của dân tộc chúng ta. Trong kỳ Đại hội tới của Đảng CSVN, hy vọng được nghe các vị có trách nhiệm bàn đến, và hiện thực hóa vấn đề giăn quyền, phân quyền như quốc sách chống tham nhũng và sự tuột dốc của một dân tộc đáng lẽ phải có một tương lai khác. Cũng nói rơ, giăn quyền không phải là trao cho những sứ quân cát cứ ở địa phương hay ban bộ thứ quyền cướp đất, kư kết dự án các công tŕnh lớn nhỏ… Và phân quyền, ít là cũng như thời Montesquieu, rạch ṛi tam quyền phân lập, xử trí  những hành vi phạm pháp, vi hiến minh bạch, chí công vô tư. 

 

Mong giai đoạn Đổi mới 2 này sẽ đơm hoa kết trái thành một cơ chế chính trị dân chủ hơn trước, v́ dân ở hành động chứ không chỉ đầu môi chót lưỡi, tôi chân thành mong không có giai đoạn 3, một giai đoạn sẽ có nếu giai đoạn 2 này bị những kẻ có chức có quyền ngăn chặn thô bạo.

 

Nước đến chân rồi, có ǵ để sợ, trừ sợ chính những cái nhón gót đủ để đổi đời?

 

© 2010 Nam Dao

© 2010 talawas

 

 

 

 

 



[1] Dịp gặp anh cách đây dăm năm trong một buổi giao lưu văn hóa cho tôi cơ hội thỉnh thoảng liên lạc với anh qua điện thư, cùng nhau trao đổi trên những vấn đề liên quan đến nghệ thuật, khoa học... Hai năm trở lại đây, trong t́nh h́nh sôi động với những chuyện không là ‘’ chuyện thường ngày ở huyện’’, như TrườngSa - Hoàng Sa, như Bauxit Tây Nguyên, như  vụ việc Thái Hà, Bát Nhă...chúng tôi không thể tránh được đề cập đến vận mệnh đất nước. Anh lúc nào cũng khách quan, rất điềm tĩnh, luôn giữ những cách nh́n lạc quan trong khi tôi, lắm khi gần như đến lằn ranh tuyệt vọng, không khỏi chỉ thấy những  đêm dài sau Đổi Mới (ĐM).  Dùng  thuật ngữ đă xuất hiện gần đây  - giai đoạn 2 của ĐM –  anh gửi một  số bạn bè cách nh́n của anh, đặt hy vọng vào các vị đảng viên ĐCSVN c̣n tâm huyết với tiền đồ, giữ vững  can trường và đạo đức, nói tiếng nói của ḿnh trong kỳ Đai Hội Đảng  năm tới, gióng lên tính bức thiết của một số thay đổi cơ chế và tầm nh́n chính trị. Chia sẻ, nhưng không thấy thế là đủ, tôi cho rằng mọi thay đổi phải có dân hậu thuẫn, và thông tin minh bạch là điều kiện tối thiểu để tạo ra sự hậu thuẫn này.